Nhiếp ảnh

Độ bền của phù du

Mình rất thích xem những cuốn sách ảnh lịch sử như những cuốn Century hay Decades của Phaidon chẳng hạn. Những cuốn loại khổ bé chứ không phải loại to đùng. Không chỉ nói về nghệ thuật chụp nhân vật hay bối cảnh mà còn cả cách chú giải: ngắn gọn mà bao quát, gợi […]

Ý kiến - Thảo luận

22:56 Saturday,16.1.2016

Đăng bởi:  phạm huy thông

Các bạn ơi. Xác nhận là tớ nhầm nhé, thế mà trước giờ xem phim cứ nghĩ tòa Chrysler là tòa Empire State và ngược lại. Thanks mọi người.
Vụ công nhân leo giàn giáo cười toe là ý đá đểu mấy cái ảnh cúng cụ ở ta thôi, nhưng hóa ra lại gây hiểu nhầm. Túm lại là hôm nay tớ hố toàn tập. hớ hớ.

20:29 Saturday,16.1.2016

Đăng bởi:  Candid

Công nhân leo giàn giáo vẫn có chỗ đứng với thời gian mà. Ví dụ như

http://www.dailymail.co.uk/news/article-2206050/The-picture-proves-iconic-photograph-workers-eating-lunch-Rockefeller-beam-publicity-stunt.html

18:19 Saturday,16.1.2016

Đăng bởi:  Đặng Thái

Chú thích của hình là đúng. Search google có ngay: http://www.vintag.es/2015/03/acrobats-performing-at-top-of-empire.html
Bác Thông mới là người nhầm. Tòa nhà phía xa bên phải chính là Chrysler Building với phần chóp độc đáo có những đường cong chồng lên nhau. Phần hậu cảnh cũng không có tòa nhà nào giống Empire State Building cả. Bác có thể search google "Chrysler Building" và "Empire State Building" để xem lại.

Đến lúc em mở bức ảnh có cụ công nhân trên giàn giáo bác dẫn link thì hóa ra đúng chính xác cùng góc nhìn với ảnh ba anh nghệ sĩ nhào lộn.

11:28 Saturday,16.1.2016

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

"...Các nghệ sĩ nhào lộn biểu diễn trên nóc tòa tháp Empire State Building, 1934. Một bức ảnh có thể là tuyên truyền, có thể là nghệ thuật. Nhưng chắc chắn là đẹp phi thường.."

Tòa nhà Empire State Building là tòa nhà ở hậu cảnh phía xa. Vậy thì chắc chắn các diễn viên xiếc này không phải là đang tạo hình trên nóc của tòa nhà này. Có lẽ các diễn viên đang diễn trên nóc của tòa nhà Chrysler (nếu dựa theo góc nhìn từ ảnh này: https://en.wikipedia.org/wiki/Empire_State_Building#/media/File:Old_timer_structural_worker2.jpg). Vấn đề chút xíu ở phần phụ đề thôi, chứ bức ảnh thì vẫn mãi đẹp, ngợi ca được vẻ đẹp và tầm vóc của loài người theo một cách rất duy mỹ. Chứ cóc cần ảnh mấy anh công nhân leo leo giàn giáo, vừa leo vừa cười cười cho bụi bay vào mồm thì mới là ngợi ca.

15:17 Sunday,3.1.2016

Đăng bởi:  SA

Bà Fawzia này là em vua Ai Cập Farouk, lấy Hoàng đế Iran nhưng ông này không ngó ngàng tới, sau ly dị trở về nước nhà, và vợ ba (Farah) của vua này nổi tiếng hơn nhiều. Khi bị lật đổ có lúc họ sang Panama tạm trú, khi ra đi khỏi Panama, tướng Noriega ra lệnh không được thay ra giường bà này từng nằm trước khi ông đến!

Farah lang bạt, sau được...Ai Cập cho dung thân.

Bà Fawzia thì xem như Hollywood nhưng cô em của bà bỏ nhà theo tiếng gọi của con tim thì Hollywood thật. Cô này sang đó sống nhờ tiền mẫu hậu dấm dúi cho (mặc dù vua anh ngăn cấm). Khi Farouk bị lật đổ cô đi làm Ô sin chẳng hiểu cho ai ("Ô sin nhà tôi đây, là em gái vua Ai cập đấy, lau cái bồn cầu cũng không sạch, chắc là phải đuổi về quê thôi") còn anh chồng thì làm lái xe. Tình sử này tan vỡ vì hoàn cảnh khó khăn này.

Về tấm ảnh Iran 1960, trong thập niên 30, vua Reza cấm phụ nữ không đưuợc che mặt, các bà các cô ra ngoài bị CA giật khăn và tịch thu, có người tốc váy lên đầu để che mặt mà đi về nhà vì quan trọng là cái mặt chứ cái mông thì biết là ai, rất tiếc là chuyện này không có ảnh để minh họa.

Ngày nay tại Iran chỉ bắt che tóc, có nhiều kiểu quấn khăn rất đẹp. Tất nhiên mình phản đối chuyện bắt buộc này nhưng nếu phụ nữ có muốn khăn gì thì kệ họ chứ, xem ảnh ở đây:

http://www.theguardian.com/artanddesign/gallery/2015/mar/06/the-veil-series-a-celebration-of-muslim-womens-hijabs-in-pictures

13:56 Saturday,2.1.2016

Đăng bởi:  Sherry

Fawzia Fuad là công chúa Ai Cập và hoàng hậu Iran thì chính xác hơn, nguồn từ Telegraph: http://www.telegraph.co.uk/news/obituaries/10162842/Princess-Fawzia-Fuad-of-Egypt.html

13:38 Saturday,2.1.2016

Đăng bởi:  Sherry

Câu chuyện về Alice hình như chưa được chính xác lắm, em có tìm hiểu và thấy nói rằng cha cô bé là trưởng khoa 1 trường ĐH ở Oxford, có vẻ gia đình trí thức và cũng có điều kiện. Alice sau đó còn (được cho là) có 1 mối tình với hoàng tử Leopold năm 20 tuổi, trước khi lấy chồng. 2 người sau này đặt tên con theo tên người kia. Nguồn từ trang này:
http://www.alice-in-wonderland.net/resources/background/alice-liddell/

10:41 Friday,1.1.2016

Đăng bởi:  oasis

Em thấy bức ảnh nữ du kích Đồng Tháp là một tác phẩm chiến tranh đẹp rất khác so với các bức ảnh chiến tranh do các phóng viên Việt Nam khác chụp. Phần lớn các ảnh khác là ảnh tĩnh, có sắp xếp, dàn dựng còn bức ảnh này rất "động" cùng với cả bối cảnh đoàn người phía sau, khuôn mặt bị mờ đi do out nét (em đoán là ngoài chủ ý người chụp) tạo sự thuyết phục và tưởng tượng cho người xem

10:45 Wednesday,30.12.2015

Đăng bởi:  candid

Cám ơn bác Trương Quý trả lời. Bảo tàng đấy cũng gần nhà, để có dịp em qua xem ai chụp.

10:37 Wednesday,30.12.2015

Đăng bởi:  Trương Quý

À, đọc bài trên Soi thì mình quên mất là các câu chú thích đầu tiên là dịch từ chú thích gốc. Phần sau là bình luận thêm. Chắc hẳn là việc ngoại suy sẽ bị sai lạc, vì đấy cũng là một bản chất của việc đó rồi. Tuy nhiên được sửa sai như comment của Hằng và góp thêm ý của Candid thì quá tốt. Mình xin tiếp thu, đặc biệt bức ảnh về Alice.

Bức ảnh Nữ du kích Đồng Tháp mình chụp lại từ ảnh trong Bảo tàng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ở số 1 Nguyễn Quý Đức, Thanh Xuân, Hà Nội. Những bảo tàng nhỏ thế này của các ngành dọc hóa ra cũng có khá nhiều thứ để xem, vì đồ vật thô sơ ít bị can thiệp qua công nghệ bảo tàng cũng gây cảm giác chân thật. Mỗi tội là muốn xem thì phải tùy lúc người trông coi có ở đấy để... mở cửa không!

9:54 Wednesday,30.12.2015

Đăng bởi:  candid

@lui: Chắc không cứu được bác ạ, vì đọc thấy bảo là nhũ tương của phim tan chảy ra.

Capa sinh nghề tử nghiệp, thành danh bởi nhiếp ảnh chiến tranh, mệnh danh là ông vua chụp ảnh chiến trường nhưng sau này chết năm 1954 vì một quả mìn ở Thái Bình.

9:47 Wednesday,30.12.2015

Đăng bởi:  lui

Đọc comment của bác candid, em search thử các bức ảnh của Robert Capa thì thấy thật rùng mình vì sự dũng cảm của phóng viên chiến trường ấy.
Trận đánh đấy, quân đổ bộ bỏ mạng không biết bao nhiêu mà ông ấy còn chụp được hết cả cuốn phim thì biết nó quý báu đến thế nào. Vậy mà xui rủi làm sao...? Là em chắc uất ức đến chết mất.
Không biết kỹ thuật ngày nay có cứu được phần nào những thước phim hỏng ấy không.

9:01 Wednesday,30.12.2015

Đăng bởi:  candid

Cái giỏ mà Hemingway cầm đi câu là giỏ đan bằng liễu. Dân câu cá ở Anh hay dùng giỏ kiểu này đi câu cá ở sông. Giỏ kiểu Victorian này trông rất đẹp nên bây giờ vẫn được tìm mua.

8:55 Wednesday,30.12.2015

Đăng bởi:  Siêunoob

Ngài Gagarin cầm cốc bia hơi đứng quá nhỉ

8:53 Wednesday,30.12.2015

Đăng bởi:  candid

Bức ảnh đầu tiên thấy Soi đề là "Băng qua lửa đạn" mà mình google thử không tìm thấy thông tin tác giả là ai. Xem bức này tự nhiên liên tưởng đến bức ảnh nổi tiếng của Robert Capa chụp D-Day năm 1944, ngày đổ bộ của quân Đồng minh lên bãi biển Omaha.

Nghe nói là sau chuyến liều chết ấy với quân đổ bộ, Robert Capa gửi cuộn phim duy nhất về văn phòng của Life ở London. Nhân viên kỹ thuật của Life (là ai thì đến giờ cũng chưa rõ) đã tráng hỏng cuốn phim chỉ vớt vát được 11 kiểu. Tệ hơn là biên tập của Life đã viết lời bình dưới những bức ảnh một câu "Slightly out of focus" đại khái nghĩa là "lấy nét không chuẩn".

Capa không phát biểu gì nhưng có lẽ vẫn cay cú nên sau này lấy luôn câu đấy làm tiêu đề một cuốn sách ảnh chiến tranh. Bộ 11 bức ảnh đó thì trở nên nổi tiếng được gọi là Magnificient Group và là cảm hứng cho cảnh đổ bộ trong phim Giải cứu binh nhì Ryan.

Trở lại tấm ảnh này, do không có thông tin nên cũng không bình gì thêm. Có thể một số người cho rằng đó là ảnh chụp sắp xếp chứ không phải chân thực. Dù sao cũng là một tấm ảnh khác lạ.

8:35 Wednesday,30.12.2015

Đăng bởi:  Hằng

Mình thấy phần chú thích ảnh có chỗ không chính xác:
1. Fawzia Fuad không phải là công chúa Iran và hoàng hậu Ai cập mà là công chúa con gái vua Ai cập, từng là vợ đầu tiên của vua Iran nhưng vì không có con nên họ li dị sau vài năm, vua Iran cưới hoàng hậu khác, bà Fawzia quay về Ai cập sau đó cưới một sỹ quan Ai cập. Ông tổ của bà người Pháp, là thống chế của Napoleon, được phong vua Ai cập sau khi quân Napoleon chiếm Ai cập, nên nhìn bà phong cách quí tộc Âu là tất nhiên (gia tộc này toàn người đẹp thôi)
2. Alice Liddell không phải là cô bé nghèo. Bố cô ấy là giáo sư hiệu trưởng trường Chris Church, học viện danh giá nhất của đại học Oxford. Bức ảnh trên là chụp lúc cô ấy chơi trò giả trang làm cô bé ăn xin. Tác giả Lewis Carol của truyện Alice in Wonderland là giáo sư Toán trong trường của bố Alice, rất thân với gia đình cô bé và hay tới gia đình Alice chơi, kể chuyện cho bọn trẻ. Mình đã thấy ảnh này và một số ảnh gia đình của Alice trong bản Alice in Wonderland xuất bản ở Anh năm 1935

7:52 Wednesday,30.12.2015

Đăng bởi:  Candid

Slightly out of focus.

Không rõ tác giả nữ du kích là ai?

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả