Đi & Ở

Xã hội Hàn Quốc (bài 9): Nỗi buồn được giải quyết ra sao?

Lời mở đầu: Điều gì làm khiến bạn nhanh chóng nhận ra rằng mình vừa đặt chân xuống một nước phát triển? Với mình, thứ hiển hiện rõ nhất chính là sự sạch sẽ. Hàn Quốc là một đất nước sạch như lau như li. Trong bài này chúng ta cùng xem qua vấn đề […]

Ý kiến - Thảo luận

0:32 Tuesday,27.12.2016

Đăng bởi:  quang khoa

Bài viết hay và sâu sắc (cười nhẹ nhõm). Xin chân thành cảm ơn tác giả. 함 사 합 니 다

14:54 Tuesday,29.9.2015

Đăng bởi:  Liên Xô kiều

Nhiều Việt kiều Liên Xô chỉ xài đồ Nga xịn (sâm banh, trứng cá, và...) mà ít để ý văn hóa Nga. Thời trung cổ trong họ của người Nga có Svi'nin và Svin'nin (tùy trọng âm rơi vào đâu), svinia - lợn. Các họ này xuất hiện từ thế kỷ thứ 10.
Có thể từ đây mà người Đức (Phổ) gọi Nga như vậy (đặc biệt trong văn học CT Thế giới thứ II).Hiện tại các họ này không còn thông dụng. Ngay cả Kabanov (Kaban - lợn rừng) cũng hiếm dần.
Về chuyện có người Nga bẩn, có thể do một tên "con" của Ivan là Vaniusha (vaniat' - bốc mùi). Ông Putin từng dùng chữ này (vaniat') trong ngôn từ chính thức, khiến có trí thức Nga phải cau mày.

10:20 Tuesday,29.9.2015

Đăng bởi:  Tôi nghèo về vật chất thôi

Lại nhớ thêm vài ý: cuối thế kỷ trước tôi ở Nga. Có lần một bạn buôn đến từ Mãn Châu Lý (Người Mãn) để mua máy xúc. Thường họ (khu tự trị thôi) mua, chẳng hạn 50 xe bò MAZ, trong khi VN thường mua 2 chiếc, mà ko hiểu có mua thật không). Anh này đi hàng vạn dặm đến, nhưng khi tôi hỏi sao chưa đi tắm, anh bảo không cần. Một lần khác, anh chia sẻ vì sao các bà già Nga nhịn bánh mì dành dụm tiền mua xà phòng.

9:26 Tuesday,29.9.2015

Đăng bởi:  Tôi nghèo về vật chất thôi

"Nga lợn” là cụm từ mà các Việt kiều Liên Xô dùng nhiều" - điều này rất sai, tôi đã qua nhiều vùng nông thôn Nga. Xin được nói thật, đấy chính là những nơi mà ta tiền ít, vẫn hít được đồ thơm hơn ti tỉ lần so với những chốn đô thị sành điệu. Có những phụ nữ thuộc hạng gia đình say rượu (hạ lưu), nhưng tôi thấy họ vẫn cố làm vệ sinh cá nhân (xin lỗi) theo kiểu giấy rách vẫn giữ lấy lề.
Tôi không có tiền, nhưng nếu cho không tôi cũng không dám động vào gái hot, vì đã từng gặp những người thực sự "đói cho sạch, rách cho thơm" ở Nga, lại còn ăn nói văn học. Đây là 1 lý do tôi cho là cấm vận khó đánh gục được (tinh thần) Nga. Đồng ý cũng có những nơi bẩn (các nơi từng là công trường địa chỉ là LB xô viết với người tứ xứ đổ về. hoặc những nơi từng thuộc vê Kim Hãn Quốc (Mongoloit).
Bản thân gia đình tôi từng bị rắc rối với hàng xóm vì ... thường xuyên phơi quần áo. Có một cô xứ Mường, nhờ đồng chí Lên nin nên cũng (từng) được đeo quân hàm cao (quân nhân chuyên nghiệp), kiện với Cảnh sát khu vực: Con này (vợ tôi) giặt nhiều (họ muốn lấn sang diện tích công chúng tôi vẫn phơi phóng). Anh cảnh sát bảo: Người ta giặt nhiều thì tốt cho chị chứ sao...
Ý tôi là không phải cứ giàu mới sạch.
Ngược lại, thân mẫu đã không biết rằng bà làm tôi vô cùng thất vọng khi không bằng lòng với cô ô sin từ một vùng quê xa (vế sau của ngạn ngữ 'Chè Thái") vì cô này:
1. có nhiều quần áo
2. Dám giặt nhiều hơn chủ...
Tôi nghĩ rằng gia hệ mình dù nhiều người làm giáo, có nên đặt vấn đề cái gì cũng phải cao hơn người ở.
Mới biết đồng chí Liệt ninh đặt ra khái niệm "toilet bằng vàng" như một tiêu chuẩn đẳng cấp cho giai cấp công nhân lãnh đạo - khái niệm bây giờ vẫn hot kinh.

22:15 Monday,28.9.2015

Đăng bởi:  rieng&chungr

Cảm ơn bác Đặng Thái. Em thấy chủ đề toilet thật là cần thiết như chính nỗi buồn thôi thúc chúng ta mỗi ngày vậy : ))
Ở Hà Nội cũng thấy toilet của nhà hàng Hàn Quốc sạch hơn của hàng cơm VN. Còn ở sân bay quốc tế thì Nội Bài (mới) cũng tạm coi là sạch sẽ ngang với Bắc Kinh, Quảng Châu, HongKong (em mới qua vài chỗ kiểu đó, không thể so hiểu biết với bác Đặng Thái). Tuy nhiên "vào sâu trong thành phố" (thôi không bàn đến Hà Nội nữa) thì Bắc Kinh hay Quảng Châu đều lộ ra những toilet (nơi công cộng hoặc hàng cơm) từ "sạch vừa vừa" đến khá bẩn, lắm chỗ chẳng có nước rửa tay chứ đừng nói có giấy vệ sinh hay xà phòng. Thế rồi sang Đài Bắc chục ngày, không tìm được cái toilet "sạch vừa vừa" nào cả. Thậm chí toilet trong "chợ dân sinh" (chợ tư nhân bán rau dưa cá thịt) cũng rất sạch, có cả buồng riêng cho người ngồi xe lăn, tịnh không thấy mùi mẽ gì, trong khi chợ thì tanh ngheo nghéo vì cá.
Em nhất trí khi bác nói càng giàu càng vệ sinh.

16:31 Thursday,10.9.2015

Đăng bởi:  Chít

Hàn Quốc không "sạch như lau như li". Vỉa hè ở khu phố cách khu Kangnam 1km là đã đầy rác. Nhật Bản mới thực sự sạch. Nhật sạch mà đồ ăn vẫn ngon, không giống như nhận định về Châu Âu

1:17 Tuesday,8.9.2015

Đăng bởi:  SA

Một trong nơi yếu kém nhất về mặt vệ sinh là Ấn độ, khiến Nobel kinh tế Amartya Sen quyết định dành phần đời còn lại của ông cho việc nhà cầu. Ông viện "Tại sao Bangla Desh ở cạnh nghèo gấp 2 mà số nhà vệ sinh bình quân lại nhiều gấp 4 Ấn độ?"
Câu trả lời là văn hóa, và nếu Ấn độ văn hóa Ấn độ giáo thì Bangla Desh thuộc văn hóa Hồi giáo, ý thức cao về vệ sinh và quy định chí ít mỗi ngày phải rửa tay rửa chân 5 lần trước khi cầu nguyện.

18:06 Monday,7.9.2015

Đăng bởi:  Bống

Kình nghê vui thú kình nghê
Tép tôm thì lại vui bề tép tôm
...

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả