Gẫm & Bình

Ghi chú của Hồng Hoang (phần 1): Nghệ thuật có còn đẹp khi làm dịch vụ?

Từ lời khuyên của các bậc trí thức thời nay… Từ rất lâu, có nhiều đồng nghiệp của tôi hay thường hân hạnh được các bậc trí thức của các ngành khoa học và khoa học xã hội nhân văn khác, kể cả một số không ít các nhà phê bình nghệ thuật, khuyên bảo […]

Ý kiến - Thảo luận

18:53 Wednesday,27.4.2016

Đăng bởi:  Nguyễn Hồng Hưng

Ý hỏi 1: Thưa tác giả Hồng Hưng, trong bài 1, tác giả cổ súy cho một cái đẹp thuần túy, và có phần giễu cợt khi các bậc trí giả ngày ngay đưa ra lời khuyên “phải học” đối với các họa sĩ.
Trả lời:
Câu này bạn Đào Phương Anh (ĐPA) đã hiểu khác điều tôi viết. Tôi chỉ tóm tắt những khái niệm khác nhau trong quan niệm về cái đẹp của các nhà nghiên cứu mỹ học từ cổ đại đến Immanuel Kant. Về sau này đến mỹ học Mác- Lenin lại còn khác tất cả nữa, nhưng tôi không nói gì tới mỹ học Mác Lênin. Tôi Không/chưa cổ súy cho cái đẹp nào ở mấy câu đã viết, mà chỉ nói có nhiều quan niệm khác nhau về cái đẹp của các bậc lỗi lạc. Tôi lại càng không hề ‘có phần giễu cợt’ ai cả. Chỗ này là cảm nhận riêng của ĐPA.

Ý hỏi 2 (phức tạp hơn với nhiều ý đan xen, trong đó có yếu tố ca ngợi sáng tác vì chính trị xã hội của Picasso. Và ý nhấn mạnh cảm tính không thôi thì tác phẩm không thể đi xa v.v…)
Đây là ý hỏi 2: Tác giả đưa Picasso ra làm một dẫn chứng là các danh họa ngày ấy có khuyên bảo gì đâu. Khi phê bình các trí giả hiện nay khi “họ không công nhận khoái cảm lan tỏa từ cái đẹp chính là tư tưởng của mỹ thuật”, ta có thể hiểu, tác giả quan niệm: “khoái cảm lan tỏa từ cái đẹp chính là tư tưởng của mỹ thuật” và cái đẹp đây là một cái đẹp đơn thuần, không làm dịch vụ, không bị triết học, mỹ học làm cho “mất tươi” đi.
Thưa tác giả, Picasso vào năm 1952 có viết, đại ý giờ ông nổi tiếng và giàu lắm rồi nhưng khi có một mình, ông tự biết ông không mang cái tư thế danh họa như người ta vẫn nghĩ về các bậc danh họa xa xưa. Ông nói, “Tôi chỉ là một tên hề công cộng, một kẻ bán rong. Tôi hiểu thời đại tôi, và tôi khai thác cái yếu đuối, cái trống rỗng, cái tham lam của thời đương đại.”
Một câu nói ấy thôi, giả vờ khiêm tốn, mà đã là một cái tát vào mặt những ai thời đó chỉ quen mỹ miều, quan niệm mỹ thuật là mô tả cái đẹp thôi, tự đặt mình lên một bậc tót vời sống chơ vơ cùng cái đẹp. Picasso không khuyên “học triết đi, học mỹ học đi, học nhân chủng học đi” nhưng nếu một họa sĩ chỉ có cảm tính thuần túy thì liệu có đi xa được để mà được như ông hiểu cả một thời đại mình đang sống, từ cái đẹp đến cái xấu, và sau đó dùng tài năng trời phú để thể hiện những thứ đã lọc qua mình?
Không biết tác giả nghĩ sao? Mong được tác giả giải đáp
Nếu tác giả cần tìm thêm những dẫn chứng về sự làm việc có nền tảng rất giàu lý luận của các danh họa, tôi sẽ cố gắng bỏ thời gian ra để tìm.
Trả lời :
Cứ cho là Picasso có nhiều khuyên bảo đi nữa thì số họa sĩ không hề biết tới những khuyên bảo của danh họa Picasso rất đông. Đông gấp bội số người biết những khuyên bảo của Picasso. Thế nên với đông đảo những họa sĩ không biết Picasso đã khuyên những gì thì việc có hay không có lời khuyên xem như giống nhau. Nếu ĐPA công nhận điều này thì ý của tôi không có gì bàn thêm.
Đúng, tôi coi khóai cảm lan tỏa từ cái đẹp cũng chính là tư tưởng của họa sĩ. Không nhất định phải cứ phải có tư tưởng phương đông hay phương tây. Vì đây cũng là suy nghĩ của tôi, chứ không phải dịch ở đâu cả. Hai từ khoái cảm hiểu ngả về thẩm mỹ hội họa chứ không phải thơ ca hay âm nhạc.
Về các trí giả hiện nay như tôi đã viết về họ như sau : “Các tinh hoa ngoài nghệ thuật đương thời với tri thức khoa học vẫn cho rằng tri thức lý tính luôn luôn chi phối tri thức cảm tính. Điều này đúng ở các ngành khoa học khác, không thể áp dụng vào lĩnh vực nghệ thuật vốn bí hiểm với nhân loại”. Lưu ý đây là quan niệm của tôi mọi người đều có quyền chứng minh ngược lại. Những điều tôi viết này hoàn tòan không có ý chế riễu các học giả.
Bây giờ trả lời về câu nói của Picasso mà bạn trích dẫn: Đó là tâm đắc của ĐPA với câu đó của Picasso. Nên bạn cứ tâm đắc nó theo ý ĐPA.
Tôi cho rằng một họa sĩ đã thiên tài lại có khuynh hướng chính trị xã hội như Picasso chắc hẳn có rất nhiều câu ấn tượng mà tôi chưa được biết. Còn câu ĐPA trích dẫn với tôi chỉ là câu tự nhún xuống đề nhảy cao hơn nữa. Kể cả khi ngài Picasso không còn chỗ nào để cao được hơn chính ngài nữa. Tôi không lấy làm ghê gớm câu nói đó.
Ý cuối cùng trả lời về quan niệm chỉ có cảm tính không thôi thì có tiến xa được không. Tôi nhắc lại câu bạn ĐPA viết : “nếu một họa sĩ chỉ có cảm tính thuần túy thì liệu có đi xa được để mà được như ông hiểu cả một thời đại mình đang sống, từ cái đẹp đến cái xấu, và sau đó dùng tài năng trời phú để thể hiện những thứ đã lọc qua mình”.
Câu này là sự thán phục của ĐPA với thiên tài. Tất nhiên rồi. Song với hàng triệu họa sĩ trên đời, biết bao người họ không quan tâm có tiến xa hay không. Với những họa sĩ cảm tính mạnh họ chỉ cần vẽ như họ muốn thì họ mới qua được chấn động tâm hồn, và không kịp biết gì về Picasso. Không còn tâm trí nào khác ngòai thực hiện vẽ theo cảm tính mãnh liệt của họ, và tất nhiên rất có thể họ chẳng tiến xa được tới đâu. Lại càng không thể “…hiểu cả một thời đại mình đang sống, từ cái đẹp đến cái xấu…” Những họa sĩ cảm tính mãnh liệt đó có khi còn sớm qua đời. Tôi luôn công nhận và cảm phục những họa sĩ như thế.
Với các họa sĩ cảm tính nhiều lý trí ít họ vẽ để cứu với chính họ còn khó khăn (quan sát của tôi). Tôi thật sự không hiểu họ có ý nguyện đi xa trong nghề nghiệp hay không, nhưng tôi cảm phục và tôn trọng những họa sĩ vẽ bằng cảm tính mãnh liệt. Bài viết của tôi có ghi rõ điều tôn trọng cảm tính đó. Tôi cũng vừa viết trong một trả lời comment “nghệ thuật là niềm an ủi của nghệ sĩ ”.

9:04 Sunday,24.4.2016

Đăng bởi:  Đào Phương Anh

Thưa tác giả Hồng Hưng, trong bài 1, tác giả cổ súy cho một cái đẹp thuần túy, và có phần giễu cợt khi các bậc trí giả ngày ngay đưa ra lời khuyên “phải học” đối với các họa sĩ. Tác giả đưa Picasso ra làm một dẫn chứng là các danh họa ngày ấy có khuyên bảo gì đâu. Khi phê bình các trí giả hiện nay khi “họ không công nhận khoái cảm lan tỏa từ cái đẹp chính là tư tưởng của mỹ thuật”, ta có thể hiểu, tác giả quan niệm: “khoái cảm lan tỏa từ cái đẹp chính là tư tưởng của mỹ thuật” và cái đẹp đây là một cái đẹp đơn thuần, không làm dịch vụ, không bị triết học, mỹ học làm cho “mất tươi” đi.
Thưa tác giả, Picasso vào năm 1952 có viết, đại ý giờ ông nổi tiếng và giàu lắm rồi nhưng khi có một mình, ông tự biết ông không mang cái tư thế danh họa như người ta vẫn nghĩ về các bậc danh họa xa xưa. Ông nói, “Tôi chỉ là một tên hề công cộng, một kẻ bán rong. Tôi hiểu thời đại tôi, và tôi khai thác cái yếu đuối, cái trống rỗng, cái tham lam của thời đương đại.”
Một câu nói ấy thôi, giả vờ khiêm tốn, mà đã là một cái tát vào mặt những ai thời đó chỉ quen mỹ miều, quan niệm mỹ thuật là mô tả cái đẹp thôi, tự đặt mình lên một bậc tót vời sống chơ vơ cùng cái đẹp. Picasso không khuyên “học triết đi, học mỹ học đi, học nhân chủng học đi” nhưng nếu một họa sĩ chỉ có cảm tính thuần túy thì liệu có đi xa được để mà được như ông hiểu cả một thời đại mình đang sống, từ cái đep đến cái xấu, và sau đó dùng tài năng trời phú để thể hiện những thứ đã lọc qua mình?
Không biết tác giả nghĩ sao? Mong được tác giả giải đáp
Nếu tác giả cần tìm thêm những dẫn chứng về sự làm việc có nền tảng rất giàu lý luận của các danh họa, tôi sẽ cố gắng bỏ thời gian ra để tìm.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả