Văn & Chữ

Nghĩa của tiếng Việt: Cứu cánh -
do ta dùng sai chứ không ai cứu ai cả

. Khi bàn về từ tiếng Việt bị dùng sai so với nghĩa gốc, trước sau gì chúng ta cũng phải bàn về chữ “cứu cánh”. Trong tiếng Việt hiện đại, chữ cứu chúng ta dùng có ba nghĩa, đến từ ba chữ Hán khác nhau. Nghĩa đầu tiên bắt nguồn từ chữ Hán 救. […]

Ý kiến - Thảo luận

19:00 Saturday,6.6.2020

Đăng bởi:  Xuân Trang

Bài viết rất hay và có ý nghĩa. Xin cảm ơn.

13:34 Friday,18.10.2019

Đăng bởi:  Trúc Nguyễn

Hay quá, vậy ví dụ một người muốn nấu nướng giỏi giang hơn là cứu cánh khi tìm đến các công thức nấu ăn trên mạng.

0:06 Friday,23.10.2015

Đăng bởi:  a tủm

Khó lắm! Có phải ai cũng có điều kiện nghiên cứu ngôn ngữ, đặc biệt là Hán Việt đâu, trong khi tốc độ sống ngày càng nhanh! Đã thế lại còn sinh ra đủ các loại mạng xã hội bờ lốc bờ leo nhì nhằng :p

Chẳng hạn, "vấn nạn" nghĩa là hỏi khó, hỏi vặn (động từ). Sau được dùng với nghĩa vấn đề khó khăn (danh từ).
Còn "thăm hỏi (không chỉ) về tai nạn" thì dùng từ "vấn an".

Cho nên, khó :)

22:51 Thursday,22.10.2015

Đăng bởi:  lc

Rất đồng ý với Lê Thông ca ca !

22:39 Thursday,22.10.2015

Đăng bởi:  Lê Thông

Tôi nghĩ đành rằng ngôn ngữ là qui ước thông tin, và ngôn ngữ là thực thể sống, luôn biến động, phát triển nhưng cái kiểu dùng sai nhưng cái sai đó thành phổ biến sẽ thành cái đúng thì tôi không đồng tình.Chẳng hạn trên báo đài của ta từ "vấn nạn" nguyên nghĩa là thăm hỏi về tai nạn nay được dùng là vấn đề tệ nạn, "tiêu đề"(tên đặt cho một phần, một đoạn)được dùng với nghĩa là đầu đề,nhan đề, thậm chí ghép thêm rất thừa nghĩa như "lúc sinh thời", "tối ưu nhất".Cứ thế tiếng Việt ta loạn mất.

11:20 Sunday,11.10.2015

Đăng bởi:  Đậu Tài

tôi ko nghĩ là dùng sai, giả sử những người đầu tiên dùng từ này, ghép từ "cứu" nghĩa thứ 1, và "cánh" nghĩa là cuối cùng, thì ra 1 nghĩa hợp lý với cách họ muốn dùng, tức là cứu chữa lần cuối cùng. Ko nên nghĩ rằng bởi vì thấy có từ "cứu cánh" mang nghĩa khác mà nói rằng từ "cứu cánh" kia là dùng sai, ta cũng không biết rằng từ "cứu cánh" nào có trước

11:56 Thursday,24.9.2015

Đăng bởi:  Phạm quang hiếu

Theo em hiểu thì "bỉ ngạn" là bờ bên kia còn "rốt ráo" là triệt để vốn không trùng nghĩa. Tuy nhiên, trong một ngữ cảnh nhất định, như Bát Nhã Tâm Kinh, chúng hoàn toàn có thể trùng nghĩa khi bờ bên kia được hiểu là nơi/điểm/cảnh giới rốt ráo, triệt để, tột cùng.

11:30 Thursday,24.9.2015

Đăng bởi:  Phạm quang hiếu

https://vi.m.wikipedia.org/wiki/Ba-la-mật-đa
Ba la mật trong link trên có cả nghĩa là "sự cứu cánh".
Tuy nhiên trong bản phạn không có paramita nào gần nirvana. Vậy các cụ dịch từ nào để thành "cứu cánh niết bàn"?
Đến đây thì hết cơn lười, sực nhớ ra mình có cuốn Từ điển Phật học :)))

Em trích 2 trong 6 nghĩa của từ này:
CỨU CÁNH: chữ tàu; China: jiujing; Japan: kukyo
1. Chỗ tột cùng, không có gì vượt qua đc, chỗ tận cùng; tột bực; tốt nhất; hoàn thiện nhất (sanskrit: atyanta)
2. Vô cùng, tột bậc; ranh giới; cực điểm (sanskrit: nistha)
(trang 141 TĐPH do ban biên dịch Đạo Uyển soạn,nxb Tôn Giáo 2006)

Như vậy có thể thấy "cứu cánh" trong "cứu cánh niết bàn" dc các cụ dịch từ "nistha" chứ không phải từ "paramita".

Tiện tay tra luôn Ba la mật trong sách thì thấy về cơ bản cũng giống wiki, nhưng không nói gì đến việc dịch chính xác hay ko theo từ nguyên tiếng phạn.

7:55 Thursday,24.9.2015

Đăng bởi:  Candid

Đúng là em viết thiếu chữ a. Và cũng đúng là em không xem bản chữ Phạn mà chỉ dựa vào một số tài liệu mà em đọc được nói là Paramita là đáo bỉ ngạn, đến bờ bên kia, đến chỗ rốt ráo. Nghĩ kỹ lại thì có khi rốt ráo là bằng với bỉ ngạn?

0:05 Thursday,24.9.2015

Đăng bởi:  Phạm quang hiếu

“Cứu cánh” còn có thể hiểu là: cuối cùng (của) cuối cùng. Một cách nhấn mạnh. Ý muốn nói một cái gì rốt ráo, triệt để, tột cùng, cực điểm, không gì hơn thế.


@Bác Candid: Ý bác là paramita? (bác gõ thiếu chữ "a"?)
Nếu đúng thế thì paramita phiên âm là ba la mật (đa): đến bờ bên kia, đáo bỉ ngạn.
Đoạn trích phạn văn sau ko có từ paramita nào sát với nivana cả:

Bodhisattvasya prajnaapaaramitaam aashritya viharaty acittaavaranah. Cittaavarana-naastit vaad atrasto, viparyaasaatikraanto nishtha-nirvaanah.
Bồ đề tát đõa y Bát nhã Ba la mật đa cố, tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết bàn.

Nguồn: https://m.youtube.com/watch?v=k9paTeKEWq0
:D

15:15 Wednesday,23.9.2015

Đăng bởi:  vinhnguyen

Bài này hay quá ạ! Phần comment bên dưới cũng vậy ạh. Cám ơn tác giả!

16:02 Saturday,19.9.2015

Đăng bởi:  Phạm quang hiếu

À, gúc gồ thì thấy "cánh" còn một nghĩa khác là "xong", "hoàn thành". Vậy dịch câu "cứu cánh Niết Bàn" là: "..., rốt cục thành tựu Niết Bàn" hay "cuối cùng đạt tới Niết Bàn" có lẽ chính xác hơn là " đạt tới đích Niết Bàn cuối cùng"! Vì nếu hiểu "cánh" là hoàn thành thì "cứu cánh" không còn là "mục đích cuối cùng" nữa mà là "cuối cùng (cũng) đạt được/làm xong/hoàn thành/tựu thành".
Đúng là một từ thú vị :)

13:58 Saturday,19.9.2015

Đăng bởi:  Phạm quang hiếu

Một cái gì đó để nương tựa, gửi gắm niềm tin
Một cái gì đó để trở về/đạt tới
Một cái gì đó củng cố niềm tin, tạo động lực hành động (chứ ko đơn giản chỉ là tìm ra giải pháp cho một vấn đề)

Có lẽ "cứu cánh" ko đơn thuần là "giải pháp tối ưu", "sự cứu giúp, nâng đỡ" hay "mục đích cuối cùng". Nó, dù là mục đích, giải pháp hay sự nâng đỡ thì cũng giống như một điểm tựa, cội nguồn của hành động, nơi cảm hứng tựa vào. Một cái gì đó thuộc về tinh thần của một người ở mức độ sâu xa nhất. 

Hiểu nó là "điểm tựa sau cùng, rốt ráo" có lẽ đúng hơn. Và nội hàm của nó, tùy trường hợp cụ thể, cũng chứa đủ nâng đỡ, giải pháp lẫn mục đích. 

Định nghĩa nó là: "Điểm tựa sâu xa nhất của tinh thần một người, nơi phát sinh và/hay trở về của hành động" có dc ko nhỉ? Hihi!

@ Mỗi khi nhớ đến nàng, lòng tôi ngập tràn sung sướng. Tôi nhớ đến khoảnh khắc kỳ diệu lần đầu tiên chúng tôi gặp nhau... Hạnh phúc của nàng, quả thật, đã trở thành cứu cánh cho cuộc đời tôi :)))

Kem đánh răng ba trong một đấy!

Nếu thay "cứu cánh" bằng "nâng đỡ" thì nói dc lòng biết ơn nhưng ko diễn đạt dc mục đích hành động. 
Thay bằng "giải pháp" thì hắn lại quá con buôn, ko nói lên dc tình cảm của hắn.
Thay bằng" mục đích" thì quá duy ý chí, ko diễn đạt dc cái sung sướng trong hành động. 

@ Hiểu theo cách này thì:
Thiên Chúa không chỉ là đấng nâng đỡ cho các tín đồ TCG mà còn là mục đích cuối cùng/tối thượng (trở về với/trong/là Chúa) và giải pháp tối ưu cho hành động (vì Chúa, trong Chúa, với Chúa, là Chúa-Thiên Chúa trong ta) của họ. 

Niết Bàn cũng vậy, vừa là mục đích tối thượng (phải đạt đến) vừa là giải pháp tối ưu (cho mọi đau khổ luân hồi) vừa là động lực nâng đỡ (vì khát vọng thành tựu Phật quả). 

Có lẽ "cứu" trong nghĩa truy cứu ghép với "cánh"-cuối cùng có nghĩa là: truy cứu sâu xa tận cùng để nhận thấy cái lẽ sau cùng (của vạn vật-và lấy đó làm điểm tựa). Phải chăng đó là ý nghĩa nguyên thủy của nó?

Và phải chăng, cái sai lầm của người đương thời chính là hiểu một cách quá duy vật đối với một khái niệm vốn sinh ra để chỉ một vấn đề thuộc tinh thần thuần túy?

8:57 Saturday,19.9.2015

Đăng bởi:  candid

Em nghĩ là "cứu cánh" hay "rốt ráo" thì hiện nay đều sử dụng khác nghĩa ban đầu của nó. Từ rốt ráo hiện nay em thấy đa phần sử dụng trong văn nói.

23:21 Friday,18.9.2015

Đăng bởi:  phó đức tùng

mình không hiểu chữ pramita tiếng Phạn thực sự là gì, vì thế cũng không thể biết dịch là cứu cánh hay rốt ráo thì là đúng hay sai. Về logic thì nếu có 2 bản dịch khác nhau, một bản dịch chữ pramita thành cứu cánh, bản kia dịch là rốt ráo thì không cho phép suy ra là 2 từ này đồng nghĩa, vì rất có thể một trong 2 bản dịch, hoặc cả hai đều sai. Mặt khác, nếu nói theo nghĩa tiếng Việt thì rốt ráo là tính từ, cứu cánh nếu dịch là "mục đích cuối cùng" là danh từ, vì thế nghi ngờ ít nhất 1 trong 2 bản dịch không chuẩn là cao. cụm từ "cứu cánh niết bàn" hay "rốt ráo niết bàn" đều rất tối nghĩa.
Nếu "cứu cánh niết bàn" là đúng, thì cũng không từ đó suy ra cứu cánh chỉ có nghĩa là "mục đích cuối cùng".
Ngay cả khi chữ cứu cánh trong bản dịch là đúng và dịch tiếp ra tiếng việt là "mục đích cuối cùng" cũng là hợp lý thì cũng không đủ để nói là tất cả các cách hiểu và dùng khác về chữ cứu cánh đều sai.
Thực ra mình được nghe về chuyện "cứu cánh thực ra là mục đích cuối cùng" rất nhiều lần. Ai cũng có vẻ lấy kiến thức này để phân biệt giữa trí thức và nông dân. Tuy nhiên tại sao là thế thì chưa ai giải thích một cách thuyết phục. Đa số những trí thức này không thể biết câu chuyện chữ cứu cánh là từ chữ pramita trong bát nhã kinh, mà có biết thì cũng chỉ để biết thế, chứ dám tin là không thể hiểu. Mình liên tưởng những người bắc đã từng vào đồng bằng SCL, sẽ rỉ tai nhau một sự thật "này, chim là cái của con gái, tất cả những ai bảo chim là của con trai đều là dùng sai từ, lạc hậu quá"

15:52 Friday,18.9.2015

Đăng bởi:  candid

Theo em thì căn cứ vào bản dịch kinh Bát nhã ba la đa mật tâm kinh từ tiếng Phạn qua thôi. Em thấy có bản dịch ra tiếng việt đoạn này đề là "rốt ráo niết bàn".

Rốt ráo hay cứu cánh thì trong bản tiếng Phạn là pramita

14:23 Friday,18.9.2015

Đăng bởi:  phó đức tùng

chữ cứu cánh vốn không phải tiếng Việt, mà là mượn từ tiếng Hán. Tiếng hán có 3 từ đồng âm đều là cứu, vậy làm sao chắc là chữ cứu trong cứu cánh là chữ nào. Nếu cánh là cuối cùng, cứu cũng là tột cùng, thì cứu cánh là tột tột cùng, thực ra là thừa. Việc nói nó là "mục đích" thì cũng không phải là nghĩa trực tiếp nào trong 3 nghĩa. Vậy nói "mục đích cuối cùng" hay "sự cứu rỗi, giải thoát cuối cùng" thì e rằng chữ mục đích còn khó hình dung hơn. Nhất là trong chữ "cứu cánh niết bàn". Nói niết bàn là mục đích cuối cùng, nghe càng không giống phật giáo, mà có vẻ như tuyên giáo chính trị hơn.

18:15 Wednesday,16.9.2015

Đăng bởi:  Dương Phan

Dùng sai, nhưng việc sai đó phổ biến và dễ sử dụng có thể tạo ra một cách hiểu mới không? (như là một cách định nghĩa lại)? Ví dụ như trường hợp "chúng cư" và "chung cư".

11:03 Wednesday,16.9.2015

Đăng bởi:  candid

Cám ơn Soi, dịch và chú giải chỉ là chữ. Còn hiểu thì khó hơn.

10:10 Wednesday,16.9.2015

Đăng bởi:  admin

@ Candid: Đọc bài này nhé, có chú giải bản kinh này rất tỉ mỉ:
"Luận về Bát-nhã Ba-la-mật-đa tâm kinh"

9:45 Wednesday,16.9.2015

Đăng bởi:  candid

Cám ơn bác, bài kinh này có mấy trăm chữ mà đọc mấy năm nay vẫn chưa hiểu hết.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả