Văn & Chữ

Nghĩa của tiếng Việt: "Nhũn như con chi chi"

Tiếng Việt có thành ngữ “Nhũn như con Chi Chi”. Nhiều người không biết con Chi Chi là con gì, đặc biệt là những người không sống ở miền Bắc hay không chơi bài tổ tôm hoặc dạng biến thể đơn giản của tổ tôm là bài chắn.   Bài tổ tôm khá phức tạp, […]

Ý kiến - Thảo luận

19:33 Saturday,10.12.2016

Đăng bởi:  Nguyễn Trọng Tấn

Con chi chi trên hình nghĩa là "tự tay bóp (cái ấy ấy)" mình thấy khi cái "ấy ấy" đã bị người ta nắm lấy làm sao không nhũn ra được. Do vậy mới có câu nhũn như con chi chi đó bạn.

1:44 Sunday,5.4.2015

Đăng bởi:  kiên

Mình không rành tổ tôm. Nhưng tra nhanh và xem hình với chữ thì có mấy hình dung thế này.
1. Bài tổ tôm chữ Hán các cụ viết là tụ tam bài 聚三牌. Về nghĩa cũng có liên quan, chắc /tổ tôm/ là đọc trại từ âm Hán mà ra. Phạm Đình Hổ (cuối Lê đầu Nguyễn)trong "Nhật dụng thường đàm" đã chú nghĩa, ghi bằng chữ Nôm: "Tụ tam bài: là đánh tổ tôm".
2. Hệ thống "vạn văn sách" 萬文索 là do ba chữ này có mấy nghĩa ít gặp liên quan đến nhau, lần lượt là: múa, lời, đàn (nhạc).
3. Theo chữ trên quân bài ghi thì ba con ko theo số đếm là:
- Cụ 具: thuộc hàng Vạn (có chữ Vạn và Cụ cạnh nhau). trong hình minh họa là đàn ông, gọi ông Cụ nên chắc sau chuyển thành "lão" :))
- Chi 支: thuộc hàng Văn. gọi láy thành "chi chi"
- Thang 湯: thuộc hàng Sách. láy thành "thang thang"
Cả ba chữ Cụ, Chi, Thang đều là các lượng từ chỉ đơn vị. Chắc đúng ra bọn này là mào đầu trước khi bắt đầu đếm một hai... chín cho từng hàng.
4. tiếng /chi/ trong tiếng Việt (chí ít là tiếng Việt của các cụ) có rất nhiều nghĩa, và chuyện dân gian láy lên thành "chi chi" là rất dễ.
Chẳng hạn "chi" và "gì" là hai biến thể ngữ âm của nhau. "mới biết cái chi chi" mà các chị vẫn hát trong mấy bài ca trù dỏm dịch khác đi là "...biết cái giề".
hay như chi còn có nghĩa là cái mụn cơm. khéo có khi các mệ đem dọa con nít: chết mày, cứ sờ vào là cái con chi chi nó bò ra khắp người đấy... là thành ra động vật bí hiểm ngay. Mà cái con ấy nhiều khi cũng nhũn thật.
Nói chung giả thuyết sách vở thì nhiều lắm, chả biết đâu mà lần :)

18:57 Saturday,4.4.2015

Đăng bởi:  Nguyễn Hoàng Nghĩa

Bạn Quách Hải Thảo nhìn con chi chi trong Doreamon không biết là con gì cũng phải, vì thế tốt nhất nên gọi nó là cái con chi chi đó.

17:30 Saturday,4.4.2015

Đăng bởi:  quách hải thảo

Chi Chi trong Doraemon, nhìn cũng chẳng biết là con gì luôn...:))...

16:15 Saturday,4.4.2015

Đăng bởi:  Cùng học Tiếng Việt

Cảm ơn anh Tùng! Những bài còn thắc mắc thế này đưa lên Soi mới có người hiểu biết để chỉ thêm cho, hehe.
Em mày mò học tổ tôm với chắn trên mạng 2 ngày trời vẫn chưa thấm.

13:28 Saturday,4.4.2015

Đăng bởi:  candid

Nói đến Chi chi là em liên tưởng hạt Chi chi (hạt cây cam thảo Nam?). Hồi bé hay vào bách thảo nhặt, sau này mới biết độc.

Em có đọc một giả thuýet Tổ tôm ra đời ở Hội An, do người Nhật ở Hội An sáng tạo nên. nghe cũng có lý vì trong quá khứ nhiều người Nhật ở Hội An.

12:19 Saturday,4.4.2015

Đăng bởi:  phó đức tùng

mình chơi chắn, tổ tôm, chưa thấy con gì "đè" được con chi chi bao giờ. vì thế lý giải con này nhũn vì bị đè có vẻ không hợp lý. có khi nào do con này ù quá to, khi ù được, các cụ sướng quá, mân mê nó nhiều khiến cho quân bài nát bét, nhũn hơn những quân khác chăng (các cụ ngày xưa chơi bài it khi mua bài mới như bây giờ, một bộ bài chơi rách nát vẫn chưa vứt, khi đó có khi con chi chi nó nhũn hơn con khác thật.)
có người giải thích con chi chi là một loài cá, như kiểu cá khoai, mang lên là nát bét, nhưng con này không phổ thông, khó mà trở thành thành ngữ.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả