Ăn uống

Truyền thống không ăn cá hồi sống của người Nhật

Bây giờ, cứ ra quán Nhật là thấy cá hồi sống. Sushi cá hồi, sashimi cá hồi, cứ thế tung bay khắp nơi. Nhưng đúng phong tục ăn uống, người Nhật không bao giờ ăn cá hồi sống cả. Ngày nay những nhà hàng có tiếng lâu đời, có sao Michelin ở Nhật chẳng mời […]

Ý kiến - Thảo luận

11:58 Friday,20.5.2016

Đăng bởi:  meerkat

Em thì lại thấy thích đọc bài của chị Pha Lê viết về các món nước ngoài hơn, vì quả thật chưa thấy ai viết được một cách duyên dáng và lại chứa nhiều kiến thức và nghiên cứu như vậy. Nếu muốn đọc về món Việt thì ta có thể tìm thấy rất nhiều nơi khác.
Hơn nữa, em thấy việc pha trộn phong cách hiện đại vào việc nấu các món truyền thống là một điều rất hay. Nếu không thể nghiệm những điều mới thì làm sao phát huy phát triển lên được, như ngôn ngữ cũng phải đổi mới liên tục vậy thôi. Như thế thì ta mới có fusion food, mới có ẩm thực phân tử và bao thứ hay ho khác.
Ngay cả nhiều món gọi là truyền thống Việt bây giờ theo em cũng chẳng phải là gốc rễ từ Việt Nam: như bánh mì thì cũng du nhập từ Pháp mới có bánh mì kẹp VN, chứ người Việt mình văn minh lúa nước, truyền thống thì làm gì có bánh mì; hay món phở bò cũng thế, bò vốn không phải là loài người Việt thời xưa nuôi lấy thịt hay lấy sữa gì, em nghĩ truyền thống có lẽ chỉ có phở gà rồi khi Pháp thuộc, bọn Tây nó vào thì VN mình mới bắt đầu ăn thịt bò nhiều, mới cho bò vào món phở.

0:04 Friday,20.5.2016

Đăng bởi:  Thy Thương

Nếu Soi là facebook thì chắc mình lập chục cái nick để like cho Anh Nguyễn, vì Anh Nguyễn viết quá đúng những điều mình nghĩ. Mình bỏ xem MasterChef từ sau cái chết của Josh. Tuy biết rằng không thể đổ lỗi cho chương trình về cái chết của Josh nhưng mình vẫn cảm thấy bất nhẫn, hơn nữa chương trình cũng không còn hấp dẫn vì cách xây dựng tình huống, cách khai thác xung đột để làm tăng kịch tính đã trở nên quen thuộc đến mức nhàm chán. MasterChef cũng như những gameshow khác, mục đích chính là hút khán giả chứ không phải tìm kiếm nhân tài, cho nên yếu tố chuyên môn chưa chắc đã được coi trọng nhất. Tuy nhiên không phủ nhận là chương trình đã từng tạo nên những nhân vật và tình huống khá thú vị. Mình vẫn nhớ mùa mà bạn Christine Ha được giải ý, có chị Monti (không nhớ tên chính xác nữa) trong một thử thách nấu ăn bằng dụng cụ nướng pizza, chị ý không nướng pizza mà nướng bánh mì và nấu soup, làm cho con trai chị ấy 1 món ăn giản dị để ăn vào những buổi chiều mưa lạnh. Từ đó đến giờ cứ chiều mùa đông nào lạnh lẽo là mình lại thèm và muốn làm món đó.

19:42 Thursday,19.5.2016

Đăng bởi:  Anh Nguyen

Mọi người nói chuyện sôi nổi quá làm em cũng muốn góp vui một tý, đi từ chuyện nọ xọ sang chuyện kia dài dòng mong các bác thông cảm.

Một là về cuộc thi Masterchef. Em vẫn nhớ như in hồi đấy đang là sinh viên ở nước ngoài, mà các bác cũng biết rồi đấy, đi du học thì không đói nhưng cũng chẳng mấy khi thực sự được ăn ngon cả. Thế là hồi đấy em và mấy đứa VN khác chúi đầu vào xem Masterchef, hồi đó đang là season 2. Miệng thì nhai pad Thai với cả pizza mà cứ xuýt xoa hít hà những tôm càng langoustine, pho mát burrata trên màn hình. Các thí sinh mùa đó đáng yêu, giám khảo cũng chưa lộ bộ mặt đáng sợ nên xem rất vui vẻ.

Thế nhưng xem đến season 3 thì em bắt đầu thấy có vấn đề, và đến season 4 thì bỏ không thể xem nữa. Em cũng không lý giải được cảm giác của mình cho đến khi đọc các bài viết về chương trình này. Và em nhận ra một điều rằng Masterchef chưa bao giờ và không bao giờ là một cuộc thi nấu ăn. Nó là một cuộc thi giải trí, và mục đích của nó là thu hút càng nhiều khán giả càng tốt. Vì thế tất cả mọi thứ trong chương trình đều có tính toán, ví dụ như:

-Các thí sinh ở vòng đầu có rất nhiều người kì quặc, có người đem cả rắn sống đi cùng, có người phục vụ sushi kiểu... đặt lên cơ thể phụ nữ trần truồng, có người còn trổ tài pháp thuật... Hồi mới xem thì em nghĩ không hiểu họ nghĩ gì mà đi thi? Hoá ra nhiều người trong số đó do chính chương trình mời đi, không phải vì họ nấu ăn giỏi, mà để chương trình thêm màu sắc. Tuy nhiên số đó không hề biết rằng họ sẽ chẳng có cơ hội nào, vì tất cả đã nằm trong tính toán của Masterchef. Nếu chỉ chọn 100 người nấu ăn giỏi nhất thì có lẽ Masterchef đã nhàm chán hơn rất nhiều.

-Hồi đó em ấn tượng vì sao món nào họ cũng biết nấu, hoá ra trước mỗi lần ghi hình, các thí sinh đều được phím trước, không phải nói hẳn ra nấu gì, nhưng sẽ kiểu "bọn mày luyện ba món này đi nhé", và ngày hôm sau sẽ phải nấu một trong ba thứ đó. Toàn bộ trong quá trình quay có rất nhiều đầu bếp đến dạy các thí sinh nấu ăn suốt ngày đêm, giống như một là cooking boot camp vậy.

-Những gì các thi sinh thốt ra trên màn ảnh nhiều khi là ghép của những câu chữ vụn vặt (sound bites) mà chương trình đã ghi âm, chứ họ không hề nói vậy. Các thí sinh không được kiểm soát những gì họ (bị cho) là nói trong chương trình, vì đã kí vào hợp đồng với Masterchef. Lý do Masterchef làm vậy là để tạo tối đa kịch tính bằng cách dựng lên các nhân vật: người hiền dịu, người đanh đá, người vui tính, người đỏng đảnh,... Càng về sau Masterchef càng lạm dụng điều này, đồng thời cố tình đẩy cao kịch tính bằng cách gây chia rẽ giữa các thí sinh.

Về bạn Christine Hà, không ai phủ nhận được sự cố gắng của bạn ấy. Nhưng thắng lợi của bạn có lẽ đã được quyết định từ trước khi chương trình diễn ra. Thứ nhất, bạn ấy không hoàn toàn mù, ít nhất là theo định nghĩa "mở mắt ra chỉ thấy đen kịt" của người bình thường, mà vẫn thấy lờ mờ như nhìn vào tấm gương có hơi nước (nguyên văn lời của Christine.) Vậy là Masterchef đã tạo ra ấn tượng sai lầm với người xem. Thứ hai là chương trình năm đó để bạn Josh da đen cao lớn thua, rồi lại tổ chức một vòng thi giữa các bạn bị loại để cho bạn Josh vào, mặc dù bạn chỉ làm được món mousse chocolate căn bản. Cuối cùng khi Josh thi đấu với Christine ở chung kết thì thắng lợi đã thuộc về Christine dù món ăn bạn ấy nấu, về mặt kỹ thuật, đơn giản hơn rất nhiều.

Kết quả sau đó là bạn Josh bị rơi vào trầm cảm, thần kinh bạn ấy không ổn định, hay nói lảm nhảm nhắc đến Gordon Ramsey - một trong các giám khảo của Masterchef. Cuối cùng bạn ấy đã tự bắn súng vào đầu năm 2013, 1 năm sau cuộc thi. Đương nhiên không thể đổ lỗi Masterchef làm bạn ấy tự sát được, nhưng việc nhiều thí sinh bị hành hạ về tinh thần, lạm dụng tình dục, vv... khi tham gia Masterchef thì có kha khá nhân chứng. Trong các vấn đề của Masterchef (mua giải, ăn chia không công bằng, quảng cáo cho Walmart) thì có lẽ đấy là điểm đen lớn nhất. Việc bạn Christine Hà được quán quân cũng không có ý nghĩa nhiều lắm trong việc quảng bá món Việt ra nước ngoài, có lẽ vì người ta tập trung vào chuyện bạn ấy mắt kém nhiều hơn.

Em đã từng đọc một nghiên cứu về giá các món ăn nước ngoài ở Mỹ. Trong đó giá cao nhất là món Pháp và Nhật, rồi tới món Ý. Tiếp theo là các món của Thái, của Hàn. Món Việt Nam nằm ở nấc thấp nhất, ngang ngửa với các món của Lào, Lebanese,... Kết luận là dân Mỹ sẵn lòng trả tiền cao cho đồ ăn đến từ các nước giàu, vì cảm nhận của họ là nó "sang" hơn. Còn các nước nghèo và đang phát triển thì đồ ăn ngon đến mấy cũng rất khó mà được coi trọng, quy luật như vậy rồi. Nếu chiếu theo nghiên cứu đó thì đồ ăn Việt Nam có tiềm năng lan rộng, nhưng vẫn chỉ có thể ở mức food trucks hoặc greasy spoons thôi chứ chưa đạt đến tầm nhà hàng cao cấp được, ít nhất là ở Mỹ.

Đồ ăn thì ai cũng muốn bổ, muốn ngon, muốn sạch, và trình bày đẹp mắt nữa thì càng tốt. Nhưng bỏ ra cái giá nào (giá ở đây không chỉ là tiền bạc, mà còn thời gian công sức đi kiếm đi lùng đi nấu) thì mỗi người có một tiêu chuẩn khác nhau. Cá nhân thì không thích những thứ đồ ăn quá cầu kỳ và tỉ mẩn, vì cảm giác nó xa rời lãnh vực ẩm thực mà nhảy sang hướng "nghệ thuật sắp đặt" hơn. Tad Friend đã nhận xét rằng một hoạt động mà càng xa rời mục đích ban đầu của nó thì càng ngả về sự suy đồi.

Ở Việt Nam có lẽ nhà hàng gần nhất với chuẩn Michelin là La Maison 1888? Cảm nhận khi vào nhà hàng này là rất có hơi hướng của bác Khải Silk (nhiều màu trắng đen kiểu cung điện, nội thất rối tinh, phục vụ thì phạm nhiều lỗi sơ đẳng) mà đồ ăn thì không có gì đặc sắc. Thế nên không ngạc nhiên khi thấy ngay gần La Maison 1888 là một cửa hàng bán lụa của bác Khải. Còn một nhà hàng có sao Michelin ở Hongkong em đi ăn thì thấy phục vụ theo kiểu bún mắng cháo chửi nhà mình. Thế nên giờ em không hy vọng nhiều vào các nhà hàng được sao Michelin nữa.

15:59 Thursday,19.5.2016

Đăng bởi:  candid

Ý là có tầm cỡ nhà hàng Michelin mà bác, chứ còn các món như phở, nem gần đây là bánh mì các bạn Tây cũng rất thích. Thế nhưng từ bao năm nay cũng dừng ở mức fastfood thôi.

Như ở HN các bác nào biết nhà hàng cơm Việt nào ngon và đẹp chỉ cho em để thỉnh thoảng em giới thiệu bạn bè nước ngoài vào ăn. Em biết mấy nhà hàng nhưng thực ra chỉ cầu kỳ vẽ rắn thêm chân chứ thức ăn không ấn tượng mấy.

15:48 Thursday,19.5.2016

Đăng bởi:  Siêunoob

Các bác nói ẩm thực VN không có chỗ đứng quốc tế có lẽ không chính xác đâu. Cứ xem các chương trình food channel trên TV sẽ thấy đầu bếp nước ngoài đang nhắc đến món VN mình ngày càng nhiều.

Cá nhân em cách đây khoảng 6 năm có dịp làm việc với một bác Do thái Mỹ. Bác ấy có nhận xét rằng chục năm trước đó món Thái đã lên ngôi ở Mỹ, và hiện giờ (=6 năm trước) đang đến lượt món Việt. Nhận xét chân thành, hoàn toàn ko có ý nịnh em :).

10:59 Thursday,19.5.2016

Đăng bởi:  admin

Món Việt thì theo Soi, mỗi chị, mỗi mẹ ở nhà đều là một tiểu chuyên gia. Bài về món Việt cũng đã có rất nhiều ở các trang khác. Nếu có viết về món Việt, cũng mong là có cách viết khác, được như Linh Cao chẳng hạn, có cái bay bổng, thậm chí lơ đãng trong lúc nấu ăn, nên rất gần gũi.

Soi thì muốn Pha Lê tập trung vào các thứ bên ngoài. Nhìn ra ngoài rồi quay lại nhìn bữa ăn hàng ngày của chúng ta sẽ thấy thú vị hơn, phải không các bạn?

Pha Lê học bếp Tây và thích bếp Nhật. Phần bếp Tàu, bếp Việt, nếu có bạn nào cùng tham gia với Pha Lê thì bữa ăn của Soi sẽ càng phong phú thêm thôi ạ. Đừng bắt Lê phải Việt hóa. Khẩu vị là một thứ không ép được...

10:31 Thursday,19.5.2016

Đăng bởi:  candid

Em thú thực chưa xơi ở nhà hàng Michelin bao giờ nên bàn thêm chỉ chém gió. Ý em là kể cả các món Việt Nam muốn được người ngoài khen thì chúng ta phải khen đã. Nó phải được nâng tầm thành nghệ thuật, cầu kỳ từ khâu chuẩn bị nguyên liệu, nấu nướng đến trình bày.

Cá nhân em thì thuộc loại dễ ăn, món nước nào cũng thấy ngon như bác Son Vu bảo món Tây Ba Nha không ngon, em ăn Paella lại thích. Nhân tiện có bài về Đi nổi lên, em quan niệm là có học hỏi, có trao đổi thì mới phát triển được.

9:32 Thursday,19.5.2016

Đăng bởi:  Đặng Thái

Vấn đề là ở chỗ bác Candid đã ăn Takoyaki từ rất lâu rồi trước khi đọc bài của Pha Lê. Nghĩa là sự phổ biến của ẩm thực đi trước rồi mới đến chuyên sâu. Bây giờ người ta không biết nước mơ ngâm ra làm sao thì giải thích "chay" cũng khó nhập tâm được.

Thôi thì không nói đến Nhật, Hàn vừa đông dân vừa giỏi tuyên truyền. Nhưng mà Thái Lan chẳng hạn, em đảm bảo hỏi bọn Tây thích đồ ăn Thái không, đứa nào cũng gật, mặc dù Thái Lan chẳng có nhà hàng Michelin nào cả. Còn nhiều nhà hàng Nhật thì ngỡ ngàng vì được trao một sao Michelin và từ chối vì sợ đông khách. Cũng vì thế mà nhiều người tố cáo Michelin thiên vị Nhật để bán lốp xe.

8:58 Thursday,19.5.2016

Đăng bởi:  candid

Bác Đặng Thái: Em có theo dõi mùa giải đấy nên mới phục Christine Hà ở chỗ dùng món Việt để chiến thắng. Em nói nâng tầm là ở chỗ cũng như Pha Lê bàn về trong bài đồ gốm, chúng ta có những người có thể làm ra những món đồ đẹp, tinh xảo nhưng chưa biết cách để giới thiệu cái hay, cái đẹp. Ví dụ như món Nhật, trước giờ em vẫn ăn món Takoyaki có rắc món cá bào nhưng không hiểu gì, sau khi đọc bài của Pha Lê mới thấy được cái hay, cái dụng công của người Nhật.

Điển hình trên Soi có LC đầu bếp, viết về mấy quả mơ ngâm mà tự nhiên mọi người thấy hay hơn hẳn đấy thôi. :D

8:06 Thursday,19.5.2016

Đăng bởi:  Đặng Thái

Nói về quảng bá ẩm thực Việt ra thế giới thì hiện nay chủ yếu là người nước ngoài đang làm hộ chúng ta là chính. Gia đình mình trước có một người bạn (nay đã mất liên lạc) là nhà báo Nhật, viết một cuốn sách tên là "Ngon, Việt Nam!". Đến nay đã gần 20 năm, mình cũng vẫn chỉ đọc được đúng ba chữ ấy trong cuốn sách và tình hình ẩm thực Việt trên trường quốc tế cũng không có gì tiến triển. Giờ cứ mỗi lần về Hà Nội là em sợ nhất lại phải đi ăn đồ Hàn, đồ Nhật, nếu mà lỡ mồm hỏi thì kiểu gì những người kia cũng nhất loạt trợn mắt:"Thế không thì ăn cái gì?".

Mà đồ ăn Việt Nam thì không cần phải là chef như Christine Hà đâu bác Candid. Bác Candid nếu theo dõi Christine thi đấu thì sẽ thấy cô ấy nấu rất nhiều món mình ăn hàng ngày, món trong bài thi chung kết chính là... thịt kho tàu. Vậy nên có một trang Youtube tên là Helen's Recipes của một cô gái Đà Nẵng, chỉ giới thiệu những món Việt rất thông thường nhưng chính thế lại cực kỳ nổi tiếng, đấy mới chính là một người đang quảng bá món ăn thực sự. Chính thống hơn thì có Tiến sĩ Nguyễn Nhã, nhưng có vẻ phương pháp của bác chưa hiệu quả lắm nên bác vẫn hợp với nghiên cứu biển đảo hơn.

Tư duy phải nâng tầm món ăn Việt để quảng bá rất là sai lầm. Như chị Pha Lê viết về món Nhật, tất cả những kiểu đúng chuẩn Nhật, cầu kỳ, tinh tế còn đang giãy chết ngay trên đất Nhật, chẳng tìm được mà ăn, làm sao đem giới thiệu được. Những món ai cũng làm được ở nhà chính là những món bán chạy nhất. Nghe có vẻ phi lý nhưng đấy lại là nguyên lý để Mc Donald's phổ biến trên toàn cầu.

Em cũng giống bác Son Vu, nấu ăn cho bạn bè quốc tế cùng ăn là một cách rất hữu hiệu. Thấy người ta gù lưng ra ăn là mình đã vui, lại là đồ ăn Việt thì càng vui. Các lớp dạy nấu ăn như Madame mong muốn thì đã có sẵn rồi, nhưng chỉ có người nước ngoài sang du lịch, trả tiền để học. Còn các thiếu nữ Việt đi du học phần lớn vẫn là chưa biết luộc rau muống sao cho xanh. Nói đến đây khối người lại giãy nảy, nhưng em nói có sách, mách có chứng. Trên một trang blog dạy nấu ăn, tác giả (nay đã xuất bản 3 quyển sách nấu ăn ở Việt Nam) chia sẻ "Mình đã từng không hề quan tâm đến nấu nướng, cho tới khi xa nhà đi du học và buộc phải “lăn vào bếp” để có cái ăn." Nếu đọc các trang bình luận sẽ thấy không phải hàng trăm mà là hàng nghìn bạn nữ trong và ngoài nước cùng cảnh ngộ. Thế thì còn nói gì đến bạn bè quốc tế?

7:35 Thursday,19.5.2016

Đăng bởi:  minh

Son Vu: Bạn thấy đồ Tàu nhiều dầu, thuốc bắc khó ăn, nhưng hàng tỷ người khác thích như vậy thì sao? ( như có câu chuyện trên Soi kể khi ăn ở bên Tàu, luộc rau xong nó còn rưới dầu lên, mình thì kêu trời, nó thì nghĩ thế mới ngon) Những món bạn kể tôi thấy để ăn thì được chứ để thưởng thức như trong nhà hàng Michelin thì khó( mấy món này ăn từ bé đến giờ, nhưng mà chục năm không ăn cũng chẳng thấy nhớ).

madame: Show một bữa cơm Nhật ảnh hưởng tới truyền thống ẩm thực Việt Nam như thế nào vậy bạn? Sao bạn không viết một bài về truyền thống ẩm thực Việt đi, để người đọc có cơ hội so sánh với các bài ẩm thực Tây, Nhật của Pha Lê, than vãn làm chi?

4:45 Thursday,19.5.2016

Đăng bởi:  Candid

Cơm Việt thì chúng ta vẫn ăn hàng ngày đấy thôi các bác, nhưng trình độ mọi người nói chung cũng chỉ bình thường mà ra quán thì có khi lại chán hơn cơm nhà. Gần đây có những đầu bếp như Christine Hà đoạt giải Master Chef ở Mỹ, hy vọng có nhiều Chef có thể nâng tầm cơm Việt lên như ẩm thực Nhật để bạn bè thế giới thưởng thức.

23:45 Wednesday,18.5.2016

Đăng bởi:  madame

Rất nhất chí với anh Son Vu, món Việt ngon lắm. Cơm tẻ mẻ ruột, không gì thay thế được . Về độ tinh tế phong phú cũng rất thích. Vậy mà mọi người toàn ngóng vọng đi đâu xa quá? Người cầm chịch cho chuyên đề ẩm thực trên Soi là chị Pha Lê hình như không thiết tha với các món truyền thống và hiện đại Việt Nam. Nấu một bữa show ra cho mọi người, thì chị làm thành cơm Nhật. Đành rằng chị tu nghiệp ở Nhật thật... Nhân đây mình cũng bày tỏ ước mong, rằng nếu ai có hướng đến một thương hiệu Chef, thì món ngon Việt hoàn toàn xứng đáng bỏ công sức nghiên cứu và sáng tạo. Riêng đồ ăn Huế đã là một thế giới mặn mà hấp dẫn không thể bỏ qua. Ăn Bắc mặc Nam, cứ nấu giỏi một bữa cỗ cổ truyền Hà Nội phố thôi, đã qua được trung cấp nấu ăn rồi.
Và mình tha thiết mong ở mỗi thành phố sẽ có một trường nữ công gia chánh. Dạy các quý cô tuổi teen biết sắp bàn ăn, bày bàn thờ gia tiên cúng giỗ, thưa gửi nói chuyện, chọn đồ may mặc, và biết nấu cơm khách cơm nhà.

20:58 Wednesday,18.5.2016

Đăng bởi:  Son Vu

Tôi thấy nói về ẩm thực, thì ẩm thực Việt Nam là nhất, không phải mình là người VN mà vỗ ngực tự khen, nhưng thật sự bản thân tôi đã được đến các nước sau đây (chứ không phải thưởng thức theo kiểu ngồi nhà và ra quán) và thưởng thức các món ăn của họ, từ Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Nga, Ý, Đức (hơi bị chán), Tàu (anh này lúc nào cũng vỗ ngực xưng tên, nhưng thực sự chỉ được một vài món, còn lại rất nhiều dầu, hoặc gia vị thuốc bắc khó nuốt). Nhật, Hàn thì chủ yếu là cá và rau, củ quả muối. Ấn độ, Pakistan thì gia vị rất đặc trưng, gần như món nào cũng có những gia vị na ná giống nhau (kiểu ngũ vị hương), ăn xong thì một là mồm đầy mùi tỏi hoặc gia vị, hoặc là có cảm giác từ mồn đến dạ dày đang hừng hực cháy bỏng vì các món rất cay.
Riêng ẩm thực Việt rất đa dạng và phong phú. Từ các món kho, món rán, món xào, món om, món hấp v.v... Canh thì cũng rất phong phú đầy đủ các cung bậc, mùi vị khác nhau: Canh cua rau đay mông tơi, canh chua cá lóc, canh dưa nấu cá, canh cải nấu cá rô, v.v... Chưa kể đến các món bún, phở, bánh canh, mỳ quảng v.v... kể ra có khi mất cả ngày. Rồi tùy vùng miền, tùy mùa màng mà lại có những món rất khác nhau.
Duy chỉ có một điều là chưa thấy nhà hàng Việt Nam nào có sao của Michelin cả. Tại sao? Có lẽ do chúng ta chưa biết cách đưa các món ăn độc đáo và tinh túy của chúng ta ra thế giới. Chưa biết cách quảng bá văn hóa ẩm thực của mình. Nó cũng phản ánh phần nào cái tâm thế của người Việt trong thời đại toàn cầu hóa này: Cái tâm thế tự ti, thiếu tự tin, nhìn cái gì của người cũng thấy nó hay ho, lấp lánh, nó thành đạo, nó ở trên cao, mình thì thấp hèn ở phía dưới. Cung cách phục vụ ở các nhà hàng việt thì bát nháo. Vào nhà hàng nào của người việt cũng thấy phong cách phục vụ rất chán, vẫn có cái gì đấy kiểu như quán cóc đầu làng, vừa phục vụ vừa ăn, vừa chơi game, vừa tán phét, có khi vừa chửi bới người làm (không đùa đâu, có lần tôi vừa ăn bát bún ở một nhà hàng việt ở Brussel, Bỉ vừa nghe chị chủ hàng ngồi bên trong chửi người làm ỉ ôi như hát chèo).
Bản thân tôi cũng rất thích nấu ăn và mời bạn bè đến thưởng thức, cũng toàn những món mà mình tự học tự chế biến bình thường thôi, không cầu kỳ gì, nhưng hầu hết bạn bè từ các nền văn hóa khác nhau đều tỏ ra kinh ngạc. Vâng, phải dùng từ kinh ngạc cho nó đúng, chứ không phải chỉ khen đãi bôi, lịch sự cho nó phải phép. Điều đó cho tôi thấy các món Việt thật sự có một tiềm năng rất lớn để chinh phục làng ẩm thực thế giới, là một ngôi sao trong làng ẩm thực, chứ không phải mãi cứ lẹt bẹt trong các của hàng Imbiss (cửa hàng bán đồ ăn nhanh) vật vạ ở các bến tàu bến xe, hay các nhà hàng mang tính chất ngon-bổ-rẻ mà chúng ta thấy nhan nhản khắp Châu Âu. Có lẽ đã đến lúc những người có chuyên môn và bếp núc, ẩm thực nên nghĩ và bàn về vấn đề này

8:35 Tuesday,17.5.2016

Đăng bởi:  Lê Quốc Tuân

Bài viết đã làm rõ những nhận thức mơ mơ hồ hồ về món cá hồi sống của tôi. Thì nào đâu có biết vì cứ đến nhà hàng ăn Nhật là thấy trong thực đơn có món này. Một lần ăn thử, thấy bùi bùi, ngậy ngậy mà không tanh vì có mù tạt (tương hạt cải) và củ cải nạo đưa đẩy... Tuy vậy, sau đó thì không bao giờ ăn sống nữa vì nghĩ rằng sán và các ấu trùng có hại là không thể tránh nên chỉ ăn cá hồi đã qua chế biến theo kiểu VN. Mỗi nước đều có những món truyền thống nhưng tôi không thể ăn được. Ngay món canh "misô" (canh đậu phụ xắt nhỏ như quân xúc xắc, nấu rất loãng với tương) mùi như tương thối tai khi các bà làm hỏng..., nên tôi không ăn.
Hai đứa cháu trai thì rất thích ăn cá sống. Để tôi sẽ chuyển bài này tới các cháu.
Tôi vẫn rất thích các món cá chế biến theo các hình thức canh dấm. nướng (chả, trui), kho..., với các gia vị tuyệt vời: gừng, giềng, ớt, nghệ, chè tươi, tương...
Cảm ơn tác giả và bạn Đỗ Trọng Khánh đã chia xẻ.

23:45 Monday,16.5.2016

Đăng bởi:  www

ai đọc xong bài này cũng hoảng sợ mà đi ngay ra nhà thuốc mất :)) bạn Ivan nói mình mới nhớ thuốc giun quả núi hồi bé hay uống, giờ thì nhà thuốc bán thuốc viên nhiều hơn, cũng chẳng còn thấy quảng cáo thuốc quả núi trên TV nữa.

Chị Pha Lê ơi bao giờ có dịp lại làm bài về bò và rau ăn hợp với thịt bò nha chị :3

10:46 Monday,16.5.2016

Đăng bởi:  Ivan Tung

Đọc xong bài này là chạy ù ra hiệu thuốc mua thuốc quả núi uống luôn.
Nhưng mà nhờ vậy biết thêm món chả cá hồi. Để cuối tuần rảnh làm party cá hồi, và vẫn sẽ có món cá hồi sống.
:D

17:03 Sunday,15.5.2016

Đăng bởi:  L

Ặc ặc hồi trưa em mới ăn cá hồi sống đâu cũng chục miếng thái lát với wasabi với gừng đỏ. Cảm ơn chị Pha Lê rất rất nhiều

14:33 Sunday,15.5.2016

Đăng bởi:  phale

@www: Không cần nhiều tiền đâu bạn à :) Người Nhật luôn nói "Nông dân là được ăn ngon nhất"

Những món ăn càng tươi càng ngon như rau, củ, thì nông dân là người hưởng đầu tiên.

Thịt bò nhật đắt, nhưng người nuôi bò ở Nhật có ăn hoài. Có bà còn kể rằng lúc lên thành phố, bố mẹ dưới quê nuôi bò nên gửi bò lên hoài. Bạn bè nhìn phát ghen tị nhưng bà ấy lúc đó chưa có tiền mua nhiều rau (sinh viên mà) nên không ăn bò nhà gửi thường xuyên được (người Nhật không phải loại có thịt là chén tù tì, mua được rau đi kèm họ mới ăn).

Nên muốn ăn ngon cũng có nhiều cách.

14:09 Sunday,15.5.2016

Đăng bởi:  admin

@www: Soi đã sửa lại rồi, cảm ơn bạn

13:46 Sunday,15.5.2016

Đăng bởi:  www

chị Pha Lê ơi câu này chữ CÁ bị thêm chữ I "Những ngày còn lại của mùa xuân là chỉ nhà giàu, nhà lãnh chúa mới có CÁI TAI ăn thường xuyên."

em ăn cá hồi sống cũng thích lắm vì nó béo béo ngọt ngọt dễ ăn mà hết cá ướp màu đến sán giun các kiểu thế này thì sợ quá :( trong khi cá ngừ ngon thì quá đắt còn hàng bình dân thì cá ngừ tái xám chán ốm ra. ôi muốn ăn ngon phải có thật nhiều tiền :(

11:01 Sunday,15.5.2016

Đăng bởi:  phale

@Candid: đông lạnh âm 35 độ trong bao nhiêu ngày bao nhiêu tiếng ấy :) Nhưng kiểu gì cũng vẫn có nguy cơ nên lắm người khuyên bà bầu phải tránh, trừ khi họ biết rất rõ về nhà hàng và con cá mình đang ăn và tự chấp nhận rủi ro. Nhưng đông kiểu ấy rồi rã là cá hết ngon nên mấy nơi sushi như chỗ ông Jiro hay nhà hàng kaiseki gần như không có cái món ấy.

8:16 Sunday,15.5.2016

Đăng bởi:  Candid

Hình như cá hồi vẫn ăn sống được nhưng phải trải qua giai đoạn để lạnh thế nào ấy? Con mình chỉ thích ăn cá hồi sống mới ngại.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả