Đi & Ở

Cacao trên đồi đá (kỳ 1): Làm sao cho cây mọc lại trên một đồi toàn đá?

Hồi mới uống rượu cacao của Lộc, tôi đã rất hứng thú với vườn cacao trên ngọn đồi mà bố của Lộc cải tạo để trồng. Thế nhưng muốn tới thăm là việc không thể do Lộc gãi đầu nói rằng chỗ đó chưa “tiện nghi”. Qua Tết năm nay, Lộc mới rủ rê cả […]

Ý kiến - Thảo luận

16:29 Sunday,26.1.2020

Đăng bởi:  Hoàng Thiên Nga

Đọc thấy cả gia đình bác Phước ai cũng rất thiện, rất yêu quý môi trường sinh thái. Không yêu kiểu phong trào, lý thuyết suông, mà bằng khối tri thức đáng nể và hành động miệt mài đáng trân trọng.
Đất nước mình khi nào có thật nhiều gia đình như bác Phước, thì rừng mới trở lại quý như vàng, đồi đá mới trở lại thành những view xanh ngút ngàn, đẹp mê ly được :)

9:04 Wednesday,3.8.2016

Đăng bởi:  Ivan Tung

Bạn Vĩnh Hiệp có thể làm rãnh để chống xói mòn giống bác Phước làm trong bài.
Còn phân vi sinh, tiện nhất là mua của Sông Gianh, giá có 3,500đ-5,000đ/kg.
Nếu không thì bạn mua phân bò ủ hoai mục. Nếu ở các vùng Tây Nguyên thì có phân vi sinh ủ từ vỏ cà phê, các đồi núi phía Bắc hay trồng cây keo lấy gỗ, thì có phân vi sinh ủ bằng vỏ cây. Nói chung tùy thuộc điều kiện của vùng sẽ có nhà ủ phân vi sinh phù hợp.

Còn nếu bạn tự ủ, thì cần 2-3 tháng, đào hố hoặc xây gạch, mua chế phẩm vi sinh EM về để tự ủ. Công thức, cách ủ thì trên mạng và người bán vi sinh sẽ tư vấn cho bạn rất kỹ. Chỉ sợ ủ còn chưa chín, mà bạn không ở trên đồi, thì sẽ có người dân đến xúc phân lấy mất của bạn thôi.

Với 100 cây mít và quýt đường của bạn, thì bạn xem cây của bạn đang ở độ tuổi nào nữa? Bạn có thể gieo đỗ tương, lạc, đậu bắp xung quanh, được 2 tháng thì cày lấp cho những cây đó vùi lại xuống đất, vừa bổ sung đạm và giải độc đất, cũng thêm hữu cơ cho đất khỏi bạc màu nữa.

14:44 Tuesday,2.8.2016

Đăng bởi:  phale

@vĩnh hiệp: bạn lên trang http://stonehill.vn/ của Lộc mà gửi cho Lộc cái mail, xem xem hẹn ngày giờ lên đồi như thế nào nhé

10:19 Tuesday,2.8.2016

Đăng bởi:  vĩnh hiệp

Chào các bạn, mình rất cảm ơn tác giả bài báo này.Mình có khoảng 1,5ha đồi rất dốc, hiện đã có hơn 100 cây mít và 100 cây quýt đường nhưng năng suất rất kém do đất bạc màu. Mình rất muốn học hỏi cách làm phân biochar của Bác Phước nhưng không biết địa chỉ khu đồi của Bác Phước. Các bạn có thể giúp mình được không,mình rất biết ơn các bạn

11:59 Thursday,24.9.2015

Đăng bởi:  phale

@ Bùi thị giang: Mình nhắn với Lộc rồi, có gì Lộc sẽ email chỉ bạn chỗ của ngọn đồi nhé

10:24 Monday,21.9.2015

Đăng bởi:  Bùi thị giang

Mình cảm ơn bạn đã viết bài này .minh muốn lên đồi đá đó học hỏi lại. Bạn có thể cho minh địa chỉ được không. bạn nhắn vào địa chỉ inhuonggiang.2009@gmail.com

10:18 Monday,21.9.2015

Đăng bởi:  Bùi thị giang

Cảm ơn bạn rất nhiều.bạn có thể cho mình xin địa chỉ khu đồi đá đó được không

14:33 Tuesday,5.5.2015

Đăng bởi:  vinhnguyen

Đọc bài thấy khâm phục bác Phước quá <3

11:30 Saturday,11.4.2015

Đăng bởi:  admin

Uyên Bùi thân mến, rất tiếc là bọn mình không đưa cmt mới nhất của bạn lên được. Một chuyện rất bé, nếu bỏ qua những thứ tiểu tiết thì có thể đối thoại tiếp, có lợi nhiều cho người đọc, thì bạn lại bẻ lái dùng những từ ngữ rất chửi bới, rồi lại nghi ngờ rằng Soi có riêng tây nữa chứ :-). Nói chung là bọn mình rất mệt với những thứ móc mỉa rồi, nên cố gắng hạn chế nhé, đừng làm Soi thành một nơi âm u. Cảm ơn Uyên.

23:06 Friday,10.4.2015

Đăng bởi:  Uyên Bùi

Dạ, anh Tùng, nói về việc trồng người trên lý thuyết là thế, áp vào thực tế nước mình thì đó là công việc tuyệt vọng. Nên thay vì đâm đầu vào tường để làm nhiệm vụ bất khả thi theo thuyết lý tưởng hoá đó, chi bằng ta đi trồng cây vẫn hơn anh ạ!

Một đứa cạn nghĩ (thiếu kiến thức) như em, thì chỉ cần có người chịu bỏ công để trồng cây (cây gì cũng được) sống trên đồi đá là đáng để ngưỡng mộ rồi. Rồi cái cây đó mang lại kinh tế để dân tình không cắm đầu tiếp tục đi chặt cây khác lại còn đáng nể. Nếu ai ai cũng làm nhiều hơn nói, thì dân tình sẽ đi trồng cây, núi trọc sẽ xanh mà không phải đợi đến 30 năm, hiểu được tầm quan trọng của cây, và rồi suy nghĩ sẽ thay đổi, đấy cũng là một cách hay để trồng người, phải không anh?

21:41 Friday,10.4.2015

Đăng bởi:  phó đức tùng

uyên bùi
bạn sa vào sentimental rồi. mình nói là với điều kiện chung ở nước mình, thì kể cả những khu vực tương đối khắc nghiệt, để 30 năm sẽ tái sinh rừng. Còn tất nhiên sa mạc thì khác. Nhưng ở sa mạc, cũng không phải bạn đào mấy cái rãnh, rắc mùn cưa ủ thì có thể thành rừng.

Và mình nhắc lại, mình không phê phán việc làm của bác Phước. Cải tạo đồi trọc để canh tác cũng là việc tốt, và khó khăn. Nhưng mục tiêu chính là làm đồn điền, kinh tế. Còn nếu thực sự muốn làm rừng sinh thái thì không cần nhiều công như vậy vào việc làm đất, mà phải bỏ công vào con người. Cũng như ta không phê phán việc trồng đồn điền cao su, cà phê ở tây nguyên, vì đó là miếng cơm manh áo của biết bao người, họ bỏ bao nhiêu mồ hôi nước mắt mới làm được thế. Nhưng nếu nói là đó là trồng rừng sinh thái, phủ xanh đất trống đồi trọc thì mình không đồng ý. Rừng vốn đang sinh thái, chặt hết đi cho thành đất trống đồi trọc, bảo đó là khai hoang, lâm nghiệp. Thế rồi lại trồng đồn điền trên đồi trọc, bảo đó là khôi phục sinh thái. Tóm lại, từ rừng già tới đồn điền, đều là những bước tiến bộ cả, đều là công lao cả. Xét về kinh tế, dân sinh thì đúng là công lao, nhưng về sinh thái thì không. vậy thì đừng để lẫn lộn 2 khía cạnh này.

Với cách thức hiện nay, đã là kinh tế, đừng nói sinh thái và ngược lại. Không phải hai thứ này không thể đi đôi với nhau, nhưng như mình đã nói, muốn có cả hai, trước hết phải trồng người.

21:18 Friday,10.4.2015

Đăng bởi:  Uyên Bùi

Em chỉ muốn hỏi anh Phó Đức Tùng là anh trồng được bao nhiêu cây rồi ạ? Và anh bảo cứ để mặc thì cây sẽ tự mọc thành rừng sau 30 năm, sau 3 năm là cỏ xanh um tùm. Thế còn với những vùng bị sa mạc hoá và sa mạc thì mình có tính vào luôn không?

Với cả em thấy chủ đích của bố mẹ bạn Lộc là để tạo một khu sinh thái rừng mới lâu dài cho người dân canh tác, thay vì để phá hoại. Thì với những thông tin mà anh Tùng nói thành ra lại chả khác nào bảo: "Thôi, cứ kệ đi, ắt thành rừng".

17:36 Friday,10.4.2015

Đăng bởi:  candid

Theo em nghĩ thì đúng như bác nói là phải trồng được người trồng rừng trước. Hiện tại chúng ta coi thiên nhiên là đối thủ cần phải chiến thắng chứ không phải đối tác để cùng chung sống.

Em thì không hiểu về phong thủy và không rõ lắm nhưng nếu một ngôi nhà có phong thủy thì rộng ra một quốc gia có phong thủy hay không? Theo lẽ tự nhiên nước theo chỗ trũng chảy, có gò đống thì cây cối mọc thành rừng, sông suối có phải là đường kinh mạch, là khí của quốc gia không? Chúng ta phá hủy thiên nhiên, nắn dòng sông, xây đập chặn dòng... có ảnh hưởng đến phong thủy không?

Cũng như Pha Lê và Phạm Lộc nói thiên nhiên có thể phục hồi nhưng một khi phá hủy quá mức thì có những thứ không thể phục hồi. Ví dụ như ngày xưa đọc cuốn "Một ngày dài hơn thế kỷ" của Aimatov nói về biển Aral hùng vĩ thế nào. Sau đấy Liên Xô xây đập chắn dòng các con sông để định xanh hóa sa mạc. Kết cục thì bây giờ biển Aral coi như đã biến mất và sa mạc thì vẫn là sa mạc.

15:58 Friday,10.4.2015

Đăng bởi:  phó đức tùng

hi Candid
mình không hề có ý nói là mọi thứ như xã hội loài người hiện nay là ok, thậm chí mình theo quan điểm là về mặt tổng thể là có vấn đề. Loài người phải đối mặt với nhiều hiểm họa, đã và còn chưa nhận ra, trong đó biến đổi khí hậu chỉ là một. Và cuối cùng, chắc chắn mọi thứ tồn tại thì cũng phải có lúc diệt vong. chỉ có điều mình nói cái vấn đề đói do tăng dân số thì không phải là vấn đề thực, chí ít là với cách thức hiện tại.

14:02 Friday,10.4.2015

Đăng bởi:  candid

Bác Tùng, về vấn đề này thì em cũng đang có suy nghĩ nhưng còn cần thời gian hiểu thêm. Ví dụ theo Dịch thì thiên nhiên, trời đất biến đổi là lẽ tự nhiên, trong mô hình phát triển của loài người không thể coi thiên nhiên là hằng số bất biến. Thường khi nó thay đổi sẽ là thay đổi nhảy vọt chứ không tịnh tiến từ từ.

Ví dụ hiện nay còn tranh cãi rất nhiều về hiện tượng trái đất nóng dần và băng tan ở hai cực. Một trong những giả sử đấy là chỉ trong tương lai gần đồng bằng sông Cửu Long sẽ nằm hoàn toàn dưới mực nước biển. Những nước khác cũng sẽ chịu những thiệt hại tương tự, ảnh hưởng đến kinh tế và các vấn đề khác của con người.

13:01 Friday,10.4.2015

Đăng bởi:  phó đức tùng

candid
mình không nói là cần phân chia đồng đều mọi thứ, nhưng việc cho mọi người có cái ăn thì đối với thế giới ngày nay không phải chuyện lớn. những trận đói và khởi nghĩa ngày xưa bạn nói là đói thật, nhưng đó là thời kỳ chưa có cách mạng xanh. Ngày nay mà để đói như vậy thì chỉ có một là thiên tai quá lớn, hai là tội của bọn nào đó thâu tóm, không phải quy luật người nhiều gạo ít kiểu Malthus. Những nạn đói ở châu phi gần đây chủ yếu cũng là lý do chính trị, không phải là do đất chật người đông nên không đủ ăn.

Dương Trần
bản thân cái tên bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn là một mâu thuẫn nội tại. người ta không có được một hình dung rõ ràng thế nào là nông thôn, và phát triển nó thành gì đâu. Cả cái ngành lâm nghiệp thuộc bộ này cũng lấy phá rừng làm đầu. vậy thì bạn mất thì giờ làm gì với mấy cái thông tư vớ vẩn của bộ này.
rừng là một quần thể sinh thái đa dạng, bền vững. những cái đồn điền thuần loài, trồng được vài năm lại chặt sạch để khai thác mà gọi là rừng thì là mị dân. Trồng rừng không khó mà rất khó. Không khó ở chỗ chẳng phải làm gì cả, để kệ là tự nó thành rừng. Khó là ở chỗ không được động vào khai thác.
Concept trồng rừng để giữ một rừng tự nhiên, nhưng vẫn đủ để khai thác lâu dài, bền vững mà bạn Lộc nói không phải không có, và không đúng, nhưng nó cũng như Fukuoka, không chỉ đòi hỏi trồng rừng một cách rất đặc biệt, mà cơ bản phải trồng được cái người trồng rừng trước. Người này có khả năng sống thích nghi với những sản phẩm đa dạng của rừng một cách trực tiếp, chứ không phải chờ để chặt hết rừng, bán lấy tiền rồi mới sử dụng đồng tiền. Nếu khu đất đã thuộc bác Phước, và bác Phước có ý làm rừng, thì chẳng cần làm gì cả, chỉ cần kiên nhẫn. Còn nếu nó vẫn thuộc người dân xung quanh, họ vẫn có thể phá, thì việc cải tạo như bác làm cũng chưa đủ để cứu rừng được.

8:24 Friday,10.4.2015

Đăng bởi:  candid

Cái sự phân chia không đều thì nó là tất lẽ dĩ ngẫu rồi, trong lịch sử loài người thì mô hình phân chia đều hiếm lắm. :D Bác Tùng dở sách sử ra xem trong lịch sử nước mình năm nào có nạn đói vì thiên tai, mất mùa, hạn hán, châu chấu thì đều thấy giặc giã (khởi nghĩa) nổi lên. Là vì cái phần không đều đấy nó không đủ mà dân thì dĩ thực vi thiên.

Thế nên có muốn khoanh đồi cacao trong khi dân xung quanh đồi cũng là điều không thể.

7:39 Friday,10.4.2015

Đăng bởi:  Dương Trần

Anh Tùng,
Theo tôi được biết thì ở thông tư 23/2013 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn thì công việc của ông Phước được gọi là "cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt là rừng sản xuất" nên Pha Lê gọi là cải tạo rừng cũng chuẩn xác.

6:49 Friday,10.4.2015

Đăng bởi:  phó đức tùng

candid,
đói mà khởi nghĩa là vì có đứa giàu ôm lương thực. chứ ai cũng đói cả thì khởi nghĩa làm gì.
vấn đề không phải ở thiếu, mà là ở phân chia không đều.

6:16 Friday,10.4.2015

Đăng bởi:  candid

Đói thì tất loạn. Xưa nay khởi nghĩa toàn do dân nghèo nổi dậy. :D

1:36 Friday,10.4.2015

Đăng bởi:  phale

@Phó Đức Tùng: Cảm ơn anh, em sẽ chú ý trong bài sau

0:51 Friday,10.4.2015

Đăng bởi:  Uyên Bùi

Hơi nhiều lời tí, anh Tùng nói không phê phán nhưng cái cách anh cmts như đập vào mặt người khác rằng "mày rỗi hơi đi cải tạo đất để trồng cacao chứ có làm cái đek gì ghê gớm đâu mà đòi cải tạo rừng. Còn rừng trọc đồi đá ấy mà, cứ để mẹ nó đó 30 năm sau khắc xanh".

Đôi khi nhiều kiến thức quá cũng mệt phết chứ chả đùa!

20:25 Thursday,9.4.2015

Đăng bởi:  phó đức tùng

candid
đọc "Cân bằng mong manh" nhé, xem kế hoạch hóa gia đình ở Ấn Độ, cực kỳ sợ. Marx nói là chống lại loài người cũng không sai. Việc giảm sinh đẻ có quá trình nhận thức và biện pháp áp đặt. nhiều biện pháp áp đặt rất kinh.

20:22 Thursday,9.4.2015

Đăng bởi:  phó đức tùng

Phale
anh có phê phán việc bác Phước cải tạo đất để trồng cacao đâu, anh chỉ nói là như thế thì không gọi là cải tạo rừng thôi, vì rừng thì không cần người cải tạo.

Candid,
bạn vào youtube, TED, tra Rosling, có bài thuyết trình rất hay về dân số.
Nếu bạn nói vì hiếm mà đánh nhau thì bất kỳ lúc nào chẳng có cái hiếm, không là dầu mỏ thì tiền tài, đất đai, vàng bạc, gái đẹp v.v. cần gì phải thiếu lương thực. Điều mình muốn nói là bọn tranh giành, đánh nhau không phải bọn thiếu, mà là bọn muốn có nhiều hơn nữa. Cứ xem Mỹ tranh vùng vịnh thì biết. Ngay trong một xã hội, cũng là bọn đại gia, chính trị gia tranh giành giết lẫn nhau tranh quyền đoạt lợi, chứ người nghèo mấy khi giết nhau tranh ăn.
Chuyện loài người sẽ luôn đánh giết lẫn nhau có thể tới giờ vẫn còn là quy luật, nhưng lý do vì thiếu ăn thì rất không phải.

19:58 Thursday,9.4.2015

Đăng bởi:  Lộc Phạm

Mình có ship ra Hà Nội nha Candid. Bạn mail cho mình thông tin và địa chỉ đặt hàng vào info@stonehill.vn rồi mình sẽ ship ra cho bạn.

18:32 Thursday,9.4.2015

Đăng bởi:  candid

May quá có bạn Lộc Phạm đây rồi, cho mình hỏi ở HN có mua được rượu cacao không thế. Cứ nghe rượu là thích rồi. Muốn thử xem có ngon không.

18:21 Thursday,9.4.2015

Đăng bởi:  Lộc Phạm

Như Pha Lê đã nói, trồng ca cao thì có những vùng đất, những cách dễ dàng hơn và để yên cho rừng tự phục hồi cũng thoải mái hơn. Nhưng cũng đúng như anh Tùng và Candid đã đề cập tới thì bài toán khó ở đây vẫn là con người. Giả sử sáng mai ngủ dậy, cả khu rừng mọc lại một cách thần kì qua đêm, toàn bộ hệ sinh thái động thực vật được phục hồi hoàn toàn thì dân xung quanh vùng lại tiếp tục vác dao rựa rìu lên rừng chặt cây, săn thú.

Một trong những mục tiêu của nhà em, song song với việc phục hồi rừng là xây dựng và demo một mô hình canh tác bền vững mà vẫn bảo tồn được rừng. Bà con vẫn có thể sống ấm no, đầy đủ, dựa trên rừng, vẫn khai thác được các nguồn tài sản của rừng mà không cần phải đốn rừng, săn thú hay phá hệ sinh thái của rừng.

17:50 Thursday,9.4.2015

Đăng bởi:  phale

@Phó Đức Tùng: Dạ đúng rồi anh Tùng, cứ để yên đấy thì chắc chắn cây mọc lại. Vấn đề ở chỗ người dân ở đó không biết làm gì ngoài chặt cây bán. Đến mức cả khu đồi mất nước, khi họ quay sang muốn trồng trọt thì hết nước để trồng ra cái gì thu hoạch được ngay (vụ nước nôi này bài 2 mới nhắc tới, anh ráng chờ).

Bác Phước đúng ra chỉ nhận nghiên cứu trồng cacao trên đất dốc, bác chẳng cần đến nơi này để cải tạo rừng, bác có thể kiếm đất dốc chỗ nào còn màu mỡ rừng cây mà làm. Chủ yếu là bác thương khu đồi trụi, và cũng muốn thử xem gây rừng rồi giúp dân sống ở đó làm kinh tế mà không phá rừng thì có ổn không.

Trước đây cũng có người nhận cải tạo lại khu đồi này nhưng không thành công cũng chỉ vì phá tới mức phá luôn hệ thống nước ngầm thì không trồng trọt được. Mà kêu dân chờ 30 năm để rồi mới khai thác bền vững thì họ đâu có chờ, gieo ra cây nào họ chặt tiếp cây đó thôi. Tất nhiên bác Phước cũng phải sống bờ bụi không toilet trong chừng 3 năm thì mới tái tạo được một phần rừng đồi, nhưng sau đó bác cũng vất vả tìm cách canh tác trong môi trường khó lẫn chỉ thêm cho người dân một số phương pháp chăn nuôi thân thiện thì họ mới không "thấy cây là đi đốn tiếp". Em lên thăm thấy thương bác lắm, rồi thấy dân trong vùng gửi con cho bác dạy lúc rảnh, kêu bác là thầy thì tự nhiên thấy mừng vì ít nhất dần dà họ hiểu được lợi ích của rừng.

Nếu họ chịu chờ 30 năm cho rừng mọc lại tự nhiên thì anh em mình khỏe quá rồi :)

17:00 Thursday,9.4.2015

Đăng bởi:  candid

Bổ sung thêm tẹo là Malthus đề xuất là dùng các biện pháp kiểm soát dân số... bị Marx chửi cho là chống lại loài người. Giờ thì TQ và VN (không rõ còn nước nào nữa không) vẫn đang áp dụng các biện pháp kế hoạch hóa gia đình. :D

16:56 Thursday,9.4.2015

Đăng bởi:  candid

Em nghĩ việc dừng lại 11 tỉ là hơi nghi ngờ nhưng thôi cứ tạm tin. Em nghĩ Malthus nói chiến tranh là việc tranh giành bởi sự khan hiếm nguồn lực giữa các quốc gia. Bởi vì giả sử tăng lên đến 11 thì có khi quyền tiếp cận với nguồn lực tự nhiên như nước ngọt lại là nguyên nhân để các nước tẩn nhau chí chết.

Đứng đầu phê phán Malthus là Kark Max, và Karl Max bây giờ thì thôi chả nói nữa. :D

16:29 Thursday,9.4.2015

Đăng bởi:  phó đức tùng

hi candid
trong lịch sử loài người, không có nhiều ý tưởng còn giá trị sau nhiều trăm năm. Malthus cũng chưa ra khỏi thông lệ này. có mấy điểm bạn nên biết về thuyết Malthus để phân tích: thứ nhất, Malthus ở một thời kỳ mà ngành kinh tế học còn rất sơ khai, người ta phải giả định con người có những đặc điểm rất đơn giản để từ đó suy đoán mô hình. Nói chung, con người trong thuyết Malthus là một động vật vô tri, phát triển và hủy diệt như kiểu khủng long. Nhưng mà trên thực tế, loài người có tri thức, và họ có khả năng thay đổi hành vi.

Lịch sử loài người chứng tỏ có những shift lớn về hành vi cộng đồng, mà việc sinh đẻ có kế hoạch là một trong những shift đó. Đến nay, ta biết rằng với motif hành vi sinh đẻ hiện nay của thế giới, dân số sẽ dừng lại ở 11 tỷ chứ không tăng theo cấp số nhân như Malthus nói.

Giả thuyết thứ hai là người nhiều dẫn tới đói cũng làm lu mờ thực tế là không phải người nhiều, mà là sự tập trung của cải trong tay số ít mới dẫn tới đói. Trên thực tế, nông nghiệp hiện đại đã cho loài người nhiều sản phẩm trên đầu người hơn nhiều so với thời kỳ trước cách mạng nông nghiệp. Vả lại, thực tế thì mỗi người cần bao nhiêu lương thực? tình hình chung hiện nay là thiếu lương thực hay quá thừa? Không thể tính nhu cầu lương thực dựa theo standard của bọn béo phì được.

Thuyết thứ 3 là đói dẫn đến chiến tranh lại càng phản động. Chúng ta biết rằng mọi cuộc chiến tranh đều do bọn giàu có muốn khuynh loát gây ra, chứ không phải do dân nghèo. đã nghèo, lo miếng ăn chẳng xong, hơi đâu còn đi đánh nhau. cứ xem một chiến tranh Việt Nam, nếu nói do dân nghèo nên đi cướp phá thì có stupid không.

Tóm lại, đúng là có vấn đề, nhưng thứ nhất là vấn đề nằm ở những chỗ khác. Và thứ hai, vấn đề không nhất thiết là sẽ giữ mãi như vậy, mà rất có thể thay đổi. Đáng tiếc là phần đông loài người ngu muội, chẳng thể bằng lý lẽ sáng sủa mà bàn luận với nhau, cứ phải dùng tận thế để dọa thì mới mong họ có thay đổi.

13:41 Thursday,9.4.2015

Đăng bởi:  candid

30 năm trước khi mà trong thời kỳ của cách mạng xanh, em đọc một số bài báo của các nhà kinh tế học theo trường phái Liên Xô đả phá về mô hình tăng trưởng dân số của Malthus. Malthus cho rằng sự tăng trưởng của các nguồn lực tự nhiên và tăng trưởng của sản xuất thực phẩm không theo kịp với sự tăng trưởng của dân số. Đến điểm tới hạn, sẽ có sự thiếu hụt giữa cầu và cung dẫn đến nghèo đói, chiến tranh...

Thời ấy với sự phát triển của khoa học công nghệ người ta nghĩ rằng sẽ luôn bù đắp được do đó Malthus sai. Sau này em học về kinh tế mô hình của Malthus cũng luôn được tranh cãi. Tuy nhiên đến nay thì lại thấy được mặt trái của vấn đề về khoa học công nghệ.

Người ta hy vọng vào một sự cân bằng tĩnh giữa con người và thiên nhiên nhưng thực tế thì không hề có.

Vấn đề này còn phải tranh cãi chán chê.

12:13 Thursday,9.4.2015

Đăng bởi:  phó đức tùng

candid
anh đã từng thử nguyên lý Fukuoka ở nhà rồi. sở dĩ nguyên lý này không thành công, là vì cụ nói nó cũng kinh tế. trên thực tế, sinh thái và kinh tế là hai nguyên lý hoàn toàn trái ngược nhau về bản nhất. sinh thái dựa trên sự đa dạng và độc bản. kinh tế dựa trên nguyên lý nhân bản vô tính của một đối tượng. Nếu bỏ qua yêu cầu kinh tế, sẽ theo được như cụ Fukuoka, với điều kiện bản thân ta cũng phải là độc bản sinh thái, chứ không phải là một đơn vị trong cái xã hội standard này.

11:30 Thursday,9.4.2015

Đăng bởi:  candid

Cho phép em like còm của bác Tùng một phát. Tình cờ em cũng đang đọc cuốn Cách mạng sợi rơm của ông Fukuoka, ông tổ của nông nghiệp tự nhiên, không can thiệp vào thiên nhiên.

Tuy rằng mô hình này đến nay hình như chỉ thành công với mỗi mình cụ Fukuoka nhưng có nhiều điều về thiên nhiên và con người đáng để suy ngẫm.

10:30 Thursday,9.4.2015

Đăng bởi:  phó đức tùng

candid
cũng có thể hơn 30 năm. nhưng kinh nghiệm của anh thì trên mọi địa hình khó khăn nhất, cũng chỉ khoảng 30 năm là rừng rú xanh um, nếu con người không đặt bàn tay phá hoại vào. Còn đối với khu vực đồng bằng, chỉ cần thả ra 15 năm là thành rừng. Ở nhà anh, khi đến là đồi đá ong trơ trụi, anh trồng cây từ nhỏ, không để sinh thái lắm, cũng chẳng chăm chút gì, mà 15 năm sau cây đã to bằng người ôm, bóng phủ kín mặt đất, như rừng rồi. Nếu để tự nhiên, sau 1-2 năm là cỏ và cây bụi nhỏ đã phủ kín đất, tránh cho đất bị xói mòn và thoát nước, sau đó 10 năm là cây gỗ có thể phát triển rồi. Đất có cằn thì 30 năm sau cây cũng đủ một người ôm.

9:32 Thursday,9.4.2015

Đăng bởi:  candid

Thực tế thì lịch sử ghi nhận cứ đô thị tàn lụi thì rừng lại lấn chiếm như các di tích Angkor Watt, hay người Inca...

Nhưng em nghĩ với địa hình ở trong bài chắc phải cần nhiều hơn 30 năm chứ bác Tùng?

9:24 Thursday,9.4.2015

Đăng bởi:  Việt Hà

Ấn tượng lớn nhất của mình lại đến từ... lượng mùn cưa. Mùn cưa đủ làm phân bón quả đồi cho thấy lượng gỗ bị chặt phá cưa xẻ nhiều đến độ nào trong nỗ lực tận diệt nguồn sống tương lai của chính mình.

5:40 Thursday,9.4.2015

Đăng bởi:  phó đức tùng

rừng thì chẳng cần cải tạo. cho dù đồi toàn đá, hay bãi cát không có tí đất nào, cứ để yên không động tới 30 năm là lại thành rừng um tùm. Muốn thành rừng cần nhiều quần thể sinh thái, lần lượt thay phiên nhau.
Cải tạo đất ở đây là để làm đồn điền, khai thác gấp, và trồng cây thuần loài, không theo sinh thái tự nhiên, chứ không phải tái sinh rừng.
mùn cưa nếu dùng số lượng lớn một lúc thì đúng là có hiện tượng phân hủy sinh nhiệt, cây nhỏ không chịu được. Nếu ủ thành phân vi sinh thì sẽ tốt hơn. Còn nếu dùng số lượng nhỏ thì cũng tốt, có tác dụng làm xốp đất và sẽ phân hủy dần tạo dinh dưỡng.

22:52 Wednesday,8.4.2015

Đăng bởi:  Uyên Bùi

Đang ngồi vỉa hè chờ giải quyết bị bắt xe ở Hà nội, trời thì lạnh, đọc cái bài này thấy lòng ấm áp hẳn. Cải tạo rừng quả là đòi hỏi lòng kiên nhẫn lẫn sự kiên trì khủng khiếp. Tôi xuất thân con nhà nông, sống cạnh núi rừng nên hiểu điều đó hơn bao giờ hết! <3

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả