Kiến trúc

Trả lời bạn Hiệp: phong thủy có nhảm nhí không?

Hôm nọ trong bài Seoul 3, bạn Hiệp có bình luận như sau: “Mình thực sự thấy cái phong thủy đó nó nhảm nhí sao đó. Theo kiến trúc của phương Tây họ luôn đề cao công năng và hiệu quả sử dụng của công trình và thông thoáng. Cho nên nhìn kiến trúc phương […]

Ý kiến - Thảo luận

9:10 Tuesday,8.2.2022

Đăng bởi:  Huyền Môn

Chúng ta thử dùng nguyên tắc vòng tròn vàng để phân tích về việc áp dụng phong thủy trong kiến trúc của con người nói chung1. Why - Tại sao con người muốn xây dựng nhà cửa theo phong thủy?Đầu tiên là để ngôi nhà hài hòa với thiên nhiên bản địa. Ví dụ như nhà từ miền Trung Việt Nam đổ ra thì nhà phải quay về hướng Nam, quay lưng về hướng Bắc để có thể chắn gió lạnh phương Bắc thổi về vào mùa đông. Khi ngôi nhà đã hài hòa với thiên nhiên bản địa thì con người sống trong ngôi nhà ấy mới có được cảm giác thoải mái. Lúc đó họ mới an tâm mà làm viêc. Càng là người làm lớn, quen với những biến động của xã hội, thị trường thì hậu phương vững chắc là điều mà họ ưu tiên trước hết.Đó là lí do vì sao nhiều người làm to, chức lớn rất tin phong thủy.2. How - Họ đã dùng phong thủy như thế nào?Vì lí do xây dựng theo phong thủy để an tâm, để thoải mái nên nó sinh ra vô vàn trường phái. Nói theo nhà phật thì tâm hay cảm giác là vô cùng phong phú. Vì có cầu, ắt có cung đáp ứng.Có người dùng phong thủy khiến nhà mình hiền hòa, con cháu đều bình yên. Có người dùng phong thủy để phát tài phát lộc ngay đời này nhưng đến đời con cháu có khi quật mộ lên để đối hướng. 3. What - Các biểu hiện của thuật phong thủy trong cuộc sống hiện đạiTheo trào lưu đương đại và chủ nghĩa cá nhân, ngày càng nhiều hơn những cá tính được ủng hộ. Vì vậy thuật phong thủy đi theo phục vụ cho những nhu cầu cá nhân cũng gia tăng số lượng. Đến phật pháp còn có 84000 kinh điển ứng với vô lượng tâm của chúng sinh. Nếu nói ta đã thấy hết các thuật phong thủy để có thể biện luận về cả một nền văn hóa sử dụng phong thủy thì e là hơi thiếu khiêm tốn. Tốt hơn hết là mỗi người nên quay về tự trao dồi và chiêm nghiệm thêm.

13:52 Saturday,29.1.2022

Đăng bởi:  k

Theo mình phong thủy không quá nhảm nhí, nhưng nếu bạn là người theo phong thủy sẽ nghĩ phương Tây cũng học hỏi theo:) Nhưng thật chất phương Tây đa số không tin vào phong thủy, cá nhân mình thấy chỉ châu Á mới tin sái cổ từ đời này sang đời khác. Phong thủy tốt nhất chỉ nên coi là văn hóa chứ không nên áp đặt vào tất cả.

9:17 Wednesday,21.4.2021

Đăng bởi:  Ken Trần

Phong thuỷ theo mình hiểu thì là gió và nước, ngày xưa các cụ đâu có điều hoà quạt điện, việc gần nguồn nước và nhà có thể thông khí tự nhiên rất quan trọng. Bạn ở trong một căn nhà không điện quạt gió mà thấy bí đọng khí nhiều thì tức là phong thuỷ có vấn đề.

9:09 Sunday,1.11.2020

Đăng bởi:  admin

@ Nguyễn Tiến: Thì bài này dành cho bạn đó :-)

20:47 Saturday,31.10.2020

Đăng bởi:  Nguyễn Tiến

Phong thủy là gì thiệt tình tôi chả quan tâm. Tôi chuẩn bị xây nhà. Tôi nghĩ mỗi người có một phong cách về nhà ở, giống như một khẩu vị riêng về món ăn.Là một người làm trong ngành xây dựng tôi gặp quá nhìu 'thầy' phong thủy rồi. Đa số đều nhảm nhí phản khoa học.

15:08 Tuesday,28.7.2020

Đăng bởi:  NoDIY

Điều đáng tiếc  là những người phản đối phong thủy có lẽ lại chả hiểu gì về nó. Trong số các bạn phản đổi về phong thủy ở đây có bao nhiêu bạn thực sự hiểu về phong thủy? Bạn có biết rõ về phong thủy tới mức đủ kiến thức để bác bỏ nó không? Hay tất cả lại vẫn là thành kiến? Cũng là phản đối theo số đông?
Phong thủy là khoa học về thiên-địa-nhân hợp nhất trong xây dựng. Không phải là mê tín dị đoan.
 

13:57 Friday,10.7.2020

Đăng bởi:  Hoàng gia điệp

Tôi không bao giờ tin vào phong thủy,mà vẫn ngon lành cành đào,khỏe mạnh.

8:31 Monday,23.9.2019

Đăng bởi:  Công Bằng

Phong thủy tôi tạm chia ra có 2 phần:
- Phần 1 ăn theo (hoặc tạm giống với) vật lý kiến trúc mà phương tây nghiên cứu cũng như khoa học kiến trúc tại các trường VN đào tạo.  phần này đề cao công năng sử dụng, tiện lợi, an toàn và đảm bảo vệ sinh môi trường.
- Phần 2 thuộc về tâm linh (hoặc quan niệm thế) nói về thực thể con người chủ sở hữu hoặc sử dụng, nó liên quan đến mệnh, hướng ngồi, hướng nhà, hướng cửa ra vào... thứ mà phương tây không hề nghiên cứu nó. Cá nhân tôi cho cái này là vớ vẩn và mê hoặc con người. Dựa vào thứ này sinh ra đám lừa bịp cũng nhiều và đôi khi làm hỏng kiến trúc căn nhà. Ví dụ cái căn hộ có cửa ban công thông thoáng thẳng với cửa ra vào, thầy phong thủy yêu cầu thường xuyên đóng lại để tiền bạc không bay đi, vượng khí ở lại trong nhà.... vớ vẩn thật.

13:39 Tuesday,19.1.2016

Đăng bởi:  Su Tau

Ai nói phong thủy vớ vẫn là đúng, ai nói phong thủy không phải là vớ vẫn cũng không sai. Phong thủy chỉ phù hợp ở tầm vĩ mô, còn áp dụng vào 1 lô đất, 1 căn nhà thì thật là quá ấu trĩ, chính sự ấu trĩ này là cần câu cơm cho hàng loạt những thầy phong thủy dỏm, đến nỗi những người làm nghề chuyên môn như kỹ sư, kiến trúc sư, các loại sư... chịu không nổi cũng phải nghiên cứu để giành lại cần câu cơm của mình bằng hình thức tương tự là lừa dụ khách hàng để đạt được mục đích kiếm cơm của mình.
Bác nào cho rằng vật lý kiến trúc tương đương với phòng thủy thì hình như là chưa hiểu lắm thế nào là vật lý kiến trúc và thế nào là phong thủy.
Vật lý kiến trúc là khoa học, là thực tiễn áp dụng cụ thể vào từng nhóm công trình, từng lô đất, từng căn nhà cụ thể.
Phong thủy là huyền bí, là mơ hồ, là cái mà con người không bao giờ có khả năng hiểu, biết hoặc lý giải được, ngoài trừ 1 số ít ăn theo khoa học đã được chứng mình.
Tóm lại phong thủy như là hiện tượng ma quỷ, bác thì không được mà công nhận thì cũng không xong vì nó nằm ngoài tầm hiểu biết của loài người hiện nay.

8:32 Wednesday,28.10.2015

Đăng bởi:  candid

Em nhớ là trong bài nào đấy về phong thủy bác Tùng có nói về 2 trường phái Lý khí và Hình thể thì phải (có thể em nhớ không chính xác mà lười tìm lại). Huyền không phi tinh thuộc phái Lý khí. Như bác riêng chung có nói, em cũng nghĩ rằng ảnh hưởng của các chùm sao nếu có thì phải tác động lên cái gì vĩ mô như thời vận, quốc gia chứ hai mảnh đất tí tẹo nằm cạnh nhau thì tác động có thể nói là giống nhau.

Em đọc thấy cụ Lê Quý Đôn có nói rằng Khí của Trời đất chẳng qua là âm dương, ngũ hành xung khắc hay hòa hợp mà thành, con người có thể cảm nhận được khí này chứ không phải là cái gì khó hiểu.

5:54 Wednesday,28.10.2015

Đăng bởi:  Candid

Đúng là em nói theo phái HKPT bác Riêng chung ạ. Em cũng được biết đến tam nguyên cửu vận nhưng vẫn còn lơ mơ lắm đợi em học thêm rồi ta trao đổi tiếp nhé.

Về thời Tự Đức thì em cũng rất thích nghiên cứu và so sánh vì sao Nhật có Minh Trị có Fukuzawa, Việt Nam có Nguyễn Trường Tộ mà kết quả lại khác nhau. Cái này bao giờ có bài về vấn đề này trao đổi cũng thú vị.

3:03 Wednesday,28.10.2015

Đăng bởi:  rieng&chung

Bác Candid, bác nói "khí đổi theo vận" có phải là khái niệm Vận trong Nguyên-Vận của Huyền không phi tinh? Em hỏi vậy vì thấy ở VN áp dụng phong thủy cho dương trạch thường theo phái này.

Điều em thắc mắc là, nếu theo HKPT, thì sự thịnh suy của trường khí (của khu đất, căn nhà) lại phụ thuộc vào vị trí của 9 ngôi sao... trên trời. HKPT chỉ là dựa vào việc biết quy luật của 9 chòm sao này để đoán ra khí thịnh suy của ... khu đất. Vậy thì rốt cục Khí vận hành là do ... sao, và không liên quan gì lắm đến việc có núi có sông... vốn cũng là những chỉ báo về sự tồn tại của Khí. Chỗ này hơi khó hiểu.

Nếu HKPT không quan tâm mặt đất mà chỉ theo sao trên trời, thì HKPT có thuộc phạm trù Phong Thủy hay không nhỉ? Em đọc trên mạng thấy HKPT cũng dùng làm cơ sở để áp dụng Thủy pháp, tức là có liên quan đến các yếu tố phong thủy hữu hình trên mặt đất. Nhưng dù sao cũng vẫn là xuất phát từ quy luật của 9 chòm sao.

Không liên quan, nhưng em thấy trong HKPT có khái niệm Tam nguyên cửu vận rất thú vị. Theo đó thì đoán những thứ lâu dài như... vận nước, hoặc gần hơn là phong hóa của một vùng dân cư, một đô thị thì có thể xem theo tam nguyên, tức 3 lần 60 năm, bằng 180 năm. Do 9 tinh phi hết một vòng sẽ lặp lại, nên phải có những quy luật nào đó lặp lại trong khoảng thời gian 60 năm, 180 năm v.v..
Theo đó, chúng ta đang sống vào vận 8 của Hạ nguyên, tức là gần 30 năm nữa (đến 2043)sẽ kết thúc một chu kì Tam nguyên. Vậy Tam nguyên mà ta thuộc về này, bắt đầu từ năm 1864 (Giáp Tý). Đó là quãng giữa của triều đại vua Tự Đức nhà Nguyễn.
Xem lại lịch sử, bắt đầu từ năm này, triều thần của Tự Đức rất nhiều người tha thiết đề xuất phải cải cách vì phát hiện ra phương Tây đã tiến quá xa mà VN (lúc đó gọi là Đại Nam) đã quá lạc hậu, nguy cơ mất nước cận kề (Pháp đã tấn công Đà Nẵng từ 6 năm trước đó, 1858). Dĩ nhiên là Tự Đức (và phần lớn quan lại) đã không nghe, và kết quả là những gì thuộc về "văn minh" đã tấn công Đại Nam bằng phương thức thô bạo nhất.
Xét vận 1 của sao Nhất Bạch chủ trì Trung Cung, lợi về "học hành thi cử", "tuổi trẻ xuất anh tài", thì cái "văn minh" mà người Pháp mang lại cũng phần nào nằm trong cái logic đó. Nhưng không biết vì những gì (ở đây em chỉ đang luận trong phạm vi HKPT, chứ không nói theo kinh tế-chính trị), chỉ thấy thời này có vẻ người thức thời (nhưng Nguyễn Trường Tộ) lại bị bó chân. Thi phú phát triển nhưng sản xuất kinh doanh và quân sự đều suy thoái nặng.
Cuối thời Tự Đức, triều đình phải bán quan chức để thu tiền cho quốc khố, vì thuế từ sản xuất và buôn bán, kể cả thuế buôn thuốc phiện cũng chẳng đáng bao nhiêu so với số tiền bị Pháp (bố láo bố toét) bắt bồi thường cho nó.

9:11 Friday,23.10.2015

Đăng bởi:  Candid

@bác Dương Trần: em thấy có người bảo hướng nhà là quan trọng nhất, xoay đổi mọi thứ chỉ để chữa chứ không thay đổi được. Nhưng em cũng đọc được là khí thay đổi theo vận mà vận đâu như 10 năm thay đổi 1 lần. Như nhà em chung cư chả nhẽ 10 năm sau lại bê sang hướng khác? Thế nên em cũng chưa hiểu rõ lắm.

8:24 Friday,23.10.2015

Đăng bởi:  Dương Trần

Bác Candid nói làm tôi lại nhớ lời ông thầy, không biết có đúng không: ấy là phong thủy không cần trọng thế đất hướng nhà v.v... mà quan trọng là bài trí, sắp đặt trong nhà, kiểu để cái cây, bể cá chỗ nọ chỗ kia, rồi tùy thời tùy lúc xoay chuyển là được. Mà tôi cũng thấy giá nhà bây giờ tăng phi mã, mua được cái nhà mà ở là phúc lắm rồi chứ nào dám đòi hỏi hướng nọ thế kia, phải không các bác?

7:27 Friday,23.10.2015

Đăng bởi:  Candid

Cảm ơn bác vì bài viết rất dài và thú vị. Nhiều chi tiết như việc đổi tên gọi Hà đồ, lạc thư em thấy trong tài liệu tiếng Việt khong đề cập. Em không biết tiếng Hán để nghiên cứu quả là đáng tiếc. Nhưng khi tìm hiểu em đọc các tài liệu tiếng Anh của Tây viết về Dịch thấy cũng nhiều quan điểm hay. Bài viết của bác em phải từ từ suy ngẫm rồi bàn thêm sau.

Về khí thì em mù tịt phong thuỷ nên có biết gì đâu nhưng em cảm giác rằng khí là một thứ gì đấy thay đổi không ngừng, luôn vận động, lúc tụ lúc tán. Thế nên những biện pháp như các thầy phong thuỷ làm chỉ là đau bụng thì kê đơn chứ không giải quyết được tận gốc. Tuy nhiên đấy chỉ là cảm nghĩ của em thôi. Để em đi học tiếp về phong thuỷ rồi ta chém gió tiếp.

1:23 Friday,23.10.2015

Đăng bởi:  rieng&chung

Anh Tùng và bác Candid

Em xin phép nói tiếp về vụ hậu thiên và vận hành nghịch. Mục đích là để "bóc ít gạch đá" mong được người biết hơn chỉ ra chỗ nào là "ngọc"... Tại vì về Dịch thì em mới đọc rất ít, chưa đủ "tính chính danh" để phát biểu về nó.

Còm trước em có nói chuyện quan điểm Hậu thiên xuất phát từ Lạc Thư thật ra còn phải bàn.

Trước hết là từ chuyện Hà Đồ Lạc Thư:

Giữa thời Bắc Tống với Nam Tống có sự hoán đổi về tên gọi giữa Hà Đồ với Lạc Thư. So với ta hiện nay, thì thời Bắc Tống gọi Hà Đồ là Lạc Thư, gọi Lạc Thư là Hà Đồ. Chuyện này xem ra hơi kì lạ, nhưng ở TQ còn giữ được tài liệu gốc. Vì vậy ở TQ hay gọi thêm thành "Hà Đồ 10 số" (tức Hà Đồ ngày nay), "Hà Đồ 9 số" (tức Lạc Thư ngày nay), hoặc "Lạc Thư 10 số", và "Lạc Thư 9 số", cho tiện phân biệt.

Và dĩ nhiên, trong tài liệu thời kì Bắc Tống và Nam Tống cũng như về sau còn để lại đến nay, xuất hiện đầy đủ việc phối Tiên Thiên, Hậu Thiên với các loại Hà Đồ Lạc Thư. (Dĩ nhiên là em xem tài liệu gián tiếp thôi). Hay nói cách khác là có đủ 4 kiểu phối giữa Hà - Lạc với Tiên-Hậu.

Nói thêm là, tài liệu TQ cũng có cho biết, kể từ sau Chu Hy (thời Nam Tống) về cơ bản đã định hình tên gọi Hà Đồ Lạc Thư như ngày nay. Và không biết có phải vì danh tiếng Chu Hy quá lớn, hay vì xã hội kinh tế bắt đầu lên men (theo nghĩa nào đó) mà việc nghiên cứu Dịch học sôi nổi hơn, số lượng hình vẽ về phối Lạc Thư với Hậu thiên bát quái nhiều hơn hẳn. (Nhưng vẫn có người chắc là do không phục Chu Hy, cứ gọi Hà Đồ 10 số là Lạc Thư như thời Bắc Tống và tự ra sách của mình như Chu Nguyên Thăng 朱元升)


Tiếp theo là chuyện Lạc Thư với Hậu Thiên. Em giới thiệu một nghi án "khống văn" chứ không phải "đạo văn" về Lạc Thư (9 số) hình thành Hậu thiên bát quái như thế nào.
Chuyện là có một ông thời nhà Thanh gọi là Liên Đẩu Sơn, viết sách Dịch, trong đó dẫn sách "Kinh dịch khởi mông" của Chu Hy. (ông Sơn đời Thanh muộn hơn ông Hy đời Tống nhiều triều đại phong kiến: Tống - Nguyên - Minh - Thanh), để giải thích Hậu thiên bát quái như sau:
-Hỏa trên Thủy dưới, vì thế Ly ứng với 9, Khảm ứng với 1 của Lạc Thư (xem dưới)

4 9 (Ly) 2

3 5 7

8 1 (Khảm) 6

-Hỏa sinh Thổ (là thổ khô nóng), tức Ly sinh Cấn và Cấn ứng số 8 (8 là bậc thứ của 9); Thổ sinh kim, tức Kim ứng số 7 là Đoài; 6 là bậc thứ của 8 (khó hiểu) nên 6 là Càn.
- Thủy sinh Thổ (là thổ ướt), ứng với 2 là bậc thứ của 1, do đó 2 là thổ ướt tức là Khôn; Thổ ướt sinh mộc, hay 3 là bậc thứ của 2, nên mộc ở số 3, tức Chấn ở số 3. Cuối cùng, 4 cũng là bậc thứ của 2 nên 4 là mộc, là Tốn.
Như vậy là ta có Hậu thiên bát quái đầy đủ từ Lạc Thư!!!

Tuy nhiên đây là một nghi án, bởi vì được biết, sách Chu Dịch khởi mông của Chu Hy bản ngày nay không thấy đoạn này ở đâu cả! Chả hiểu ông Liên Đẩu Sơn có trích thật từ Chu Hy hay "vu khống" nữa.

Từ câu chuyện này, ta thấy:
1. ngũ hành được vận dụng vào bát quái một cách hơi khác lạ so với cách hiểu ngũ hành đơn giản của ta (có đất khô đất ướt, và đất ướt sinh mộc chứ không phải thủy sinh mộc). 2. Ít nhất có một tài liệu cho thấy hậu thiên bát quái không sinh ra từ (hoặc tuân theo) nguyên tắc ngũ hành tương khắc.
Do đó việc cho rằng hậu thiên nghịch vận theo ngũ hành tương khắc không phải là quan điểm duy nhất.


Nội dung thứ 3 em muốn đề cập là chuyện nghịch vận với ngũ hành tương khắc. Trong bát quái, hiện tượng "nghịch"-"thuận" rất phổ biến, và thường là tồn tại cùng lúc cả 2. Ví dụ trong thiên thiên bát quái ta có chiều dương giảm từ Càn đến Chấn và chiều âm giảm từ Khôn đến Tốn. Hay trong câu chuyện về Lạc thư phối Hậu thiên kể trên, cũng thấy trình tự 9-8-7-6 và 1-2-3-4 ngược nhau. Hoặc có những câu kiểu "đoán việc đã qua thì thuận vận", đoán việc sắp tới thì nghịch vận"; hay "người đoán việc trời thì phải đảo chiều trục thiên địa" v.v... Vì thế chuyện "nghịch vận" phải xem trường hợp và quy tắc cụ thể, có thể nó liên quan ngũ hành thật, nhưng chỉ khư khư hoặc khắc hoặc sinh (cũng như hoặc thuận hoặc nghịch) thì em sợ là không ổn.

Còn chuyện ngũ hành tương khắc ứng với nhân chi sơ tính bản ác chắc là hơi khiên cưỡng. Em nghĩ rằng Ngũ hành áp vào Bát quái có thể là việc của đời sau chứ không phải từ đầu đã có (anh Tùng cũng có nói vậy rồi). Nhưng áp dụng ngũ hành vào Tiên thiên và Hậu thiên sẽ phải khác nhau. Với tiên thiên thì ngũ hành phải là đại cục, là trạng thái (sinh trưởng hay thu tàng v.v...), không nên thiểu nó đơn giản và cụ thể như cái cây, ngọn lửa. Đến Hậu thiên, ngũ hành trong các quẻ theo em lại không còn "đơn chất" nữa, mà phức tạp hơn, mặt khác việc sinh khắc không đơn giản là đẻ ra và giết đi (tức sống hoặc chết), mà là một quá trình thuận lợi hay bất lợi, dẫn đến cái bị khắc hoặc được sinh sẽ có phản ứng cần thiết, mà kết quả không phải lúc nào cũng theo một hướng kiểu bị khắc thì chết hẳn, được sinh thì sống khỏe.
Tương khắc nhiều lúc được hiểu là ai làm chủ được tình hình, ai phải tuân theo.



Câu hỏi của bác Candid về khí và động, em lờ mờ cảm thấy tuy đơn giản nhưng thâm thúy : )) Vì dùng đến "Khí" trong "Hậu Thiên" có thể liên quan đến kiến thức cơ bản nào đó em chưa tìm hiểu được. Vậy có gì bác cứ trao đổi thêm cho em được thông tỏ với nhé.

10:02 Monday,19.10.2015

Đăng bởi:  rieng&chung

Anh Tùng
Về "Hậu thiên vận hành nghịch", quả thực là em chưa gặp câu này ở đâu, chắc do đọc ít. Không biết cái gọi là "vận hành" ở đây nghĩa là gì?
Còn nếu hiểu rằng đây là một câu ghép bởi 2 quy luật: một là lạc thư thể hiện ngũ hành tương khắc theo chiều ngược kim đồng hồ; hai là Hậu thiên được xây dựng từ lạc thư (dẫn đến Hậu thiên có tính chất ngũ hành tương khắc ngược chiều kim đồng hồ), thì em nghĩ chắc còn nhiều thứ phải bàn. Bởi vì từ lạc thư làm sao để hình thành hậu thiên bát quái hình như có nhiều thuyết lý giải khác nhau. Đáng tiếc là hiện nay nhiều khi đọc mà không biết tài liệu đó theo phái nào: huyền không phong thủy, bát trạch phong thủy, thậm chí có khi cả kỳ môn độn giáp, nên nhiều lúc thấy... không giống nhau.

Em gửi trước mấy câu, và sẽ bàn thêm sau ạ.

6:10 Monday,19.10.2015

Đăng bởi:  Candid

Cảm ơn bác riêng chung. Em thấy hậu thiên được ứng dụng trong phong thuỷ phải chăng vì bản chất động của nó khi khí vốn động?

6:06 Monday,19.10.2015

Đăng bởi:  phó đức tùng

riêng chung
mình vẫn hoàn toàn đồng ý với bạn mấy quan điểm đó mà. cái duy nhất mình thắc mắc là tại sao lại nói hậu thiên vận hành nghịch, thể hiện ngũ hành tương khắc. có người giải thích đại khái là loài người hay làm những việc trái tự nhiên. đây là điều mình cảm thấy khó hiểu, xét từ góc độ thiên địa vạn vật nhất thể.

2:52 Monday,19.10.2015

Đăng bởi:  rieng&chung

Gửi anh Tùng và Candid

Về vấn đề đối xứng của bát quái tiên thiên với hậu thiên. Em nghĩ không nên tự trói buộc vào quan điểm con người và vũ trụ đồng nhất nên quy luật vận hành "âm dương tiêu trưởng" ở tiên thiên cũng cần được thể hiện ở hậu thiên. Nói cách khác, hậu thiên và tiên thiên khác nhau chính là ở chỗ này.

Tiên thiên có quy luật âm dương tiêu trưởng rất rõ nhưng cũng tạo ra một thế quân bình do đối xứng tâm. Điều này nói lên bản chất của tiên thiên là mô tả một thế cân bằng ổn định, hay TĨNH của "vũ trụ". Dĩ nhiên đây là cái tĩnh tương đối, khi so sánh với thế giới sự sống thấm đẫm được và mất (thể hiện trong hậu thiên bát quái).

Trái với tiên thiên, trong hậu thiên chỉ có một cặp đối xứng Ly - Khảm, là tạo được thế cân bằng. 3 cặp đối xứng (qua tâm) còn lại đều là không cân bằng. Chính sự bất cân bằng này tạo ra động lực chuyển động của xã hội (thể hiện và dự đoán qua hậu thiên bát quái.)

Áp dụng yếu tố gia đình vào các quẻ hậu thiên ta có: Trục Ly-Khảm ứng với Nam thanh nữ tú. Lưu ý đây không phải là chuyện trong 1 gia đình, mà là 2 người lấy nhau làm vợ chồng. 3 cặp còn lại lần lượt là Khôn Cấn (Bà già với thằng bé), Càn Tốn (Ông già với bà trung niên), Chấn Đoài (Ông trung niên với cô bé) , tất cả đều không cân xứng, tuy mức độ khác nhau.

Như vậy:
1, xét bản chất thì tiên thiên tĩnh, hậu thiên động. Tiên thiên diễn biến tuần tự và hài hòa, hậu thiên diễn biến phức tạp hơn hẳn. (Tiên thiên là thể, hậu thiên là dụng)
2, hình ảnh Cha, mẹ, trưởng nam nữ, thứ nam nữ, út nam nữ cần được hiểu là các độ tuổi khác nhau trong xã hội, từ trẻ nhỏ đến cụ già, trong đó nam thanh nữ tú (thứ nam và thứ nữ) là trạng thái "ở giữa" của đời người.

23:00 Sunday,18.10.2015

Đăng bởi:  phó đức tùng

ok candid, cám ơn đã giải thích. có nghĩa là sự vận động thuận nghịch không phải của âm dương, mà là của ngũ hành, theo kiểu tính vòng tương sinh hay tương khắc. cái này có thể có lý.
tuy nhiên có sự hơi khiên cưỡng là khâu nhập vào trung cung. chỉ cần thay đổi thứ tự hành thổ, lập tức vòng sinh khắc sẽ bị loạn.
Mặt khác, hà đồ lạc thư thường được coi tương đương nhau. nhưng thực ra hà đồ triển khai ra 9 ô thì không phải ma phương, chỉ có lạc thư mới đúng là ma phương. Nhìn vào bộ số của ma phương, ta có thể hình dung từ mọi góc đều có thể nhập về trung cung rồi triển khai ra, hoặc đi vòng quanh theo chiều thuận nghịch đều giữ được cân bằng. So với tính chất đó, việc quy về chiều nghịch để theo ngũ hành tương khắc là rất khiên cưỡng và hạn chế.
Có nhiều nguồn nói rằng việc phân bố tiên thiên và hậu thiên bát quái vốn có từ trước. ngũ hành gia sau này muốn đưa ngũ hành vào, nên dựng nên hà đồ lạc thư để giải trình bát quái có liên quan tới ngũ hành. nhưng bước giải trình này chưa thấy chặt chẽ lắm.

22:47 Sunday,18.10.2015

Đăng bởi:  Candid

Em cũng thấy nhiều người như cụ Thu Giang nói đến bố mẹ và con cái như bác nói. Có ý kiến khác cho rằng ở Hậu thiên trục đối xứng chia bát quái làm 2 phần âm dương, phần dương, trên dưới và hậu thiên vận hành theo mùa trên trái đất.

Điều thú vị nữa là người ta thấy khi người ta đo bóng nắng của một cái gậy cắm xuống đất trong suốt một năm, đồ hình của bóng cái gậy sẽ tạo thành hình tương tự như thái cực. Tuy nhiên vấn đề liên quan giữa hậu thiên và các mùa em cần tìm hiểu thêm.

22:26 Sunday,18.10.2015

Đăng bởi:  phó đức tùng

candid
nhưng sự đối xứng qua trục đông tây đó có nghĩa gì? nếu mình hiểu không nhầm thì giống như mình giải thích lần trước. bản chất của hậu thiên là mô hình gia đình, trong đó ban đầu là bố mẹ, nhưng không ở thế đối lập, mà là thế tương giao, sau đó luôn có sự kiện có một đứa con xen vào, tạo ra những bộ 3. Nếu không xét tới yếu tố thời gian thì bố cục đăng đối này yếu hơn hẳn bố cục đăng đối qua tâm của tiên thiên bát quái.

22:16 Sunday,18.10.2015

Đăng bởi:  Candid

@bác Tùng: em có ý kiến thế này về thuận và nghịch của Tiên thiên và Hậu Thiên.

Từ Hà Đồ bỏ số 10 ở trung tâm đi thì ta có được ma phương sau:

2 7 4
3 5 9
8 1 6

Đem áp ngũ hành vào ta có:

3, 8: thuộc hành Mộc ở Đông
2,7: hành Hoả ở Nam
5: hành Thổ trung tâm
4,9: hành Kim ở Tây
1,6: hành Thuỷ ở Nam

Lúc này ngũ hành tương sinh theo chiều thuận: mộc sinh hoả, hoả sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thuỷ, thuỷ sinh mộc.

Từ Lạc thư ta có ma phương như sau:

4 9 2
3 5 7
8 1 6

Lúc này cặp 4,9 (kim) đổi chỗ cho cặp (2,7) hoả. Ta có:

3,8: hành mộc ở đông
5: hành thổ trung tâm
1,6: hành thuỷ ở Bắc
2,7: hành hoả ở tây
4,9: hành kim ở nam.

Đi theo chiều ngược kim đồng hồ ta có ngũ hành tương khắc:

Thuỷ khắc hoả
Hoả khắc kim
Kim khắc mộc
Mộc khắc thổ
Thổ khắc thuỷ

19:01 Sunday,18.10.2015

Đăng bởi:  Candid

@bác Tùng: bác thử nhìn xem ở Hậu thiên bát quái nếu lấy trục đối xứng là trục đông Tây thì các cặp quẻ Ly - Khảm, Càn - Khôn, Cấn - Tốn, Chấn - đoài đối xứng nhau âm, dương?

15:02 Sunday,18.10.2015

Đăng bởi:  Hoàng Khương

Xin lỗi Soi cùng các bạn nữ chứ nói thật tay Nguyễn Anh Tuấn này lèm bèm lải nhải y như một con mụ đàn bà. Từ hôm ấy tới giờ cóc nói được cái gì mới hơn, luẩn qua luẩn quẩn cứ "phong thủy không phải là khoa học" với lại "nếu khoa học thì chứng minh đi". Như là chỗ người ta đang bàn chuyện ma thì nhảy vào bảo éo tin là có ma. Éo tin thì biến đi chỗ khác không nói chuyện ma mà chơi. Nói lúc đầu mấy cái cmt còn hay ho, đọc mãi chán nhè, nhạt thếch. Loại này ngoài đời chắc trong công ty đám nào uống cũng không dám mời đi ngồi cùng. Ngồi cùng mất vui vì quá nhạt quá dai. Xin lỗi Soi tôi chỉ vào cmt lần này là lần đầu cũng là lần cuối trong cái bài này.

13:28 Sunday,18.10.2015

Đăng bởi:  Candid

@bác Tuấn: với phong thuỷ thì em mù tịt. Em cũng có suy nghĩ giống bác là nhà ở kiến trúc thì nên coi trọng phần công năng vì em nghĩ phong thuỷ hay kiến trúc thì những thứ cơ bản như ánh sáng, không khí, vệ sinh... Cũng giống nhau. Đối với thứ chưa rõ như phong thuỷ thì thà cứ để tự nhiên còn hơn gặp phải thợ vườn. Thế nên em chưa từng băn khoăn xem phong thuỷ nhà em đang ở ra sao.

Thế nhưng em nghĩ đối với KTS các bác thì phong thuỷ cũng là một kỹ năng cần thiết vì cuối cùng cũng là giải pháp và dịch vụ mình cung cấp cho chủ nhà. Trừ khi khách hàng của mình là Tây hết và không quan tâm đến thứ ấy. (Có khi họ lại quan tâm đến phong thuỷ kiểu Tây).

Thầy dạy em Kinh Dịch cũng muốn dạy em phong thuỷ nhưng trước giờ em không quan tâm nên cũng không học, có thể do chưa đến lúc, khi em 20 tuổi cũng thử nghiên cứu Dịch mà cũng chả hiểu gì. Thế nhưng em quan sát thấy nhiều người học phong thuỷ của thầy em và đi kiếm tiền bằng phong thuỷ rồi nhưng họ cũng chả hơn em là bao nhiêu. Quả thật lo ngại cho khách hàng của họ. Có lần em xem vào hồ sơ phong thuỷ thầy em thì thấy thầy em làm bản vẽ rất công phu chi tiết rồi chuyển cho kiến trúc sư để thiết kế, chỗ nào khó khăn thì lại tính lại cho phù hợp. Em nghĩ kiến trúc và phong thuỷ không nhất thiết phải phủ định nhau mà bổ trợ cho nhau rất tốt.

11:32 Sunday,18.10.2015

Đăng bởi:  Nguyễn Anh Tuấn

Xin lỗi mọi người trước nếu tôi lại "mò" vào gây chuyện. Song mọi người phải thừa nhận rằng nếu không có những người phản biện cực đoan như tôi e rằng chủ đề này cũng bớt phần thú vị.
Tôi là người mới vào diễn đàn với tư cách là người tham gia, song nếu với tư cách là người xem thì soi.today không hề xa lạ. Nên các bạn đừng phân biệt "ma cũ, ma mới" làm gì. AI CŨNG PHẢI BẮT ĐẦU VÀ RỒI AI CŨNG CŨ CẢ THÔI.
Tôi xem lại các comment chính xem có học thêm được gì không. Thú thục là tôi bỏ việc nghiên cứu Phong thủy vài năm rồi vì chẳng tin lắm mặc dù về mặt "kiếm ăn" bằng cái món này thì tôi đã có một thành tích đáng để khoe, và phần lớn mọi người vẫn tin tôi, hay nhờ tôi xem khi làm nhà, hoặc xem lại khi đã có bản thiết kế. Vì tôi biết cách để người ta tin mình và tôi biết cách diễn đạt Phong thủy theo chiều hướng mà chủ nhà, những người không tìm hiểu về nó cũng hiểu được (mặc dù phần nhiều cũng là "mánh khóe" lợi ngôn, có một chút hùng biện). Tuy nhiên bao giờ tôi cũng nói trước với họ một câu rõ ràng để cảm thấy mình không phải là thằng lừa đảo: Em không tin lắm vào Phong thủy, nhưng "có kiêng có lành" và dẫu sao để có niềm tin thì cứ theo 1 chút cho yên tâm cũng tốt!? Anh chị nếu cần em sẽ tư vấn. Tuy nhiên nếu khi thiết kế công năng mà bị mâu thuẫn với Phong thủy, ít khi tôi chọn Phong thủy lắm!
Trở lại vấn đề thảo luận. Tôi thích nhất thái độ của anh Candid. Nó gần gần như kiểu của Ngô Bảo Châu (NBC nói rằng anh luôn học lại từ đầu, anh luôn có tâm thế của một người đi học-trộm vía, theo cách này tôi đã có nhiều thành công, kiếm được nhiều tiền ngay cả khi đó là lĩnh vực tôi không hề được đào tạo mà chỉ là tự học) . Anh candid nhìn Phong thủy dứoi con mắt còn ngơ ngác và khá là trong sáng, không bị thành kiến che khuất tầm nhìn. Đó là việc đầu tiên: gột rửa dần cái tôi như lau một tấm kính bị mờ vì bụi.
Tôi thừa nhận là tôi cũng khá cực đoan nhưng tôi cho rằng thà như vậy còn hơn nhờ nhờ nước hến và lúc nào cũng thuận theo số đông. Tôi thấy nhiều người (ngay trong số những người comment mà thôi) vẫn KHẲNG ĐỊNH PHONG THỦY LÀ KHOA HỌC mặc dù ngay cả những vấn đề khởi thủy nhưng cốt lõi của Phong thủy họ vẫn chưa hiểu, chưa nắm chắc (mà họ tự nói ra). Nếu chưa hiểu, chưa nắm vững mà đã vội cho là khoa học thì điều đấy có trung thực, có đáng tin và có vội vàng quá không? Và điều ấy liệu có hơn gì thái độ chưa hiểu mà đã vội phê phán của tôi?

10:51 Sunday,18.10.2015

Đăng bởi:  Candid

Bác Tùng: nếu bớt đi hào sơ của các quẻ Tiên thiên sẽ thấy có quy luật vận động tăng trưởng và đối xứng.

5:44 Sunday,18.10.2015

Đăng bởi:  Candid

Đúng như bác nói theo ý hào dương tăng dần lên nhưng em cũng thấy chưa ổn nên đã note vào mà chưa hỏi. Để hôm nào có dịp em hỏi xem sao.

23:21 Saturday,17.10.2015

Đăng bởi:  phó đức tùng

Candid
Ly đoài là quẻ âm, chấn càn là quẻ dương. vậy nói dương tăng dần qua chấn ly đoài càn là nghĩa thế nào? Cũng có thể nói chấn là một dương sinh ở dưới, tới đoài có 2 dương ở dưới, tiếp theo là càn, nhưng quẻ ly ở giữa không theo cùng logic này. Nói chung cấu trúc tiên thiên bát quái là đối xứng rất rõ, còn chuyện vận hành thì hơi khó hình dung. nói là vận hành thuận như candid đưa ra cũng chưa thấy hoàn toàn logic, như đã đề cập ở trên, nhưng tạm chấp nhận được. Nhưng sang tới hậu thiên mà bảo vận hành nghịch thì càng không hiểu thế nào.

18:08 Saturday,17.10.2015

Đăng bởi:  Candid

Bổ sung thêm vì em nhớ láng máng về phải dở ghi chép ra xem lại, thầy em có dạy rằng sắp xếp của Tiên thiên bao gồm 2 phần, phần dương tăng dần từ đông bắc đến Nam, sẽ tương ứng là chấn, ly, đoài, Càn. Phần Âm tăng dần từ Tây Nam đến Bắc tuong ứng là tốn, khảm, cấn, khôn. Như thế phần dương và âm sắp xếp thành thái cực.

Tuy nhiên về cái này em cũng chưa dám chắc là hiểu rõ.

14:55 Saturday,17.10.2015

Đăng bởi:  Candid

Về thuận thì như em đã nói có thể là do âm dương tiêu trưởng theo đường đi của mặt trời trên trái đất mà Thổ như bác nói là điểm giữa của con lắc khi chuyển từ Dương nghi sang Âm nghi.

Nghịch thì em chưa rõ. Vấn đề như bác Riêng chung có chỉ ra, các thầy giấu bài, người ta lại chỉ trọng bói toán nên suy nghĩ khá nhức đầu. Lúc nào em nghĩ ra cái gì hay lại trao đổi tiếp vậy.

14:39 Saturday,17.10.2015

Đăng bởi:  phó đức tùng

candid
mình cũng đọc như bạn, nhưng đang không hiểu tại sao. Hà Đồ Lạc thư vốn chỉ có âm dương các số. việc quy về ngũ hành là một bước suy luận tiếp, không trực tiếp có trong Hà đồ hay lạch thư. chuyện vận hành nghịch hay thuận là do đâu suy ra, Candid có giải thích được không.

13:46 Saturday,17.10.2015

Đăng bởi:  Candid

Em đọc được theo cụ Thu Giang Nguyễn Duy Cần thì ở Hà đồ, ngũ hành tương sinh và vận chuyển theo chiều thuận, chiều kim đồng hồ với Đông (mộc), Nam (hoả), thổ (trung), kim (tây), thuỷ (bắc). Ở Lạc thư thì ngũ hành tương khắc và vận chuyển âm (nghịch kim đồng hồ). Đông (mộc) trung (thổ), bắc (thuỷ), tây (hoả), nam (kim).

Cụ Thu Giang cũng nêu lên khái niệm đồ thư hợp nhất lúc này đồ hình vuông tượng của đất và thư hình tròn tượng của trời. Tổng số đồ với thư hợp lại là 100 ( bỏ số 10 của thư) là tượng trưng cho vạn hữu, trong ngoài, âm dương, thiên địa...

Về thuận thì em nhớ trong Mật tông hành giả bao giờ cũng đi theo chiều thuận, chiều kim đồng hồ.

23:04 Friday,16.10.2015

Đăng bởi:  phó đức tùng

có người cho rằng Hà đồ dẫn đến tiên thiên bát quái, vì nó vận hành theo chiều thuận, tức là thuận tự nhiên. Lạc thư dẫn tới hậu thiên bát quái, vận hành theo chiều nghịch, ý nói như dạng nhân chi sơ tính bản ác. Mình xem mãi chẳng hiểu lý luận này ở đâu ra. Thứ nhất là chuyện Hà Lạc vận hành thuận nghịch chẳng hiểu nhìn thế nào mà ra. Thứ hai là người xưa vốn coi thiên địa vạn vật nhất thể, con người với vũ trụ là một, có lý đâu cái vận hành của loài người lại ngược hẳn lẽ tự nhiên?

Mình quan sát thì chỉ thấy Hà Đồ Lạc thư đều là triển khai từ âm dương mà ra. Trong đó Hà Đồ là âm dương thành tứ tượng, mỗi tượng đều có âm dương. Bố cục đối lập, chuyển động theo kiểu con lắc chứ không phải xoay vòng. Đến lạc thư thì triển khai thành bát quái, bốn âm ở bốn góc, bốn dương nằm ở bốn cạnh. Nhưng chuyển động vẫn là con lắc, đều phải về tâm rồi mới đi tiếp. Đây đều là nguyên lý của tiên thiên bát quái, lấy sự đối lập âm dương - âm dương tương phản làm cơ sở nguồn gốc vũ trụ.

Hậu thiên bát quái bàn về vấn đề nhân sự, là mô hình gia đình, bắt đầu từ bố mẹ rồi sinh trưởng nam tạo thành thế chân vạc, rồi tiếp tới phá thế chân vạc khi có trưởng nữ, rồi tái thiết thế chân vạc khi sinh trung nam v.v. Như vậy chuyển động chính vẫn là con lắc, xét rộng hơn thì vẫn xuôi chiều kim đồng hồ. Đây là ý âm dương tương giao. Nếu cảm nhận, có thể thấy tiên thiên bát quái rất đăng đối, do đó cái yếu tố thời gian, dịch sẽ không rõ nét bằng hậu thiên. Tiên thiên do đó nói về những quy luật mang tính bất biến của vũ trụ. trong khi đó hậu thiên bàn về cân bằng động, những trạng thái tạm thời mất cân bằng và lập lại cân bằng trong xã hội loài người.

13:00 Friday,16.10.2015

Đăng bởi:  Nguyễn Anh Tuấn

Cảm ơn Phúc Bồ. Về bản chất chúng ta đều copy-paste vì có ai sáng tạo nỗi cái gì. Vì vậy mà ai cũng chê bai Võ Trọng Nghĩa về thiết kế sai Phong thủy. Vậy ai là kẻ ăn mày kiến thức? VTN mà cũng thiết kế theo Phong thủy e rằng chỉ nhàn nhạt tầm phào như chúng ta mà thôi.

11:48 Friday,16.10.2015

Đăng bởi:  Phúc Bồ

Nguyễn Anh Tuấn sau một hồi trình bày kiểu cut & paste (mà không xong) bị anh Tùng và anh Candid bẻ lại đuối lý bèn kết luận Phong thủy chỉ là công cụ kiếm cơm của kiền trúc sư. Tưởng biết thân biết phận dốt nát mà chuồn khỏi Soi như đã hứa hôm nọ rồi chứ sao lại mon men trở lại thế Anh Tuấn ơi? Về xem lại phong thủy nhà mình đi xem khí có bí không mà tình trạng như tinh tồn tại não thế này? Nhưng cũng cảm ơn là nhờ có cái bạn này mà anh Tùng với anh Candid nói được bao nhiêu là cái hay. Cả văn phòng mình nhất trí đưa ra kết luận: bỏ qua phần cmt của chàng Anh Tuấn vì chẳng có gì hay, đọc là biết bản thân anh chàng này có hiểu gì đâu. Chỉ đọc các cmt của anh Tùng với Candid là đủ.

9:44 Friday,16.10.2015

Đăng bởi:  Nguyễn Anh Tuấn

anh Tùng ạ.
Anh cho rằng "Khoa học là những cấu trúc lý thuyết có thể phản biện bằng thực chứng, phát hiện ra là sai (falsification) nhưng không thể chứng minh là đúng (verification)" là không hợp lý. Khoa học luôn cần phải chứng minh nó đúng chứ không thể chỉ ra nó sai rồi bằng phép loại trừ suy ra nó đúng! Ngay cả những môn thuần túy lý thuyết như Toán học, vật lý lý thuyết ...v.v thì mỗi định lý, hệ quả...đều luôn luôn được chứng minh. Còn các môn có thực nghiệm thì đương nhiên rồi.
Điều này thì ai học Toán phổ thông đều biết. Còn phương pháp chứng minh bằng phủ định, loại trừ như kiểu anh nói cũng chỉ là một phương pháp thuần túy mà thôi.
Tôi đồng ý với anh là vai trò của ngũ hành là bình đẳng. Nhưng anh giải thích ra sao khi phối Lạc thư với Hậu thiên bát quái người ta đặt hành Thổ ở Trung tâm? Đúng là tôi đang tìm hiểu Phong thủy theo lôgic khoa học chưa hẳn là đúng (vì có những thứ đi theo hướng này rất khó, phải tiếp cận theo hướng khác hoặc từ nhiều hướng) nhưng mọi người vẫn chưa ai có kiến giải thuyết phục mà vẫn chỉ là tin và trích dẫn sách thôi.
Tôi nghĩ rằng phương Tây không dùng Phong thủy. Còn quan hệ giữa vật lý kiến trúc và phong thủy phần lớn là trùng hợp ngẫu nhiên hoặc mọi người ghán ghép, suy diễn. Việc nhà của Frank Lloyd Wright bị cháy không phải do Phong thủy, hãy nghĩ đơn giản hơn đó là một tai nạn hoặc là chưa được thẩm duyệt về PCCC!? Tôi còn nhớ là công trình khách sạn Hoàng gia ở Tokyo do ông thiết kế đã tồn tại qua những trận động đất mạnh nhất.
Tôi xin nhấn mạnh rõ ràng rằng: Phần lớn mọi người đều suy diễn, gán ghép từ những thứ đã có, đã xảy ra chứ chưa ai nói chắc được điều gì về Phong thủy, ngay cả những chuyên gia lớn nhất. Do đó, xin lỗi mọi người trước, Phong thủy rất có thể là một công cụ phục vụ cho cái thủ đoạn kiếm cơm của KTS chúng ta.

9:05 Friday,16.10.2015

Đăng bởi:  candid

Cám ơn bác Tùng đã có chia sẻ rất hay và đáng suy ngẫm. Thực ra em vốn không thích phong thủy lắm vì toàn gặp những người không giải thích được thấu đáo và thuyết phục, thường là toàn những thứ râu ria vẽ rắn thêm chân. Thế nên từ trước đến giờ chỉ nghiên cứu về âm dương, ngũ hành, bát quái, Kinh Dịch thôi chứ những thứ như Đông trạch, Tây trạch, Huyền không phi tinh,... chưa từng nghiên cứu.

Có khi em sẽ phải nghiên cứu thêm về phong thủy xem sao để còn tranh luận. Hẹn các bác sớm tranh luận về phong thủy trong thời gian tới.

7:37 Friday,16.10.2015

Đăng bởi:  phó đức tùng

bạn Tuấn
mình không nói bạn không nên nghi ngờ. nhưng cái gì cũng cần có phương pháp hợp lý. Khoa học là những cấu trúc lý thuyết có thể phản biện bằng thực chứng, phát hiện ra là sai (falsification) nhưng không thể chứng minh là đúng (verification). Phong thủy không xây dựng trên cơ sở lý thuyết thực nghiệm, nên không thể chứng minh là đúng, cũng không thể phản biện là sai. Chỉ có thể bàn xem hữu ích hay không.
Mình thấy những thứ bạn phản biện phong thủy chưa phải xuất phát từ sự nghi ngờ thực sự. bạn chỉ trích chủ yếu vấn đề chặt chẽ hình thức, nhưng đó là thứ mà các nhà phong thủy có thừa thời gian để xây dựng rất chặt chẽ.

về ngũ hành, được coi là 5 khí bình đẳng, không có hành nào là trọng yếu như kiểu thuyết địa tâm. Á đông không có tư duy địa tâm. 5 hành không phải là 5 tính chất hoàn toàn độc lập, mà bản chất là phát dụng của âm dương, nên thực ra vẫn chia thành các cặp đối lập: thủy hỏa là một cặp, kim mộc là một cặp. thủy giáng, hỏa thăng, kim thu, mộc xuất. Khi một hành vận qua hành đối lập, tất phải qua một giai đoạn quân bình, giống như cử động con lắc. điểm trung bình này được quy ước là hành thổ, với tính chất trung dung, gần như không có thuộc tính tự thân, là trạng thái âm dương quân bình. đó là lý luận cơ bản của Hà đồ, lạc thư và cửu cung phi tinh với thổ nhập trung cung. Lý luận này thực ra là lý luận của âm dương gia.

còn ngũ hành gia thực sự thì coi 5 hành ngang nhau, khi đó có ngũ hành tương sinh, tương khắc, xếp hình sao 5 cánh, không có hành nào trong trung tâm cả.

23:03 Thursday,15.10.2015

Đăng bởi:  rieng&chung

Mấy hôm nay đọc còm của các bác em học được nhiều, kể cả còm của chị Phúc Bồ - đáo để nhưng logic rất cao.

Về món Phong Thủy nói riêng và Dịch-Số nói chung, chắc tại các thầy từ đời xưa đã giấu nghề, giấu luôn cả tài liệu, nên hiếm khi có dẫn nguồn. Do đó thường là đời sau kém hơn đời trước. Người dày công hệ thống hóa thì ít, người hành xử kiểu giang hồ thuật sĩ lại nhiều. Dần dà lẫn lộn Dịch-Số với mê tín dị đoan.

Thành ra bác Tuấn phê phán Phong Thủy bằng ánh sáng khoa học hiện đại chắc sẽ giúp tách bạch tốt hơn, đâu là Khoa học, đâu là "tâm linh" (chữ của bác) trong Phong Thuy. Tuy nhiên giá mà bác Tuấn chia sẻ giúp mọi người về nguồn gốc cơ sở các phê phán (hoặc phản biện, phân tích) của bác đối với Phong Thủy thì tốt biết mấy.

Chẳng hạn, bác cho em hỏi quan điểm cho rằng việc "Thổ ở trung tâm Bát Quái" là xuất phát từ quan điểm Địa Tâm (tức Trái đất là trung tâm Vũ trụ)- là ở đâu ra vậy ạ? Xin cảm ơn bác trước.

22:20 Thursday,15.10.2015

Đăng bởi:  Hiệp

Cảm ơn Soi. đã cho mình một cái nhìn khách quan hơn về vấn đề này. Có thể mình sẽ nghiên cứu về chủ đề này trong thời gian tới. Chúc các bạn luôn có những bài viết chât lượng.

22:20 Thursday,15.10.2015

Đăng bởi:  Nguyễn Anh Tuấn

Anh Tùng và Candid phản biện rất hay làm phong phú 1 vấn đề mà nhiều người dễ dãi thừa nhận. Xin tiếp thu quan điểm khách quan khi nhìn nhận 1 vấn đề của anh Tùng. Cá nhân tôi cho rằng thà nghi ngờ để mà tìm hiểu còn hơn tự dưng thừa nhận, không hề có chính kiến. Đúng là các học giả Trung Hoa đã dày công xây dựng lý luận nhưng điều đó không có nghĩa là họ đúng. Lịch sử có nhiều ví dụ kiểu này. Tôi tâm đắc 1 câu của 1 nhà khoa học: Tôi nghi ngờ những gì mình chưa rõ, thà phải tìm hiểu sự thật suốt đêm còn hơn là nghi ngờ nó suốt đời. Tiếc thay Phong thủy không phải là thứ mà cứ...cày là hiểu được.

21:28 Thursday,15.10.2015

Đăng bởi:  phó đức tùng

Bạn Tuấn,
Mình nói việc phần đông tây tương tự như âm dương, có nghĩa là chia một tập hợp thành hai nửa, chứ không nói chính xác đông tây có nghĩa là âm dương. Mình nói như vậy để giải thích thắc mắc tại sao có đông tây trạch mà không có bắc nam trạch. Nếu chính xác là âm dương thì người ta đã gọi là âm tứ trạch và dương tứ trạch. Trong đông tứ trạch có âm có dương, tây tứ trạch cũng có âm có dương. Bạn giở sơ đồ bát quái, cho dù tiên thiên hay hậu thiên, đều sẽ thấy tây tứ trạch không phải 4 quẻ liền nhau phía tây, đông tứ trạch không phải 4 quẻ liền nhau phía đông.

Tây mệnh ý nói là sự việc thành tựu, chín muồi, vì vậy lấy càn khôn là âm dương đã hoàn thành và cần đoài là âm dương gần hoàn thành. Đông mệnh ví như mùa xuân, là khi âm dương đương khai triển, lớn mạnh dần. Nếu xét tương quan giữa hai mệnh thì đông mệnh thuộc dương, vì có động năng cao, tây mệnh thuộc âm, vì có tính thu tàng. Chứ không phải cứ đông là dương, tây là âm.

Nói chung lý luận âm dương ngũ hành rất chặt chẽ, chỉ có điều không dựa trên chứng minh thực nghiệm. Nếu bạn nói nó không đủ cơ sở chứng minh thì đúng, nhưng nói nó không chặt chẽ thì e bạn chưa tìm hiểu kỹ.

Những chuyện hà đồ lạc thư là truyền thuyết, nhằm tạo nên sự tin tưởng. Tuy nhiên, cấu trúc logic xung quanh đó thì cũng rất mạch lạc. Học giả Trung Hoa mất cả ngàn năm chỉ nghiền ngẫm mấy thứ đó. Vì vậy, nhận xét về những việc này cần có nghiên cứu cẩn thận. Tốt nhất nên hỏi tại sao nó lập luận như vậy, thay vì phê phán vội vàng.

21:25 Thursday,15.10.2015

Đăng bởi:  Candid

Còn về vật lý thì trong quá trình phát triển của loài người cái chúng ta tin hôm nay mai chưa chắc đã đúng. Đúng là thuyết nhật tâm thay thuyết địa tâm thật nhưng Einstein ngoài thay thế lý thuyết của Newton cũng phủ định vật lý lượng tử với câu "chúa không chơi trò xúc sắc". Rồi bây giờ có lý thuyết dây, thuyết M, thuyết về đa thế giới mà các nhà khoa học cũng không dám chắc mai có đúng không.

Ngày xưa người ta cũng phủ định thuyết âm dương vì có những thứ như vật chất không có hạt đối lập nhưng giờ đây đã phát hiện phản vậy chất. Vật lý hiện đại cũng được dựa trên giả định một số hạt đối lập tồn tại mà chưa phát hiện được. So sánh ra thì có khác gì âm dương?

21:13 Thursday,15.10.2015

Đăng bởi:  Candid

Theo em thì Thổ ở trung tâm chưa chắc đã là thuyết địa tâm mà chỉ là quan sát đường đi của mặt trời trên trái đất. Buổi sáng mặt trời ở phía Đông lúc này khí âm nhiều hơn khí dương, cây cối vạn vật bắt đầu thức giấc thuộc về hành Mộc. Buổi trưa mặt trời chính Ngọ, dương cực thịnh lúc này thuộc hành Hoả, ở phương Nam do chúng ta ở Bắc Bán cầu. Lúc chiều dương suy thành hành Mộc ở trung tâm. Chiều mặt trời lặn hướng Tây, âm thịnh hành Kim. Buổi tối âm cực đại hành Thuỷ. Từ đấy sinh ra Bát quái.

21:08 Thursday,15.10.2015

Đăng bởi:  Candid

Về lạc thư là ma phương thì trong sách của cụ Nguyễn Hiến Lê cũng có nói. Ma phương cũng không phải là cái gì mới mẻ. Tuy nhiên về đúng sai thì em không dám nói vì chưa đủ hiểu biết. Cám ơn bác đã chia sẻ quan điểm.

16:11 Thursday,15.10.2015

Đăng bởi:  Nguyễn Anh Tuấn

Gửi bạn Candid
Về cơ bản thì Lạc thư là một cái Ma phương bậc 3. Cái bạn nói đúng là cái cách mà người xưa PHỐI LẠC THƯ VỚI HẬU THIÊN BÁT QUÁI để rồi từ đó mà sản xuất ra cái lý luận Bát trạch mà chúng ta đang bàn.
Việc đặt "nguyên tố" Thổ vào trung tâm của Hậu Thiên Bát Quái là từ quan niệm của người xưa theo thuyết ĐỊA TÂM ( trái ĐẤT là trung tâm vũ trụ).
Vấn đề đặt ra là: Chúng ta đều biết rằng thuyết Địa tâm là sai và từ cuối thế kỷ XVI đã bị thay thế bằng thuyết Nhật tâm. Gần hơn nữa theo thuyết tương đối của Einstein thì không hề có hệ tham chiếu tuyệt đối (hiểu nôm na là cái gốc chuẩn để từ đó mà so sánh, quy chiếu mọi thứ vào) hay nói rõ hơn thì Trái Đất và Mặt Trời đều không phải là trung tâm của vũ trụ. Vậy thì có phải là đã rõ ràng theo logic: Trái Đất không phải là trung tâm vũ trụ, việc đặt hành Thổ vào trung tâm Bát quái là không hợp lý. Từ đó ĐỘ SỐ CỦA CÁC QUẺ BÁT QUÁI có được từ việc suy diễn (ghép Lạc thư vào Bát quái) là không có cơ sở vững chắc. Vậy thì mệnh đề MỆNH TRẠCH TƯƠNG PHỐI là không logic và từ đó mọi hệ quả suy diễn từ đây (ví dụ Tứ cát tinh, Cửu tinh Chế phục) đều không thuyết phục.
Lưu ý mọi người rằng theo logic học thì: SAI+SAI CÓ THỂ THÀNH ĐÚNG nhưng đây chỉ là cái đúng ăn may, không bám vào được!?

15:10 Thursday,15.10.2015

Đăng bởi:  candid

Em thấy trong sách cụ Nguyễn Hiến Lê thì cũng phản đối chuyện liên quan giữa Hà đồ, Lạc thư và Bát quái. Bản thân em đọc về Hà đồ, lạc thư thì cũng mù mờ nhưng ý bác Anh Tuấn nói về Lạc thư và trong âm có dương, trong dương có âm thì em thấy có người nói là số 5 là chính giữa thuộc thổ, các số 1,3,5,7 là số lẻ (số âm) kết hợp với số 5 thì thành số chẵn thành số dương. Số 2,4,6,8 là số chẵn (số dương) kết hợp với 5 thành số âm. Ngoài ra nếu trừ số 5 thì tổng các cặp số đối nhau (âm dương) đều bằng nhau.

2+8 = 4+6 = 1+9 = 3+7 = 10

14:00 Thursday,15.10.2015

Đăng bởi:  Nguyễn Anh Tuấn

Gửi KHÁNH TRẮNG
Cảm ơn bạn đã hiểu tôi qua chữ "anh" Phúc Bồ (phiền bạn xem lại comment trước đó của tôi, chữ "anh" tôi để trong nháy nháy). Người nhạy cảm và tinh tế sẽ nhận ra ngay...
Gửi anh Phó Đức Tùng
Cảm ơn anh đã gợi ý cho tôi đào sâu thêm về vấn đề cơ bản của Bát Trạch.
Anh nói "chữ Đông Tây chẳng qua để biểu thị âm dương" là hợp logic. Vấn đề tôi thắc mắc cụ thể là (nếu có thể nhờ anh tư vấn, tôi nói thật chứ không dám đánh đố anh):
- Theo tôi hiểu, Bát Trạch là 8 đường dẫn khí (cốt lõi của phân định cát - hung là khí). Khó hiểu là Đông tứ trạch thuộc Dương, nhưng lại chứa chính Tây ứng với quẻ Đoài và Càn, Cấn thì có tính Dương, trong khi Đoài Khôn lại có tính Âm. Tương tự Tây tứ trạch thuộc âm, chứa chính Đông nhưng quẻ Chấn, Khảm thì có tính Dương, còn Tốn Ly lại có tính Âm. Ta tạm cho là trong Âm có Dương và trong Dương có Âm vậy.
- Nếu độ số theo Lạc thư thì có thể giải thích được lý luận chủ yếu của Bát Trạch là mệnh trạch phải tương phối (người Đông mệnh thì cư Đông trạch, người Tây mệnh thì cư Tây trạch). Tuy nhiên (rất tiếc lại là tuy nhiên) liên hệ giữa Hà Đồ và Lạc Thư là rất yếu (Hà Đồ và Lạc thư đều được tìm thấy một cách rất ngẫu nhiên chứ hoàn toàn không có mối liên hệ nào ngay từ đầu). Mối liên hệ giữa chúng (nếu có) là do ngưởi đời sau suy diễn, gán ghép. Vậy thì phải chăng là "tư tưởng lớn đã gặp nhau". Về chi tiết thì Lạc thư không mang ý nghĩa là "trùng" quái (hoặc "chồng" quái, cái cách đơn giản để từ Âm- Dương mà người ta "bịa" ra Bát Quái) và cũng không theo luận lý là trong Âm có Dương, trong Dương có Âm như Hà Đồ...
Tóm lại theo tôi ý nghĩa của mệnh trạch tương phối trong Bát Trạch vẫn chưa rõ ràng. Đây lại là mấu chốt, nếu không lý giải được thì khó mà khai triển các "thể loại" về sau được...
Xin mời các cao nhân có ý kiến cho câu chuyện thêm rôm rã.

21:24 Wednesday,14.10.2015

Đăng bởi:  Eo si

Nghe chừng phong thuỷ của topic này dữ quá roài, xin các ngài hạ hoả, ăn cơm hoặc ăn bún đi cho mát cái tâm can. Thực ra cơn tức giận cũng là một loại khí, len lỏi luồn từ chỗ này sang chỗ nọ, người này sang người kia, mà không tan được đi. Nên các nhà hiểu phong thuỷ và thích chơi cổ ngoạn, thường bày rải rác các lọ độc bình hoặc lục bình, để chứa cái tức giận ấy đấy. Ở nhà một đôi hoạ sỹ mình thân, thì mỗi lần để giải toả đỉnh điểm cơn giận dữ quát tháo, anh chồng còn rất hay đập choang cái lọ cổ quý giá. Và hiệu nghiệm thay, chị vợ chua ngoa thường im ngay im luôn ( để rồi sang nhà mình khóc lóc sau đó). Chính mình cũng giận con mà đập một cái lọ Bát Tràng rồi, quả là có thấy đỡ nhiều lắm. Hức ! Mong các ngài không ai chơi gốm cổ !?!

18:11 Wednesday,14.10.2015

Đăng bởi:  Phúc Bồ

he he Khánh Trắng, tớ chỉ sồn sồn với những người vào nói năng kiểu trí thức ra vẻ biết tuốt dọa nạt bắt bẻ người nhưng thực ra nói mãi chả rặn được tí kiến thức nào ra hồn, mất cả thì giờ cậu nó.
Tớ cũng biết luật của chợ Soi chứ. Kiểu ma quỷ chỉ dọa ma quỷ với nhau chứ tuyệt không dám gây với người có chữ đang bỏ công chia sẻ kiến thức cho mình.

17:32 Wednesday,14.10.2015

Đăng bởi:  khánh trắng

@Nguyễn Anh Tuấn
Cách mắng người xa xả thế này nghe rất quen, nếu bác đã từng đi chợ :)))
Nhân thể đính chính với bác là "chị" Phúc Bồ nhé, chứ nếu là "anh" thì tuy độ gấu có thể ngang cơ, nhưng cách "xử" nó cũng khác bác ạ, không sồn sồn như ồn phải vôi như này đâu ạ :p
Phúc Bồ ngoài đời đầu gấu chợ tạm Phùng Hưng, Phúc Bồ anh tạch nét đầu gấu số 1 chợ...Soi :p
Bác tránh là phải rồi, em cũng phắn đây huhu :p

16:09 Wednesday,14.10.2015

Đăng bởi:  Nguyễn Anh Tuấn

Gửi "anh" Phúc Bồ
Nghe cái tên anh cũng đủ biết...đầu gấu rồi. Tránh voi chẳng xấu mặt nào. Thôi anh em ta cùng dốt thì lủi cho nhanh kẻo thành cái thứ ...hơn cả dị hạng đấy. Anh chắc đang bực lắm. Thế thì đúng ý của tôi rồi...

15:59 Wednesday,14.10.2015

Đăng bởi:  Phúc Bồ

@ anh Tuấn: nhắc cho anh biết là cmt của tôi là dành cho anh, không việc gì phải kéo theo bác Trịnh Lữ, chú Phó Đức Tùng, và cả anh Soi. Những người ấy tôi không bao giờ xếp cùng hàng với anh. Họ là những người chia sẻ cái giỏi, cái kiến thức của họ cho bọn dốt nát chúng tôi. Họ chấp nhận sai nếu có ai tranh luận. Tôi viết cmt gửi cho anh, cho một kẻ tôi nghĩ cũng dốt như tôi nhưng lại làm ra vẻ thâm cung bí hiểm thách thách đố đố nói xiên nói xẹo. Cái tác phong ấy anh đem về xóm anh mà hành xử có ngày chị nhà phải chở đi cấp cứu vì chấn thương, tôi nói thật đấy.

14:50 Wednesday,14.10.2015

Đăng bởi:  Nguyễn Anh Tuấn

Tôi không hiểu vì sao Soi có thể đưa những comment như của anh Phúc Bồ lên được. Học nhiều nhưng văn hóa chỉ bấy nhiêu sao!? Anh Phúc có thể chửi tôi cũng được, tôi đâu lấy làm tự ái vì anh chẳng biết tôi là ai. Nhưng còn những người đáng kính khác (theo thiển ý của tôi như anh Trịnh Lữ, anh Phó Đức Tùng hay "anh" Soi chẳng hạn) cũng phải đọc những thứ thế này sao. Với tâm thế của anh Phúc thì nghiên cứu gì được...?
Đúng là tôi còn lọ mọ với Phong thủy thật. Nên tôi đã dày công đọc từ đầu mặc dù vẫn còn ngơ ngác lắm. Tôi chẳng dám đố ai. Nhưng tôi có đủ tự tôn và cũng đủ tôn trọng mọi người để cân nhắc câu chữ trước khi viết. Ít nhất tôi cũng tạo ra được tranh luận, đó chẳng phải là "tâm thư" của Soi hay sao? Nếu không biết hỏi, làm gì có câu trả lời?
Tôi thích Soi từ lâu qua việc đăng nhiều bài có chất lượng. Song nếu không chọn lọc các comment theo tiêu chí có văn hóa e rằng những người kém về "chửi bới" như tôi đành "kính nhi viễn chi thôi".

14:31 Wednesday,14.10.2015

Đăng bởi:  Phúc Bồ

@ Anh Tuấn: Tôi theo dõi Soi đã lâu và thấy trên Soi có nhiều hạng dị dạng. Dị dạng nhất là như... anh, tức là biết thì nói mẹ nó ra đi, còn đố đố, đoán đoán, vòng vo thiên hạ chắc không ai hiểu được đâu, nó thâm hiểm lắm bí tích lắm chỉ có mình ta hiểu được.
Biết thì nói, không biết thì im đi, thò mũi vào nói những câu chẳng mang lại kiến thức gì giữa một rừng người đang chia sẻ kiến thức. Cái tiên thiên với hậu thiên bát quái của anh rồi lại một nhân vật nữa chẳng liên quan gì đến việc mọi người đang bàn ở đây. Đừng có dùng diễn đàn này mà nói chuyện thù oán riêng.
Cái loại kiến thức lỗ mỗ thì thường chỉ nhảy vào phán kiểu đố em ú òa, còn dek có gì mà chia sẻ nên nó mới ra vẻ nguy hiểm thế.

14:20 Wednesday,14.10.2015

Đăng bởi:  candid

Bác Nguyễn Anh Tuấn có thể tìm lại trên Soi nhiều bài mọi người cũng bàn đến phong thủy, bàn đến Kinh Dịch, Tiên Thiên, Hậu Thiên, bàn đến khoa học hay không. Có thể là chưa đầy đủ, có thể còn sai sót... nhưng không ai có thể biết hết mọi thứ cả.

14:03 Wednesday,14.10.2015

Đăng bởi:  Nguyễn Anh Tuấn

Đầu tiên xin cảm ơn mọi người đã quan tâm, còm men. Tuy nhiên tôi chỉ thấy thiện ý tranh luận trong câu chữ của anh Phó Đức Tùng và anh Đặng Thái. Còn những còm men mà chỉ có ý đã kích hay thách đố là rất không hay và sai mục đích. Tôi không có ý chê bai gì Phong thủy. Tôi chỉ ghét những người "nói leo", a dua theo phong trào hoặc không hiểu (có thể không chịu tìm hiểu) mà cứ thích phán. Tôi gặp và làm việc với kiểu người này nhiều rồi nên dị ứng. Ví dụ như tôi có "chú đồng nghiệp" rất thích nói câu "Less is more" nhưng hỏi có biết Mies van der Rohe không thì chịu!?
Trở lại vấn đề Phong thủy. Anh Tùng vẫn hiểu sai ý tôi. Tôi không hề có ý cho rằng Tây trạch là hướng Tây. Đây là điều quá cơ bản rồi. Theo nghiên cứu của tôi thì vấn đề Đông mệnh, Tây mệnh ở trên có liên quan đến Bát quái phương vị , đương nhiên lại cũng có gốc từ cái Âm - Dương thôi, nên kiến giải của anh Tùng là "đúng" chứ chưa chắc "trúng". Tôi nói vậy vì anh vẫn chỉ trích dẫn lại các nguyên tắc mà nhiều sách đã đề cập. Còn thực sự để hiểu ngay cả cái chuyện Đông mệnh, Tây mệnh kia thì tối thiểu cũng phải lần từ cái gốc là Tiên Thiên Bát Quái, rồi Hậu Thiên Bát Quái là như thế nào, lần mò một lúc xem ra phải đọc cả Kinh dịch cũng nên...
Có một số bạn hiểu Phong thủy quá đơn sơ như Phong thủy là 2 cửa không đối nhau (xuyên đường phong) hay cửa nhà xông thẳng vào phòng ngủ...v.v. Xin thưa nếu chỉ có vậy thì đâu cần nói Phong thủy chi cho to tát, thậm chí chả cần học kiến trúc cũng hiểu được.
Có bạn còn "phán" phong thủy là gốc rễ của khoa học. Xin thưa đã là gốc rễ thì nó phải vững chắc lắm đấy.
Chưa biết đúng hay sai, nhưng ai quan tâm đến phong thủy chắc biết đến cái gọi là Hậu Thiên Bát Quái Lạc Việt của "chuyên gia" nói nữa vời Nguyên Vũ Tuấn Anh. Chỉ bằng cách đổi vị trí 2 quẻ của tiền nhân mà ông ta đã cho là "phát minh" sáng tạo ra bát quái mới, rồi nào là kinh Dịch là của người Việt...Do đó xin cảnh báo những ai say mê Phong thủy về chứng "tẩu hỏa nhập ma" hoặc "bệnh Vỹ cuồng" mà có người đã mắc phải..
Lời quê chắp nhặt dông dài...

11:33 Wednesday,14.10.2015

Đăng bởi:  phó đức tùng

Bạn Tuấn
Bát trạch chia đất thành 8 quẻ. Sau đó gộp 4 quẻ thành Tây tứ trạch, 4 quẻ thành đông tứ trạch. Như thế tương tự chia thành âm và dương. Chữ Đông Tây chẳng qua để biểu thị âm dương, chứ không phải là có 4 hướng mà chỉ có 2 loại mệnh, 2 loại trạch. Nếu chỉ có âm và dương (nay gọi là đông và tây) thì tất nhiên chỉ có thể mệnh đông hay mệnh tây thôi.

Cái hiểu lầm cơ bản là mệnh tây hợp tây trạch, suy ra nhà phải hướng tây. đó chính là do không hiểu chứ đông tây mệnh. Tây trạch là từ dùng cho 4 loại hướng đất theo 4 quẻ thuộc tây tứ trạch, chứ không phải là nhà phải quay mặt hướng tây.

Giữa phong thủy và kiến trúc phương tây khác nhau như giữa châm cứu và tây y. Một thứ nghiên cứu chủ về phần cứng, hữu hình, một thứ nghiên cứu phần khí vô hình. Trọng tâm của phong thủy là phần khí, nên khó nghiên cứu, khó chứng minh, nhưng không phải không thể chứng minh. Tương tự như bây giờ người ta có thể dùng máy dò huyệt châm cứu. Tất nhiên, do khó chứng minh, hệ thống lý thuyết không chặt chẽ nên phần mê tín dị đoan còn nhiều. nhưng điều đó không thể nói là toàn bộ phong thủy không có cơ sở.

Một vấn đề có tính mấu chốt của phong thủy là thuyết cho rằng môi trường sống và cái mệnh cá nhân của con người cần đồng điệu với nhau, khi đó mới tạo ra cái trạch đúng nghĩa, tốt đẹp. Có chỗ tốt cho người này mà không phải tốt cho người khác. Điều này rất khác với quan điểm chủ đạo phương Tây cho rằng nhà là cái máy để ở. tất cả mọi người đều cần một không gian standard như nhau. Từ hai triết lý này, sẽ dẫn tới mọi hệ quả khác rất khác biệt.

11:26 Wednesday,14.10.2015

Đăng bởi:  Phúc Bồ

@ Anh Tuấn: Phong thủy gốc rễ là khoa học. Bạn Tuấn muốn chứng minh xin cứ để dành tiền, sắp tới làm nhà xin làm như sau:
- cửa phòng ngủ đối diện cửa nhà tiêu, nhìn thẳng vào bồn cầu càng dễ chứng minh
- cầu thang bậc nhỏ hẹp, nhét vào góc sâu tối nhất của nhà
- cửa nhà xông thẳng vào cửa phòng có giường ngủ
- giường kê ngay dưới xà nhà chính
- cửa bếp trông thẳng vào cửa nhà xí
- nhà xí tầng trên dội ngay xuống phòng ngủ tầng dưới hoặc bàn ăn tầng dưới, sao cho mỗi khi dội nước bên dưới cũng nghe
- nhà làm thật ít cửa sổ hoặc thật nhiều cửa sổ thông thống nhau, giường nằm trên đường đi của các cửa sổ thông nhau
- cửa chính xông thẳng vào giường
Bạn thử làm nhà với các cách đó xem mọi chuyện sẽ ra sao.
Nếu bạn bảo, tôi tránh không làm những thứ đó vì a,b,c thì đó cũng chính là khoa học của phong thủy. Bạn tránh cái gì có hại cho cơ thể bạn thì phong thủy còn tránh cái đó cao cấp hơn bạn.
Tuấn nói phong thủy là tâm linh thì hơi lạ đấy. Thế theo Tuấn tâm linh là gì thế?

10:43 Wednesday,14.10.2015

Đăng bởi:  Đặng Thái

Gửi Nguyễn Anh Tuấn: Mình đã viết trong bài rằng Phong thủy về cơ bản là Triết học. Tuy nhiên hệ thống triết học này lại có tính ứng dụng cao nên phần lý luận hay bị lu mờ. Người hiểu trước rồi tin sau thì phong thủy là triết học, với người tin trước mà không cần hiểu thì là tâm linh, mà đã là tâm linh thì không nhất thiết phải chứng minh nó đúng.

Còn việc Triết học có phải Khoa học hay không thì vẫn còn tranh luận dài dài. Vì vậy nếu bạn chỉ bị thuyết phục bởi các kết luận được chứng minh bằng sự kiện, quan sát và thực nghiệm (như trong Khoa học) thì nên coi Phong thủy là Triết học. Mỗi một ngành Khoa học luôn tồn tại một lý luận chủ đạo mà ở một thời điểm nhất định phần lớn các nhà khoa học đều chấp nhận nó là đúng. Ngược lại, Triết học không có một lý luận thống trị mà đa dạng, nhiều chiều. Các nước tư bản phương Tây thường xuyên chỉ trích Chủ nghĩa Cộng sản nhưng không bao giờ họ dám nói Triết học của Karl Marx hay Lenin là sai.

Về chuyện cụ thể bạn dẫn ra như Đông mệnh, Tây trạch... thì mình cũng không tin, vì mình cũng chưa chấp nhận được việc cứ sinh ra là phải thuộc về một trong hai mệnh ấy, nhưng mình không nói là nó nhảm nhí, bởi đơn giản nó không phải cốt lõi của Phong Thủy, chỉ là phần râu ria mọc bên ngoài, cạo đi là sạch, cái hormone làm cho mọc râu và nguyên lý hoạt động của nó mới là cái chính. Nếu bạn có đọc bài về Seoul của mình thì sẽ thấy rằng việc xây nhà cho hợp tuổi là việc một đời, không phải muôn đời. Còn ví dụ việc làm nhà mà không làm cửa sổ sẽ ốm yếu, tổn thọ thì mình tin, vì đấy là quy luật muôn thuở.

Kết luận là bạn nên tin những gì bạn hiểu hoặc thấy thuyết phục, còn nếu chưa tin thì nên bỏ thêm thời gian tìm tòi trước khi chỉ trích, đó là một con đường cơ bản của việc tiếp thu tri thức. Người chỉ trích thì nhiều nhưng nhà phê bình thì ít, bởi muốn phê bình cho xác đáng thì trước hết phải chịu khó bỏ công tìm hiểu. Nếu tìm mãi không thấy ai từng lý giải hoặc lý giải mà không thuyết phục được bạn thì bạn nên dành thời gian để bắt đầu phát triển lý thuyết Bắc mệnh - Nam mệnh được rồi. Ông Gillette đã phát minh ra dao cạo râu như thế đó!

9:52 Wednesday,14.10.2015

Đăng bởi:  Nguyễn Anh Tuấn

"Thẩm định" phong thủy
Tôi nhận thấy nhiều người (có cả những nhà khoa học tên tuổi về kỹ thuật) cứ nói bừa "Phong thủy là khoa học" song chả thấy ai chứng minh hay kiểm nghiệm được điều gì. Khoa học có thể thuần túy lý thuyết (ví dụ Cơ học lý thuyết) nhưng kết quả của nó lại có thể kiểm tra (tất nhiên không phải là tất cả) bằng thực nghiệm. Khoa học có thể đặt ra nhưng tiên đề khởi đầu nhưng hệ quả của nó vẫn được chứng minh (ví dụ tiên đề Euclid) nhưng Phong thủy thì sao?
Tôi lấy ví dụ về trường phái Bát trạch mà hầu hết mọi người đều quan tâm khi làm nhà. "Tiên đề" của nó là "Người Đông mệnh thì cư Đông trạch, người Tây mệnh thì cư Tây trạch"!? Sao chỉ có 2 loại mệnh là Đông mệnh và Tây mệnh nhỉ, không có kiểu Đông Tây mệnh hay...Bắc mệnh, Nam mệnh sao? Thôi thì cứ chấp nhận nó đã. Ta thử xem các hệ quả sinh ra từ nó và liệu có kiểm chứng được không? Tôi đồ rằng chẳng ai dám nói chắc về điều này cả.
Vậy thì đừng cho Phong thủy là khoa học nữa mà chỉ nói đó là tâm linh. Tuy nhiên tâm linh thì phải có niềm tin. Mà niềm tin muốn đứng vững thì...nó phải có chân. Vậy cái chân của Phong thủy là ở đâu? Hay ta không hiểu về nó mà ta vẫn tin nó? Vậy có phải là một niềm tin mù quáng hay không?

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả