Thiết kế

Nhân nói chuyện Nghê, khoe luôn hình “Chuẩn Nghê”

Bữa nay thấy các bạn trên trang Soi bàn luận với nhau về con Nghê. Tôi xin góp luôn một chút hình ảnh ghi chép được trong triển lãm về “Hình tượng sư tử và nghê trong nghệ thuật điêu khắc cổ Việt Nam”. Triển lãm này do Cục Mỹ thuật Nhiếp ảnh và Triển […]

Ý kiến - Thảo luận

12:16 Wednesday,19.8.2015

Đăng bởi:  Sam

Ba em rất thích có một cặp nghê sứ trong nhà để trưng nhưng em tìm không thấy đâu bán cả? Mọi người có thể chỉ giúp em 1 địa chỉ không ạ? Em xin cám ơn

14:28 Thursday,6.8.2015

Đăng bởi:  rieng&chung

Bác Con Mòe béo bụng
Sorry bác là em viết hơi vội nên có nhầm về Trào Phong và Rồng. Tuy cái hình đó bác gọi là con Trao Phong, nhưng hình đó ứng với bên TQ người ta gọi con Long (đứng thứ nhất trong 10 con tẩu thú).
Còn bạn PGS Dương Tuấn Anh bảo Trào Phong tức là Rồng, em cũng vội chép ra để dẫn link cho bác. Nhưng chỗ này thì có thể DTA nhầm. Em mới check lại, thì Trào Phong ứng với con Phượng, là con thứ 2 trong bộ. Do Trào Phong là phượng, nên thích đậu trên cao và nhìn ra xa. Ngoài ra Phượng cũng được cho là có tiếng gáy rất lớn. Em thì mới nghe công gáy thôi, giật cả mình vì cực vang.

14:16 Thursday,6.8.2015

Đăng bởi:  rieng&chung

Cảm ơn bác Phạm Huy Thông cho nhiều hình giá trị!

Bác Con Mòe béo bụng
Đường link bác dẫn hình con Trào Phong, cũng là con đầu tiên trong 10 con trên nóc điện Thái Hòa. (Phần ngói dưới chân hình vẽ có vấn đề, gây ngộ nhận, nhưng là câu chuyện khác)

Trào Phong chính là rồng, tức Long. Bác xem bài của bạn (mới được phong hàm) PGS Dương Tuấn Anh:
http://nguvan.hnue.edu.vn/Nghiencuu/Vanhoa/tabid/107/newstab/197/Default.aspx

Về "đầu rồng + 4 chân". Em nghĩ cách hiểu của nhiều người ở VN ta vẫn quá cứng nhắc. Rồng thì dĩ nhiên là bốn chân rồi. Khi bay người nó dài ra, khi đậu ngồi xuống thì người nó thu ngắn lại và cong cong như vậy, nhưng chân vẫn là 4 chân. Ko nên cứ thấy rồng lưng ngắn và ngồi trên bốn chân thì phán là nghê với lân.

Đây là vấn đề "chính danh". Nếu ta biết tác giả bức tượng gọi đó là con nghê, thì dĩ nhiên đó là con nghê. Nhưng tác giả nghệ nhân xưa chết hết rồi, các ghi chép cũng không nhất định còn lưu lại. Nay mình dùng mắt thịt để phán nó giống chó giống mèo, sợ là mười người mới được một người đúng. Rồi bảo nó là con nghê hay con lân hay con gì chỉ dựa vào vài đặc điểm cũng khó lòng chính xác.

Nhưng vấn đề lớn hơn là việc chế tác linh vật ở TQ đã phong phú, ở VN chắc còn sáng tạo hơn (!!!). Mỗi thời kì lịch sử, mỗi vùng miền, tâm lý cộng đồng, điều kiện kinh tế, tay nghề và tâm huyết người thợ đều có thể ảnh hưởng đến hình dạng cụ thể của linh thú. Dẫn đến các dị biệt rất lớn. Đặt trong chiều dài lịch sử chỉ 3-4 thế kỉ thôi đã khác rất nhiều, huống hồ là chuyện 1-2 nghìn năm. Vì thế cứ phán xanh rờn con nghê là phải a, b, c chắc không ổn.

Bác chắc là người trong giới đồ cổ (?) Em thấy trên tivi ở TQ các chuyên gia đồ cổ hay làm nhiệm vụ định giá các cổ vật. Họ dựa vào một vài đặc điểm rất tinh tế để xác định niên đại, vùng miền, xuất xứ y như thám tử, và quan trọng là "vạch mặt đồ giả cổ". Nhưng động lực đằng sau không gì khác hơn là cơn sốt đầu tư, khi tiền không biết để vào đâu cho nhanh nở ra : ))

11:09 Thursday,6.8.2015

Đăng bởi:  CON MÒE BÉO BỤNG

Lâu nay mình vẫn thắc mắc về việc định danh các cổ vật.

Ví như một số ngói đầu linh thú thời Lý, ban đầu đều gọi là "Đầu Rồng", sau này mới sửa một số lại cho đúng là Xi Vẫn.

Hay như việc chúng ta bị ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Quốc nên trong 9 con của Rồng thì chúng ta có gần đủ cả... nhưng trong tiềm thức nhiều người thì đầu Rồng mà có 4 chân thì ko Lân tức Nghê.

Quay lại chuyện chính.

Nếu xét theo truyền thuyết thì Toan Nghê chỉ có lông cuộn như mây, ko hề có vảy. Các nước du nhập Toan Nghê đều thống nhất về điểm này ngay cả Việt.

Nhưng đảo mắt qua các hình tượng "chuẩn Nghê" thì có thể thấy lẫn vào khá nhiều các tượng có đầu Rồng, bụng rắn, thân vảy... ngay cả bờm cũng ko có nhưng lại được định đanh là Nghê?

Và chính những con "Nghê" này mới là lý do nhiều vị khẳng định chắc nịch rằng Nghê ta khác hẳn Nghê tàu ( tại Nghê ta có vảy, chắc thế).

Nhìn tạo hình như vậy nói nó là Trào Phong, vọng thiên Hống còn có vẻ hợp lý hơn.

Trào Phong:

http://covattinhhoa.vn/Images/Baiviet/2013/02/cvth2013022862f02923-f211-4cdf-9502-b992e5d6bf78.JPG

Bạn Riêng & Chung có ghé qua thì giải đáp hộ mình.

9:08 Thursday,6.8.2015

Đăng bởi:  Đặng Thái

Những tư liệu này quý quá, trưng bày thường xuyên của bảo tàng chỉ có độ chục con mà thôi. Cám ơn bác Phạm Huy Thông đã cất công chụp lại rất chi tiết, độ phân giải ảnh cao cho những người không có cơ hội đi xem được chiêm ngưỡng. (Lưu ý: Bác có nhiều "của quý" thế mà cứ cất kỹ là không được!)

8:54 Thursday,6.8.2015

Đăng bởi:  phó đức tùng

đẹp quá, thật là mở mang tầm mắt, cám ơn nhiều

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả