Ăn uống

Ăn gì cho không độc hại (phần 8): Thủy thủ thiếu chất, Shogun cũng thiếu chất

(Tiếp theo phần trước) Sau khi chuyển từ lối sống săn bắt hái lượm của thời Đồ đá cũ để thuần con nọ con kia và làm nông, loài người bắt đầu bệnh vì thiếu dinh dưỡng và bắt đầu lùn hẳn đi. Học nuôi trồng sao cho đúng, học sống ở một chỗ sao […]

Ý kiến - Thảo luận

8:36 Saturday,5.11.2016

Đăng bởi:  phale

@Trang Nguyen: Bạn chịu khó chờ nhé, bài mới sẽ có không dạng này thì dạng khác :)

4:08 Thursday,3.11.2016

Đăng bởi:  Trang Nguyen

Chị ơi series này hay quá!!!! Khi nào thì có tiếp bài mới ạ???

0:57 Saturday,9.4.2016

Đăng bởi:  phale

@Hieniemic: Cảm ơn Hieniemic đã cung cấp nhiều thông tin bổ ích, vụ godnose rất buồn cười :)

Mà thực, thiên hạ ban đầu chưa tin vào Vit C cũng có lý, bằng chứng là người Eskimos, người Nhật có những mùa chỉ có cá sống, không có rau mà vẫn chẳng thiếu C. Cái chất ấy là một chuyện, để cơ thể hấp thụ cái chất ấy hoặc giữ nó trong thực phẩm luôn phức tạp.

20:56 Friday,8.4.2016

Đăng bởi:  Candid

Ngày xưa em đọc nhớ là một thuyền trưởng tránh được sờ cóc buýt nhờ học theo người da đỏ uống nước từ vỏ cây thông. Ở Việt Nam thời xưa người Việt không hải trình trên biển lâu dài nhưng có đọc một bài báo của nhà báo Hoàng Hải Vân chép từ sử liệu thời Nguyễn về việc hải đội Hoàng Sa trồng rau trên ghe bầu để tránh bệnh.

18:13 Friday,8.4.2016

Đăng bởi:  Hieniemic

Có một quan sát về bệnh scorbut thời đó là chủ yếu bệnh scorbut chỉ thấy ở thủy thủ đoàn cấp thấp chứ ít thấy ở sĩ quan đô đốc cấp cao. Lý do là thủy thủ đoàn thường là lính lác võ biền xuất thân tầng lớp thấp. Mỗi khi tàu cập bến lên bờ thì thay vì đi ăn rau quả trái cây lấy chất thì những người này chui vào quán nhậu uống bia với ăn thịt, do đó thêm được tí cồn với đạm nhưng vitamin C thì vẫn thiếu. Còn sĩ quan thì xuất thân quý tộc, khẩu phần ăn đầy đủ lung linh rau củ trái cây, nhẽ nên ít bị hơn.

Như trong bài có nói, tới tận cuối tk19, đầu 20, người ta vẫn chưa thực sự tin vitamin C đóng vai trò quan trọng trong bệnh này. Hải quân Anh tới thời này vẫn chưa có chính sách bắt buộc tàu bè phải mang theo rau củ tươi. Nhưng đô đốc James Cook là một người cực kì nghiêm khắc trong việc bắt thủy thủ của ông phải giữ vệ sinh tàu sạch sẽ + ăn bắp cải muối hàng ngày, ai không ăn bị phạt roi nhé. Thế nên trong mấy chục năm chu du trên biển, hạm đội của Cook chưa bị mất một thủy thủ nào vì bệnh scorbut, dẫn tới nhiều chiến công hiển hách như khám phá ra Hawaii, bờ đông Úc, vẽ được bản đồ Newfoundland, đi vòng quanh New Zealand...

Trong lịch sử hóa học có giai thoại vui về khiếu hài hước của Albert Szent-Györgyi (người Hung, làm ở Cambridge). Lúc khám phá ra vitamin C, do nó là một dẫn xuất của đường (carbohydrate) nên cấu trúc 3D rất linh tinh phức tạp, mà thời 1930s, máy móc chưa đủ xịn để xác định cấu trúc phân tử nhanh gọn chính xác như bây giờ. Szent-Györgyi mới đặt tên cho cái chất mình tìm ra từ chanh là ignose (đuôi -ose là tên của đường, như glucose, fructose...); ignose nghe gần gần giống ignore, ý là không biết đây là chất gì. Khi gửi bản thảo cho đăng thì tòa soạn bảo ông đặt tên khác đi, tên này không hay. Thế là Szent-Györgyi đưa ra tên thứ hai là godnose (đồng âm với God knows = có trời mới biết nó là chất gì). Rồi vì lại bị bác (tòa soạn không hài hước lắm) thì ông đành đặt cho nó cái tên rất nhàm là axit hexuronic (vì có 6 cacbon nên gọi là hex-).

Từ từ về sau mới biết cái axit hexuronic này chính là vitamin C, rồi nó lại có một cái tên chính thức tới bây giờ vẫn dùng là axit ascorbic (nghĩa là axit chữa bệnh scorbut).

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả