Nghệ sĩ Việt Nam

Nhật ký cá, trong lúc chờ đợi

                                                      Cá voi thuộc bộ cá Voi (Cetacea) gồm cá voi, cá heo và cá nhà táng. Tuy vậy, chúng là các loài động vật có vú thật sự. […]

Ý kiến - Thảo luận

10:16 Monday,4.7.2016

Đăng bởi:  dilletant

Vâng, đã nhiều năm nhói tim khi nghĩ đến việc cá "sữa" cũng bị đánh bắt, bất kể. Xin mở ngoặc là dân Trung quốc cũng tố người Việt đánh bắt cá con!

4:50 Monday,4.7.2016

Đăng bởi:  Candid

Em thấy nhiều nước đều có quy định về cấm đánh bắt cá mùa sinh sản và quy định kích cỡ cá được phép bắt nhưng Việt Nam lại không có. Ngay Campuchia ở cạnh ta họ cũng có lệnh cấm ở Biển Hồ để bảo vệ cá.

Em đọc thấy nghiên cứu của nước ngoài nói một hecta san hô nếu đánh bắt cá, ốc có thể đem lại 130.000 usd/ năm nhưng nếu làm các loại dịch vụ như lặn thì có thể đem tới 1,5 triệu usd/năm.

19:43 Sunday,3.7.2016

Đăng bởi:  phó đức tùng

Những loài cá rạn san hô đa số có màu sắc sặc sỡ, rất đẹp. Sau khi chết, đa số màu mất đi, trông cá nào cũng nhợt nhạt như cá nào. hè vừa rồi mình đi một bãi biển ở Vân Phong, thấy dân chài đánh rất nhiều cá cảnh để ăn, trông thương quá. Hỏi ra, họ nói cá đó không có giá trị nên không bán được. Ban đêm họ đánh được cá to thì mới mang bán, nhưng ban ngày thì họ tận dụng thời gian, đánh cá nhỏ để ăn và cho gà vịt. Cả mẻ lưới ban ngày chỉ giá trị bằng một con cá ban đêm. Mình bảo sao họ không đơn giản giữ lại một con để ăn, thì đỡ phải đi đánh ban ngày. nhưng dân mình tham lắm, đánh được con nào thì đánh bằng hết, to thì bán, bé thì ăn. Lại được các trang mạng, kể cả chính thống, suốt ngày quảng bá đi đến đây phải ăn đặc sản những con như cá bò hòm, cá mó, ốc vú nàng, ốc xà cừ rạn san hô. Du khách mà nhìn những con này ở dưới rạn, khó ai có lòng nào mà ăn nó được.

13:41 Sunday,3.7.2016

Đăng bởi:  Candid

Cám ơn các bác, sáng ra đọc bài báo bảo phải mất 50 năm mới phục hồi được vùng biển ô nhiễm mà buồn quá. Đáy biển thành nấm mồ cho các loài tôm, cá, động vật thuỷ sinh rồi. Buồn cho biển Việt Nam.

11:52 Sunday,3.7.2016

Đăng bởi:  dilletant

Candid vẽ ư? Quả là Văn... Vẽ kiêm toàn.

0:40 Saturday,2.7.2016

Đăng bởi:  rieng&chung

Những câu hỏi còn lại, ta (hay con cháu ta?!) sẽ chờ đến ngày "Chuyện bây giờ mới kể"...

Bác Candid vẽ đẹp quá!

20:16 Sunday,22.5.2016

Đăng bởi:  Khanh Tuấn

Rất hay và rất có ý nghĩa.
Cảm ơn tác giả đã có hành động tri ân đến các loài cá đã chết vì thảm họa này

18:03 Thursday,19.5.2016

Đăng bởi:  Dung Ngọc

Xin phép tác giả cho mình share.
Bài viết bổ ích và hình vẽ thật đẹp.

7:21 Thursday,19.5.2016

Đăng bởi:  Anh Minh

Giờ mình mới được biết nhiều loại cá như thế. Tranh rất sống động mà đọc thì thật bồn chồn lo lắng. Có nhiều loài cá nhà mình hay ăn; giờ chẳng biết cá chết có bị bán ra ngoài nên cũng chẳng dám ăn luôn :(

5:52 Thursday,19.5.2016

Đăng bởi:  Hoa Gruber

Vô cùng cảm ơn Candid, từ hôm qua mình đang mầy mò tìm hiểu về các loài cá ở biển miền Trung. Thật là quí quá

15:41 Tuesday,17.5.2016

Đăng bởi:  Lê Hà 3

Xem nhật ký cá mà ruột cứ quặn thắt lại - buồn, lo lắng và nói thực cả thòm thèm nữa chứ. Đến bao giờ mới được ăn cá trở lại đây.

14:43 Tuesday,17.5.2016

Đăng bởi:  Thy Thương

Cảm ơn Candid nhiều.

11:31 Tuesday,17.5.2016

Đăng bởi:  candid

https://www.wattpad.com/54989351-d%C5%A9ng-s%C4%A9-ch%C3%A9p-c%C3%B2m-ph%C3%B9ng-qu%C3%A1n-full-ch%C6%B0%C6%A1ng-i

Em tìm được bản ebook của Dũng sĩ chép còm ở link trên cho bác nào muốn đọc lại.

4:35 Tuesday,17.5.2016

Đăng bởi:  Candid

@bác Thy Thương: cuốn Dũng sĩ chép còm đấy lâu lắm không thấy ai nhắc tới, em cũng quên tên mà chỉ nhớ nội dung truyện. Ngày xưa mảng truyện loài vật nhiều truyện hay có lẽ là vì con người sống gần thiên nhiên.

4:33 Tuesday,17.5.2016

Đăng bởi:  Candid

Em giống bác Đặng Thái, hồi bé mùa hè sống ở Hải Phòng nhận là dân HP cũng không sai.

22:29 Monday,16.5.2016

Đăng bởi:  Thy Thương

Mình thì đoán Candid sinh ra, lớn lên và hiện đang sống ở Hà Nội, lấy vợ Hải Phòng và đi thăm thú nhiều nơi ở miền Trung :)
Bức tranh Cá bò hòm, không hiểu sao mình nhìn con cá như đang khóc vậy, giống như hồi xưa mình đọc truyện Dũng sĩ chép còm - cuốn truyện nói về những con cá biết suy nghĩ nói năng như con người, chúng đã tự biết đào hang mở đường để thoát khỏi ao tù chết chóc, di chuyển đến một vùng nước mới rộng lớn, đẹp đẽ hơn. Tiếc thay, đại dương - môi trường sống rộng lớn nhất của chúng bây giờ đang là nấm mồ tập thể, chúng còn có thể tìm đường đi đâu được nữa đây?
Bạn nào có con hãy cho con đọc Dũng sĩ chép còm. Cuốn truyện đó đến người lớn đọc còn thấy hấp dẫn. Quan trọng hơn là trẻ con cần được nuôi dưỡng bằng trí tưởng tượng, bằng niềm ham thích khám phá và khát vọng tự do. Quan trọng nhất là, để sau này khi cha mẹ nhắc đến cá tôm chúng sẽ không cảm thấy bỡ ngỡ, vì tôm cá thật có khi biệt tăm hết rồi ;((

21:46 Monday,16.5.2016

Đăng bởi:  Đặng Thái

Tự nhiên bác Candid nhắc đến canh cá bớp lá lốt làm lại ngồi tần ngần một lúc, mà bây giờ không biết có ai còn hay dùng từ "bớp" nữa không nhỉ?

Bác Candid hành tung cũng rất bí ẩn nhé. Theo phán đoán (mò) của em thì bác quê miền Trung, sống Hà Nội nhưng lại biết khá rõ Hải Phòng, chẳng có nhẽ bác đi học đại học ở đất Cảng?

14:19 Monday,16.5.2016

Đăng bởi:  candid

Bác Đặng Thái quen thuộc Hải Phòng thì chắc là biết có địa danh gắn với cá bớp là Đồng Bớp.

21:38 Sunday,15.5.2016

Đăng bởi:  Đặng Thái

Ô, hóa ra bài này vẫn đang tiếp tục cập nhật, vậy mà không biết. Cảm ơn bác Candid đã chia sẻ kinh nghiệm về "cá bớp" để sau vào Nam còn biết đường gọi món. Bác làm em sôi hết cả bụng khi nghĩ đến gỏi cá giò.

11:29 Sunday,15.5.2016

Đăng bởi:  admin

Cho thêm cá bò hòm vào bài rồi Candid nhé.

23:15 Thursday,12.5.2016

Đăng bởi:  Anh Nguyen

Trước chỉ biết bác Candid giỏi chụp ảnh ai ngờ bác còn kiêm cả vẽ nữa, đa tài quá.

22:13 Thursday,12.5.2016

Đăng bởi:  Candid

Cám ơn bác Anh Nguyễn. Chúng ta đang mắc nợ con cháu vì sự thiệt hại này.

21:48 Thursday,12.5.2016

Đăng bởi:  Anh Nguyen

Đẹp quá. Bác Candid in làm bưu thiếp bán để nâng cao awareness cho người dân được ấy nhỉ. Bác mà làm thật em mua ủng hộ ngay, giữ cho con sau này xem còn biết mặt các loại cá nước mình (sợ chẳng mấy chốc mà tuyệt chủng hết.)

10:35 Wednesday,4.5.2016

Đăng bởi:  dilletant

@ candid: cảm ơn những tư duy theo chiều hướng Master and Margarita của bạn (tôi đã nhận xét một lần), và đã nhắc đến Á Nam Trần Tuấn Khải - một vị tôi rât bái phục. Chính Á Nam từng viết:
Chốn ải Bắc mây sầu ảm đạm
Cõi trời Nam giá thảm đìu hiu
Bốn bề hổ thét chim kêu,
Đoái nom phong cảnh như khêu bất bình.
(theo bác Võ Nguyên Giáp chia sẻ lúc cuối đời, khoảng 1930 ông kẹt ở Quảng Bình, sau khi bị bắt giam ở Huế, rồi được thả về giam lỏng ở quê, đã có tâm trạng như Á Nam Trần Tuấn Khải đã viết). Liên tưởng của dilletant, do nguyên cớ lịch sử, khi nghe tin cá chết thì đậm màu "khăn quàng thắm vai": nhớ lời ông Cụ "còn non còn nước còn người", vậy nếu còn nước (nghĩa đen) thì còn người. Rồi bài về Quảng Bình tuyến đầu: Giữ lấy đất trời của quê hương ta, giữ lấy những gì mà ta yêu quý. Xin cử tạm bỏ quá những hô khẩu hiệu. Ông anh rể (một thời bác học vật lý tốt nghiệp Liên Xô) hiện làm cho một ngân hàng phương Tây, thuộc lực lượng nếu xuất hiện ngón tay to thì chủ được tung ra. Bọn tây đồng nghiệp báo, thằng Trần (tên ông rể này của DILL) nó lầm rầm kinh thánh gì đó lúc khó khăn. Về sau mới rõ ra là ông này lúc bí phải thầm hô những bài hành khúc kiểu: Ôi VN muôn năm VN.

7:33 Wednesday,4.5.2016

Đăng bởi:  Candid

@dilletant: nhân bác nói đến thần tự nhiên liên tưởng đến mấy câu thơ của cụ Phan Khôi trong bài thơ cụ viết về bản dịch Thuỷ Hử của Á nam Trần Tuấn Khải

"Đời loạn vua hèn quan giết dân,
Ông thần pháp luật đứng bằng chân.
Trời sinh thẻo sắt tuôn ra máu,
Đổ lại trên đầu lũ bất nhân."

12:03 Tuesday,3.5.2016

Đăng bởi:  dilletant

Cá khỏe hơn người mà vẫn thua trong trận chiến chống thần chết (chất thải công nghiệp). Người liệu có thua trong trận chiến chống thần lừa dối (chất thải của tôn giáo thờ Tiền)?

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả