Ăn uống

Nhìn nồi, hũ gốm ngoại, thấy khó cho gốm Việt

Nhiều khi muốn ủng hộ đồ nội địa nhưng mà sao… khó quá. Nhắc tới đồ gốm, nhiều người nghĩ đến chén đĩa ly tách bình trà. Nhà này cũng có kha khá mấy món đồ gốm nội địa ấy xen lẫn gốm cũ của Nhật, coi như ủng hộ thương hiệu Việt, mà toàn […]

Ý kiến - Thảo luận

17:36 Thursday,7.5.2020

Đăng bởi:  Hương

Xem kênh youtube của cô thôn nữ Vân Nam TQ, thấy họ muối chua toàn dùng bình gốm có rãnh nước trên miệng để ngâm thôi, thích mấy cái bình ấy dã man, vừa sạch sẽ, vừa đảm bảo.
Seach trên GG thì VN có mỗi Yên Lam làm bình đó.
Muốn khóc quá.
Cũng luôn muốn ủng hộ hàng VN đấy, cơ mà hàng VN từ hàng thủ công đế sản xuất đại trà đều rất thô sơ. như đũa tre này, quạt giấy này... handmade mà còn không bằng hàng Tàu, Nhật sản xuất hàng loạt.
haizzz...

18:59 Monday,20.4.2020

Đăng bởi:  Nguyễn Hồng Nhung

Mình muốn mua vại muối dưa
muốn được điện thoại tư vấn
SĐT : 0989843039
mình muốn được gửi hình về vại , nồi lẩu, nồi đất ....

21:01 Wednesday,15.4.2020

Đăng bởi:  Suong

Bác tham khảo hũ muối dưa của gốm Yên Lam ạ, em thấy khá đẹp, giá cũng đẹp ^^,

8:43 Tuesday,23.7.2019

Đăng bởi:  Nguyen Xuan Mai

Hũ muối dưa thì rất sẵn, mẫu mã đẹp tốt và rẻ kẹt nỗi thiếu tấm chặn. Ở quê ngày trước thường dùng một vỉ đan bằng nan tre già để chăn dưa trên vỉ tre đặt một hòn đá cuội để nén ( chợ quê xưa có bán mấy hòn đá này, còn cái vỉ thì của nhà tự đan)

Chắc là không phải ai cũng có thể mua một bộ muối dưa hoàn hảo như chị Pha lê đã chỉ, tôi xin chia sẽ kinh nghiệm cá nhân như sau :

Mua hũ tùy theo nhu cầu của mình , sau đó ra tiệm kính đặt hàng đặt hàng gia công một tấm kính tròn vừa với lòng hũ, cắt làm 2 mảnh bán nguyệt rồi khoan lỗ thông, cuối cùng đem xử lý cường lực. Thế là bạn sẽ có một bộ hũ + tấm chặn như ý (mình làm đĩa kính dày 10mm đường kính 220mm hết 100k VND)

12:01 Saturday,13.7.2019

Đăng bởi:  phale

@Giang Thanh: Sau mấy năm thử, vẽ mẫu, nung đi nung lại (và bể quá trời sản phẩm), bên Yên Lam gốm đã có hũ muối dưa made-in-VietNam 100% rất tốt nè bạn. Bạn bấm vào link này xem. Mình gom tới 2 cái của bên này. 


Cũng nhờ duyên mà gặp được bạn tâm huyết  :) Sau thời gian thử thì bạn ấy cũng làm được cục chặn bằng gốm xinh đẹp (ban đầu cục chặn bị nứt, hơi xấu tí).


Mà theo mình nghe kể, gốm VN còn gặp nhiều khó khăn và bất cập lắm, chứ không chỉ là chủ không tốt  (dù thể loại đấy cũng nhiều)

17:05 Friday,12.7.2019

Đăng bởi:  Giang Thanh

Hôm nay đọc bài này mới thấy hóa ra không chỉ có mình em có suy nghĩ như thế này. Em đi thăm hết cả làng Bát Tràng nhưng thực trạng rất buồn là 95% mặt hàng ở các cửa hàng đều tương đồng với nhau từ hình dáng, chất lượng, men... Đi đến đó về xong hụt hẫng. May sao vớt vát tìm được 1 cửa hàng có vẻ làm tốt hơn những chỗ còn lại, tuy nhiên họ cũng ko nghĩ ra được nhiều thứ hay. Nghĩ sâu xa hơn là trình độ làm của Việt Nam thật ra tay nghề cao, tay nghề giỏi là có, nhưng họ chưa có sự sáng tạo tổng thể tốt, chưa có sự chú ý đển tiểu tiết. Cho nên việc mình đi mua đồ gốm ở nước ngoài, dù là Made in Vietnam, cũng thấy xứng đáng đồng tiền hơn là mua tại làng nghề. Vì khâu kiểm tra chất lượng/quản lý chất lượng (QC), thiết kế mẫu mã, cách thức xây dựng thương hiệu, chăm sóc khách hàng...vv.. phải nói các bạn nước ngoài làm tốt và có nhận thức về cách làm hoàn hảo hơn chúng ta rất nhiều. Buồn là đến thế hệ sau không mấy ai có thể vực dậy được tốt... Thế rồi với những  người cầu toàn (như em), dù rất muốn ủng hộ hàng Việt, cũng phải đi tìm mua đồ ngoại nhập vì thà trả mắc 1 lần bền lâu, xài tiện lợi còn hơn là trả rẻ hơn rồi mua bực vô như mỗi lần sử dụng (Thậm chí là cứ nhìn thấy đã bực)

21:40 Thursday,17.8.2017

Đăng bởi:  Kim Liên

NỒI ĐẤT VIỆT NAM KHO CÁ NẤU CƠM ĂN RẤT NGON. VÀ CŨNG ĐẸP HỌ LÀM NGUYÊN CHẤT CÒN NƯỚC NGOÀI CÓ MEN RỒI MÀU ĐÂU CÓ HIỆU QUẢ TRONG HƯƠNG VỊ. MÌNH MUA CÁI NIÊU NẤU CƠM NGON TUYỆT. CÒN CÁCH SỬ DỤNG BẠN MUA VỀ NGÂM 1TIẾNG RỬA QUA BẮC LÊN BẾP ĐỔ NƯỚC ẤM ĐUN NHỎ LỬA SÔI MỞ NẮP CHO BAY HƠI ĐẤT, ĐỔ NƯỚC ẤY ĐI, VO NƯỚC GẠO CHO VÀO ĐUN NƯỚC HƠI ẤM ĐUN TIẾP SÔI LÚC ĐỔ NƯỚC ẤY ĐI, ĐỔ TIẾP NƯỚC ẤM VÀO ĐUN SÔI CHO HẾT HƠI ĐẤT, NGUÔI NỒI RỬA SẠCH QUA NƯỚC LẠNH, LẤY DẦU BÔI XUNG QUANH NIÊU NỒI ĐỔ NƯỚC VÀO NẤU CƠM HOẶC ĐỒ ĂN BÌNH THƯỜNG NẤU XONG ĐỂ NGUỘI RỒI RỬA KHÔNG RỬA NƯỚC RỬA CHÉN, RƯA NƯỚC NÓNG CHÀ TRANH, V.V. MÌNH SÀI ĐÂU DỄ BỂ ĐÂY. CÓ CÁI ẤM SẮC THUỐC CẢ CHỤC NĂM NÓ CỨ VẬY. VƯỚNG QUA CHO THÙNG RÁC. MÌNH MUA RẺ À ĐUN LÂU SÔI NÓNG DAI. CƠM NẤU VÀO NỒI ẤY ĂN TUYỆT VỜI. AI PHẢI ĂN ĐỒ NẤU NỒI ĐẤT THÌ TUYỆT PHÙ HỢP. NẤU VÀO SÀNH SỨ TRÁNG MEN ĐỀU KHÔNG NGON BẰNG

19:17 Friday,26.8.2016

Đăng bởi:  Ngà Đoàn

Chị Pha Lê, mong chị chỉ cho cách thái rau củ để nấu canh ạ

16:26 Friday,26.8.2016

Đăng bởi:  ngọc chiếu

Chị Pha Lê ơi, khi nào rảnh chị có thể bày cách làm các món rau củ ngâm chua giúp em với. Em cảm ơn chị.

16:02 Wednesday,29.6.2016

Đăng bởi:  phale

@Phương: Bạn đến gốm sứ Yên Lam hoặc authentique, google là ra địa chỉ cửa hàng liền à.

15:15 Wednesday,29.6.2016

Đăng bởi:  Phương

Chị Pha Lê ới ời ơi, em đang muốn mua chén bát đĩa bằng gốm Việt (dù gốm Nhật đẹp lắm lắm lắm và cũng dễ tìm dễ mua hơn). Chị chỉ chỗ cho em với, em cũng Sài Gòn. Em cám ơn chị

15:57 Wednesday,1.6.2016

Đăng bởi:  Bích Phạm

Em xin góp vui là mẹ chồng em có cái chóe đựng mỡ hơn 30 năm tuổi. Chắc của bền tại người ạ :)

14:28 Monday,16.5.2016

Đăng bởi:  Mac Anh

Pha Lê viết bài nào cũng hay tuyệt: rất duyên dáng và vui vẻ. Cám ơn một lần nữa.

17:00 Sunday,15.5.2016

Đăng bởi:  phale

@LC: Dạ chị, bọn Nhật ấy mua vì họ coi như đó là kỷ niệm đến đây chơi, họ quý cái kỷ niệm và món nó... rẻ (như chén đĩa gốm ở mấy tiệm "sang" xứ mình Nhật mua đầy ấy, chỉ vì cái chất lượng đó so với Nhật là cũng được mà rẻ hơn). Và họ mua chén đĩa với hộp đựng tí dây chuyền tí vòng thôi. Chứ bảo nó mua nồi mua hũ về nấu với ngâm là chị nghĩ trong bụng nó đánh gía nồi nào cao hơn? Nồi đất Iga của xứ nó hay nồi xứ mình? Với nồi donburi Iga không hitech chị nhé, chịu được nhất là cỡ 250 C, 300 C là hạn chót, chứ lên nữa nó không chịu nổi. Nồi của Colombia cũng vậy. Đâu phải chỉ công nghiệp mới bền đâu, Nhật còn bao nồi gốm hũ gốm từ thế kỷ mười mấy, được dân dùng qua dùng lại rồi giờ nằm bảo tàng mà.

Như mình đi Paris không mua về nước hoa thì cũng mấy món linh tinh hay bán cho du khách, cũng quý chứ vì là kỷ niệm chuyến đi, nhưng mấy ai đến đó vác về cái nồi Le Creuset đâu. Thế nên em chả tin món gì chỉ vì du khách họ mua (nhiều). Mấy bà Việt Nam mình đi Nhật rất hay mua mỹ phẩm, rồi bà nào giàu vác về bộ Kimono, xong không biết mặc với thắt dây obi nên để trong tủ.

Chén đĩa gốm Việt Nam em mua được là em mua, đắt cũng mua. Nồi niêu có mua nhưng một thời gian thì em cũng có quyền chán không muốn quăng rác vào môi trường. Em không hề thích nhập, nhưng nghĩ cái nồi, cái hũ mình xài mấy chục năm hoặc cả đời không vứt nó đỡ rác thải ra như tình trạng đảo Lý Sơn bây giờ. Người tiêu dùng ở Việt Nam nên có cái quyền đó ở Việt Nam khi dùng gốm Việt. Ít nhất là nên có quyền đó song song với quyền muốn dùng nồi gốm hơi tí là nứt của chị. Chứ không phải em không hiểu giá trị tinh thần dân tộc chị nhé.

Mà hình như gốm mình chả phải thứ dễ hư chóng bể đâu chị ạ :) Hôm nọ ngồi với cô Hoa, hai cô cháu lột tỏi, cô Hoa nhà gốc Bắc rặc. Cô mới kể là nhà cô còn cái âu đựng mỡ hồi xưa, lâu tới nỗi bố cô (nếu còn sống thì phải gần 90 tuổi) không nhớ là nó từ thời nào. Cả nhà cô Hoa dùng cái âu ấy cho tới tận bây giờ. Cô ấy kể họa tiết của cái âu nhìn mảnh mai, đẹp, mà bền lắm. Giờ cô Hoa thích muốn kiếm cái giống đặng xài, mà bới khắp nước cũng không thấy. Nồi niêu chảo bếp nhà cô từ thời bố cô tới giờ vẫn còn.

16:17 Sunday,15.5.2016

Đăng bởi:  LC

Xứ miềng "nồi đồng nấu ốc, nồi đất nấu ếch" chỉ còn trong ca dao thì phải. Đúng là nồi đất, ấm đất, hũ đất theo lối truyền thống Bắc Bộ mà mình tìm hiểu, thì xấu và chỉ chủ yếu các vùng nông thôn là còn dùng, nhất là ấm đất sắc thuốc. Gọi là đất nhưng thực chất là đồ sành, nặng lửa nung hơn đất nung và hơn cả gốm Bát Tràng. Làm chuyên ở Hương Canh, Phù Lãng, cùng chất với những chum vại rất to để ngả tương và làm mắm. Mình về mấy miền gốm này ăn cơm mòn bát nhà dân rồi, nhưng chỉ đôi lần được ăn niêu đất, nấu cơm và kho cá thôi. Đồ sành vẫn không bền, không nhiều công dụng như đồ công nghiệp của Nhật Bản và Đức. Gọi là công nghiệp, vì có nhiều món nặn tay, nhưng chất đất và cách nung đã được nâng công nghệ nhiều lần, sao cho chịu được nhiệt và va đập. Gốm hitech còn được dùng trong tàu vũ trụ, là vì thế...
Ở Phù Lãng, có hai thứ ít nơi có, đó là máng lợn hình tròn và tiểu để cải mả hình hộp chữ nhật. Men lá nếu tráng ra ngoài gốm thì chảy loang lỗ màu da lươn, trông chất lắm.
Gốm Bát Tràng ngày xưa làm gạch lát sàn, có màu lưu ly cho hoàng cung. Còn giờ chỉ bát đĩa và đồ nhẹ lửa thôi. Pha Lê rất nên du lịch về gốm sứ Bát Tràng một chuyến. Trong làng có chợ gốm và khu du lịch mới to lắm. Cơm trưa thì đặt một mâm chay mặn tuỳ chọn, ăn cỗ quê xem ngon không, trải chiếu chén ngay trong xưởng gốm, cạnh bàn xoay và chậu men. Rồi lang thang vào nhà các nghệ nhân và mấy đầu nậu cỡ bự, xem khách Nhật với khách Châu Âu cứ cuồn cuộn ra vào chọn mua hộp lớn hộp bé, bọc xốp thật dày thật kỹ mà đem về nhà xài. Mong sao trực quan sẽ làm những người sính và mê đồ hitech phần nào hiểu giá trị của cái yếu kém ngô nghê ngờ nghệch, nhưng mang nặng giá trị truyền thống và dân tộc tính này. Còn gốm miền Nam, mình sẽ vào xem và mong được thổ mừ nào giầu kiến thức guide cho mở mang thêm.

10:51 Sunday,15.5.2016

Đăng bởi:  phale

@Trần Nhiếp: Nếu ý bạn nói là mấy loại hũ với nồi giống trong hình của bài thì bạn phải lên amazon.com mua thôi :) mua trên mạng rồi chuyển về Việt Nam chứ xứ mình không có bán

3:58 Sunday,15.5.2016

Đăng bởi:  Trần Nhiếp

Bài viết thật tuyệt !
Xin tác giả cho biết muốn mua các loại gốm ngoại thì mua ở đâu?
Cảm ơn Tác giả !

Trần Nhiếp

16:30 Saturday,14.5.2016

Đăng bởi:  beelikeshoney

Cứ đọc bài của Pha Lê là thấy mở mang được bao tầm mắt. Yêu thế chứ! Rút ra kết luận: Thứ gì dụng tâm cũng quý!

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả