Điện ảnh

Hoa Vàng Trên Cỏ Xanh: Ra rạp đi rồi về cầm roi luận tiếp

“Nếu kỳ này Hoa Vàng được nhiều khán giả đón nhận, thì điện ảnh Việt Nam có thể hi vọng thoát được đại dịch phim mì ăn liền.” (Tiểu Tốt) Chỉn chu và nhất quán Một bộ phim điện ảnh giải trí khác với nhiều loại hình sáng tác ở chỗ ngoài yếu tố kỹ […]

Ý kiến - Thảo luận

14:13 Sunday,4.10.2015

Đăng bởi:  Anh Nguyen

Xem phim làm gợi đến mấy bộ phim Big Fish, The Fall, Great Expectations,... Đặc biệt shot hình này trong Big Fish đúng nghĩa đen "hoa vàng trên cỏ xanh" luôn:
http://www.coolidge.org/sites/default/files/images/banners/BigFish_banner.jpg

13:42 Sunday,4.10.2015

Đăng bởi:  phó đức tùng

Mình thì thấy phim này không dở. Không dở vì sự nhất quán của nó.
Trước hết, có thể nói đây là một chuyện cổ tích công chúa hoàng tử. một truyện như vậy hoàn toàn không hề cần hiện thực, mà cần sự tưởng tượng, giả tạo cũng được. Những cảnh phim đã chắt lọc để cho một bối cảnh hoàn toàn sạch sẽ, không giống thực một chút nào. Nói là giả tạo không sai, nhưng là nhân tạo, tưởng tượng thì đúng hơn. Những tình tiết có thể sến sẩm, có thể kém logic, nhưng chính thế nó mới tạo thành chuyện cổ tích.

Khi đọc chuyện cổ tích, vấn đề bao giờ cũng đơn giản, chẳng có tâm lý gì nhiều. Những hành vi đạo đức đơn giản được góm ghém thô mộc dưới dạng tình tiết, để làm rõ tính nhân quả. Thiện ác thường là rõ ràng, phân minh, cường điệu. Cậu em là đại diện cho cái thiện, và cậu ta giữ tính thiện này trong mọi tình huống, kể cả khi bị anh vô cớ đánh tới liệt giường. Cậu anh đại diện cho tính ác, và mỗi lúc có dịp, tính ác lại nổi lên. Nhiều người nói rằng như vậy quá ác. Nhưng tôi cho rằng trẻ con có cái nhìn về ác khác với người lớn. Đối với chúng, những đau đớn, chết chóc v.v. đều là ác nhưng cũng không đáng sợ lắm. Trẻ con có thể nói chuyện ai đó bị đánh, thậm chí bị chết một cách rất đơn giản, ngây thơ. Tất cả những cái ác trong phim: lừa lúc ném đá, lờ việc giết cóc, cho tới vô cớ dùng gậy đánh em đến bị thương v.v. đều nằm trong repetoir rất kinh điển của các chuyện cổ tích, tương tự và nhẹ hơn việc bóp chết chim vàng anh, chặt cây giết chị v.v. Có 2 motive ở đây: một là ghen tuông, hai là hiểu lầm lỡ tay. Đây là 2 motiv cơ bản nhất của cái ác trong mọi truyện cổ tích. Câu truyện ở đây cũng không khác gì mấy so với sự tích trầu cau, chỉ tội cậu em chưa chết hẳn mà chỉ nằm liệt giường một thời gian, và vì thế cậu anh cũng không đến mức chết theo, mà chỉ dằn vặt lương tâm.

Cái ác trong truyện cổ tích sở dĩ chấp nhận được, không hằn sâu vào tâm thức trẻ con, chính vì tính nhân tạo, không thực tế của chúng. Nó không phải là con virus ác thật, mà chỉ là dạng tiêm chủng, chỉ mặt con đấy là ác để nhận biết, nó không phải con hổ thật, mà chỉ là tranh vẽ con hổ, để dạy trẻ con. Cái ác thật không đơn giản như thế, nó có nhiều lớp hơn nhiều, và trông bề ngoài lại bình thường hơn rất nhiều, vì thế mới gây ra ám ảnh.

Câu chuyện có tính nhất quán chính ở sự không logic, không nhất quán của nó. Các tình tiết trong phim thực ra khá lung tung, tùy hứng, không có một sự chặt chẽ logic nào. Tự dưng người này xuất hiện, tự dưng xảy ra chuyện kia. Nó đúng như những tưởng tượng thời trẻ con mà tôi còn nhớ, nhất là sau khi đọc các truyện cổ tích. Đứa trẻ sẽ không thể hiểu hết ý nghĩa của chuyện, mà chỉ hiểu được có những người thiện, người ác. Tiếp theo, nó có thể ngồi nghĩ ra đầy rẫy sự kiện. “Kẻ ác”, trong chuyện có thể đã chết, thì lại tưởng tượng ra có họ hàng, đồ đệ của kẻ đó, tiếp tục làm rất nhiều việc ác ngu ngốc, để rồi bị bụt phát hiện, trừng phạt. Xong lại tự phân công cho những người khác là chỉ mắc những lỗi rất nhỏ thôi, hoặc có những anh hùng trong mọi tình huống sẽ luôn giữ được đạo đức v.v. Đứa trẻ sẽ nghĩ đến những người quanh mình, phân vai cho từng người, đưa cho họ những tình huống thiện ác mà nó cho là phù hợp. Có những người mờ nhạt thì sẽ giao cho việc yêu nhau, hẹn hò, rồi không xảy ra cái gì v.v. Tóm lại, logic của truyện cổ tích, cũng là logic của đứa trẻ, là phân vai cho các nhân vật, rồi tưởng tượng ra các tình huống để các nhân vật đó thể hiện vai của mình. Các nhân vật tồn tại song song, gần như không liên quan, cho tới khi được nhận phần diễn của mình. Logic này có thể diễn tiếp liên miên bất tuyệt, không có điểm dừng. Vì thế, sau mỗi chuyện đều kết là nếu họ không chết thì họ vẫn sống hạnh phúc bên nhau tới tận bây giờ.
Logic này rất khác với logic của người lớn, tổ hợp nên một bối cảnh phức tạp, trong đó mọi thứ đều liên hệ chặt chẽ với nhau như những bánh răng trong một cỗ máy, rồi cùng nhau đưa đến một thông điệp nhất quán nào đó.

Tôi thấy bộ phim đã thành công trong việc kể một câu truyện cổ tích thuần túy, dưới một hình thức đủ nhân tạo để không giống đời thường, nhưng cũng đủ gần gũi để trẻ con có thể hình dung ra được. Đối với tôi, bộ phim đã là những phút giây mơ mộng, trở về với thời trẻ thơ. Còn việc bộ phim không có thông điệp gì rõ ràng, thì tôi vốn chẳng muốn nhận một thông điệp gì theo kiểu một cuốn phim người lớn cả.

12:49 Sunday,4.10.2015

Đăng bởi:  mai mai

Tôi không có em cùng giới nên không biết đến việc anh/chị em cùng giới có thể ganh tị và làm hại lẫn nhau. Một số phim của phương Tây cũng nói về chủ đề này. Việt Nam thì có chuyện trầu cau, có anh em ruột và một người phụ nữ, rồi thì hiểu nhầm nhau, diễn biến khá kịch tính và khốc liệt. Tôi nghĩ nếu phim đã để người anh hối hận thì cốt truyện phải xoay quanh việc người anh cố gắng đền đáp lại cho em thì mới thấm thía.

12:22 Sunday,4.10.2015

Đăng bởi:  Mạnh

Mai Mai ơi, mình cũng thích "Những người thợ xẻ", có Lê Vũ Long đóng. Đạo diễn Vương Đức sau phim ấy không có phim nào hay bằng.

12:19 Sunday,4.10.2015

Đăng bởi:  Vũ Alex

Liên quan đến ý kiến của anh Mạnh.
Là một người đã đọc truyện này, trước khi xem phim, và đã xem phim, rất khó để tôi đồng ý với quan điểm và lý luận của anh được.

Anh nói: 'Bạn đã chính thức bước vào thế giới ác độc của “Hoa vàng trên Cỏ xanh”.'
Tôi hoàn toàn không thấy cái ác gì thông qua hành động của hai đứa trẻ, một đứa là anh, lớn hơn, thông minh hơn, nên muốn hơn thua với đứa em một cách cay cú, và sau đó là hối hận cho hành động đó.
Có lẽ anh nên đọc truyện, và con nít một chút để hiểu hơn về Thiều.

Anh nói: 'Xem Thiều, tôi nghĩ: “Chà, tội ác nhan nhản và đơn giản ở nước này là từ những con người như Thiều đây.”'
Không phủ nhận là xuyên suốt truyện là tâm ly ganh tỵ của Thiều với Tường, vì Tường đẹp trai hơn (truyện), sống vì anh hơn.
Với một đứa trẻ trung học, anh dành cho nó “Chà, tội ác nhan nhản và đơn giản ở nước này là từ những con người như Thiều đây.” Liệu có quá lời không?

Anh viết: "'Tôi tự hỏi: “Phim này muốn nói cái gì?” Nếu nói là dựng lại được một thời thì dám chắc ở Việt Nam mình chưa từng có cái thời nào như thế. Làm nghề du lịch, tôi biết nước Nam ta cảnh đẹp không liền mạch, cái xấu bao quanh chỉ chực ăn tươi nuốt sống cái đẹp. '
Không biết anh dựa vào đâu mà 'dám chắc ở Việt Nam mình chưa từng có cái thời nào như thế'. Rất khó để tôi đồng ý với anh chỗ này nữa.
Anh làm du lịch, và anh tuyên bố 'tôi biết nước Nam ta cảnh đẹp không liền mạch, cái xấu bao quanh chỉ chực ăn tươi nuốt sống cái đẹp.' Vậy anh làm du lịch vì điều gì, khi mà cảm xúc của anh về Việt Nam chúng mình như vậy. Và cách anh gọi là nước Nam nghe rất là phương Bắc, tôi không thích cách gọi vậy chút nào.

Anh viết: "Phim rất ác độc và giả tạo. Mình sẽ viết bài nhưng đợi qua đợt chiếu đã. Quyết định của mình là: KHÔNG MANG TRẺ CON ĐẾN RẠP XEM PHIM NÀY."
Thứ nhất là tôi hoàn toàn không thấy phim này ở cấp độ 'ác độc' như bạn nói.
Thứ hai, nếu có trẻ con, và nếu có sự ác độc như anh nói, tôi tin là tôi cũng đủ hiểu và đủ biết cách để phân tích cho con trẻ mình cái đúng, cái sai, cái đẹp, cái xấu, cũng như những ý nghĩa, ký ức mà con trẻ của tôi hiện nay không có để cảm nhận được.

Việc hằn học với một sản phẩm của người khác khi chưa hoàn toàn hiểu về nó, cảm về nó thì chỉ có thể dừng lại mức phiếm diện.

11:20 Sunday,4.10.2015

Đăng bởi:  Lan

Chưa xem phim nhưng đồng ý quan điểm của bạn Mạnh về cái khóc. Hồi nhỏ xem truyền hình Hàn Quốc nhiều, cũng vài lần rơi nước mắt, cũng tự hỏi đấy có phải là nghệ thuật hay một bộ phim thành công không. Sau này xem nhiều phim phương Tây mới thấy cái khóc trong điện ảnh của họ rất đặc biệt, làm mình rơi lệ vì cái đẹp (như mới xem lại cảnh Forrest Gump gặp con trai vẫn thấy cảm động, dù xem hàng chục lần) chứ không phải tạo ra một tình huống buồn, rồi khai thác nó, đẩy lên cao trào để lấy nước mắt người xem. Khiến người xem cảm nhận được cái đẹp là mục đích tồn tại của điện ảnh, chứ không phải dựa vài cảm xúc của người xem. Tự nhiên lại nhớ một đoạn trong bài thuyết trình Why is Modern Art so Bad? của giáo sư Robert Plorczak nói về cái đẹp: “Những hoạ sĩ hiện đại mới này đã gieo rắc những hạt giống của chủ nghĩa thẩm mỹ tương đối – tư duy “cái đẹp là ở trong mắt người xem"… Sử gia nghệ thuật nổi danh Jacob Rosenberg từng viết rằng chất lượng trong nghệ thuật “không đơn thuần là quan điểm cá nhân mà có thể được dõi theo một cách khách quan cao độ.” (Trích bài dịch của Nguyễn Đình Đăng).

11:01 Sunday,4.10.2015

Đăng bởi:  mai mai

Cám ơn bạn Mạnh đã rì viu. Tôi lại nhớ đến phim "Những người thợ xẻ", cũng là về cái ác. Một bộ phim rất hay mà tôi không thấy mấy người để ý đến nó. Nhưng vì đó là truyện của Nguyễn Huy Thiệp, ông đã lý giải nguồn gốc của cái ác, đó là đói nghèo, thất học, sự ghen tị với tuổi trẻ. Nhưng trong đó còn có hàm ý cho một trật tự thế giới chưa văn minh mang tính dã thú, trật tự thế giới của kẻ mạnh. Còn cái ác của trẻ thơ nó sẽ mang màu sắc khác và phải được lý giải cách khác, khó hơn rất nhiều, vì chúng ta đâu có biết nhiều về trẻ con.

10:44 Sunday,4.10.2015

Đăng bởi:  Candid

Mình chưa xem và không có ý định xem nhưng mình trước có đọc truyện của Nguyễn Nhật Ánh. Truyện của Nguyễn Nhật Ánh trước tác phẩm này có cái nhìn rất nhẹ nhàng và trong veo với cuộc đời. Rất giống cái nhìn trong văn của Nguyễn Ngọc Tư trước cuốn Cánh đồng bất tận. So sánh hơi khập khiễng vì văn của Bé Tư rất văn còn văn của Nguyễn Nhật Ánh là văn không văn, văn chương dài kỳ ăn liền.

Truyện của Nguyễn Nhật Ánh trước kia như nước đường xanh đỏ dụ trẻ con, đến tác phẩm này mới thấy có xen lẫn chút đắng, chút cay. Mình vẫn đánh giá thấp phim này nhưng đọc đến review của bạn Mạnh thì có đôi chút nghĩ lại, nếu có người nhận ra cái ác lẩn quất đâu đấy thì phải nói đạo diễn thành công.

9:24 Sunday,4.10.2015

Đăng bởi:  Mạnh

“Hoa vàng trên cỏ xanh: Câu chuyện về người Việt xấu, ác trên cái nền bưu thiếp xanh tươi giả tạo”.

Mở đầu phim, hai anh em Thiều và Tường chơi chọi cỏ gà. Tường bé hơn, thắng anh. Thiều mắt him híp, trông mưu mô, khó chấp nhận cái thua, khích em chơi ném đá.
Trong trò ném đá, Thiều lại thua. Thiều trá hàng để khi Tường đến gần, Thiều ném cho Tường một cú chí mạng, máu chảy đầm đìa.
Bạn đã chính thức bước vào thế giới ác độc của “Hoa vàng trên Cỏ xanh”.
*
Cảnh quê rất đẹp được ghi ở đầu phim là một tỉnh miền Trung. Chỉ có miền Trung Việt Nam mới có cảnh đẹp và đầy đủ cả ruộng lúa, biển, và núi rừng như thế. Cảnh đẹp như thần thoại, tới nỗi những câu chuyện hoang đường với yêu tinh hổ, công chúa, cái cây thần hoàn toàn dọa được con nít trong phim một cách đáng tin.
Nhạc phim lặp đi lặp lại giai điệu “Bóng trăng trắng ngà, có cây đa to, có thằng Cuội già…” hiền hòa và rất hay.
Mọi thứ sạch sẽ và cổ tích. Bạn bỗng nhớ tới những tấm bưu thiếp đã góp phần đưa bạn lên mạng tìm tòi về các tour du lịch Việt Nam, book vé, và lặn lội lên đường, để rồi không bao giờ muốn quay lại nữa.
*
“Hoa vàng trên cỏ xanh” có ba nhân vật chính và một nhân vật không chính nhưng có vai trò khá quyết định với cả phim và sức khỏe – cô công chúa. Không có nhân vật ấy thì phim sẽ không biết giải quyết ra sao trước cú chấn thương cột sống của cậu bé Tường.
Thiều là anh Tường, có lẽ chênh nhau chừng 3 -4 tuổi. Thiều là thiếu niên, bắt đầu biết tương tư. Mận là đối tượng của Thiều. Tường em trai Thiều, phục phịch và can đảm, nhân hậu. Tường giao du với các đối tượng “lạ”: con cóc, “công chúa”. Tường rất bao dung với người anh.
Trong cả phim, căn cứ vào góc nhìn, Thiều là nhân vật trung tâm kể chuyện. Thiều ác độc, nhỏ nhen, tàn nhẫn, ích kỷ, và không xuyên suốt về tâm lý. Thiều không có một phẩm chất nào. Có thể bảo thế này: Thiều chính là một mẫu người như một mảnh đất xấu, trên đó loại cỏ dại nào cũng có thể nảy nở. Suốt cả phim, người làm phim làm rất tốt việc xây dựng một hành trình ủ rũ và mưu mô của thiếu niên tên Thiều. Sự hối hận ở loại thiếu niên này là không có hoặc rất ngắn ngủi. Do diễn viên hay do chủ ý của đạo diễn mà hoàn toàn vắng mặt sự biểu lộ tình cảm của nhân vật này: với em ruột, với cả đối tượng tương tư, với bố mẹ… Luôn luôn cục súc, gầm gừ, mắt híp lại nham hiểm. Xem Thiều, tôi nghĩ: “Chà, tội ác nhan nhản và đơn giản ở nước này là từ những con người như Thiều đây.”
Bởi thế nên trên một phông nền quá đẹp, tràn ngập màu xanh - màu cứu rỗi của các nhà làm phim Việt, và rất nhiều trẻ con, cái ác càng lồ lộ, như một vụ án mạng xảy ra trong một resort sẽ máu me và nổi bật hơn là xảy ra ở khu ổ chuột.
Nếu đấy là chủ ý của Victor Vũ thì anh thực là tài.
Nhưng chính vì thế, tôi quyết định sẽ không dẫn lũ con nít đi xem phim này. Khi ra khỏi rạp không có gì tươi sáng đọng lại trong đầu. Có chăng chỉ là một niềm hy vọng là Tường sẽ không bị què vĩnh viễn. Nhưng khi những cảnh đẹp đã phai đi trong đầu thì một câu hỏi khác hiện ra không xóa được: “Hay là sẽ què suốt đời?” Ấn tượng về cái ác của phim như vậy đã thắng thế. Mà muốn xem về cái ác thắng thế thì việc gì phải vào rạp?
*
Tôi tự hỏi: “Phim này muốn nói cái gì?” Nếu nói là dựng lại được một thời thì dám chắc ở Việt Nam mình chưa từng có cái thời nào như thế. Làm nghề du lịch, tôi biết nước Nam ta cảnh đẹp không liền mạch, cái xấu bao quanh chỉ chực ăn tươi nuốt sống cái đẹp. Phim là một sự chọn cảnh đẹp rồi nối liền vào nhau. Là một sự mơ ước, là một việc thần tiên, không phải là đời thực. Không phải đời thực, làm sao nói là làm sống lại một cái thời có thực?
Còn nếu phim này để mang lại một cảm xúc, thì bạn nào xem mà thấy ấm áp với yên bình, trong lành thì đó là việc riêng của mỗi người. Với riêng tôi như đã trình bày ở trên, đó là cảm xúc về cái xấu, cái ác núp bóng sau cổ tích. Mất hơn một tiếng ngồi để mang ra một cảm xúc về cái xấu cái ác thì đúng là một việc phí hoài thời gian và tiền bạc rồi.
Bạn Candid có nói với tôi cuốn truyện này là viết về cái ác. Tôi nói nếu vậy người làm phim đã chọn “cái ác” làm chủ đề cho phim rồi, tôi nói có sai đâu nào! Tôi đọc báo thấy nói nhiều người khóc khi xem phim. Các bạn đã khóc hãy thử nhớ lại xem mình đã khóc vì cái gì? Vì con cóc bị giết? Vì bé Tường bị mất con cóc? Vì Tường bị đánh đến liệt? Tức là những cái khóc vì cái thiện bị dập vùi và bóp chết. Nó hoàn toàn khác với cái khóc cảm động của cái thiện thắng cái ác, của lòng nhân từ và tình yêu. Lấy thí dụ và nhân đây, bạn hãy mở “I am Sam” – một bộ phim cũ có Sean Penn đóng ra xem, trong trường hợp bạn khóc, bạn sẽ thấy nước mắt của hai trường hợp này khác nhau hoàn toàn.
Phim ảnh cần làm ra những giọt nước mắt của cảm động trước cái cao cả, chứ không phải để moi thêm nước mắt trước những nghịch cảnh và nhẫn tâm.
*
Vài thứ râu ria xung quanh:
- Trong phim có nhiều nhân vật được đưa ra rồi mất hút con mẹ hàng lươn một cách vô cớ. Thí dụ như cặp đôi chú Đan cụt tay với cô con gái thầy giáo. Tự nhiên thấy nắm tay nhau chạy trong làng như đang bị ai đuổi đánh, chốc sau đã lại ngồi dưới gốc đa thổi harmonica. Xong sau Trung thu cho đến hết phim là không bao giờ gặp lại cặp ấy.
Hay bố con nhà “công chúa”, tự nhiên gần cuối phim nhảy bổ ra, thêm một bi kịch “giờ mới biết” chỉ làm phim thêm dài dòng. Lại thêm ngôi nhà trong rừng của hai bố con đẹp như lâu đài nhỏ, việc trẻ con trong làng không hề biêt đúng là chuyện vô lý nhất trên đời. “Công chúa” còn có thể rắc hoa đến tận cửa sổ nhà Tường, mà trẻ con trong làng có phải đứa nào cũng bị anh đánh đến liệt đâu mà không biết bò vào rừng tìm nhà “công chúa”. Nói câu chuyện về một con yêu hổ trong rừng do người lớn bịa ra có tác dụng ngăn cho trẻ con không tìm đến ngôi nhà của “công chúa” chỉ là một cái cớ của người làm phim để bố con “công chúa” có thể xuất hiện muộn trong phim, hầu có một phép lạ chữa cái lưng cho bé Tường (không thì phim chết!).
- Rất nhiều thứ khiên cưỡng. Vì khiên cưỡng nên mặt ai cũng rầu rầu. Như là bạn đi chơi với bồ về, khó giải thích với vợ thì mặt bạn tốt nhất cứ nên rầu rầu. Như là đang có “một bi kịch trong đầu” là bệnh chung của phim Việt. Mặt ai cũng rầu rầu (vì trong lúc thằng kia diễn thì mình biết diễn gì, mình có câu chuyện gì cho mình đâu, mình phải làm mặt rầu). Phụ nữ nào cũng dịu dàng, và cũng rầu rầu luôn. Vì thế tới cảnh ngày lễ Trung thu tất cả đều phải cười tươi như Tết - cả xóm cười đồng loạt trên màn trông thật vô lý, nhưng để đối lập với ngày thường lam lũ sẽ phải rầu rầu cả xóm mà. Không cười ai biết đâu là đang có lễ!
*
Tôi định để phim chiếu xong mới viết bài. Mà rồi tranh luận với Candid trên Soi nên thôi viết luôn. Một tiếng nói nhỏ và rất cá nhân về phim thôi, mong được nghe mọi người khi xem về xong cùng phản biện lại.

9:02 Sunday,4.10.2015

Đăng bởi:  Mạnh

Bạn Candid xem phim chưa?
Nếu sách này của Nguyễn Nhật Ánh nói về cái ác trong thế giới trẻ thơ và phim này theo Candid là trung thành với truyện, thì nhà làm phim đã chọn đề tài "cái ác trong thế giới trẻ thơ" làm chủ đề chính?
Nếu vậy là họ thành công quá rồi!

8:49 Sunday,4.10.2015

Đăng bởi:  Candid

Thế thì bạn nên mua sách về đọc để đánh giá xem sao. Truyện này khác hẳn các truyện khác của Nguyễn Nhật Ánh.

8:03 Sunday,4.10.2015

Đăng bởi:  Mạnh

Bạn Candid: mình chưa được đọc sách của Nguyễn Nhật Ánh. Nhưng nếu đó là một câu chuyện chỉ nói về cái ác, mô tả cái ác, mà không để cái thiện từ đó bay lên thì chẳng khác gì các tin tội ác đang đầy rẫy trên internet. Mình tin là Nguyễn Nhật Ánh không bao giờ viết một câu chuyện như thế. Đó là một nhà văn rất hiền về văn nên trẻ em và thiếu niên thích đọc anh.
Mình nói về phim này: là một phim chỉ thuần cái ác. Cái ác trong phim là chủ đạo, được người làm phim thích thú đẩy lên. Những cảnh đẹp và trò chơi dân gian với chợ quê gì gì đó chỉ là những cảnh đẹp làm nền cho cái ác thành ác hơn. Trong phim chỉ có một cái thiện nhỏ bé là cậu em thì cái thiện đó bị đánh cho què luôn.
Mình đọc thấy nói có nhiều bạn khóc khi xem phim. Các bạn nhớ lại giùm là các bạn khóc thương con cóc bị chết, bé Tường mất cóc, hay là khóc vì xúc động trước tình cảm người với người? Đấy là cái khác biệt.
Chắc để mình viết bài, chớ viết cmt mãi đến hồi viết bài là hết mất ý :-)))

5:53 Sunday,4.10.2015

Đăng bởi:  Candid

Ác thì mới đúng với truyện chứ nhỉ. Truyện này là truyện hiếm hoi tác giả đề cập đến cái ác.

0:00 Sunday,4.10.2015

Đăng bởi:  Mạnh

Nói thêm cho khỏi mất công áy náy là làm tổn hại đến miếng cơm người khác: muốn biết vì sao ác và vì sao không nên dẫn trẻ con tới coi phim này, các bậc phụ huynh nên mua vé tự đi coi trước.
Mình đặt gạch Soi trước một bài có tên là: "Hoa vàng trên cỏ xanh: câu chuyện về người Việt xấu, ác trên cái nền bưu thiếp xanh tươi giả tạo".
Trong lúc này, mình ngồi đọc các bài khen đã.

23:40 Saturday,3.10.2015

Đăng bởi:  Mạnh

Phim rất ác độc và giả tạo. Mình sẽ viết bài nhưng đợi qua đợt chiếu đã. Quyết định của mình là: KHÔNG MANG TRẺ CON ĐẾN RẠP XEM PHIM NÀY.

22:17 Saturday,3.10.2015

Đăng bởi:  Katty

Về bài bình: Hoàn toàn đồng ý với bạn Hải Miên. ;)
Về bộ phim: Rất hay và rất nên thơ, trữ tình, nên đi xem nhất là các bạn 28~40, lứa có những hồi ức tương tự để nhớ về, và lứa . . con của các anh chị lớn tuổi hơn 40, tức cái hội teen teen không biết trẻ em nghèo có thể hạnh phúc thế nào.

20:31 Saturday,3.10.2015

Đăng bởi:  Đức Tuấn

Bạn Hải Miên giọng mới đúng là khệnh khạng. Vào phán một câu rồi khi có người khác hỏi lại thì nói bằng cái giọng rất xấc. Bản thân Hải Miên chẳng mang lại được cái giá trị gì trong việc đọc bài này thì đừng làm hỏng việc đọc của người khác. Chừng nào bạn cung cấp được kiến thức gì cho chúng tôi đọc ké thì hẵng nói, không thì ở nhà tự ôn luyện đi.

19:11 Saturday,3.10.2015

Đăng bởi:  Quỳnh Vy

Tôi Thích Hoa Vàng Trên Cỏ Xanh

Trên quầy bán vé, tấm poster của phim Tôi Thấy Hoa Vàng Trên Cỏ Xanh có kích thước lớn, khoảng 15x25, lớn hơn tấ cả những poster các phim khác.
Khác với những lần trước, tôi từng săm-soi-mói từng tờ phim VN rồi chê bai này kia nọ. Lần này tôi hãnh diện khi mang tờ "Hoa Vàng" về cất ở nhà.

Không bị in ấn lem nhem, không bị thiết kế lấy lệ, tờ phim này mặt sau là nhân vật Thiều chạy trong cơn mưa mang con cóc về cho thằng em tội nghiệp. Và mặt trước là cảnh núi đồi đồng lúa xanh ngắt với ba em bé đang mang vác đồ đạc cho bé Mận về tá túc trong nhà.

Tất cả ba em bé trong phim này, Thiều, Tường và Mận, tôi đoán chắc là sẽ có những phần thưởng xứng đáng cho Bông Sen Vàng hoặc Cánh Diều Vàng. :)

1/ Những đáng tiếc trong phim:
__ Đâu cần phải có hàng chữ rất lớn hiển hiện trên màn ảnh rằng bối cảnh là ở địa phương nào?
Bởi vì nếu chỉ rõ ra thì giọng nói của các diễn viên không hề phù hợp vùng miền.

__ Cảnh chợ quê thật thanh bình. Nhưng bà cô rao bán dạo rổ bánh cam, bà má ngồi bán chuối chiên góc chợ đâu có hợp miền quê miền Trung? Phải là BÁNH THUẨN , BÁNH ĐẬP... mới hợp cảnh hợp tình chớ

__ Các em bé sống ở vùng thung lũng có ruộng lúa, có núi đồi chập chùng xung quanh, có sông suối nước nôi chảy tràn trề. Vậy mà thằng em khờ khạo lại tìm đâu ra một con ốc biển sần sùi gai to ơi là to để tặng cho thằng anh. Biển ở đâu vậy cà?

__ Thời khắc diễn ra trong phim, đâu thể xem băng video phim hoạt hình Tom và Jery đời mới?
Gọi là phim hoạt hình Tom và Jery đời mới, vì tôi xem trong phim thấy 2 con Mèo và Chuột không phải có nét vẽ của Tom và Jery đời cũ. hihi
Những ai từng khoái xem phim hoạt hình sẽ nhận ra điều này. Con Mèo có nét mặt gian ác hơn con mèo cũ. Và con Chuột cũ ít mưu mô, ít tai ác hơn con Chuột mới.
Hơn nữa, thời điểm trong phim còn phải xem Tom và Jery qua băng Video. Cũng không hề có thuyết minh đâu nha .
Đám con nít tự coi 2 con mèo chuột uýnh nhau rồi tự hiểu nha .

2/ Những khúc phim thấy đôi mắt mờ đi vì khóc nhè:
__ Diễn viên Mai Trần trong vai một người cha vì thương đứa con gái bị mất mẹ, trở nên tâm thần hoang tưởng mình là công chúa, ông cũng giả khùng giả điên làm một ông vua. Ông đối thoại với con mình như một phụ vương uy nghi với một "hoàng nhi" lụa là sang cả. Trong khi quần áo ông chắp vá với tấm thân đen sạm.
Mai Trần với giải thưởng điện ảnh xứng đáng cho phim Sống Trong Sợ Hãi của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên cách đây trên dưới 10 năm. Liệu trong phim này, có ban giám khảo nào lại trao cho anh một giải thưởng nam diễn viên phụ xuất sắc?

__ Cậu bé Tường trong phim ngồi khóc nức nở ở một góc sân khi con cóc, con thú cưng, bị người ta bắt đi mất rồi.
Một con thú cưng sống động, cất tiếng kêu ồm ộp, nhảy đi chơi trên đất, chui vào hang chờ Tường cho ăn. Chứ không phải một con PET, một con thú cưng điện tử trên những monitor từ vài inches cho tới vài chục inches nếu quên cho ăn, hoặc cúp điện, hoặc hết pin..., thì thôi rồi. Game Over! (Thì lại Replay chăng?)

__ Cậu bé Thiều mở trang sách ố vàng cũ kỹ, những cánh hoa phượng mỏng manh của bé Mận ép vào giữa một bài thơ mà Thiều đã từng nắn nót viết hai câu bằng mực tím.
Tình học trò của tuổi học trò. Chứ không phải lứa tuổi thanh niếu niên lên mạng khoe cái cằm Vline, khoe đôi môi đỏ chót chu ra nhí nhảnh, không phải là đôi mắt to trừng trừng, dán lông mi giả dài như cọng giá.

Hơn 80 đoạn trong cuốn truyện dài của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh , đạo diễn Victor Vũ đã làm thành một cuốn phim thật hay.
Người lớn đọc xong những trang FB review rầm rộ tôi thấy hoa vàng này nọ kia trong mấy hổm rày xong chưa? Mua vé vô rạp coi đi. Nhân tiện kéo lũ trẻ ra khỏi mấy cái màn hình điện tử nuôi Pet đi. Mấy con thú cưng điện tử sao bằng con cóc nhảy nhót sinh động, con trâu chết cứng thảm thương sau mùa nước lụt, con bò bị chủ bán đi để có tiền chữa bệnh cho con.

Tôi tự hỏi lớp đạo diễn đã ra nước ngòai sống, học tập. Khi trở về VN được chưa bao lâu nhưng tại sao họ lại thành công với những thước phim về môt nơi chốn mà họ từng bị bứng đi gốc rễ . (Họ đã lớn lên và tồn tại ở một nơi khác lạ hoàn toàn về thổ nhưỡng.)
Trong khi có một vài người sống liên tục tại xứ sở này, bản thân từ bé đến lớn chưa từng có một thời gian bị gián đoạn hoặc xáo trộn về gốc gác quê hương.Nhưng lại chưa hề làm cho tôi xúc động và hãnh diện khi coi những thước phim về con người và cảnh vật VN.
Thời buổi hài bom tấn, tình bom nhảm nhưng vẫn có những người tốt bụng và can đảm bỏ tiền ra làm một cuốn phim VN mà cả gia đình có thể đi coi cùng nhau.
Bố mẹ coi để nhớ lại một vùng quê đâu đó còn trong ký ức. Bọn trẻ coi để được nguời lớn nói cho nghe trò bắn bi, hoặc những cái lon sữa bò làm thành cái đèn trung thu rực rỡ ánh sáng và tưng bừng tiếng động kéo lê trên đường làng.

Mấy bạn cũng đừng chê phim Tôi Thấy Hoa Vàng Trên Cỏ Xanh là “phim photoshop” như đã từng nhận xét phim Cánh Đồng Bất Tận nha.
Phong cảnh miền quê VN mình vốn đã đẹp sẵn rồi mà ^_^

16:28 Saturday,3.10.2015

Đăng bởi:  hải miên

1. có lẽ mình đã vội vàng khi còm như vậy, đem cái đòi hỏi riêng của mình nói ra ở chốn phục vụ cho đông người. Bản thân mình không cần mở rộng kiến thức về Exoticism khi đọc bài review phim này, nhưng có thể các bạn đọc khác của Soi cần, và thích.

2. Về khệnh khạng, là cảm nhận cực kỳ chủ quan, nó lẩn vào trong giọng điệu, cũng tinh tế và tinh vi như khi ta nghe tiếng lẫn lời của một người đang nói năng thưa thốt vậy. Xuân Diệu yêu quý của chúng ta nói "Ai đem phân chất một mùi hương", mùi khệnh khạng cũng nên được đối xử như vậy. Và mùi của Lavender lại càng cần phải được đối xử như thế.

3. Mình sẽ vẫn cảm ơn nếu bạn hay các bạn khác tiếp tục reply, nhưng mình xin phép dừng cuộc thưa đi gửi lại tại đây. Mong bạn hiểu cho sự im lặng đó không phải là sự im lặng khinh miệt, mà là thấy mình nói thế đủ rổi.

16:21 Saturday,3.10.2015

Đăng bởi:  Hoàng Anh Tuấn

Đưa cái chủ nghĩa khoái lạc vào làm quái gì nhỉ tác giả? Từ 1 bộ phim dung dị, nhẹ nhàng, tự nhiên lại "nâng quan điểm" lên cao siêu vậy? Chắc ông Nguyễn Nhật Ánh với ông Victor Vũ cũng chả hiểu cái khoái lạc ấy là gì nữa...

12:17 Saturday,3.10.2015

Đăng bởi:  Lavender

Hải Miên ui, mình lại thấy bài viết này có lẽ là bài bình phim duy nhất từ hôm đó tới nay trên các phương tiện là nói về bếp núc của cái phim này. Mà lại còn phân tích được lý do vì sao cái phim này nó hấp dẫn người ta. Mình không thấy bài viết khệnh khạng ở chỗ nào. Nếu không phiền thì Hải Miên chỉ ra giúp chỗ nào là khệnh khạng được không?
Vả lại một bài viết nhân đó cho người ta thêm kiến thức chẳng hay hơn là một bài viết cứ bám chằng chằng vô cái phim sao Hải Miên? Mà khen một cái phim hay thì khen chừng đó đủ rồi, chẳng lẽ khen đẹp khen xúc động suốt 2000 chữ của bài mà chẳng làm cho người đọc mở mang thêm kiến thức gì ngoài những lời khen?

12:05 Saturday,3.10.2015

Đăng bởi:  hải miên

khiếp, nói về phim thì ít, khoe kiến thức thì nhiều. mà kiến thức thì xa điện ảnh ơi là xa. giọng lại còn khệnh khạng nữa chứ.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả