Soi học

Xã hội Hàn Quốc (bài 8): Kiều bào hay đồng bào?

Lời mở đầu: Đất chật người đông, đói nghèo, thiên tai, chiến tranh, sự khai thác thuộc địa là những nguyên nhân chủ yếu khiến người châu Á di cư đi khắp thế giới trong hai thế kỷ vừa qua. Hàn Quốc cũng không nằm ngoài quy luật đó. Bảy triệu người gốc Hàn Quốc […]

Ý kiến - Thảo luận

17:49 Sunday,15.5.2016

Đăng bởi:  Hải Trần

Bác SA đem Kazakhstan ra so sánh với Nga, Hy Lạp, Hungary, Portugal, Mã Lai, Chile, Argentina, Gabon thì chịu rồi. Có một chỉ số phản ánh tổng quan mức độ phát triển của các nước khá đúng mà trong bài tác giả đã đề cập, chính là mức độ tự do đi lại khi sử dụng hộ chiếu phổ thông.

Theo bảng xếp hạng của The Henley & Partners
Visa Restrictions Index 2016, thì thứ tự hộ chiếu của các nước trên thế giới cho phép công dân của mình nhập cảnh không cần thị thực vào các nước như sau:

6. Hàn Quốc, Portugal
7. Hy Lạp
10. Hungary
12. Malaysia
19. Chile
22. Argentina
48. Nga
71. Kazakhstan
88. Gabon
90. Vietnam

2:37 Sunday,30.8.2015

Đăng bởi:  SA

@candid, tại Venezuela chính quyền tài trợ các nhu yếu phẩm (và xã hội, y tế, giáo dục)nên mâu thuẫn với thị trường và tư sản địa phương. Chuyện giấy vệ sinh được truyền thông tây phương rùm beng làm bằng và quản lý nhà nước có nhiều vấn đề (tham nhũng, bè phái, thiếu hiệu quả) nói chung cũng như tại hệ thống phân phối tiêu dùng bình dân (giá tài trợ khiểu mậu dịch). Chuyên giấy vệ sinh (dầu ăn, sà phòng...) xảy ra trước bầu cử nhưng sao thì Maduro (kế vị Chavez)cũng đã vẫn thắng nhờ chính sách bình dân này.

Giá xăng tại Venezuela rẻ nhất thế giới nhờ tài trợ (khoảng 2000 dvn/lít), rẻ hơn là tại Saudi (5000-6000 dvn).

Để chơi trội, ông Chavez có chương trình tài trợ dầu sưởi trong mùa đông cho các hộ nghèo tại...Mỹ! Đối tác Hoa Kỳ trong chương trình này là thượng nghị sĩ bang Vermont(1 bang rất lạnh) Sanders, hiện đang níu áo bà Clinton tranh cử tổng thống.

21:27 Saturday,29.8.2015

Đăng bởi:  Candid

Giàu nghèo cỡ nào em không rõ vì tài nguyên dầu khí nhiều như vênzuela thiên hạ giờ còn oánh nhau vì tranh cuộn giấy vệ sinh, nhưng ăn chơi thì ắt hẳn chơi.

Vài năm trước nghe tham vọng của kadakhstan xây hẳn một thành phố dưới mái lều khổng lồ để có âm 40 độ thì các em gái ở Atsana vẫn mặc bikini tắm nắng được.

19:26 Saturday,29.8.2015

Đăng bởi:  SA

@ Đặng Thái, fim Borat rất là nổi tiếng và gieo tiếng xấu cho Kazakhstan khiến 1 bà Goga (người Kazakh) tại Anh quốc từng mua lại nhà của hoàng tử Andrew để chê xấu và đập bỏ cũng không cách nào rửa mặt cho quốc gia này với dư luận nước ngoài.

Tất nhiên, khi so sánh thì phải so PPP với PPP, phản ánh mức sống, và như vậy thì ngày nay Hàn quốc có "giàu" cũng chỉ gấp rưỡi Kazakhstan chỉ ra, quốc gia này có "nghèo" cũng gấp 4 lần Việt nam.

Nhân nhắc đến Mexico, có "nghèo" cũng là tại vì gần Mỹ (và xa Thượng đế) chứ với GDP bình quân 18.000 thì gấp 3 chúng ta và với mức phát triển của 2 nước hiện nay (Mexico 2010-2014 +3.5%, Việt nam + 5.8%) thì 50 năm nữa ta mới nghèo bằng họ.

Phần Kazakhstan, nếu dùng con số 2010-2014 thì ta sẽ chẳng bao giờ được nghèo bằng họ cả vì tăng trưởng của họ cao hơn ta 1/2 điểm.

Giờ, nếu ta ở vị trí của Hoa Kỳ thì có nhiều nước nghèo lắm và ở vị trí của Qatar thì ai cũng nghèo hết, kể cả Hàn quốc là sắc dân 30-40 năm trước sang đó làm thuê ở mức công nhân viên kỹ thuật như bạn có nói đến.

Chênh lệch giàu nghèo ở Kazakhstan tuy khó có con số chính xác nhưng hẳn là rất cao, hẳn cao hơn tại Mỹ.

Mỹ là nơi có con số chính xác và cách biệt giàu nghèo nếu không cao hơn được Kazakhstan thì cũng cao nhất trong các nước phát triển. 1% giàu nhất đang lăm le sở hữu bằng 99% còn lại. 0.1% giàu nhất sở hữu bằng 90% ở dưới đáy và nghe đâu gia đình Walton đại khái sở hữu bằng 48% hộ tại Hoa Kỳ.

Thế có thể gọi Hoa Kỳ là 1 chế độ Oligarch (như Kâzkhstan v.v.) không? Mình không dám nói thế, đó là phát biểu mới đây của cựu tổng thống Carter.

Trở lại Hàn quốc, cách biệt này cũng đang tăng trưởng. Về thu nhập 10% cao nhất chiếm 45% tổng số thu nhập. Tại Hoa Kỳ 10% đầu bảng chiếm 50% của tổng số.

Thì giỏi đấy, nhưng vẫn còn thua Mỹ.

17:01 Saturday,29.8.2015

Đăng bởi:  Đặng Thái

Rất cảm ơn bác Sáng Ánh đã quan tâm và có lời khen, lại cung cấp thêm nhiều thông tin giá trị.

Chỉ xin thưa với bác là ngoài Kazakhstan, Turkmenistan có dầu với khí ra thì Uzbekistan, Kyrgyzstan hay Tajikistan vẫn nghèo đói lắm ạ. Ngay cả Kazakhstan hay giàu (và dầu) tương đương như Azerbaijan thì cũng là giàu các quan lớn, các tập đoàn dầu mỏ, chia đầu người lẽ nào GDP chả cao, tiền bán dầu thừa sức tranh nhau Thế vận hội mùa đông với Trung Quốc (http://soi.today/?p=181366). Chứ nếu bác Sáng Ánh có dịp qua Moscow chơi thỉnh thoảng sẽ thấy trên phố, cảnh sát bắt cả đoàn người Kazakh, Uzbek vượt biên sang Nga như dân Mexico vậy.

Đúng là Kazakhstan có phát triển hơn các nước Trung Á khác thật nhưng nhìn chung vẫn chưa ăn thua. Số liệu GDP bác đưa ra là theo sức mua tương đương, so thế thì Việt Nam mình cũng được gần $6000. Ông Lý Quang Diệu đã nói rằng sai lầm của nước Mỹ là tư duy bằng kích cỡ và con số, đó là lí do họ phải tìm đến ông để nhờ cố vấn về châu Á. Lục lọi trên Soi thì thấy có bộ ảnh về dân Azerbaijan (http://soi.today/?p=37388) cũng là một nước nhiều dầu, 1 đồng manat ăn 1 đô Mỹ. Nói vậy thôi chứ em vẫn rất kính trọng bác Sáng Ánh, xin phép hỏi là chẳng hay bác đã từng xem một cái phim rất nhố nhăng nhưng cũng rất thú vị với cái tên dị hợm là: "Borat: Cultural Learnings of America for Make Benefit Glorious Nation of Kazakhstan" hay chưa?

14:57 Saturday,29.8.2015

Đăng bởi:  Candid

Bác SA kể nhớ năm nào trên TV có chiếu bộ phim xà phòng cải lương nhiều tập Nam Triều Tiên tên là Ông trùm. Trong phim có chi tiết dân xã hội đen Nam Triều Tiên hăng hái rủ nhau đi giết "bọn đỏ" (chữ dùng trong phim). :D thế là nhà đài cắt cái rụp. Hết xem.

4:24 Saturday,29.8.2015

Đăng bởi:  SA

Cám ơn Đặng Thái về loạt bài bổ ích và thú vị về Hàn quốc.

Về cuộc nổi loạn Tế Châu (Jeju) 47-48, trách nhiệm đàn áp và tiêu diệt hàng chục ngàn thường dân thuộc về chính quyền quân đội Mỹ, vào lúc đó quản ly phần Nam Hàn sau khi Nhật bại trận. Đây không hẳn là cuộc đàn áp thành phần CS mà là 1 cuộc đàn áp thường dân khiến sau đó 40.000 phải bỏ sang Nhật (và tất nhiên ủng hộ chế độ Triều tiên).

Ngay anh hùng (sau này của Triều tiên) Kim Dal Sam, lãnh đạo cuộc nổi loạn, cũng chỉ theo chế độ miền Bắc trong tiến trình cuộc cuộc đàn áp kinh hoàng này (“Bắn chết tất cả những người sống cách bờ biển 5 km”). Tại Nam Hàn trong giai đoạn này, cứ bị vu lơ mơ trăng gió hay mây trời là CS thì rất khó sống. Ngay 1 đại úy Phác Chính Hy (Park Chung Hee) về sau thượng tướng và tổng thống Hàn quốc, từng bị truy nã và phải bỏ trốn về tội CS.

Tại Tế Châu, chỉ huy Trung đoàn 9 quân đội là trung tá Kim Ik Ruh, bất đồng với lực lương công an và từ chối lệnh đàn áp. Ông kể lại chuyện trong cuộc họp chủ tọa bởi tướng Dean (Toàn quyền Hoa Kỳ tại Nam Hàn) ông nổi hung bóp cổ bộ trưởng nội an của Nam Hàn (“tôi có học võ”) và bị cách chức. Tuy vậy, ông không bỏ theo Kim Nhật Thành mà ở lại quân đội Hàn quốc, sau này thượng tướng.

Tổng thống Roh Moo Hyun đã chính thức thay mặt Hàn quốc tạ lỗi về vụ thảm sát này.

Về Tế Châu (ngày nay là nơi tuần trăng mật của các cặp vợ chồng mới cưới), có phim truyện “Jiseul” (2012).

Khi chiến tranh đến, các cuộc tàn sát các thành phần được cho là CS xảy ra tại khắp Hàn quốc (thảm sát Hội Bảo đạo, Bodo League Masacre) lên đến 100.000 hay 200.000, không ai ở đó mà đếm http://wayback.archive.org/web/20081007071649/http://www.japanfocus.org/_______Khiem___Kim_Sung_soo-Crimes__Concealment_and_South_Korea___s_Truth_and_Reconciliation_Commission

Ngoài ra , Kazakhstan, hiện nay không là 1 nước Trung Á nghèo nàn, nhờ tài nguyên dầu khí. GDP bình quân của Kazakhstan (PPP) là $24.020 (2014, IMF), bằng 2/3 Hàn quốc ($35.277) và thuộc các nước phát triển tầm trung ở Âu (Nga, Hy Lạp, Hungary, Portugal) ở Á (Mã Lai) Nam Mỹ (Chile, Argentina) hay ở Phi châu (Gabon).

10:27 Wednesday,26.8.2015

Đăng bởi:  candid

Em đọc thấy là khi dân Triều Tiên đấu tranh để thoát khỏi Nhật Bản thì cuốn sách "Việt Nam vong quốc sử" của cụ Phan Bội Châu rất phổ biến ở Triều Tiên. Khi cụ Phạm Hồng Thái mất cũng có một đồng chí người Triều Tiên viết báo bênh vực vì "đồng bênh tương lân".

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả