Văn & Chữ

Nghĩa của tiếng Việt: bánh trưng hay bánh chưng?

Hỏi: Nghĩa của tiếng Việt giúp mình phân biệt hai chữ chưng-trưng được không? Và nhân tiện, chữ bánh chưng có nguồn gốc như thế nào vậy? Đáp: Sau Tết năm ngoái, lúc Nghĩa của tiếng Việt được cho mở mục này trên trang Soi cũng đã có bài về chữ chưng, nhưng lúc mới […]

Ý kiến - Thảo luận

22:29 Sunday,17.1.2021

Đăng bởi:  Ngô Hưng

Thế hệ tôi 8x đi học thì chỉ biết chuẩn sách vở là bánh chưng, tôi quê ở miền trung (Nghệ An) thường nói nặng các âm dấu "ngã", "nặng" nhưng hầu như không bao giờ viết sai chính tả. Các bác cùng thế hệ lứa tuổi như tôi nói bánh trưng là kiểu bị nhầm lẫn tr-ch thường ở ngoài bắc.
Giờ tôi cũng nghĩ bánh chưng chính xác, chứ bánh trưng (một loại bánh để trưng bày) thì nó cứ thấy hơi tầm thường kém đặc sắc quá..:))

4:30 Saturday,16.1.2021

Đăng bởi:  jana lee

Đúng ra ngày xưa chỉ có tết đến mới có bánh trưng để ăn, có thể vì thế mà bánh trưng là biểu tượng về ngày tết cổ truyền Việt Nam và nó đúng nghĩa với từ"trưng". Ai nói tôi viết chính tả sai,tôi mặc kệ vì tôi vẫn viết là bánh trưng, từ mà tất cả sách giáo khoa xuất bản từ năm 86 trở về trước dùng. Tôi yêu tiếng Việt và hay nghiên cứu về từ "Hán- Việt", tôi rất tiếc và buồn cho thế hệ trẻ bây giờ nhiều người nói mà không cắt nghĩa được câu nói của mình, vì đâu nên nỗi????

18:13 Tuesday,14.4.2020

Đăng bởi:  Độ Thạch

Lâu lắm rồi tôi mới đọc được bài chuẩn như vậy. 
Thời tôi đi học, riêng môn Tiếng Việt được học rất kỹ, vì ít môn nên chỉ có Toán, Tiếng Việt. Ngày nay xem trên mạng thì không có 1 bài nào ghi bánh Trưng, mà toàn bộ là bánh Chưng. Bác sỹ thì giờ là bác sĩ. Thời tôi học chỉ được phép ghi bác sỹ, kỹ sư.
Đúng là Thạc sỹ, Giáo sư nhiều như lợn con. Người đứng đầu ngành GD thì cũng bị nhắc là đạo văn, nói ngọng..
Thật sự đọc bài sai lỗi chính tả mà phát bực. Cảm ơn tác giả.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả