Văn & Chữ

Nghĩa của tiếng Việt: Hoàng, Đế, Vương, Vua, xưng gì thì cũng là.. vua

Sau bài trước về phong kiến, nhân tiện chúng ta cùng học về các từ chỉ những người đứng trên chóp bu của xã hội phong kiến: ông vua. Bản thân chữ vua là một từ Nôm. Vì biến âm v-b là một biến âm phổ biến, nhiều người cho rằng vua có gốc từ […]

Ý kiến - Thảo luận

22:50 Thursday,7.4.2016

Đăng bởi:  Dương Trần

Cảm ơn các bác Cùng học Tiếng Việt. Phiền bác giải thích thêm cả chữ "Tông" trong miếu hiệu của các vua từ đời Đường trở đi, và tại sao lại thay chữ "Đế" bằng chữ "Tông" ?

22:22 Thursday,7.4.2016

Đăng bởi:  Schielle

Em đồng ý với ý kiến của bác Cancid. Vì có tìm hiểu qua lịch sử cổ đại Trung Quốc, ban đầu Hoàng Đế là tên hiệu riêng, về sau Hoàng đế mới biến đổi thành từ chỉ các vị vua nói chung.
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ho%C3%A0ng_%C4%90%E1%BA%BF

9:05 Thursday,7.4.2016

Đăng bởi:  lacrangcavo

"Ông Hoàng Đế thời thái cổ là 1 trong Ngũ đế, chữ Hoàng dùng chữ này 黃, ban đầu chỉ mùa thu, sau chỉ màu vàng của ngũ cốc mùa thu hoạch. Tây hay dịch là The Yellow Emperor"

Thông tin này thú vị thật, bây giờ em mới biết. Cảm ơn bác Cùng học tiếng Việt :-)

7:55 Thursday,7.4.2016

Đăng bởi:  Candid

Em ngày xưa có đọc về từ Huỳnh và Hoàng, từ Huỳnh chỉ có ở miền Nam do gọi chệch từ Hoàng để tránh phạm huý chúa Nguyễn Hoàng.

6:35 Thursday,7.4.2016

Đăng bởi:  Vân

Cho mình hỏi về vị vua Hoàng Đế trong ngũ đế, đọc nhiều truyện thấy người ta gọi là Huỳnh Đế, vậy Huỳnh có nghĩa tương tự như Hoàng ah?

23:39 Wednesday,6.4.2016

Đăng bởi:  Cùng học Tiếng Việt

Cảm ơn Lacrangcavo đã bổ sung thông tin. Vụ Công Hầu Bá Tử Nam mình đã viết ở bài trước khi nói về phong kiến, nên giờ không muốn nhắc lại nữa vì sợ lôi thôi dài dòng.

@candid: Candid đang nói về 2 chữ Hoàng khác nhau. Ông Hoàng Đế thời thái cổ là 1 trong Ngũ đế, chữ Hoàng dùng chữ này 黃, ban đầu chỉ mùa thu, sau chỉ màu vàng của ngũ cốc mùa thu hoạch. Tây hay dịch là The Yellow Emperor.
Còn chữ Hoàng trong Tam Hoàng, Tần Thủy Hoàng,... là chữ hoàng 皇 này.

22:13 Wednesday,6.4.2016

Đăng bởi:  NMH

@Lacrangcavo:
Đúng như bác nói. Khi nhà Chu lật đổ nhà Thương căn cứ theo công trạng của các tướng mà phong tước phong ấp.

16:43 Wednesday,6.4.2016

Đăng bởi:  lacrangcavo

“Chữ vua hay được dùng để dịch chữ “vương” của Hán-Việt. Vương là tước hiệu của vua các nước Trung Hoa trước thời Tần. Cả ông vua thiên tử (nước Chu) lẫn vua các nước chư hầu (do ông vua nước Chu ban tước) đều được gọi là vương.”

Theo em thì hình như đoạn này không chính xác lắm ạ. Nhà Chu thì đúng là vương, chứ các ông vua các nước chư hầu, tức là các ông được nhà Chu phong đất, nhất là thời Xuân Thu chỉ là các tước công hầu bá tử nam. Ví dụ như Vệ công, Tề công (Tề Hoàn Công), Tấn công (Tấn Văn công). Nước Sở thì hình như lúc đầu chỉ là bá. Nước Việt (của Câu Tiễn) thì là tước hầu (Việc xưng Việt vương Câu Tiễn là sau).

Về sau, đến giai đoạn Chiến quốc, các ông vua chư hầu không còn phục tùng nhà Chu nữa, tự coi mình là ngang hàng nên mới xưng vương.

14:51 Wednesday,6.4.2016

Đăng bởi:  Candid

Em trước cứ nghĩ Hoàng đế là do bắt nguồn từ ông Hoàng Đế thời thái cổ của Tầu.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả