Gẫm & Bình

Ghi chú của Hồng Hoang (phần cuối):
Nghệ thuật với văn tự và nghệ thuật với hình thức

(Tiếp theo bài 5 và hết) Trực giác và sự im lặng của nghệ sĩ thị giác không thuyết phục được những ai thưởng thức hội họa chỉ bằng đọc chữ trên văn bản, có khi còn làm họ khó chịu, khi họ vẫn quy kết nghệ sĩ là giàu bản năng ít tri thức, […]

Ý kiến - Thảo luận

16:32 Wednesday,4.5.2016

Đăng bởi:  Thy Thương

SieeuNoob: Mình cũng như bạn, cho rằng không nghệ sĩ nào hoàn toàn thoát khỏi ảnh hưởng của thời đại và không tác phẩm nghệ thuật nào tuyệt đối tách rời xu hướng tư tưởng triết học của thời đại mình. Nhưng ý của tác giả bài này hơi khác. Chắc bạn định nói đến câu này: "Một nghệ sĩ thị giác với tư duy hình tượng, biểu tượng và màu sắc, không nhất thiết phải hiểu biết mỹ học và các triết thuyết triết học”. Theo mình hiểu câu này của tác giả nghĩa là nghệ sỹ không nhất thiết phải câu nệ về tư tưởng của tác phẩm và không trở thành cái loa phát ngôn cho hệ tư tưởng, quan niệm thẩm mỹ và triết học của thời đại (or giai cấp, tổ chức của mình). Tất nhiên, có rất nhiều tác phẩm là sản phẩm đặt hàng nhưng vẫn được xếp vào hàng kiệt tác, theo mình đó là do thiên tài của nghệ sỹ và cảm hứng nghệ thuật đã được bồi đắp từ trước đó rất lâu.

11:09 Wednesday,4.5.2016

Đăng bởi:  SiêuNoob

Thưa bác Hồng Hưng, về cái "Ẩn dụ tấm tròn", em mạn phép nghĩ rằng nếu bác sắp xếp tất cả các tác phẩm hội họa tinh hoa theo trình tự thời gian, thì người ngoài hành tinh chỉ xem qua tranh thôi là có thể cảm nhận được sự phát triển về triết học, chính trị, và xã hội của loài người.

Các trường phái hội họa không thể ra đời trước các xu hướng triết học/xã hội kích hoạt chúng. Mỗi trường phái này chỉ như tấm gương phản chiếu mà thôi. Dù tấm gương ấy có bị nhiễu xạ chút ít bởi cảm quan cá nhân của nghệ sĩ.

Bác khẳng định là có những danh họa chỉ hoàn toàn vẽ để hưởng thụ khoái cảm thẩm mỹ, không bị chi phối bởi yếu tố triết học hay xã hội. Vậy nếu được sinh ra ở thời Phục hưng thì Picasso có vẽ lập thể không ạ? Cũng như nếu ông Da Vinci được sinh ra ở đầu thế kỷ 20 thì có vẽ Mona Lisa theo cách ông ấy đã vẽ không ạ?

9:20 Wednesday,4.5.2016

Đăng bởi:  Nguyễn Hồng Hưng

22:29 Tuesday,3.5.2016 Đăng bởi: Thy Thương
Đọc bài viết của Hồng Hưng mình gặp 1 từ hoàn toàn mới, trước đây chưa hề nghe qua, ấy là từ "văng thân", theo mình hiểu thì từ này là "vong thân", dịch 1 cách đơn giản, sát nghĩa là "quên mình", nó cũng phù hợp với nội dung bài viết này.

Trao đổi với Thy Thương,
Bạn đã đúng với ý kiến phải là “vong thân” chứ không thể là “văng thân”. Nhất là với những ai hay đọc sách triết học đều biết “vong thân” là một khái niệm triết học quan trọng khởi đầu từ một triết gia lớn người Đức (1770-1831). Về sau nhiều nhà triết học khác đã áp dụng khái niệm “vong thân” trong triết thuyết của họ.
Lý do tôi không dùng hai từ “vong thân” của triết học, là vì bài viết của tôi có chủ ý tán thành các nghệ sĩ sáng tác không nhất thiết phải hiểu biết về triết học, thậm chí với cả mỹ học. Hai chữ “văng thân” cho một cảm nhận về một thực thể có số phận có cân nặng (kg), tốc độ và sự siêu quyết tâm vượt trở ngại. Có ý gần gũi với câu “liều mình như chẳng có” của cụ đồ Chiểu.
Nhưng tôi biết những bạn hay đọc sách triết sẽ cảm thấy như nhai phải sạn. Khó chịu như hai từ “bồ đề” bị một người ngọng cứ viết là “bù đề”. Bạn thông cảm, hiểu cho đây là chữ riêng của tôi dùng trong bài viết này. Tương tự như trong một bài viết khác vì nội dung cụ thể khiến tôi đã chế ra hai từ “tình phả” mà không thể dùng hai từ “gia phả”. Nếu bạn không nghĩ đến khái niệm triết học của hai chữ “vong thân” so với hai chữ “văng thân”(siêu quyết tâm) của tôi tự thấy ổn. Cảm ơn chia sẻ của bạn.
Tiện thể nhờ Soi sửa cho chữ “nghiệm” (từ dưới lên đầu dòng thứ 6) thành chữ “nhiệm” giùm. Cảm ơn Soi.

22:29 Tuesday,3.5.2016

Đăng bởi:  Thy Thương

Đọc bài viết của Hồng Hưng mình gặp 1 từ hoàn toàn mới, trước đây chưa hề nghe qua, ấy là từ "văng thân", theo mình hiểu thì từ này là "vong thân", dịch 1 cách đơn giản, sát nghĩa là "quên mình", nó cũng phù hợp với nội dung bài viết này.
Chia sẻ với những gì Hồng Hưng viết. Theo mình thì không chỉ có nghệ thuật thị giác, mà bộ môn nghệ thuật gì cũng vậy, trước khi có nghệ thuật vị nhân sinh, hãy làm nghệ thuật vị nghệ thuật trước đã, nghệ thuật mà không dành cho chính nó thì có thể phục vụ cho ai khác được không? Đấy là lý do mà nhiều câu thơ, nhiều bức tranh mình thích - chúng chẳng có 1 thông điệp, ý tưởng rõ ràng nào - nhưng vẫn gây ấn tượng cực kỳ sâu đậm. Tiếc là ngày xưa học văn ở trường học, mình luôn luôn phải học theo tuyên ngôn "vị nhân sinh" sáo mòn, mặc dù cô giáo dạy văn của mình cũng chưa chắc đã đồng ý với điều đó.

13:59 Tuesday,3.5.2016

Đăng bởi:  LC

Siêu tuyệt quá. Sir Hồng Hoang muôn năm !

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả