Chính trị

Người tỵ nạn Syria: gánh nặng đè ngay trong xóm

. Thảm cảnh thuyền nhân và người tỵ nạn từ Trung Đông và Bắc Phi hiện đang gây bàn cãi cũng như mâu thuẫn giữa các nước EC, giữa các nước tuyến đầu tiếp nhận (Italy, Hy lạp) và các nước còn lại, giữa các nước không muốn nhận (Anh quốc) và các nước không […]

Ý kiến - Thảo luận

21:46 Wednesday,7.6.2017

Đăng bởi:  SA

Ai mà nhà họ, họ không ở, lại vác thân đến nhà ta xin trú đều gây vấn đề hết. Tây phương cũng thế thôi nhưng Tây phương ko phải là nhiều vấn đề này nhất mà vì ta không theo dõi truyền thông...Uganda.

Uganda là "thiên đường tỵ nạn", xếp hạng số 1 trên thế giới về chính sách rộng lượng này. Ai chạy bom chạy giặc đến nơi này đều được chấp nhận cho thường trú và định cư, phân lô chia đất canh tác, giúp xây nhà hay lên TP tìm việc, mở cửa hàng buôn bán, hưởng phúc lợi như mọi người, giáo dục và y tế miễn phí. Nhưng đây là 1 nước bé (35 triệu dân) và nghèo (chỉ bằng1/3 của VN). Mức 200 000-300 000 tị nạn là mức vừa đẹp.

Uganda ko có "trại tị nạn" nhờ thế, nhưng trong 11 tháng qua từ Nam Sudan sang 600 000 khiến tổng số lên gần 1 triệu, hiện mỗi ngày là 2000-3000 người. Bidi Bidi giờ là trại tị nạn lớn nhất thế giới, chứa 300 000. Tị nạn cũng có thứ bậc chứ, và tị nạn tại Uganda đối với dư luận thế giới đứng hàng chót.

Vô địch về chứa chấp vẫn là Lebanon, hiện 1,5 triệu người Syria tị nạn trong khi dân số Lebanon là 4,5 triệu (500 000 là tị nạn Palestine 1948, 1967). Vậy mới là nhiều, trong khi Lebanon là 1 nước bấp bênh về quân bình chính trị và tôn giáo, từng trải qua 15 năm nội chiến về việc này và quân đội ...Syria chiếm đóng 1976-2005

18:02 Thursday,10.9.2015

Đăng bởi:  Bống

C'EST VRAIMENT SUPER!!!
Nếu ko phải vì tụi ZOU (Zionist Occupied Universities)thì chắc chắn S.A phải đứng đầu khoa International and Global Affairs của 1 uni thuộc Ivy League dzùi.
Còn tại VN tin chắc ko có ai qua đc S.A kể cả bọn 10.000 Giáo sư...

14:14 Thursday,10.9.2015

Đăng bởi:  SA

Cái chết của em Aylan Kurdi khi lên hình khiến Âu châu xúc động và ảnh hưởng đến chính sách nhận tị nạn cũng khiến thành phần chống việc nhận tị nạn phản công lại trên mặt trận truyền thông.

Chuyện người cha sống sót vượt biên để chữa răng miễn phí tại Sweden hay Đức được đồn đại và 1 thượng nghị sĩ Australia lập lại tại diễn đàn quốc hội. Các phát biểu của gia đình, bà cô, ông bác tại Canada cũng như của người cha răng xấu và số xấu này được soi mói và cho là mâu thuẫn. Thí dụ khi ông kể "tôi thấy xác vợ tôi (lềnh bềnh) như 1 trái bóng" thì có bài viết phê bình là chương như 1 trái bóng phải mất 3 ngày và như thế là ông tả điêu!

Theo Tổ chức Quốc tế Di dân (IOM) từ đầu năm có 320.000 người vượt biển Địa Trung Hải, 218.000 sang Greece và 111.000 sang Italy. Trong số này, ít nhất có 2636 chết biển. Mới đây, tại Zuwara, Lybia, 1 ghe 400 người lật và 200 mất tích, xác em bé trở về bờ và lên hình cũng có nhiều nhưng chưa ai soi mói tình trạng răng lợi của các thân nhân sống sót nếu còn.

Đức, Sweden thì không biết, nhưng người Anh, người Pháp thường sang Hungary để làm răng giá rẻ. Phần tôi, sống 40 năm ở nước ngoài, chủ yếu là Pháp và Mỹ, có phép định cư trong khu vực Schengen, tức là cả Đức lẫn Sweden, chẳng hiểu ở đâu được miễn phí và vẫn thường phải sang chữa tại...Thái lan. Tại đây chất lượng điều trị cao, nhanh chóng và giá rẻ, tuy hơi có xa.

Nhưng tôi đi sang đó bằng máy bay, không phải bằng ghe.

12:52 Thursday,10.9.2015

Đăng bởi:  SA

Con số cập nhật mới nhất của Cao ủy Tị nạn LHQ (UNHCR) là vào ngày 6.9.2015 và ở đây.
http://data.unhcr.org/syrianrefugees/regional.php

Con số này có chỗ rất chênh với con số mình viết trong bài, tại Turkey giờ là 2 triệu chứ không phải 1 triệu

Turkey:1.938.099
Lebanon: 1.113.941
Jordan: 629.266
Iraq: 249.463
Egypt: 132.375

Mang tổng số người Syria tị nạn được Cao ủy đăng ký lên 4.088.099.

Tại Lebanon, tôi có tiếp xúc rất nhiều người Syria ngại đăng ký với lại Cao ủy (và như vậy không được giúp đỡ của UNHCR). Riêng tại đây, có lẽ họ nghĩ là ở tạm vài ba tuần vài ba tháng đợi tình hình lắng dịu, hoặc sợ đăng ký sẽ bị bắt đuổi về, hoặc coi đây là nước họ.

Quan hệ ngoại giao giữa 2 nước chỉ mới có từ tháng 10-2008, bị buộc lắm Syria mới nhận và thành lập sứ quán. Một bận tôi đi tìm đại sứ quán này đỏ con mắt, ở từng 2 của 1 căn nhà nhỏ, treo 1 cái cờ bé tí và đến nơi gõ cửa không có ai, láng giềng bảo có 1 hay 2 nhân viên trực, họ đi vắng đâu mất rồi. Từ ngày độc lập cho đến 2008, Syria coi Lebanon là phần của quốc gia và lãnh thổ Syria, tất nhiên người Lebanon lại nghĩ khác. Cho nên khi buộc phải công nhận Lebanon, Syria chỉ đặt sứ quán tượng trưng cho có.

Sao thì, tại đây, số tị nạn cao hơn là con số đăng ký với UNHCR.
.
Về nhân khẩu, là nửa nam và nửa nữ. 45,7% lứa tuổi 18-59, 3% trên 60, số còn lại (tức là là đa số 51,3% là trẻ em).

Trước chiến tranh, con số tị nạn này là 0. Năm 2011, người Syria chưa nghĩ đến việc sang thiên đàng Âu châu để làm răng giả, làm mổi ngày, như có truyền thông cho biết về trường hợp gia đình em bé chết dạt bờ biển. Theo tin này, thì họ vượt biên để làm răng cho người cha!!!

Nên nhớ, gia đình này ở Kobani, thị trấn suýt bị IS chiếm nhưng chống cự dũng mãnh. Nếu thật sự lo chuyện răng lợi, tôi nghĩ họ đã ở lại nước và chạy sang phía IS. IS có cách chữa đau răng rất tài, là chặt băng đầu.

10:53 Thursday,10.9.2015

Đăng bởi:  admin

SOI post lại comment của 2 bạn đọc vì file có lỗi:

3:23 Tuesday,8.9.2015 Đăng bởi:
SA
Nếu trong nội chiến Lebanon (1975-90), chính quyền Syria can thiệp vào, lúc phe này lúc phe kia, thì trong nội chiến Syria, chí nguyện quân hai bên Lebanon sang đó tiếp tục thanh toán nợ cũ mới. Tuy là ở nước láng giềng, nhưng người Lebanon lại cầm súng đụng độ người Lebanon.

Đây làm nhớ lại, tại Spain 1937, trận Guadalajara, thiết kỵ phát xít Italy do Mussolini gửi sang giúp phiến loạn ("Quốc gia") lật đổ CP ("Cộng hòa). Đang bị vây hãm thì binh sĩ thiết giáp nghe nói tiếng Ý xôn xao, tưởng được quân nhà giải cứu. Tiếng Ý này bảo "Thôi các đồng hương ra hàng đi, đây là lữ đoàn chí nguyện Ý Garibaldi (giúp CP Cộng hòa)!"


23:55 Monday,7.9.2015 Đăng bởi: Vượng Vũ
Bác Sáng Ánh cho một bài quá hay và công phu cao. Có vợ Ả-rạp quả là lợi hại khi viết những bài vể xứ này :-)). Đọc bài của bác mới hiểu là việc nhận những người tị nạn Syria có những cái rất khó của nó. Hình ảnh một em bé 3 tuổi nằm chết trên bãi biển thực là đáng thương, nhưng mủi lòng trước những đáng thương như vậy để rồi mở cửa biên giới cho người tị nạn ùa vào (xong ở lại luôn), trong một bối cảnh thế giới ngày càng phức tạp, thì cũng là một việc quá mạo hiểm và có khi lại là đắc tội với dân nước mình. Làm lãnh đạo những nước phương Tây tư bản giãy chết thực khó phải không bác? Phải cứng rắn mà vẫn phải giữ cho hình ảnh của mình là nhân hậu trước toàn dân...

Một lần nữa cảm ơn bác, bài viết hay quá.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả