Văn & Chữ

Nghĩa của tiếng Việt: "Khinh" và "Mọn"

1. Khinh Khinh vốn là từ Hán Việt mang nghĩa “nhẹ”, 輕 có hình cỗ xe và dòng nước chảy, ý nói xe nhẹ nên chạy được nhanh. Từ đó, khinh phát triển ý thành động từ, mang nghĩa “xem nhẹ”, hay tiêu cực hơn là “coi thường”, như trong khinh rẻ, khinh bỉ. Người […]

Ý kiến - Thảo luận

0:22 Tuesday,31.3.2015

Đăng bởi:  Cùng học Tiếng Việt

Khoai mon là 1 loại khoai gì đấy màu tím ở ngoài Bắc chăng? Chờ Raumuong Noigian giải đáp thôi chứ em thua rồi.

22:56 Monday,30.3.2015

Đăng bởi:  Raumuong Noigian

Cảm ơn FB "Cùng học tiếng Việt" về từ "mọn". Đố bạn câu này, hồi tôi học cấp III, được ông bác đố giải nghĩa câu: "Khi đi nhớ vợ nhớ con/ Khi về nhớ củ khoai mon ("mon" chứ không phải "môn" nhé)trên rừng". Thách giải nghĩa cho chuẩn đấy. Nếu ok, mà chỉ có duy nhất một đáp án thôi, thì mất gì mình cũng tặng cho bạn, hic :)

7:39 Saturday,28.3.2015

Đăng bởi:  candid

Chữ "khứng" hình như còn trong phương ngữ của miền Nam. Nhớ đọc trong "Đất rừng Phương Nam" có từ này.

5:34 Saturday,28.3.2015

Đăng bởi:  Cùng học tiếng Việt

Chữ "khứng" đó trong Quốc âm thi tập ghi là 肯, âm Hán Việt là quen thuộc hơn là "khẳng" (cũng có vài bản phiên Nôm là "chẳng khẳng đỗ").

Khẳng thì có nghĩa là đồng ý, vui lòng, như "khẳng định", nên chắc nói như Candid cũng đúng nhỉ. Em thì thích dịch là "không buồn dừng lại".

15:03 Friday,27.3.2015

Đăng bởi:  candid

"chẳng khứng đỗ" hình như nghĩa là không hứng dừng lại, không muốn dừng lại?

15:01 Friday,27.3.2015

Đăng bởi:  candid

Vẫn còn dùng từ "mọn" chứ, Nhỏ mọn - Mỏ nhọn. :D

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả