|
|
|
|||||||||
Văn & ChữTàn xuân bàn chuyện Nguyên XuânĐầu năm ngắm trăm hoa đua nở lại lần giở đọc về những bông hoa trong Hồng Lâu Mộng, ngẫm nghĩ thấy truyện và đời vẫn rất giống nhau. Cành đào thắm mang về trưng ngày Tết giờ đã tàn, rụng lác đác, chỉ chờ ngày tiễn ra… bãi rác một cách không kèn […] Ý kiến - Thảo luận
18:32
Monday,21.12.2020
Đăng bởi: LeĐoạn "Nhớ lại những ngày ở dưới núi Thanh Ngạnh trong dãy núi Đại Hoang, mình sao mà buồn rầu tịch mịch vậy! Nếu không nhờ nhà sư chốc đầu và đạo sĩ khiễng chân mang đến đây, thì làm gì mình được thấy cái thế giới này" có phải là Nguyên Xuân "flashback" lại đâu! Đấy rõ ràng là lời dẫn truyện của viên đá (có thể tạm hiểu là viên đá đeo trên cổ Bảo Ngọc nhưng không vô tri vô giác, mà vẫn quan sát lại mọi việc và đóng vai người kể chuyện.)
13:50
Saturday,9.2.2019
Đăng bởi: DustCho là Nguyên Xuân không cưỡng được số phận, phải chịu mệnh yểu nhưng lại nói họ Giả suy bại bởi Phượng Thư, những Bảo Ngọc, Đại Ngọc chịu phận khổ là bởi tự mình chuốc lấy. Tác giả có phải đã quá cảm tính đối với nhân vật mình thích và không thích rồi không :)) như vậy đâu còn là phân tích, chỉ là biểu đạt thích và không thích ai mà thôi
2:28
Saturday,11.8.2018
Đăng bởi: Trang Mai QuýBạn @Sơn Nguyễn nhắc mình mới để ý. Này gọi là sạn rồi
9:05
Monday,21.5.2018
Đăng bởi: Sơn NguyễnỞ chương 95, nói khi Nguyên Xuân mất, thọ 42 tuổi (bản tiếng tàu wiki nói 43). Tôi nghĩ điều này không đúng, vì nhiều lẽ:
5:00
Monday,5.12.2016
Đăng bởi: Đào ĐứcMình không thể dừng đọc series này vì nó quá hấp dẫn. Cảm thấy như lần nữa khám phá Hồng Lâu mộng nhưng với cái nhìn sâu hơn hẳn. Rất cảm ơn tác giả!!!
12:03
Monday,21.11.2016
Đăng bởi: LyTheo như mình đọc được thì “Hào yến” là trong vở “Nhất bổng tuyết”. Đa số cho rằng vở này là điềm báo vận mệnh phủ Giả: bị phản bội, suy vong, (còn có đoạn sau được phục hồi nữa - phù hợp với bản Cao Ngạc), nhưng mình nghĩ họ Giả suy vong phần nhiều là do tự thân, tác động bên ngoài có nhưng không phải là chính yếu. Hơn nữa chọn đúng hồi “Hào yến” chắc phải có nguyên do. Đây là cảnh Mo Huaigu vào kinh và đến gặp Yan Shifan do môn khách của mình là Tang Qin giới thiệu. Trong lúc uống rượu có xem vở kịch “Sói Trung Sơn” ngụ ý Tang Qin sẽ phản chủ. Trong HLM nếu ngụ ý chuyện Nghênh Xuân hay chuyện Gia phủ hay chuyện của chính Nguyên Xuân, nghe đều có lý. (À trong bản tiếng Việt có đoạn Nguyên Xuân nói sinh ra trong gia đình nông được quây quần bên nhau bạn ạ. Cũng trong bản tiếng Việt, có rất nhiều đoạn đối thoại trực tiếp với độc giả và đều được dịch là giọng của hòn đá. Mình chưa đọc bản tiếng Anh nên không biết ngoài đoạn này ra còn đoạn nào dịch giả chọn giọng kể chuyện là người khác không.)
22:40
Monday,24.10.2016
Đăng bởi: Lê hươngMình say mê Hồng Lâu Mộng từ năm 7 tuổi. Bảo nhiêu năm say mê đi tìm những bài nghiên cứu về tác phẩm này. Mong tác giả có nhiều bài viết về Hồng Lâu Mộng.
22:15
Thursday,12.5.2016
Đăng bởi: Tiểu DuThực sự đọc được những bài viết này, thực sự mở mang rất nhiều. Nhưng không hiểu sao dạo này tác giả không thấy viết tiếp :(((
18:16
Sunday,13.3.2016
Đăng bởi: Thy ThươngMình đọc về Nguyên Xuân thấy dân Trung Quốc có nói về 1 số khía cạnh sau:
16:44
Saturday,5.3.2016
Đăng bởi: Anh Nguyễn@Nina: việc chúng ta thấy phiên âm Thanh Ngạnh, Đại Hoang,... gần gũi hơn là đương nhiên, vì ngôn ngữ chúng ta dùng hàng ngày hiện nay có một phần không nhỏ là tiếng Hán Việt.
13:18
Saturday,5.3.2016
Đăng bởi: NinaNgay như đoạn tiếng Anh bạn vừa trích ấy, mình thấy đọc chữ núi Thanh Ngạnh nghe nó rất gần gũi, còn "Greensickness Peak" quả là ... không quen biết gì :) Là mình đùa thôi, chắc chắn là trong tiếng Việt có quá nhiều ảnh hưởng của chữ Hán, nên mới có ... hiệu ứng ấy
13:15
Saturday,5.3.2016
Đăng bởi: NinaCám ơn bạn Anh Nguyễn giải đáp nhé, mình thấy có lý hơn rồi. Dù chưa thỏa mãn hoàn toàn, nhưng mình thấy có thể chấp nhận lý giải của bạn như một góc nhìn khác.
9:17
Saturday,5.3.2016
Đăng bởi: ABCBạn Anh Nguyễn viết rất hay. Ngày xưa mình học Hồng Lâu Mộng học mãi vẫn chẳng thấy hay chỗ nảo
0:19
Saturday,5.3.2016
Đăng bởi: Anh Nguyễn@Nina: các tài liệu mình tham khảo có nhiều ý kiến trái chiều về đoạn này. Có học giả cho rằng đó là ý nghĩ của hòn đá như bạn nói, nhưng cũng có tài liệu quy đó là vô thức của Nguyên Xuân. Chắc bạn cũng biết, bản Hồng Lâu Mộng mà chúng ta đọc ngày nay không đầy đủ. Chi Nghiễn Trai (bút danh thôi chứ không phải tên thật, nôm na nghĩa là "cái nghiên màu đỏ") được coi là một trong những người hiếm hoi, thậm chí có thể là duy nhất, được đọc qua nguyên bản của Tào Tuyết Cần. Trong Chi Nghiễn Trai trùng bình Thạch đầu ký ông (hoặc bà ta - có người cho rằng Chi Nghiễn Trai chính là Sử Tương Vân!) có nhắc đến xuất xứ của Nguyên Xuân: nàng vốn là tiên, có quan hệ gắn bó với Bảo Ngọc từ kiếp trước, và cũng được hai vị đạo sĩ, chân nhân mang xuống trần. Người ta có câu Nhất ẩm nhất trác giai do tiền định (một miếng cơm một chén nước cũng là tiền định), vì thế nàng trở thành chị gái của Bảo Ngọc. Có học giả đã nói: Nguyên Xuân thực ra vẫn chưa "giác ngộ" bằng Bảo Ngọc, bởi vẫn bị mê luyến, loá mắt bởi phù hoa. Hòn đá Bảo Ngọc xuống trần chỉ say đắm trong bể tình, là con người si tình bậc nhất thiên hạ, chứ đối với vật chất thì lại rất thờ ơ :) Mình thấy kiến giả đó nghe hợp lý hơn, còn bạn thấy sao? Quan điểm tiền kiếp Nguyên Xuân là nàng tiên/nữ thần bạn Nina có thể tìm đọc trong mấy cuốn sau nếu có hứng thú: - Another Phenomenology of Humanity: A Reading of A Dream of Red Mansions: cuốn này rất hay, nhưng… đắt (bản ebook cũng đã 99 đô rồi.) Bản Google book thì không đầy đủ lắm. - Reflections on Dream of the Red Chamber: cũng là một cuốn sách viết về Hồng Lâu Mộng được khen ngợi, cuốn này có lời dẫn của Cao Hành Kiện, nhà văn đoạt giải Nobel năm 2000. -Bản dịch Hồng Lâu Mộng của David Hawkes – người đầu tiên dịch toàn bộ Hồng Lâu Mộng sang tiếng Anh và là một nhà Hồng học nổi tiếng ở phương Tây. Đây vẫn được coi là một trong những bản dịch chuẩn nhất, được cả người đọc và giới nghiên cứu đánh giá cao. Đoạn bạn Nina nhắc tới được ông Hawkes dịch như sau: “… at this moment she recalled the loneliness she had experienced at the Greensickness Peak in the Great Fable Mountains. Had the scabby-headed monk and the limping Taoist not brought her into the human world, how could she see such a sight.” Như bạn thấy, đoạn này (ít ra theo ông Hawkes) được viết từ góc nhìn của Nguyên Xuân. Nó cũng hợp với mạch truyện hơn. Vì nhiều ý kiến cho rằng Nguyên Xuân chính là nữ thần ở kiếp trước nên trong nhiều vở kịch dựa theo Hồng Lâu Mộng, diễn viên đóng nàng tiên ở Thái Hư ảo cảnh và Nguyên Xuân là cùng một người – như một cái nháy mắt kín đáo dành cho những người mê truyện. Một điều làm mình khá bứt rứt nữa là những điểm chênh lệch mình thấy trong quá trình so sánh bản dịch tiếng Anh và tiếng Việt của Hồng Lâu Mộng. Có nhiều đoạn có trong bản Anh văn (ví dụ như đoạn Nguyên Xuân tâm sự với Giả Chính rằng làm con nhà nông dân sống đơn giản đạm bạc còn hạnh phúc hơn làm quý phi) không hề thấy xuất hiện trong bản tiếng Việt. Nếu nhóm người dịch lược bỏ những chi tiết như vậy thì thật đáng tiếc.
23:07
Friday,4.3.2016
Đăng bởi: NinaCám ơn bạn Anh Nguyễn vì bài viết rất hay. Tuy nhiên mình có lăn tăn chỗ này:
16:26
Friday,4.3.2016
Đăng bởi: candidNgày xưa đọc thấy có môn Hồng học ở Trung Quốc. Anh Nguyễn cũng xứng đáng là nhà Hồng học.
13:57
Thursday,3.3.2016
Đăng bởi: Anh NguyenCảm ơn bạn Lục Lam. Mình không thêm từ "phong kiến" vì cảm thấy ý nghĩa của nó đã bao gồm "quý tộc" rồi, nên mình chỉ dùng môt trong hai thôi. Ngoài ra cảm nhận của mình khi đọc Hồng Lâu Mộng là nó có điểm gợi nhớ tới Hội chợ phù hoa - câu chuyện kể về xã hội Anh đầu thế kỉ 19, cũng là một xã hội quý tộc tư sản điển hình. Cả Thackeray và Tào Tuyết Cần đều châm biếm những con người mê muội chạy theo dục vọng, nhưng cái nhìn của Tào có phần cảm thông và xót xa hơn.
13:25
Thursday,3.3.2016
Đăng bởi: Lục LamHay quá bạn ơi, rất rất hay luôn ý :) Nhưng mà câu cuối bài nên là " của xã hội quý tộc phong kiến" chứ nhỉ?
9:25
Thursday,3.3.2016
Đăng bởi: candidmấy câu sau của "vật cực tất phản" có lẽ phát triển từ câu của Trình Di nói về Dịch.
9:04
Thursday,3.3.2016
Đăng bởi: Anh Nguyen@ABC: mình nghĩ do khác biệt trong cách phiên âm thôi bạn ạ. Như chữ 迎 có thể đọc là nghênh hoặc nghinh, chữ 鷲 có thể đọc là tựu hoặc thứu, vv.
8:54
Thursday,3.3.2016
Đăng bởi: admin@ABC: Cảm ơn bạn, Soi đã sửa lại.
8:27
Thursday,3.3.2016
Đăng bởi: ABCChẩm trung ký chứ không phải Thẩm trung ký bạn Anh Nguyễn ơi |
|
||||||||||