Sử-Triết

Kinh Kim Cương tại Đôn Hoàng:
công kẻ tinh ranh, tội ông ngớ ngẩn

Trong giới mê sách, ai cũng biết đến “Thánh Kinh Gutenberg” (Gutenberg Bible) – tác phẩm được đông đảo mọi người coi là quyển sách in đầu tiên trong lịch sử. Trên thế giới hiện giờ còn vỏn vẹn 49 bản in nước đầu, trong đó chỉ có 21 bản là đầy đủ, nằm rải […]

Ý kiến - Thảo luận

9:24 Thursday,26.5.2016

Đăng bởi:  SiêuNoob

Cảm ơn Anh Nguyễn, bài viết rất bổ ích. Trước mình đọc sách về Phật giáo có dẫn nhiều đến Đôn Hoàng nhưng cũng không biết gì về câu chuyện của ông Vương Viên Lục.

10:43 Wednesday,25.5.2016

Đăng bởi:  họa sĩ Đức Hòa

Hay lắm ! Cảm ơn Anh Nguyễn và soi.

20:22 Saturday,21.5.2016

Đăng bởi:  Anh Nguyễn

Phản ứng của người dân Trung Quốc trong vòng 100 năm xung quanh việc những di sản tại Đôn Hoàng bị mang về phương Tây là một đề tài xứng đáng được nghiên cứu. Ví dụ, tại sao Paul Pelliot được các học giả Trung Quốc tôn trọng, thậm chí ca ngợi, còn Langdon Warner lại bị căm ghét? Tại sao mới đầu Aurel Stein được chào đón mà lần sau lại bị chính quyền ra lệnh trục xuất, thậm chí người dân còn biểu tình phản đối ổng? Tại sao mãi đến tận năm 1910 những gì còn lại ở Đôn Hoàng mới được đem về Bắc Kinh trong điều kiện bảo quản rất sơ sài? Tại sao những quan chức địa phương lại không nhận ra tầm quan trọng của Tàng kinh động ngay từ đầu? vv và vv... Tính dân tộc, nói đúng hơn là chủ nghĩa Đại Hán của người Trung Hoa có lẽ là lý do đằng sau tất cả. Khi các văn bản ở Đôn Hoàng mới được khai quật, do chúng viết bằng tiếng Phạn nên các nhà nho Tàu đa phần chịu chết không đọc được. Đã không hiểu thì cũng không tiếc của (mãi về sau mới tiếc.) Khi các nhà khảo cổ phương Tây kéo tới Đôn Hoàng thì cũng mọc ra một cộng đồng người Tàu làm cổ vật giả hòng trục lợi. Tới giai đoạn Thập niên Nam Kinh thì nhà nước Trung Quốc mới bắt đầu có phản ứng mạnh mẽ về vai trò của phương Tây. Khuôn khổ comment nhỏ nên nói không hết ý, mời bạn nào quan tâm đọc nghiên cứu của giáo sư Justin Jacobs thuộc đại học American về chủ đề này nhé:

Confronting Indiana Jones: Chinese Nationalism, Historical Imperialism, and the Criminalization of Aurel Stein and the Raiders of Dunhuang, 1899-1944

19:13 Saturday,21.5.2016

Đăng bởi:  cứ từ từ

Một người bạn Trung quốc của mình từng thừa nhận, việc các bản kinh ở Đôn hoàng được người Tây dương mang về lưu giữ là may mắn lớn của văn hóa Trung Quốc. Bởi nếu không thì cũng bị đem đi thiêu trụi trong cách mạng văn hóa như vô khối những văn vật khác.

15:08 Saturday,21.5.2016

Đăng bởi:  Dương Trần

Tôi nghĩ cũng may là mấy ông Tây này mang được mấy văn vật lịch sử này về thì mới còn đến hôm nay, chứ qua một lần Cách mạng văn hóa hay gặp mấy ông Taliban với IS thì chắc bây giờ cũng thành phù du thật.

11:52 Saturday,21.5.2016

Đăng bởi:  BÁC NỘI

XIN DỊCH CÂU CUỐI:
'Chung tri vô tự thị chân kinh'
LÀ:
Cuối cùng thì mới biết kinh 'không chữ' cũng là chân kinh.
hoặc theo wikisource:
Mới hiểu kinh "không chữ" mới thật là chân kinh.

Thân.

10:57 Saturday,21.5.2016

Đăng bởi:  candid

Kinh pháp bảo đàn bản Đôn Hoàng cũng là bản sớm nhất của kinh này, cũng được chép vào khoảng năm 830 đến năm 860.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả