Bàn luận

Xin đừng vô tâm lấy ngoại ép nội

Dạo này chẳng có mấy cơ hội đọc báo giấy, thế nên lúc mục kỉnh cảnh chồng báo cao ngất đang nằm chễm chệ chờ ve chai ở nhà hai cụ, tôi vớ lấy vài tờ. Đọc tới Sài Gòn Tiếp Thị số 42 (85), thấy cái tít “Thực phẩm ngoại ép sân” ngay trang […]

Ý kiến - Thảo luận

23:34 Monday,2.11.2015

Đăng bởi:  a tủm

@Ngọc Thạch: Ý bạn Lan (và sách) là nhét đồ sống mà :D
Tất nhiên tôi biết là có thể giấu đồ vào chỗ ấy :) (chứ không mấy bạn đồng giới nam biết nhét vào đâu :p) Nhưng một cái lỗ ấy thì nhét được mấy hạt, gieo đến bao giờ :))) Ý tôi là thế, nhưng sực nhớ ra đoàn sứ nhà mình chắc cũng cả trăm người lận, nhét ngần đấy cái lỗ thì cũng dc kha khá :))) Với lại anh Trung Quốc bắt nạt mình thật, đểu thật, nhưng chắc cũng không đến nỗi ti tiện đến thế :) Chắc các cụ phịa ra cho...vui :D
Mà bác Riêng Chung lại ngờ là dân ta gọi là ngô và ăn cho thỏa lòng căm hận thì tôi cũng không hiểu thế nào, ngộ nhỉ :)
Bác Candid, truyện Papilon ngày nhỏ tôi cũng mê, zờ quên gần hết :(

16:38 Monday,2.11.2015

Đăng bởi:  rieng&chung

Theo em đọc thì là hạt bắp theo ông cô-lông-bô về châu Âu, sau đó theo chân người Hồi giáo sang TQ theo con đường tơ lụa, vào khoảng đời Minh, rồi mới sang VN theo con đường ngoại giao kiêm "gián điệp kinh tế".

Hạt bắp lúc đầu trồng ở phía bắc TQ, nhà Minh đóng đô Bắc Kinh, thuộc phương bắc, vùng đất xưa gọi là nước Yên, nước Triệu, vì thế ngoài tên Ngọc Mễ (gạo ngọc), còn được gọi là "Yên mĩ nhân".
Tuy nhiên khi sang VN thì bị đồng bào ta đặt tên là Ngô. Ngô là từ chỉ TQ, với nghĩa không coi trọng, thậm chí là kẻ thù. Không biết có phải dân ta lúc đó "ăn Ngô" cho thỏa cái lòng căm hận hay không.

16:36 Monday,2.11.2015

Đăng bởi:  candid

Truyện nhét vào để giấu đồ thì từ ngày xưa trong Pappilon người tù khổ sai đã có nói, những người tù chế tạo một thứ riêng để đựng tiền bạc, chắc hạt ngô ở đây cũng thế. :D

Các bác làm em nhớ chuyện cười, có mấy anh chàng bị thổ dân bắt, chuẩn bị làm thịt. Tù trường sai các anh chàng này mỗi người tự đi kiếm 10 quả bất kỳ mang về, tù trưởng ra lệnh tự nhét vào hậu môn, nhét không được sẽ bị chém. Có 1 anh hái được 10 quả nho, nhét được quả thứ 9 thì bị chém chết. Linh hồn bay lên gặp các anh khác, các anh khác bảo bọn tôi hái phải trái ổi, táo còn khó, có mấy quả nho mà anh cũng bị chém chết là sao. Anh chàng phân trần vì lúc tôi đang nhét đến quả thứ 10 thì nhìn thấy 1 anh hái được 10 quả mít. :D

16:23 Monday,2.11.2015

Đăng bởi:  ngọc thạch

@ Lan: Ăn ngô bung thì ngô chín mất rồi, nhét về cũng có trồng được đâu. Vả lại ngô bung là hạt bở ra, nhét vào sao được? Có chăng cụ này... ị đùn, nên thà nhận tội lấy ngô về làm giống còn đỡ ngượng hơn?
@ A Tủm: Không phải chuyện nhét hạt ngô mới nói với Lan, nhưng chuyện nhét đồ cấm vào hậu môn là có đấy. Trong "Đàn Hương Hình" cũng nói về hình phạt (chém ngang lưng?) cho kẻ ăn cắp bạc thỏi nhét vào đít. Mà thỏi bạc thì to lắm, hạt ngô sống đáng gì. Tuy nhiên những người này phải luyện cơ vòng hậu môn giữ rất chắc, chứ như ta là không làm được đâu. Chớ có thử :-)

16:03 Monday,2.11.2015

Đăng bởi:  a tủm

Cảm ơn bạn Lan và bác Candid, tôi nhớ ra rồi :)
Nhưng vụ nhét hạt vào đít chắc là giai thoại thôi nhỉ :)

15:54 Monday,2.11.2015

Đăng bởi:  candid

cách đây ít lâu đọc báo có vụ Trung Quốc gián điệp công nghiệp để ăn trộm giống ngô của Mỹ. :D

15:49 Monday,2.11.2015

Đăng bởi:  phale

Mình nghĩ đã là giống tự nhiên thì không phải "của" ai cả. Nó đơn giản là từ một chỗ du nhập sang nhiều chỗ. Và thực chất bắp cũng chẳng phải "của" Trung Quốc nữa, tuy rằng Việt Nam có thể có hạt bắp theo đường Tàu. Nhưng chính Tàu cũng lấy bắp từ nơi khác thôi, cụ thể là châu Mỹ. Người Mayan với người Aztec trồng bắp từ mấy ngàn năm trước rồi, trước cả Công Nguyên. Với cấu trúc carbon C-4 thì bắp cũng phát triển tốt nhất ở châu Mỹ. Bắp du nhập sang Tàu khoảng những năm 1500, tức mãi sau này cơ. Chàng ấy muốn ăn hiếp mình nên cấm không cho đem giống về, báo hại ta phải giấu giấu giếm giếm. Chứ trước đó chàng được cho không giống ấy mà.

14:43 Monday,2.11.2015

Đăng bởi:  candid

Vị quan ấy là Trạng Bùng, Phùng Khắc Khoan. Tuy nhiên theo Lê Quý Đôn cây ngô được mang về bởi một người khác muộn hơn thời của Trạng Bùng.

11:12 Monday,2.11.2015

Đăng bởi:  Lan

Mình không nghĩ là ngô nếp là của VN, lúc nhỏ được học câu chuyện về cây ngô là một vị quan đi sứ sang nhà Minh, được mời ăn món ngô bung, thấy ngon quá vậy là giấu hạt trong hậu môn mang về VN trồng.

22:42 Sunday,1.11.2015

Đăng bởi:  a tủm

Cái anh Mỹ thì lúc nào cũng muốn tiện dụng :) Nhờ thế mà anh ấy nghĩ ra đủ trò! Con người muốn nhanh, nhiều, tiện, rẻ. Nhưng Tự nhiên cần thời gian.

22:29 Sunday,1.11.2015

Đăng bởi:  a tủm

Không biết Việt Nam mình có tham gia cái vụ lưu trữ hạt giống trên Bắc Cực không Pha Lê nhỉ? Giống ngô nếp nhà mình cũng đáng dc lưu trữ chứ nhỉ :)))

22:15 Sunday,1.11.2015

Đăng bởi:  phale

@a tủm: Gì chứ bắp là thứ hao hụt chất ngọt lẫn vitamin nhanh khủng khiếp sau khi hái. Ngoài vụ giống ra, bắp chỉ ngon nếu ta hái rồi luộc ăn liền. Bởi vậy Mỹ mới chế ra cái giống bắp ngọt lừ, tiện bỏ kho hơn. Nhưng ăn vào cứ thấy kỳ kỳ, chả dẻo mà còn khô.

21:43 Sunday,1.11.2015

Đăng bởi:  a tủm

Cảm ơn Pha Lê! Tối nay rảnh chạy lên phố cổ ăn bắp ngô nướng. Nhạt phèo! Cái ngô này mẹ tôi hay gọi là ngô lai. Ngô nếp của mình nhỏ nhưng ngọt, thơm, dẻo. Thỉnh thoảng bà dì xuống bài giữa mua một mớ, phi về nhà tôi luộc liền tù tì. Ăn ba bốn bắp không chán :)))

15:57 Sunday,1.11.2015

Đăng bởi:  phale

@a tủm: Đa số thì câu trả lời luôn là không, nhưng vẫn có những cơ sở chăn nuôi ở Việt Nam ý thức điều này, cố giữ lại cái giống gạo, đậu nành, đậu xanh... dù không thể giữ được hết các loại giống trên đời. Cố từ nhỏ thôi chứ biết sao.

Mà vụ này chính Tây cũng bị và cũng than thở như ta thôi. Rất nhiều giống táo thơm ngọt nhường chỗ cho giống cao sản. Cà-rốt giờ toàn màu cam, tìm thấy màu vàng hay tím cũng khó. Bắp Mỹ hồi xưa gần giống bắp mình ấy, chả phải cái loại ngọt lừ như bây giờ. Cũng có anh nông dân Tây è cổ ra ráng giữ giống, nhưng số lượng mấy người này ít. Vấn nạn của cả thế giới rồi chứ không riêng gì ta :(

13:32 Sunday,1.11.2015

Đăng bởi:  a tủm

không biết các nhà vườn có ý thức bảo tồn gien, giống cây trồng thuần Việt ko nhỉ!
Tôi nhớ ngày xưa trèo cây hái mấy quả ổi, đút túi quần mà đi đâu cũng bị phát hiện. Vì thơm quá! Cái giống ổi mỡ ngọt lừ thơm lựng giờ chả thấy, toàn loại ổi to vật ăn nhạt phèo.
Táo cũng thế, có ai còn nhớ giống táo quả nhỏ thôi, hơi dài màu xanh non, ăn có vị ngọt chua rất thích giờ biến mất hoàn toàn!!!
Dưa chuột (dưa leo) ngày xưa ăn cúng khác. Quả nhỏ, chắc, ngọt mát. Dưa zờ ăn chỉ còn cái mát, chả ngọt.
Hồng xiêm Xuân Đỉnh (Hà Nội) gần như mất giống hoàn toàn, lâu lắm mới vớ được một mớ. Rồi bưởi Diễn, cam Canh...!!!
Tôi vẫn thường nghĩ, cái gì gien Việt cũng bé, nhưng chất lừ! Nhỏ nhưng có võ, bé nhưng zé nó to lò xo nó mạnh cạnh nó sắc :))
Bây zờ thì cái gì cũng muốn to (cho nó giống Tây), muốn nhiều cho nên chất lượng giảm cũng là lẽ đương nhiên! Bao zờ cho đến ngày xưa :))

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả