Chính trị

Kể bằng hí họa: Hy Lạp – cái bình đợi vỡ

Nhờ che giấu những khiếm khuyết của mình bằng cách làm giả một hồ sơ đẹp, đáp ứng đúng tiêu chuẩn của Eurozone (Khu vực đồng tiền chung châu Âu), năm 2001, Hy Lạp đã gia nhập trót lọt thể chế này. Từ đó, các chính phủ Hy Lạp nối tiếp nhau đều che giấu […]

Ý kiến - Thảo luận

11:54 Tuesday,14.7.2015

Đăng bởi:  Bông lông xã ba la huyện

Bác SA giải thích nghe zô luôn à. Một số bài trên mạng phân tích nguyên nhân cũng hay, nhưng có 1 số thuật ngữ CK bố cháu bó tay.
Thiết nghĩ cái vụ niêm yết "gian" cũng đóng góp. Còn nhờ Cty của ông Lệnh Hoàn Thành (em ông Lệnh Kế Hoạch nguyên Chánh VP Trung ương ở BK) cũng nhờ ai đó niêm yết, để đến nỗi quan chức này ngã ngựa.
Về vđ niêm yết gian, Lông b tôi có viết (quê mùa thôi) cho một tạp chí (không có mạng hay mới Mất Mang gì đó), đại khái:

"Những bãi mìn số liệu
Các chuyên gia phàn nàn méo mó số liệu như chứng bệnh kinh niên của kinh tế Trung quốc. Bức tranh toàn cảnh nền kinh tế, được cấu thành bởi các yếu tố như xuất khẩu, tiêu thụ nội địa, đầu tư công… bị thiên lệch
Các số liệu để từ đó nhận biết thực trạng của thị trường và nền tài chính của Trung quốc là rối canh hẹ. Theo Viện Lincoln Institute, ngay cả khi làm theo hướng dẫn của Nha thống kê Trung quốc (NBS) để tiếp cận các chuẩn mực quốc tế, thì cơ quan thống kê ở địa phương vẫn phải xin ý kiến chính quyền địa phương. Dưới sức ép phải nâng tăng trưởng GDP, có khuynh hướng dùng một số liệu dân số thấp hơn làm mẫu số.
Một ví dụ, năm 2000 (trong nhiệm kỳ Thống đốc Đái), GDP theo đầu người của Thẩm Quyến là 133,305 ND tệ - số liệu chỉ tính trên dân số có hộ khẩu, còn nếu theo dân số thực, con số này chỉ đạt 23,759 ND tệ.
Chan Kam Wing trên tạp chí China Economic Quarterly tháng 3/2009 cảnh báo “trong khi số liệu về dân cư đô thị toàn quốc nói chung là chính xác, các con số dân cư của từng thành phố là một bãi mìn về thống kê”
Về kinh tế “bong bóng” ở Đại lục, Forbes cho hay mỗi doanh nghiệp thường “chạy” song song ba loại sổ sách kế toán: một để báo cáo, một để “gọi” đầu tư, một để “nhà dùng”. Nhiều công ty “giả nghèo giả khổ”, vì sợ bị biến thành điển hình để phục vụ mục tiêu chính trị, tệ hơn nữa, sợ bị trấn lột bởi các quan tham địa phương, hay Mafia.
Các dữ liệu thống kê bị gò nắn bởi phương châm chính trị, cả tổng quát lẫn giai đoạn. Các cán bộ thống kê yếu về nghiệp vụ, thu thập số liệu theo kiểu đại trà, cố dung hoà các mệnh lệnh chính trị và nghiệp vụ thường mâu thuẫn nhau, không còn sức để phản ảnh thực lực nền kinh tế bằng cơ sở dữ liệu chính xác, có hệ thống.

Ngược với xu thế thổi phồng GDP để thăng quan, không ít quan chức lại tìm cách hạ thấp con số tăng trưởng để nhận các gói kích thích kinh tế từ ngân sách. Gợi tin Tân Hoa xã (13/6/2015), rằng Đái Tương Long đã cung cấp bằng chứng tham nhũng của 50 quan chức ngành tài chính -ngân hàng.
Các chuyên gia kinh tế phương tây vẫn tiếp tục phàn nàn về tính bình quân chủ nghĩa của thuế khoán và thất thu thuế tiềm tàng ở Trung Quốc. Cái mới, là khả “chuồn” vào xa lộ thương mại điện tử, né thuế kiểu như Alibaba’s Taobao. Nhiều công ty thường mua hoá đơn giả. Zhou Zhengyi, từng buôn hoá đơn giả mà lọt vào danh sách những người giàu nhất đại lục do Forbes lập, rồi xộ khám..."
(cũng là múa rìu mẻ qua mắt chư huynh, Và trong bài thấy bác SA nói ý ăn bánh pao thịt, thấy ghê ghê.

11:40 Monday,13.7.2015

Đăng bởi:  SA

@Bông lông xã ba la huyện

Cám ơn bác đã quan tâm, mình vẫn còn thanh xuân lắm :-)

Về chứng khoán TQ, tuy mức phát triển của TQ là vô địch, cho là trên 10% mỗi năm đi, thì thử hỏi:

Chỉ số chứng khoán có thể tăng từ 8-2014 đến 6-2015 từ 2100 lên 5100 (+242%!)được không? Như thế có hợp lý không?

SX của các CT, hàng hóa có tăng 242% không? Tiền lời của các CT, lợi nhuận chia cho cổ phiếu có tăng 242%?

Vậy thì nó sụt xuống 3500 trong có vài tuần là chuyên đương nhiên và giá trị thực thì chẳng ai biết nhưng hẳn không phải là ở mức 5100 rồi.

Thị trường là người máu nóng, khi yêu thì chỉ số lên mây, khi hoảng thì bỏ chạy mất để nó xuống đến tận đất.

Bài học là chính quyền TQ cần kiểm soát và điều chỉnh chứng khoán và có các biện pháp đầu tư khác. Tầng lớp trung lưu TQ có tiền dư sau khi ăn bánh bao nhân thịt, sau khi sắm xe con, túi đầm hàng hiệu, thì chỉ có cách bỏ vào bong bóng địa ốc và chứng khoán cho nên mới thành nạn.

Tuy nhiên, chết cả nền kinh tế thì vẫn không chết được, chóng mặt ấy mà, cho em xin ly nước lạnh. Cơ bản vẫn đó, nhà máy, CT vẫn đó, sức SX vẫn đó, và thị trường tiêu thụ nội địa cũng như nước ngoài vẫn đó, tuy không phải ở mức tưởng bở mà thôi.

7:52 Saturday,11.7.2015

Đăng bởi:  Bông lông xã ba la huyện

Cảm ơn bác SA đã nắm được trình độ của B. lông xã để đưa ra những giải thích cụ tỉ. Ai thông thạo chứng khoán chắc cho là cha bông lông bán tơ chỉ làm bận cụ Viên già (xin lỗi nếu bác SA còn thanh xuân, ai mà biết được, thời này nhiều người trẻ dính vào GD tây thấy giỏi lắm).
Vẫn muốn bác phóng tay phân tích một bài về chứng khoán Tàu (liệu có phải là chuyến tàu sinking của những con chuột - Nga gọi đất nước ở giữa lá xứ Chuột, nghiêm túc).

0:07 Friday,10.7.2015

Đăng bởi:  SA

@Bông lông xã ba la huyện
Vâng, "tiền ảo" là cách nói thôi.
Bạn có 100 cổ phần của công ty X, mua ngày 1-8-14 với giá 2100.
Đến 10-6-15, giá là 5100. Bạn giàu lên 3000 nhưng cổ phần vẫn bằng ấy (là 100) nếu bạn không bán ra. Bạn giàu ảo thêm 3000, và bạn bán làm gì, đang lên vùn vụt chóng cả mặt.
5-7-15, vẫn 100 cổ phần này giá là 3500, bạn mất ảo đối với 3 tuần trước 1600, nhưng vẫn được ảo đối với 11 tháng trước 1400 và 100 cổ phần vẫn là 100 và công ty X vẫn có đó, mở cửa từ 9 giờ đến 17 giờ :-)
Nếu bạn bán lúc này thì bạn lời thật 1400
Nếu bạn mua 3 tuần trước và bán lúc này thì bạn mất thật 1600
(Trên đây là chỉ số chứng khoán Thượng Hải từ 1-8-14 đến 5-7-15)

19:23 Thursday,9.7.2015

Đăng bởi:  Bông lông xã ba la huyện

Những lý giả của bác SA rất dễ hiểu, nhưng bố cháu cũng không dám chắc mình đã tủng đến nơi. Vừa save lời bác lại để nhai dần. Nhưng bác dùng chữ 3400 ngàn tiền ảo chắc là thuât ngữ thôi. Chứ mất là mất thật. Thấy ảnh dân Tàu méo xẹo (vẫn dân nghèo, dù thấy nói có mấy tỉ phú cũng vẹo sườn), Đa tạ.

15:49 Thursday,9.7.2015

Đăng bởi:  SA

Chuyện trong thập niên 90

Trong 1 cuộc họp quốc tế, TT Bolivia bị 1 ông râu vểnh tiến đến túm áo. Ô này bảo :
Tôi tin chắc ông là 1 ng tử tế và đất nước của ông rất đẹp. Nếu có dịp có ngày tôi sẽ đến thăm. Nhưng ông không biết Bolivia từng làm chúng tôi đau khổ đến mức nào !
Ông râu vểnh là Lech Walesa, TT Ba Lan.
Bolivia từng mắc nợ IMF và phải áp dụng chính sách kiệm ước được gọi là «phương thuốc Bolivia ».
1989 Jeffrey Sachs là chuyên gia cố vấn chính sách này cho Ba Lan (và sau đó các nước Baltic) nhưng mới đây Sachs vừa lên tiếng ủng hộ Hy Lạp nói «không» .

Bức ảnh 1 cụ già Hy Lạp 77 tuổi, cả đời lao động, giờ không rút được lương hưu ra khỏi ngân hàng, vất cả sổ hưu mà ngồi bệt xuống đất để bật khóc ở đây
http://time.com/3949181/australian-pension-greek/

14:43 Thursday,9.7.2015

Đăng bởi:  SA

@Bông lông xã ba la huyện

Kinh tế không phải là 1 môn khoa học chính xác nhưng mỗi khi có khủng hoảng, chẳng hiểu sao nạn nhân bao lại thường là những thằng nghèo và thế thì tính chính xác cũng tương đối chứ :-)

Tiền ảo tan đi của thị trường Thượng Hải vừa qua là 3400 tỉ USD, món nợ của Hy Lạp là 340 tỉ.
Hy lạp là 1 kinh tế ngang với Khu vực TP Miami ở Florida, hay bằng bang Louisianna ở HK (237 tỉ), tức là 1,3% của khối Euro 19 nước (18.500 tỉ).

Vậy tại sao lại ồn ào như thế?

Từ trước đến giờ, các ngân hàng quốc tế vẫn o ép các con nợ và hành hạ mặc tình. Thường đây là các quốc gia thấp bé, muốn đánh đập sao cũng phải chịu. Cá biệt là trường hợp Argentina, 1 kinh tế lớn ở Nam Mỹ, lớn tiếng ừ thì tao quịt, làm gì nhau (2001) và ngược lại với những lời trù ẻo, đã mạnh mẽ phục hồi.

Đầu 2015, Hy lạp đã bầu lên 1 chính quyền mới thuộc dạng bất phục tòng. Đây là 1 tiền lệ nguy hiểm tại ngay Âu châu, đe dọa về mặt chính trị tất cả các đảng phái thủ cựu, dù trung tả hay trung hữu. Tại Spain, 1 phong trào tương tự (chống kiệm ước) vừa 'chiếm' được thủ đô Madrid và TP Barcelona, biết đâu kỳ bầu cử tới sẽ nắm chính quyền như Hy lạp? Không phải chuyện mấy trăm tỉ (như đã nhắc, Anh quốc, Hoa Kỳ đã vui vẻ bỏ 1200 tỉ để cứu các ngân hàng vỡ nợ).

2009 (trước kiệm ước), lương hưu trí trung bình ở Hy lạp là 18.000 USD. Hiện nay là 11.000 (thì kiệm ước mà. Tao khóa luôn tiền lại cho mày biết mùi, các tuần vừa qua, mỗi người Hy lạp được rút khỏi ngân hàng có 70 USD trong tuần.

Nói qua, 2007 (khi vỡ nợ), lương của TGĐ Bank of America là 25 triệu USD, TGĐ Goldman Sachs (cũng vỡ nợ) là 70 triệu.

Nhưng con nợ mà làm loạn thì còn thể thống gì nữa. Định "Mùa xuân Âu châu" chắc? Phải trừng trị không nhân nhượng.

Đã đành, trước đây (các chính quyền cũ của Hy lạp) tiêu vung tí mẹt, hay 2001 'khai gian' để vào khối Euro (nói thế chứ Hy lạp khai gian mà EU không biết à, tao nhắm mắt hay là tao nháy mắt mời mày vào đấy) và có vay có trả. Nhưng những biện pháp này bóp chết Hy lạp và chính quyền chỉ còn cách bán tống bán tháo và tư hữu hóa các tài sản quốc gia, tài sản chung, như điện nước, nhà thương, đường xá, cảng... Cho tư nhân nào? Là các ngân hàng, CT các nước mạnh ở Âu châu chứ ai!

Về chuyện này, mình có 1 ví von. Anh nông dân Châu Đốc được mời sang sòng bài Cam Bốt. Cứ việc ăn chơi, thiếu tiền tao cho mượn. Giờ không trả thì tao giam vào hầm, bảo người nhà mày mang sổ đỏ sang đây mà chuộc.

Đây là ý mình thôi, chuyện Hy lạp đơn giản là vậy.

11:19 Thursday,9.7.2015

Đăng bởi:  Bông lông xã ba la huyện

SA viếy "mình rất dốt về môn kinh tế học". Vấn đề là môn kinh tế học nào, nếu là KT chính trị M - L thì nếu dốt nó chắc là may mắn. Đọc về kinh tế đạo đức (moral economy) và kinh tế chính trị (political economy) như của Samuel Popkin (viết về nông dân Việt Nam có potential đổi đời, VN gọi là được làm vua) thấy khái niệm KT chính trị học của họ khác ta lắm thì phải.

11:15 Thursday,9.7.2015

Đăng bởi:  Bông lông xã ba la huyện

Vãn dõi theo còm của bác Sáng Ánh, hy vọng "nhặt rác được vàng" (những ý của bác SA không phải là rác đâu nhé, nếu có thì rác ấy hiện hình vài triệu yên...).
Đang bị phân tán vì thấy bọn Việt làm cho ngân hàng Tây bảo nhau là phen này (Chứng khoán của) bọn Tàu (lạ mà quen) có khi còn vỡ trận hơn cả Hy Lạp.

12:29 Wednesday,8.7.2015

Đăng bởi:  SA

Mình rất dốt về môn kinh tế học (đó là chưa nói đến những môn khác, chỉ có vài nhận định ngoài luồng của các DLV quốc tế như sau:

Trong Thế chiến 2, Hy lạp bị Đức chiếm đóng, vét hết của cải Ngân hàng, đến cái toa tàu cũng mang về Đức.

Sau Thế chiến, Hy lạp bị Liên Xô ‘hy sinh’ đem cho Tây phương, nội chiến tiếp diễn, tổng cộng thiệt mạng 8% dân số, và đất nước rơi vào những năm dài quân phiệt (thời “Các Đại tá”).

Chuyện vui là, có bạn hỏi trên mạng là Hy lạp có 1 quân đội hùng mạnh không để đề phòng hỗn loạn do kinh tế gây ra! Câu trả lời là có chứ, phần đó ta chẳng nên lo lắng.

Phần thưởng của Hy lạp khi gắn bó với Tây phương sau Thế chiến là đây hả? Sau khi xóa 50% sổ nợ của Đức cùng với các nước Tây phương khác năm 1953?

Giờ, đã muốn đuổi người nhà mình ra đường lêu bêu lại không muốn nó bắt chuyện với thằng Nga đầu hẻm!

11:42 Wednesday,8.7.2015

Đăng bởi:  SA

SA là tên viết tắt cho giản tiện thế thôi, trên SOI đầy đủ tên mình là (mỗi) Sáng (tỉnh dậy thấy mình) Ánh. Phần lực lượng áo nâu thì năm 1934 đã bị Hitler thanh trừng và giết tiệt trong cái gọi là "Đêm của những lưỡi dao dài"

Về Hy Lạp mình nghĩ trình bày đã đủ trong các còm trên. Chẳng hiểu các ngân hàng Mỹ, Anh... có nhảy nhót ăn mừng và hôn nhau không nhưng khi họ vỡ nợ, các chính quyền trên đã vui vẻ cứu ngay với mỗi nước hơn 1000 tỉ USD.

Số tiền Hy Lạp nợ Đức (53 tỉ Euro) thấp hơn số tiền Hoa Kỳ cho Bank of America vay (67 tỉ USD) và tổng số nợ của Hy Lạp (340 tỉ)tương đương với số tiền CP Anh dùng để cứu nguy Deutsche Bank tại Anh quốc (như tên gọi, hình như là 1 ngân hàng ngoại và Đức thì phải)

Nhắc lại, Euro là 1 khối tiền tệ chung, như "khối" USD, về mặt tiền tệ là 1 nhà. Cả 50 bang Mỹ chỉ có 18 bang 'dương' thế phải đuổi 32 bang 'âm'ra khỏi đồng USD Hoa Kỳ?

Mặt khác, chính sách thắt lưng đã được áp dụng từ 5 năm qua, có hiệu quả gì không hay chỉ dìm thêm Hy Lạp, nó chết luôn thì lấy ai mà trả nợ cho mày?

9:05 Tuesday,7.7.2015

Đăng bởi:  (mỗi) Sáng tỉnh dậy thấy mình người VN

Trưng cấu dân Y mà dân Hy Lạp nói không với "thắt lưng buộc bụng", rồi cảnh trai gái Athens (không còn trẻ) hôn hít nhau ăn mừng thắng lợi, đám đông nhảy nhót... Liên tưởng đến một bài báo dân châu Âu (Ý ta lị, Tây bá nhạ, Bồ đào hoa...) quyết đấu tranh để sống xa xỉ, ra cách đây vài năm khi Ơ rô bắt đầu sạt lở.
Lại nữa, không biết chú Buratino mũi LẠP xường hiện bị rủ rê ra sao bởi MÈO Xô cũ và CÁO tàu?
Xin bác SA (trùng với abbreviation của lực lượng sơ mi nâu của ngài Adolf) chỉ giáo cho, đa tạ thực lòng à.

7:59 Monday,6.7.2015

Đăng bởi:  SA

Cử tri Hy lạp đã lêntiếng, nói “không”, 61.5% -38.5

Vai trò của 1 ngân hàng trung ương như ECB là lấy đầu này vá đầu kia. Nếu thiếu hụt mà phải ra đi thì 50 bang của đồng USD Hoa Kỳ chỉ còn có 18! Tất nhiên, Liên bang Mỹ khác Cộng đồng Âu, vấn đề là Âu châu có muốn, còn muốn, là 1 cộng đồng ngày càng xiết chặt với 1 đơn vị tiền tệ chung hay không?

Quy định của đồng Euro chẳng ai khác mặc vừa cả vì nó là cái áo may theo kích thước Pháp Đức.
2010, khi ECB/IMF ‘cứu nguy’ Hy Lạp, tiền này để trả nợ các ngân hàng Âu và không có 1 đồng nào để phấn kích kinh tế Hy Lạp. Ngược lại Hy Lạp bị buộc phải có các biện pháp kiệm ước như cắt trợ cấp xã hội, y tế, giảm lương hưu (-44%), lương bổng công nhân viên nhà nước (-1/3)v.v.

Sau 5 năm áp dụng các biện pháp này, kinh tế Hy Lạp có khá hơn không hay là càng ngày càng tệ thêm?

Sau 5 năm với các biện pháp trên, Hy Lạp mất 25% GDP, thất nghiệp là 25% (50% ở giới trẻ), và càng lâm vào cảnh khó trả nợ.

Năm 1959, Hy Lạp và thế giới đã đồng ‎thuận xóa nợ của nước Đức để nước này có cơ hội phục hồi và phát triển. Trong cuộc khủng hoảng này, mất uy tín phải là IMF chứ không phải là Hy Lạp.

12:23 Sunday,5.7.2015

Đăng bởi:  dilettant

Một đất nước từng là lương tri của thế giới (không phải là lương tâm của thời đại) nay dụng sách khai hồ sơ xả nghèo, rồi bị bắt bài. Khiến "trông người lại nghĩ đến ta".
Về bình của bác SA, xin liên hệ. Tôi có đứa con rắp ranh vào trường Tây. Ban đầu nó tao ấn tượng tốt khiến trường cứ "tặng" hết giảm giá này đến ưu tiên khác. Rồi bục ra là nó không cố gắng lắm (dù tố chất có thể không tồi). Kết quả là tôi è cổ trả tiền cho con đi học dự bị (ở trường đó), mà vẫn lo. Cũng liên hệ đễn lời của học giả Nga khi nói Liên Xô (và...) hay nâng đỡ những bọn lệt bệt (plohoi no svoi) và không cư xử đúng mực với những người có tài đức.

10:43 Saturday,4.7.2015

Đăng bởi:  SA

50 bang của Hoa Kỳ có chung 1 đơn vị tiền tệ là đồng USD.

Trong 50 bang này, có bang nghèo, bang giàu, bang đóng góp vào quỹ chung và bang phải được Liên bang giúp đỡ. Thí dụ theo Tax Foundation, năm 2005, bang New Jersey góp 1 USD cho Liên bang thì nhận được 0.69, trong khi ở đầu kia, bang New Mexico góp 1 USD thì lại nhận 2.03.
http://economix.blogs.nytimes.com/2012/04/27/how-richer-states-finance-poorer-ones/?_r=0
Cho nên, không có chuyện New Mexico túng thiếu, bị đuổi ra và tự in lấy tiền tệ mới là đồng New Peso chẳng hạn. Ngược lại, các bang nghèo còn được Liên bang trợ cấp dưới hình thức “kín” khác như duy trì các căn cứ quân sự. Bang Montana và bang North Dakota ở giữa miền Bắc Hoa Kỳ vẫn có những căn cứ không phải để đề phòng Canada đánh lén mà là để nuôi các thị trấn dân cư chung quanh.

Chuyện giúp đỡ, tương trợ trong một gia đình là chuyện bình thường. Nhưng nếu Âu châu chỉ xem Hy lạp như là thằng con ghẻ ở đợ thì Hy lạp cũng chỉ còn cách ôm quần rách ra đi thay vì cứ bị hành hạ quanh năm bằng chính sách kiệm ước thắt lưng buộc bụng và đồng Euro thế thì chỉ còn lại Đức, Pháp và Luxemburg!
Mặt khác, đây là đánh phủ đầu để làm gương cho quần chúng Spain, Portugal, ngay cả Italy đừng có mà vọng động và thực tế không phải là chuyện quyền lợi giữa các nước với nhau mà là chuyện quyền lợi giữa các giai cấp, ủng hộ lập trường nói “Không” của Hy lạp là các công đoàn lao động của Đức quốc.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả