Đi & Ở

Điệp vụ đầu năm: dê hay cừu, có râu hay không râu

Tháng Giêng là tháng lễ hội, tháng đi chùa. Như mọi năm, bạn bè nô nức rủ, người thì rủ về xứ Đông, xứ Đoài đi xem thi pháo, đấu vật, chém lợn (nói đến đây bèn hạ giọng khe khẽ không lại bị bà con ném đá), người lại rủ chùa Hương, Yên Tử, Bái Đính, […]

Ý kiến - Thảo luận

13:07 Friday,9.3.2018

Đăng bởi:  Candid

Còm của Soi bị lag nên không rõ còm được hay chưa bèn còn lại. Tưởng mới 1 năm hoá ra đã 2 năm. Thời gian nhanh thật. Năm nay em không ở Việt Nam để đi chùa đầu năm nữa. Hy vọng vẫn có chuyện để kể cho các bác ở nơi xa.

23:42 Wednesday,7.3.2018

Đăng bởi:  rieng&chung

Thấm thoát đã 2 năm. Nay em mới tận tay sờ con cừu có râu bằng đá dưới chân tháp Hòa Phong. Thực tình đi chùa Dâu mà không hề nhớ ra vụ cừu-dê này, nhưng bước chân vào vừa thấy nó thì buột miệng "đây rồi", và chụp ảnh lia lịa. Tối về lật đật lên Soi tìm bài của bác Candid. Hóa ra đã có bao nhiều thứ hay ho bác viết và còm men của mọi người.
Về bà Dâu, bà Đậu. Màu tượng khiến em liên tưởng nước da đồng hun của người Ấn. Khuôn mặt bà Dâu khá đặc biệt: lông mày cong dài, sống mũi cao vồng, mặt cười tươi tắn, gò má nổi đầy, khuôn miệng gọn đẹp, hai môi dày dặn. Rất không giống mặt người VN, mà nhiều nét giống tranh tượng Phật. Một số minh tinh Ấn Độ cũng phảng phất nét mặt như vậy.
Tóc bà Trắng (ngồi bên tay trái phía dưới bà Dâu) cũng không phải tóc thường, mà nhiều đụn như đầu Phật. Kể cũng lạ. Bà Đỏ ngồi phía đối diện thì có vải che đầu nên không biết hình thái thế nào. Cậu bé thuyết minh tham quan không giải thích được.
 

22:42 Monday,4.4.2016

Đăng bởi:  rieng&chung

Bác Đinh Rậu, thực tình em không có ý chơi chữ như vậy. Bác nói xong em mới ớ ra : ))

10:45 Friday,1.4.2016

Đăng bởi:  Đinh Rậu

"Phải chăng vụ dê mê gái này là sản phẩm từ một sự kết hợp nào đó, giữa nước bảo hộ đại Pháp với Đông Dương thuộc địa?" sáng nay mới vỡ ra hình như R&C chơi chữ Tây Dương (Pháp) và Đông Dương?

10:09 Thursday,31.3.2016

Đăng bởi:  Đinh Rậu

"Mùi gái, e là có một bộ phận không nhỏ phải chịu đựng về mặt tình cảm, đi cùng với ước ao rất mãnh liệt được tựa vào bờ vai vững chắc." mình không có mấy kinh nghiệm nhưng hình như đúng. Một "em" hơn tuổi, khi Sài Gòn rơi về mức sống nửa cuối 1970 có ý dựa vào mình ("em" Mùi gái này học ĐH cơ khí ra, con nhà trâm anh phải xuống thành phần, ở nhà cấp 4), nhưng thấy cha này "dài lưng tốn vải". Vài năm sau khi kinh tế sùi bong bóng, em nhờ kiến thức và đầu óc kinh doanh, đã lên rất nhanh (chắc đã tự kiếm lại nhà lầu). Rồi biết một Mùi gái (Đinh) khác đúng như Riêng & Chung tổng kết, nhưng các bờ vai cũng bỏ chạy để lại em tự tác chiến ác liệt nuôi các con...

6:28 Thursday,31.3.2016

Đăng bởi:  Đinh Rậu

Cái vấn đề mê gái, e rằng có trước khi Pháp nổ súng đánh Đà Nẵng giữa thế kỷ 19. Chỉ thấy cừu dê trông đều hơi tơ lụa, nhưng Đánh Lẫn Nhau thì rất ác.

0:24 Thursday,31.3.2016

Đăng bởi:  rieng&chung

Bác Đinh Rậu: nhờ chuyện 2 loại mê gái của bác, em thấy có mối liên hệ với Dê và Cừu của bác Candid: một tỉnh táo (có râu), một dễ bị lừa (không râu). Nhưng chung quy đều có bản chất như nhau, là mê gái cả. Nhưng đây chỉ là kết luận có tính chém gió.

Còn thì, hình như tìm ra một điểm nho nhỏ về khác biệt giữa văn hóa VN với TQ. Ở TQ Cừu với Dê bị gọi chung là Dương, bất kể có râu hay không, và không liên quan gì lắm đến mê gái. Ở VN, cừu là cừu, dê là dê. Dê mê gái, cừu thì không. Phải chăng vụ dê mê gái này là sản phẩm từ một sự kết hợp nào đó, giữa nước bảo hộ đại Pháp với Đông Dương thuộc địa?

Lại vòng về tử vi. Chưa thấy ai đặt vấn đề người tuổi Mùi có liên quan gì đến "mê gái", nhưng (1) "dồi dào sức khỏe, tính hưởng thụ cao" thì có. (2) Riêng Mùi gái, e là có một bộ phận không nhỏ phải chịu đựng về mặt tình cảm, đi cùng với ước ao rất mãnh liệt được tựa vào bờ vai vững chắc.

21:41 Tuesday,29.3.2016

Đăng bởi:  Đinh Rậu

@ Riêng & Chung: mình U60 đời chót, ai cũng biết, không thể giấu tuổi. Bọn trai đời mình chắc mê gái nhiều vì thời ấy giới tính rõ ràng, đều yên tâm công tác. Những thằng đi cùng với mình đến chỗ các cô tiên trường múa công chúa trưởng sư phạm (Cầu giấy) đều mê gái (rủ thằng nào cũng đi, cái này có các cô (nay đà bà ngoại, bà nội) làm chứng (có em sau hoa hậu đời đầu, một số em nghệ sĩ yêu tý, một số thành mụ Pushkin - buôn bên Liên Xô, có câu 3 anh thương vụ không bằng một mụ Pushkin). Mê gái có hai loại: một dễ bị lừa, loại thứ hai tỉnh hơn. Xin ví dụ: khoảng 1980 diễn tập xe tăng địa hình rừng núi, tối mình với 1 chả nữa mang súng sáu đi vòng sau núi tìm đến các em văn công. Đến nơi (vì đã có mật hiệu trước), các em chả vờ có bầu tâm sự đã mò ra sẵn, nhưng chỉ tán tỉnh là chính (bộ đội mà). Rối phải về (lính mà em), thằng kia hậm hự chưa kịp hỏi tên em, trời lại tối, ánh dâm tinh (sao) mơ màng. Sau khoảng 20 năm cha kia đã thành cấp tư lệnh tư lộn ngồi tâm sự với văn công, kể lại chuyện cũ. Rồi khi gặp, hắn bào tôi: tao đang kể thì có một em hơi luống đứng phắt dậy bảo: tối hôm ấy chính là em. Tôi bưng miệng cười, biết là ngài phó tư lệnh (nay hiu rồi, nên có thể viết ở đây ko sợ phạm thượng) bị lừa rồi. Vì không biết tử vi (do không tin, hoặc không tin là có thể giỏi từ vi đến mức không bị tẩu hỏa nhập ma) nên đành kể chuyện về hai thể loại mê gái vậy.

8:46 Tuesday,29.3.2016

Đăng bởi:  Candid

Bác Riêng Chung cứ bàn cho em hóng xem liệu có tí sao Hoa đào hay Đào hoa nào không, phần tử vi em mù tịt.

1:08 Tuesday,29.3.2016

Đăng bởi:  rieng&chung

Bác Đinh Rậu: bác cho em hỏi với, theo bác có bao nhiêu phần trăm giới mày râu là "mê gái khủng khiếp"? Bác chia sẻ về "máu vẫn còn nhưng mê đã ngớt" làm em liên tưởng đến tính chất của sao Tham Lang và Liêm Trinh, bị giới tử vi phong cho làm đệ nhất và đệ nhị... dâm tinh (tinh là ngôi sao ấy ạ). Trong đó trường hợp hai dâm tinh này gặp Tuần, Triệt, hoặc Thiên Hình đồng cung thì tuy mê gái khủng khiếp nhưng rất biết kiềm chế, tự (hoặc bị) đưa vào khuôn phép về hành vi. (Không khéo bác có cách cục này chăng? Em đùa chút, bác đừng để bụng)

Trước nay em đọc tử vi đến chỗ này chẳng nghĩ gì nhiều. Nhưng giờ nghe bác chia sẻ, bỗng thấy tử vi hình như hơi thiếu sót. Nếu chỉ 2 chính tinh là Tham Lang, Liêm Trinh là có dâm tính, còn các chính tinh khác (còn 12 vị nữa) không dâm (?); rồi chỉ thêm vài trung tinh kiểu Đào Hoa, Hồng Loan (trong số gần trăm trung tiểu tinh) là có "dâm tính", chẳng hóa thiên hạ vốn quy củ, chỉ một bộ phận rất rất nhỏ là mê gái/trai đến thế? Chính người TQ xưa đã nói "yểu điệu thục nữ, quân tử háo cầu" cơ mà nhỉ...

Xin lỗi bác Candid vì chuyện hơi bị lạc đề nhé ạ : ))

13:11 Monday,28.3.2016

Đăng bởi:  Thanh luong

Về vết nhẵn trên lưng cừu thì nghe người dân vùng đó nói là thời hợp tác xã người ta dùng lưng cừu để mài dao

15:46 Friday,25.3.2016

Đăng bởi:  Đinh Rậu

viết tiếp cho Riêng&chung: hồi còn xoan, một dame nào đó (nhiều khi hơn tuổi tí chút) nghiêng sát vao người mình (mình ngây ngất vì mùi... nho chín) bảo mình, hướng về phía một ngài đã ngoại ngũ tuần: lão kia trông thế (mày râu nhẵn nhụi...) nhưng mà dê ngầm (nhăn mũi). Minh choáng đi vì nhận xét này vì bản thân mình, dù chưa dề, đã mê gái khủng khiếp, nhiều khi phải dùng ý chí để chăn chính mình khỏi hành động này kia. Còn nay u50 đời chót, Máu vẫn còn nhưng Mê thì đã ngớt, chắc chẳng được các dames quy vào diện dê già.

9:36 Friday,25.3.2016

Đăng bởi:  Đinh Rậu

@ Riêng&chung: Đúng là không nhớ ngay được một điển tích văn học nào chửi dê già. Ấy vậy mà chữ "chòm râu dê"/goatee trong tiếng Anh không ngụ ý chìm gì, nhưng nếu để nguyên dịch sang tiếng Việt thì độc giả dễ nhìn nhân vật này khác đi (trong tiếng việt, xin lỗi, còn có từ dâm dê...).

23:57 Thursday,24.3.2016

Đăng bởi:  rieng&chung

Bác Đinh Rậu: hình như chị Hồ Xuân Hương chưa từng chửi dê già? Tuy nhiên em đọc trên mạng thấy bảo nhờ chị ấy mà văn học/văn hóa VN có món đặc sản "dê cỏn". Vì thế em mới dẫn cả câu ra, chỉ để nhấn mạnh yếu tố địa lý khi nghiền ngẫm bộ sừng (chứ không phải râu) của loài này. Chứ với năng lực các đại gia bây giờ, sừng gì cũng về VN được hết nữa là sừng dê.
Bác thấy đấy, một lần nữa, chúng (bộ sừng của đặc sản "dê cỏn") lại cong "mềm mại" ...

18:44 Wednesday,23.3.2016

Đăng bởi:  LC

Dê rõ là dê các cụ ơi. Mà hình dáng em dê gốm Hán béo ị đẹp quá, thiết kể đồ đá thường phải chắc kê, nên hình hài không thế thon gọn như đồ gốm được

16:18 Wednesday,23.3.2016

Đăng bởi:  Đinh Rậu

đang đọc hay thấy riêng&chung tự nhiên phang "dê cỏn buồn sừng húc dậu thưa" bèn ngắc ra. Số là ở VN chủ yếu chỉ chửi những thằng dê già, đối với dê cỏn thì address một cách thông cảm hơn. Ngược lại, 1 hôm thấy 1 chị sồn sồn đại gia tự nhiên lại khoe bạn tình trẻ. Rùi thấy mình đi với hai cậu Tây trẻ lại (1 nhà zăn, 1 phó nháy) khe khẽ hỏi thăm, nhờ giới thiệu (lấy cớ không biết tiếng)... Mình thưa rằng nhà cháu 5 đời không có ai làm cái nghề này (môi giới cho dê mái giề), xách 2 cậu tây cỏn chạy mất dép luôn.

15:12 Wednesday,23.3.2016

Đăng bởi:  kựu fiên rịch

@ candid: quả thật là biết mấy thứ tiếng thì dễ hơn cho nghiên cứu. Nhưng vấn đề là chữ nghĩa tiếng Tây của mình chủ yếu là học mót. Ngay cả tiếng Nga cũng là do ban đầu học một ngành kỹ thuật, vì biết một ít tiếng Nga thì theo CZ để dịch một số vấn đề theo chuyên ngành, rồi quá mù ra mưa đi phiên dịch. Để nghiên cứu nếu học hành bài bản hơn vẫn tốt hơn chứ. Cụ thể tiếng Pháp của mình bây giờ tua te, chắc là về mo rồi, vì tiếp xúc ít.

14:54 Wednesday,23.3.2016

Đăng bởi:  candid

Cám ơn bác Nguyễn Tuấn, em cũng có biết giả thuyết về chuyện mài dao kéo nhưng em chưa tin lắm nên tạm không nêu. Nhất là ngày xưa các cụ ta cũng rất kiêng cái gì dính đến chùa. Nhưng thông tin của bác cung cấp chuyện xảy ra vào những năm 60 thế kỷ trước thì hoàn toàn hợp lý.

Rất tài tình là dân ta sáng tác ra huyền sử bị đánh sụm lưng ngay. :D

14:29 Wednesday,23.3.2016

Đăng bởi:  Nguyễn Tuấn

Bài của bác candid hay quá. Em xin bổ sung thêm một tẹo về con cừu đá ở chùa Dâu. Nguyên gốc như trong bài của bác là cùng một đôi với con ở lăng Sỹ Nhiếp, nhưng con cừu ở chùa Dâu bị lõm cả đầu và lưng, nếu nhìn kỹ thì sẽ thấy các vết mài rất sắc trên lưng như kiểu bị chém và khá mịn. Nguyên do của chuyện này là khoảng những năm 1960, cả vùng có hợp tác xã mài dao kéo, nên dân làng đã "lợi dụng" luôn pho tượng đá trong chùa để mài hàng vạn con dao cái kéo, nên mới bị mòn như vậy. Chuyện này em đi hỏi mấy cụ trong làng đều nói thế cả.

12:55 Wednesday,23.3.2016

Đăng bởi:  candid

Cám ơn bác, bác biết mấy thứ tiếng Anh, Nga, Pháp thì thật là thuận tiện trong nghiên cứu. Em thật xấu hổ chữ Nga thì quên tiệt, Pháp thì học không vào, Nhật, Tàu không biết, chỉ biết mỗi tiếng Anh nên khi đọc chỉ dựa vào nguồn tiếng Anh hoặc tiếng Việt. Ở VN muốn tìm hiểu các thứ mà không biết tí Hán, Nôm nào thì thiệt thòi vì chỉ dựa vào các nguồn tài liệu thứ cấp (đã có khả năng sai lệch). Thôi đành có đến đâu thì cố để hiểu đến đấy.

11:53 Wednesday,23.3.2016

Đăng bởi:  Kựu fiên rịch

Lại một bài gây nhiều cảm xúc lẫn lộn. Thứ nhất, bên tây họ còn coi năm Mùi cũng là năm Cừu, thậm chí không dịch là cừu (chắc vì Tây họ lông lá/hairy hơn mình? Cho tây (Đông Âu) xem ảnh thì họ bảo không thấy lông, nên không rõ lắm. Và Гиссарский баран (một thứ dương trên vùng Alps) như là nửa cừu nửa dê?
Rất thích sự tìm tòi của Candid. dù nhiều đoạn phải đọc ký hơn để hiểu. Hồi còn dẫn chuyên gia Liên Xô đi chủa, chả nói được cái gì, bản thân mình cũng thấy chán, nói gì đến Tây. Thế rồi thấy một bác Việt Kiều Pháp sang sảng dịch cho cả đoàn (hướng dẫn viên du lịch thời "bao cấp" cũng như mình, đứng há hốc mồm nghe), từ tiếng Nho sang tiếng Pháp, cái gì là cái gì. Hồn cũ lâu đài bống hiện ra. Mình hồi ấy tiếng Pháp loạch choạc, nghe cầu được câu chăng bèn dịch lời của bác Việt Kiều sang tiếng Liên Xô, thấy đoàn CZ vui hẳn lên: có thể chứ, lúc đầu mày nói cơm nguội bỏ mẹ (xin lỗi). Mấy cô đầm non (xin lỗi) bắt đầu lườm yêu mình nhờ dăm chữ nhặt của bác Việt Kiều kia. (Nay thấy nói tình trạng giới thiệu di tích của bên du lịch, nay đã làm ăn vì lợi nhuận, sắp vô TTP (tiền [nong] phập phù?), nhưng chất lượng zới thiệu chưa lên).
Nhân "điệp vụ" đầu năm của Candid nghĩ bên TCDL có nên, không nhất thiết phải đi khám phá, nhưng làm người hùng bàn phím, dựa vào gục gồ viết những bài giời thiệu ngon hơn về các thể loại chùa. Kẻo kể cả mình, mỗi dịp có khách Tây về (dù là người nhà) báo chuẩn bị đi thăm thắng cảnh là cuống cà kê. Nếu có sẵn bài bản của tổng cục du lịch thì hay quá, kẻo Candid đâu có ăn cơm nhà vác tù và. Nên để bạn ấy làm thám tử kiểu này cho lãng mạn, và mình còn muốn sống. Xin phép rời đi đọc 1 bài gọi là: Từ Stolypin (ý nói cải cách) đến Rasputin (suy đồi, ma giáo): điều gì xảy ra khi chính quyền gạt bỏ kinh nghiệm (lịch sử), logic, và khoa học. Để còn bớt ngờ -u- một tý.

8:19 Wednesday,23.3.2016

Đăng bởi:  candid

Bác riêng&chung: Em cũng thấy là con ibex là loài dê hoang dã có sừng cong nhưng không cong xoắn như con ram (cừu hoang). Em cũng không hiểu con vật nguyên mẫu là con gì ở tự nhiên.

Về mộ cổ đời Hán, em đọc thấy ở Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh có nhiều và khai quật cũng nhiều. Nhiều mộ bị ăn trộm nhiều lần nên không còn gì. Em cũng chưa đọc thấy giới thiệu khảo cổ nào về các mộ Hán tường tận nên cũng không rõ có những gì. Về hiện vật đất nung em thấy ở trong Bảo tàng lịch sử có mô hình đất nung nhà Tứ hợp viện của người Hán và một số động vật như bò, gà, không rõ có dê không. Ngoài ra còn có các hiện vật bằng ngọc đời Hán. Để em tìm lại sách cũ xem có hình dê nào tương tự không.

23:09 Tuesday,22.3.2016

Đăng bởi:  rieng&chung

Bác Candid, vụ Dê hay Cừu đúng là hơi khó hiểu.

Nói chung người TQ nghiêng về Dê (Sơn Dương), và cho rằng Cừu được "nhập ngoại" từ "phương bắc". Tuy nhiên, riêng Dê thôi cũng phiền. Bác xem ảnh tượng 5 con dê biểu tượng của thành phố Quảng Châu (miền nam TQ) sẽ thấy sừng của chúng không cong vòng hình trôn ốc (như tượng ở chùa Dâu), mà chỉ hơi "xoắn thừng". Còn Dê thông thường ta hay thấy ở VN, nhất là loại dê cỏn buồn sừng húc dậu thưa, thì sừng khá thẳng (chỉ hơi cong cong).
Theo quan điểm chưa kiểm tra đầy đủ của em, kiểu dê sừng vòng trôn ốc, cũng "thần thánh" gần như con sư tử, và cũng được du nhập vào TQ từ phía Tây. Em xem hình mình họa của 12 cung hoàng đạo, thì có vẻ như con Ma Kết chính là loại này. (Món này chính là từ phía Tây nhập vào TQ, nghe đâu cũng sớm như ngang với sử tử)
Có thể thời Hán, sử tử, dê sừng vòng (và nhiều con khác?) du nhập vào TQ và sớm có vị trí cao trong văn hóa TQ. Cụ thể là Dê sừng vòng được chọn vào nhóm tượng thú vật ở lăng mộ người quyền thế /giàu có. Nhóm này thường gồm ngựa, dê, bò (hình như thế).

Cái vụ dê có râu còn cừu không râu, về cơ bản là em nhất trí. Nhưng thỉnh thoảng nghĩ vẩn vơ, sao cái sừng còn rắc rối thế (sừng cừu cũng cong vòng và xoắn phải không ạ?) mà râu thì đơn giản là dê có cừu không nhỉ?

Một việc khác, nếu mộ người Hán ở VN nhiều, thì về lý thuyết sẽ phải có nhiều tượng dê, cũng như các con khác. Không biết giới khảo cổ tìm được nhiều chưa nhỉ. Thời Hán các con vật kiểu này cũng được làm bằng đất nung, chắc ở VN cũng phải tìm thấy, nhưng có lẽ đất nung không bền bằng đá...

Sau cùng, nếu tượng dê ở mộ Sĩ Nhiếp bị khiêng 1 con về chùa Dâu, kể ra cũng khá lạ lùng...

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả