Bàn luận

Thắc mắc xa nghệ thuật: về vụ ông Huỳnh Văn Nén (có cập nhật)

SOI: Trong phần cmt của bài “8 điều kiện để thành Bồ Tát” có các cmt “bất đắc dĩ” sau vì không tìm được bài thích hợp. Soi xin xin lỗi vì sự bất tiện này, và xin post lại thành bài riêng để các bạn dễ trao đổi nhé. * LƯU THỦY Tôi đọc […]

Ý kiến - Thảo luận

16:19 Tuesday,8.12.2015

Đăng bởi:  candid

Em đọc thấy điều tra viên vụ này và vụ kỳ án vườn điều là cùng một người. Người này sau này bị loại ra khỏi ngành vì lọt thông tin cho tội phạm bỏ trốn. Hiện nay theo Google thì đang hành nghề luật sư. Không hiểu trong quá trình làm đièu tra viên có bao nhiêu vụ chỉ dựa vào lời khai thế này? Có thể các vụ khác vì án ít nên không được dư luận quan tâm.

21:01 Friday,4.12.2015

Đăng bởi:  Lưu Thủy

Cảm ơn bạn Quo đã hiểu và lại có mở ra một trường hợp mà tôi cũng không nghĩ ra. Hôm bạn Tranthanh comment nói tôi ác, tôi cũng sững cả người vì không có ác ý đó, chỉ muốn nêu một thắc mắc về các kẽ hở của luật pháp. Thực sự là như vậy...

19:35 Friday,4.12.2015

Đăng bởi:  Quo

Bạn TranThanh hơi nhạy cảm rồi đấy. Lật ngược vấn đề của bạn Lưu Thủy để xem xét tính logic của nó theo tôi là rất thú vị. Bạn Lưu Thủy chỉ đưa 1 sự kiện (ông Nén bị oan) để làm ví dụ chứ không nhằm vào cá nhân ông Nén nên đem chuyện đạo đức vào đây là không cần thiết. Giả thiết của bạn Lưu Thủy hoàn toàn có khả năng xảy ra. Giả dụ một trường hợp khác như thế này: có 1 đại ca đâm chết người, kêu đàn em ra nhận tội với lời hứa là lo cho người thân và gởi tiền đều đặn cho đàn em làm boss trong tù. Xui sao lo được vài năm thì đại ca lại bị lên bàn thờ, băng nhóm tan đàn xẻ nghé. Thế là đàn em trong tù bị cắt viện trợ, giờ đàn em đó phải làm sao? Rõ ràng chỉ còn nước kêu oan để ra ngoài. Trong trường hợp này Nhà nước có phải bồi thường không?
Nếu chúng ta làm điều mà các nước phương Tây đã thực hiện từ bao nhiêu năm nay trong khi Quốc hội mình còn đang cãi tới cãi lui là luật sư được tham gia từ đầu quá trình thẩm vấn thì giả thuyết của bạn Lưu Thủy sẽ không xảy ra. Anh khai man, không bị ép cung thì Nhà nước không những không bồi thường mà còn tặng thêm cho anh vài cuốn lịch xé tiếp.

12:33 Friday,4.12.2015

Đăng bởi:  tranthanh

Bạn Lưu Thủy này, nếu bạn ngồi tù 20 năm, rồi đưa bạn 20 tỉ, bạn có đồng ý không nhỉ? Độc ác vừa thôi bạn nhé

9:02 Friday,4.12.2015

Đăng bởi:  Trương Huyền

Tôi cho rằng: hiện tại công an đang tìm các bằng chứng để kết luận có phải Nguyễn Thọ giết bà Bông hay không? Nếu không tìm được thì không kết án được Nguyễn Thọ. Tuy nhiên, không vì không kết án được Nguyễn Thọ thì phải giam Huỳnh Nén lại. Nếu bạn đi sâu vào chuyên môn về tư pháp hơn bạn sẽ hiểu: vì sao trên thế giới người ta lại có "nguyên tắc suy đoán vô tội".
( Mặc dù, ở ta các nhà chuyên môn đều có thể vận dụng các nguyên tắc của nhân loại văn minh để tiện cho kết luận của mình, nếu kết luận đó đem lại lợi ích cho họ). Còn chúng ta, những người ưu tư đến các vấn đề xã hội, chúng ta mong muốn nền tư pháp của chúng ta được cải cách toàn diện không phải để cho tội phạm có cơ hội trốn tội, mà đảm bảo kẻ có tội cũng như người có quyền định tội phải căn cứ trên sự thật và lẽ công bằng...

22:03 Thursday,3.12.2015

Đăng bởi:  Anh Nguyen

Không rõ về vụ này, nhưng em đọc tiểu thuyết trinh thám nước ngoài, mỗi khi có vụ án nào nghiêm trọng thì bên điều tra thường không tiết lộ với báo chí những chi tiết nhỏ nhỏ nhưng đặc trưng (kiểu cắt một nhúm tóc nạn nhân, để lại một vật ở hiện trường, etc,...) nhằm ngăn ngừa những người có vấn đề thần kinh tự nhiên nhận tội.

21:57 Thursday,3.12.2015

Đăng bởi:  Phạm Cúc Tùng

- Huỳnh Văn Nén nhận là mình đã giết người: không có bằng chứng
- Huỳnh Văn Nén khai người nhà mình cùng giết người: không có bằng chứng
- Huỳnh Văn Nén phản cung, nói mình nhận là do mình bị bức cung: không có bằng chứng
- Nguyễn Phúc Thành tố cáo 2 người khác giết chứ không phải ông Nén giết: không có bằng chứng
- Nguyễn Thọ nhận đã giết người: không có bằng chứng
Lời khai trong 5 trường hợp trên đều có giá trị ngang nhau, tức là không có giá trị gì cả, vì không có bằng chứng.
Theo tôi nghĩ về mặt bằng chứng cần có các cấp độ.
Cấp độ đáng tin nhất là các bằng chứng chứng thực liên quan đến vụ án.
Cấp độ đáng tin thứ hai là lời khai tự nhận tội.
Cấp độ đáng tin thứ ba là lời khai nhân chứng.
Chỉ có bằng chứng cấp độ I mới có thể phủ định bằng chứng cấp độ II, hay cấp II phủ định cấp độ III.
Cụ thể như trường hợp ông Nén, lời khai của Nguyễn Thọ cùng cấp độ (không bằng chứng) nên không thể phủ định lời khai của Huỳnh Văn Nén (cũng không bằng chứng).
Ai đảm bảo được một năm sau Nguyễn Thọ không bảo rằng mình nhận bừa do có người nhờ?
Dù thế nào thì việc bỏ tù ông Nén khi chưa có bằng chứng cũng là sai. Đúng ra là chưa được kết án, và ông Nén phải bị câu lưu, quản thúc trong khi tìm ra bằng chứng hoặc có chứng cớ phủ định.

15:29 Thursday,3.12.2015

Đăng bởi:  Trương Huyền

1/ Việc mớm cung, nhục hình, bệnh thành tích ở ta đã sinh ra những lời nhận tội (như thật), đó là việc chúng ta nên quan tâm.
2/ Để những lời nhận tội như thật của cả kẻ (vay nợ không trả được, nhận tội để đi tù) lẫn kẻ vờ nhận tội giết người để sau này được bồi hoàn do oan sai không có cơ hội xảy ra thì đòi hỏi điều tra viên, kiểm sát viên và những cấp trên của những người này phải có trình, có sự thôi thúc về sự thật. Và những người đó phải tâm niệm: Công lý là gương mặt của một quốc gia.
Ngoài ra, theo thiển nghĩ của tôi, cách đây chỉ ba năm thôi, chứ đừng nói 10 năm như ông Chấn, 17 năm như ông Nén có thể nghĩ rằng, nhận đi rồi sẽ được đền bù, được giải oan. Cái chết đấy. Tuy nhiên từ nay về sau, thì... có thể khác. Nhưng muốn cái khác không xảy ra thì vẫn là điều tra viên, kiểm sát viên phải có trình...

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả