Văn & Chữ

Đừng dùng sai để tiếng Việt nghèo đi

  Xin nêu một vấn đề để cùng nhau suy nghĩ về một số từ ngữ bị sử dụng không thích hợp. Đây là vấn đề đã được đặt ra từ lâu bởi nhiều người, và câu trả lời là ngôn ngữ nào cũng có sự thay đổi, có những chữ mới sinh ra và […]

Ý kiến - Thảo luận

20:42 Monday,29.2.2016

Đăng bởi:  Nguyễn mạnh Trí

Về ý kiến của tác giả bài viết về việc dùng "đá chữ Thập" hay "bãi đá chữ Thập" là đúng hay là dùng "cù lao chữ Thập"/"đảo chữ Thập" là đúng? Theo tôi phải dùng "bãi đá chữ Thập" mới đúng vì về pháp lý theo công ước luật biển năm 1982 (Unclos 1982) thì đây là cấu trúc nửa nổi nửa chìm (khi thuỷ triều lên bị chìm dưới nước biển) không được hưởng quy chế của đảo (island) tức là không có qui chế lãnh hải 12 hải lý và không có vùng đặc quyền kinh tế. Vì vậy theo qui chế của Unclos nó chỉ được gọi là đá hay bãi đá thôi (rock). Nếu về ngôn ngữ ta gọi đó là đảo thì vô hình chung ta đã tạo sự thưa nhận về pháp lý cho bãi đá này đc hưởng quy chế đảo, điều mà TQ rất mong muốn được hợp thức hoá bãi đá này mà TQ đã dùng vũ lực chiếm của VN năm 1988 và đã bồi lấp mở rộng để xây đường băng cho máy bay hạ cánh dài 3000m nhằm độc chiếm biển Đông. Vì vậy sử dụng ngôn ngữ trong trường hợp Đá chữ Thập cần chú ý tới khía cạnh pháp lý liên quan đến chủ quyền của VN tại khu vực Trường sa.

0:49 Saturday,27.2.2016

Đăng bởi:  Quo

Lúc trước có đọc bài viết về chuyện dùng từ Hán Việt. Có từ đến giờ mình vẫn dùng đúng nghĩa, có từ bị hiểu sai nhưng vì dùng với nghĩa sai nhiều quá nên nghĩa mới được coi là đúng (Nguồn dự đoán: Kiến thức ngày nay & Thế giới mới, hồi xưa muốn đọc thông tin chuyên sâu toàn từ 02 nguyệt san này hết). Do lúc đó chưa có internet nên giờ không biết tìm lại bài viết đó như thế nào?

18:43 Friday,26.2.2016

Đăng bởi:  phó đức tùng

theo mình thì cần phân biệt rõ 2 trường hợp. thứ nhất là việc dùng từ không đắt của một ai đó trong trường hợp cụ thể nào đó. Điều đó luôn xảy ra, bởi lẽ không phải ai, lúc nào cũng có khả năng sử dụng từ ngữ một cách hiệu quả. Việc chê trường hợp này hay trường kia dùng từ chưa hay là vô cùng và vô nghĩa. Việc rất nhiều người dùng từ dở không làm cho một ngôn ngữ nghèo đi, vì trong ngôn ngữ đó, vẫn có người dùng từ hay, và người ta vẫn biết thế là hay. Chẳng hạn sẽ chẳng có nhà văn nào luôn dùng từ hoành tráng mà quên mất những từ hùng vĩ, nguy nga, tráng lệ v.v. và việc sử dụng lặp lại một từ, cho dù để diễn tả cùng một nội dung, vốn dĩ được coi là dở trong việc viết lách, diễn đạt. Bởi thế mới có hàng đống từ đồng nghĩa.
Trường hợp thứ hai là có những từ được dùng một cách chính thức, ai cũng công nhận và dùng như vậy, nhưng chưa chính xác, chẳng hạn như kháng sinh và trụ sinh. Cái này thì nên sửa. Tuy nhiên, phát hiện được ra những từ đó cũng không dễ dàng, hiển nhiên.
Bác Nguyễn Kim đưa ra từ kịch tính là không thuyết phục. Chữ kịch tính vốn được hiểu là tổ hợp: hành động, thường được trình diễn bởi một nhóm, có tính chất bất ngờ, đột ngột, cực đoan, mang lại hiệu ứng tâm lý mạnh cho đám đông người xem. Tổ hợp này không dễ thay bằng những từ như ngoạn mục, căng thẳng. Vở kịch và kịch tính luôn được xác định hình thành bởi hành động trình diễn. Kịch bản chưa phải là kịch và cũng không tạo ra được hiệu ứng kịch tính và không phải đặc điểm định nghĩa của kịch tính. Một trận đá bóng do đó hoàn toàn có thể có kịch tính, cho dù nó có kịch bản hay không. (việc trận bóng có kịch bản cũng không loại trừ)

Tương tự từ quality và quantity cũng không thật hiển nhiên. nếu chỉ dùng một âm, tất nhiên ai cũng nói một cái là chất, một cái là lượng. Nhưng nếu dùng hai âm thì chữ phẩm chất là từ lặp của hai âm gần như đồng nghĩa. Và đối với nó sẽ không có từ tương ứng cho quantity. Ngược lại, người ta có thể dùng cặp: chất lượng và số lượng để chỉ hai khái niệm này. chữ lượng ở đây để nói lên có một tỷ lệ nhất định của một đặc tính, trong đó chất lượng thì lượng đó chỉ được tính bằng chất, chỉ có thể mô tả, còn số lượng thì lượng đó có thể quy ra số bằng đơn vị đo lường.

Chữ khả năng là một từ nhập ngoại. Tiếng Hán, chữ này rõ ràng bao gồm 2 nghĩa: năng lực và sác suất xảy ra. Chữ tiếng Việt tương ứng là "có thể", cũng bao hàm 2 nghĩa này. Hai nghĩa này không mâu thuẫn với nhau. Chữ khả năng thường dùng khi không thể quy rõ ràng về một trong 2 nghĩa. Chẳng hạn khi việc định mô tả có liên quan đến một việc có thể xảy ra, nhưng không hoàn toàn rõ chủ thể khiến cho nó xảy ra là ai. Nói ông A có thể, hay có khả năng làm tổng thống, vừa có nghĩa là A có năng lực để làm tổng thống, nhưng vừa bao hàm là các điều kiện môi trường có thể dẫn tới việc A trở thành tổng thống. còn nếu nói A có triển vọng trở thành tổng thống thì sẽ nhấn mạnh yếu tố bối cảnh. Ngoài ra, chữ khả năng là một chữ trung tính, trong khi chữ triển vọng bao gồm hy vọng, tức là người nói mong ông ta thành tổng thống. Nếu tôi là kẻ thù của A, tôi không bao giờ nói "triển vọng", mà sẽ nói A có "nguy cơ" thành tổng thống. Tóm lại, tùy bối cảnh, người nó có thể muốn nói là "khả năng" hay là "triển vọng", không thể xét từ đầu là nói thế này là sai, thế kia là đúng.

13:28 Friday,26.2.2016

Đăng bởi:  Candid

Ý bác NK có thể dùng các từ sẵn có như hòn, bãi, rạn... Thay vì dùng chữ đá. Từ đá có vẻ như dịch từ tiếng Anh.

12:19 Friday,26.2.2016

Đăng bởi:  Siêunoob

Ơ bác Đinh Rậu, vậy là em viết nhầm phải không ạ? Em không cố tình đâu.

12:13 Friday,26.2.2016

Đăng bởi:  Đinh Rậu

Tiếng Việt đang được Siêunoob "giữ dìn" một cách hoành tráng? Hay bạn cố tình?

12:12 Friday,26.2.2016

Đăng bởi:  Ghét Tàu

Bài viết của bác Nguyễn Kim không mới bởi những vấn đề mà bác nêu ra ở đây người ta cũng đã nói chán vạn lần rồi. Những ví dụ để đưa ra cũng..."nhiều như quân Nguyên", nếu liệt kê hết thì e rằng có khi phải dày bằng cả một cuốn tự điển cũng chưa chắc đã hết!
Tuy nhiên, trong trào lưu chung phá ngôn ngữ Việt một cách có hệ thống và toàn diện, rộng khắp như hiên nay, khi mà phát thanh viên của đài truyền hình quốc gia vẫn có thể là người sử dụng một ngôn ngữ địa phương cụ thể là tiếng miền Nam, cụ thể hơn là Sài Gòn), thì những tiếng nói báo động như bài viết này là hết sức cần thiết.
Em xin góp ý về một chi tiết nhỏ trong bài, chính xác hơn là giải thích, về một ví dụ mà bác Kim đưa ra, đó là việc dùng chữ "đá" thay cho chữ "đảo".
Ai cũng biết rằng chữ "đảo" đã được dùng bao lâu nay và có đầy đủ ý nghĩa để chỉ về một thực thể nổi trên mặt biển. Những người làm truyền thông không phải không biết điều đó. Nhưng sở dĩ thời gian gần đây chúng ta phải nói "đá" (ví dụ "đá Châu Viên") là bởi chúng ta thấy rõ ý đồ thâm hiểm của bọn Tàu, nạo vét, tôn tạo những bãi đá ngầm, biến chúng thành "đảo"! Nếu được công nhận là "đảo", chúng sẽ được hưởng những quy chế đối với "đảo" theo thông lệ quốc tế về biển,có nghĩa là có những vùng đặc quyền 12 hải lý xung quanh, rồi còn kèm theo vô vàn những lợi ích khác nữa mà bọn Tàu luôn nhắm tới.
Còn nếu chỉ là "đá", hay "bãi đá" thì những thực thể này không được công nhận bất cứ một quyền lãnh hải nào hết!
Không muốn để cho bọn Tàu thừa cơ lu loa rằng "đấy nhé, ngay cả truyền thông các ông cũng gọi đó là các "đảo" nên phải công nhận quyền về các vùng nước xung quanh" nên truyền thông Việt Nam mới lựa chọn việc dùng chữ "đá" thay cho "đảo".
Đó là quyết định mang tính chính trị và luật pháp nhiều hơn là ngôn ngữ, bác à.

12:10 Friday,26.2.2016

Đăng bởi:  dilletant

Một dạo thì hóa rồ vì trên TT đâu cũng "điểm nhấn", "vỡ òa". Có 1 hôm mang sách đến cho 1 cô phóng viên mượn, cô ấy bảo anh gói cẩn thận, kẻo tòa báo nhà em họ nghĩ anh em mình (đọc sách) là lũ hâm đơ.

11:44 Friday,26.2.2016

Đăng bởi:  Siêunoob

Về câu chuyện giữ dìn sự trong sáng của tiếng Việt thì em thấy cũng rất thú vị với tần suất của từ "câu chuyện" trong giới guru,leader gần đây. Câu chuyện làm sản phẩm A, câu chuyện chiếm lĩnh thị trường B, câu chuyện nâng cao nhận thức về vấn đề C... Đi kèm với "câu chuyện" thường là "bài toán", nghe phải công nhận là hoành tráng. Mỗi lần về Việt nam mở tivi là em lại có dịp được mở mang thêm về ngôn ngữ các bác ạ.

11:16 Friday,26.2.2016

Đăng bởi:  candid

Bài của bác Nguyễn Kim rất hay, cảm ơn bác.

Về chuyện vốn từ em nghĩ là có nhiều nguyên nhân, có nguyên nhân thì là do lười đọc sách nên không có vốn từ phong phú. Nguyên nhân nữa thì là do sách vở bây giờ cũng dễ dãi, văn viết y chang văn nói, nhất là thời đại văn sĩ mạng được mùa như bây giờ. Tiếp nữa là lỗi do các thể loại câu chữ rùng rợn lan tràn trên mặt báo chí để câu view. Ví dụ như nhìn mấy cái tít "đắng lòng..." là em rùng hết cả mình. :D

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả