Văn & Chữ

Nghĩa của tiếng Việt: Nguyên là gì, tiêu là gì, và Nguyên Tiêu là gì?

  Rằm tháng Giêng còn gọi là Tết Nguyên Tiêu. Cách đây vài tháng, chúng ta đã học rằng tháng Chạp vốn là đọc trại ra từ chữ Hán-Việt “lạp”, tức tháng phơi thịt. Về mặt từ nguyên, tháng Giêng có 2 cách giải thích – Có thể nó bắt nguồn từ chữ “Nguyên nguyệt”, […]

Ý kiến - Thảo luận

13:29 Saturday,9.4.2016

Đăng bởi:  NMH

@Dương Trần:
Em ở Sài Gòn, thuộc trấn Phiên, Đàng Trong.

1:21 Saturday,9.4.2016

Đăng bởi:  Dương Trần

@NMH: Bác cho tôi hỏi quê bác ở đâu, là Đàng Ngoài hay Đàng Trong? Vì theo như tôi đọc trong "Chữ huý Việt Nam qua các triều đại" của Ngô Đức Thọ thì chữ Nguyên đọc chệch thành Ngươn là do người Đàng Trong kỵ húy Chúa Nguyễn Phúc Nguyên. Còn chữ Nguyệt đổi thành Ngoạt thì xưa hơn, kỵ húy bà Thiện Đạo Quốc Mẫu, vợ An Sinh Vương Trần Liệu, mẹ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn.

14:02 Saturday,12.3.2016

Đăng bởi:  NMH

@Giáo Nghèo:
Trường Chính Nghĩa quận 5 nằm trong khuôn viên Hội quán Nghĩa An Triều Châu, trong có miếu Quan Đế hay còn gọi là chùa Ông. Người Hoa quận 5 mỗi hội đồng hương đều có một hội quán để họp mặt, cúng kiếng v.v. Và khi nào cũng có chùa Bà thờ bà Thiên Hậu và chùa Ông ở gần nhau cách chừng vài trăm mét. Ở quận 5 là chùa Bà quận 5 ở đường Nguyễn Trãi và chùa Ông nêu trên. Ở huyện Thuận An Bình Dương có 2 khu vực là Lái Thiêu (2 chùa nằm dọc trên bờ kênh chợ Lái Thiêu nơi thuyền ghe mua bán đồ sành sứ) và Chợ Búng. Chùa Ông Bình Dương nằm trên đường Hùng Vương.

@Vĩ Hùng: cảm ơn bác nhé. Em cũng nghĩ là kỵ húy nhưng không phải thâm Nho nên không biết húy ông nào.

18:39 Tuesday,23.2.2016

Đăng bởi:  Vĩ Hùng

@NMH: phải chăng vì kiêng tên của vua Lê Thái Tông là Nguyên Long nên phải gọi chệch ra thành "ngươn"?

11:21 Tuesday,23.2.2016

Đăng bởi:  NMH

1. Em được đọc (quên mất nguồn) rằng 3 ngày rằm lớn là giỗ của tam hoàng cổ đại Trung Hoa:


Thượng nguyên là thần đản (ngày sinh) vua Nghiêu, được tôn là Thiên Quan đại đế.
Trung nguyên là thần đản vua Thuấn, được tôn là Địa Quan đại đế
Hạ nguyên là thần đản vua Hạ Vũ, được tôn là Thủy quan đại đế (do công lao trị thủy).

Thông tin này bên Cao Đài có đăng lên internet luôn ạ, tại trang này

Và Wikipedia cũng có thông tin như sau:
Vua Nghiêu:  https://vi.m.wikipedia.org/wiki/Nghi%C3%AAu 
Vua Thuấn:  https://vi.m.wikipedia.org/wiki/Thu%E1%BA%A5n

Còn giỗ kỵ 3 cụ kia thì quả thực là em không biết. Em thấy trên mạng thông tin chưa được kiểm chứng và công nhận trong các bài viết nói rằng gốc gác 2 cụ Phục Hy và Thần Nông là tổ người Việt:
Giỗ Phục Hy mùng 1 tháng 4 âm lịch
Giỗ Thần Nông mùng 1 tháng 6 âm lịch (lễ thượng điền)

2. Các cụ quê em gọi tháng giêng là Chánh ngoạt, lễ thượng nguyên là thượng ngươn. Đọc mỏi cả miệng lưỡi. Có bác nào biết giải thích giùm em sao có sự chệch âm thế.

10:12 Monday,22.2.2016

Đăng bởi:  candid

Còm của bác Giáo nghèo hay quả. Giải thích được tại sao lại bầy cây quất (tắc) trong ngày Tết. Em thấy ở một số nước như Đài Loan, Hong kong người ta có tặng nhau thiệp, bao lì xì có hình vẽ quả quýt nhân dịp năm mới.

9:32 Monday,22.2.2016

Đăng bởi:  Anh Nguyen

Nguyên tiêu còn gọi là lễ Thượng Nguyên, được coi là tương đương với ngày lễ Tình nhân của phương Tây vì là ngày các cặp đôi được mối lái với nhau. Có nguồn cho rằng việc tổ chức ngày lễ này bắt đầu từ việc thờ cúng Thái Ất chân nhân. Bánh trôi có hình tròn đầy đặn, lại xúm xít trên đĩa gợi nhớ đến gia đình đông đúc sum vầy nên được chọn làm món ăn đặc trưng cho ngày này. Trò chơi của Nguyên tiêu thì có đố đèn (đăng mê 灯谜) là gắn các mẩu giấy có câu đố vào đèn lồng để cho mọi người đoán, rất là nhã và trí tuệ (không biết bây giờ còn không. Ai tò mò có thể đọc trong Hồng Lâu Mộng có tả kỹ phong tục này.)

9:27 Monday,22.2.2016

Đăng bởi:  giáo nghèo

Tôi thì biết vào Nguyên Tiêu cộng đồng người Hoa tại Việt Nam lại hay đi chùa Bà Bình Dương (còn nhớ hồi nhỏ còn nhỏ tôi có lần từng đi cùng, thuê xe đi vào buổi tối, quay về nhà là đã nửa đêm, chỉ nhớ đông nghịt toàn người và nhang khói, chẳng thú vị mấy)
Ngoài ra có nghe người bà con gốc Hoa kể rằng người Hoa tại Sài gòn còn có tục đi chùa “mượn tiền” để lấy hên. Đông nhất là đến “mượn tiền” tại một ngôi chùa ở quận 5 (không nhớ tên nhưng nhớ là chùa tọa lạc trong khuôn viên trường tiểu học Chính Nghĩa), hàng năm đến dịp này thì chùa sẽ chuẩn bị sẵn phong bì lì xì trong để một số tiền nhỏ (nghe nói là chỉ vài ngàn cho có lệ thôi), người đến chùa sẽ xin “mượn” số tiền này, rồi qua dịp rằm sẽ quay lại chùa để “trả tiền”, trả lại bao nhiêu thì tuỳ tâm thôi nhưng chẳng ai trả ít hơn số đã “mượn” cả, một phần tôi nghĩ là để đóng góp cho chùa, phần khác vì họ cũng mong lấy may, ki bo quá thì không linh chăng?
Nói đến cái việc “mượn trả” này tôi còn nhớ ra một phong tục cũ kĩ của người Hoa nữa là việc biếu và nhận quýt khi chúc Tết. Nghe bảo rằng đây là tiền thân của lì xì Tết. Số là trong tiếng Hoa, đặc biệt là tiếng Quảng, thì hai chữ trái quýt – quất (橘) và chữ cát (吉) trong cát tường có âm đọc giống nhau, thế nên trái quýt mang ý nghĩa rất tốt với người Hoa (việc mua cây tắc về trưng Tết cũng từ đây, vì tắc trong tiếng Hoa là tứ quý quất - 四季橘). Vì vậy mà sinh ra tục tặng quýt cho nhau vào dịp năm mới. Cứ mỗi khi đi chúc Tết là sẽ cầm theo vài trái quýt để tặng (thường là 2 trái quýt vì người Hoa thích có đôi có cặp chứ không thích một trái đơn lẻ), rồi người nhận quýt, được nhận sự may mắn cát tường cũng tặng ngược lại người cho vài quả quýt lấy hên. Kiểu này mà đi chúc Tết nhiều nhà một lần chắc phải xách theo cả rổ quýt ☺. Rồi chắc cũng tại thấy vướng víu phiền hà nên sau này phong tục này mất dần, người ta chuyển sang trao nhau lì xì cho nó tiện lợi và thiết thực. Cũng từ đây mà trong tiếng Quảng có từ “vận quất” (運橘) dịch nôm na là vận chuyển quýt, nhưng người ta dùng từ này với nghĩa là làm chuyện ruồi bu, nhọc công mà chẳng đem lại kết quả gì, như việc tặng quýt rồi lại nhận quýt, thật huề tiền. Người Hong Kong còn đôi lúc viết từ này thành 混橘 (hỗn quất), do hai từ có âm đọc giống nhau, hỗn ở đây là hỗn loạn, dùng chuyện tặng quýt qua lại làm lẫn loạn quýt cả lên để chỉ ý nghĩa làm rối rắm, rách việc.
Thiết nghĩ về chuyện đến chùa “vay mượn” lì xì, biết đâu ban đầu có thể là chùa cho “vay mượn” quýt lấy lộc, nhưng rồi chùa biết làm gì với hàng đống quýt được trả đây, nên chuyển sang cho “mượn tiền” cho giản tiện.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả