Gẫm & Bình

Tuyên ngôn mới của sự đối thoại

  * KHÔNG VÔ CAN VÀ BALLAD BIỂN ĐÔNG Triển lãm của họa sĩ Lý Trực Sơn và nhà điêu khắc Đào Châu Hải Từ 11. 12 đến 17. 12. 2010 Viet Art Centre 42 Yết Kiêu, Hà Nội * Chiều 11. 12. 2010, tại Viet Art Centre, diễn ra buổi khai mạc một triển […]

Ý kiến - Thảo luận

17:45 Friday,17.12.2010

Đăng bởi:  Hồng trường

Xin thưa lại với bạn em-có-ý-kiến và anh/ chú Song Ma
Tôi thấy là nhiệt tình yêu nước của bạn rất đáng quý, không thể nói gì hơn. Nhưng tôi vẫn bảo lưu ý kiến của tôi là các tác phẩm bày tại triển lãm của hai tác giả Đào Châu Hải và Lý Trực Sơn không thực sự bộc lộ thông điệp cụ thể nào cả về lòng yêu nước hay Tổ quốc gì. Không có các lời tự bạch của họa sĩ và thêm trích đoạn văn của nghệ sĩ Đào Châu Hải mà Em có ý kiến dẫn ra thì ai nghĩ đấy là triển lãm nói lên lòng yêu nước của hai nghệ sĩ. Cứ đặt tên và triển lãm lãm là có ngay hiệu quả chứng tỏ yêu nước, không cần chất lượng nghệ thuật gì cho lắm ở các tác phẩm thì sẽ ối đại gia chứng khoán, cò nhà đất cũng sẽ làm. Vì chỉ cần cái tên triên lãm và lời giải thích thật kêu..
Anh/ chú Song ma viết: "Hai ông hoạ sỹ và nhà điêu khắc này tôi biết họ đã gần 10 năm, họ là những người có tài năng nhưng thật thà, tốt bụng, hơn nhiều người xưng là nghệ sỹ nhưng nhân phẩm thì chẳng khác con buôn hoặc mafia. Ở tuổi như thế mà làm được như 2 ông là đáng để đàn em học tập rồi, huống gì con cháu. Hoạ sỹ đương đại nhiều người cậy trẻ, khoẻ, văn minh hơn, biết nhiều hơn nhưng đọc sách ít hơn, bản sắc cá nhân ít hơn nên bản sắc Việt cũng ít hơn, bị Tàu, châu âu, Mĩ loang vào tranh..."
Tôi sợ rằng nói thế chưa thật kín nhẽ về các nghệ sĩ trẻ đâu anh à. Không phải người trẻ là (bị) ít bản sắc Việt hơn người già, mà nó thuộc về suy nghĩ của từng cá nhân thôi.
À mà đang nói chuyện nghệ thuật thì tại sao anh/chú lại nói về các tác giả có tài năng nhưng thật thà, tốt bụng... Đấy là phạm trù của đạo đức,và không lẽ thật thà, tốt bụng không liên quan nhiều đến tài năng.?

13:25 Friday,17.12.2010

Đăng bởi:  em-co-y-kien

..."Triển lãm Không vô can và Ballad Biển Đông quả thực là triển lãm đôi thú vị và cảm động nhất từ trước đến nay, vượt qua cả câu chuyện mỹ thuật, tạo nên một “tuyên ngôn mới của sự đối thoại” như một chuyên gia cổ nhạc khó tính – một người bạn tinh thần vong niên lâu năm của họa sĩ Lý Trực Sơn nhận xét".

Chúng em đọc mãi vẫn chưa nhận ra được ở đây (ông Minh và chú Lâm) bảo triển lãm này là "tuyên ngôn mới" (của sự đối thoại) nghĩa là gì ạ? Chúng em cảm thấy nghệ thuật, chủ đề của triển lãm chẳng cũ, cũng chẳng mới, nhưng là đương đại ạ. Đơn giản vậy thôi ạ.

Chúng em xin chú Lâm chỉ giáo thêm về ý nghĩa của "tuyên ngôn mới" ạ (hay nếu có ví dụ, có thể so sánh được với một vài "tuyên ngôn cũ" nào đó thì chúng em có lẽ sẽ dễ hiểu hơn ạ).

12:36 Friday,17.12.2010

Đăng bởi:  em-co-y-kien

Em xin có ý kiến với bác/bạn/người xem Hồng Trường:

HT bảo rằng "Nếu không có quá nhiều giải thích và tên triển lãm thì không thể nào liên tưởng hay hình dung được về Tổ Quốc và lòng yêu nước gì đó qua các tác phẩm bày ở triển lãm."

Có thể bạn/bác ít (hoặc không) quan tâm tới những câu chuyện của biển Đông nên quá ""vô tâm" và đinh ninh mình vô can trước các tác phẩm tại triển lãm này.

Thầy em bảo: “một khi các con thờ ơ với con người, với quê hương thì các con chớ nên đi vào con đường nghệ thuật, bởi con đường này cần nhất là trái tim biết rung động.”

Chúc bạn/bác HT sức khỏe và cứ để con tim "đập nhip" với cuộc sống giản dị đời thường.

0:45 Friday,17.12.2010

Đăng bởi:  song ma

Tôi tình cờ đọc 2 nhận xét của chínsu và Hồng Trường,đó là 2 cách phê bình khác nhau, của hồng trường sâu sắc hơn, song tôi (không phải là dân phê bình chính gốc, mà là dân vẽ nên nói bằng cảm xúc thật): thà xem người cũ vẽ mà vẫn mới, còn hơn người mới mà vẽ cũ.
Hai ông hoạ sỹ và nhà điêu khắc này tôi biết họ đã gần 10 năm, họ là những người có tài năng nhưng thật thà, tốt bụng, hơn nhiều người xưng là nghệ sỹ nhưng nhân phẩm thì chẳng khác con buôn hoặc mafia. Ở tuổi như thế mà làm được như 2 ông là đáng để đàn em học tập rồi, huống gì con cháu. Hoạ sỹ đương đại nhiều người cậy trẻ, khoẻ, văn minh hơn, biết nhiều hơn nhưng đọc sách ít hơn, bản sắc cá nhân ít hơn nên bản sắc Việt cũng ít hơn, bị Tàu, châu âu, Mĩ loang vào tranh. Hồng Trường đã có 1 dẫn chứng đúng của 1 nhà văn Pháp: "Mỹ thuật là tiếng nói của sự im lặng" nhưng tôi thích cái tinh thần Việt nam trong tranh Lí trực Sơn hơn là tranh Nguyên Cầm, tranh Cầm vẫn xa lạ với Á đông lắm nên đừng so sánh như thế.

11:06 Thursday,16.12.2010

Đăng bởi:  chinsu

Bạn người hâm mộ,
Không hẳn như bạn nghĩ. Tượng của anh Nguyễn Trần Nam bé và dựng lên chứ không nằm như của anh Đào Châu Hải. Hơi giống nhau chút vì đều ghép những miếng sắt cong cong, nhọn nhọn lại. Nhưng của anh Nam thì thấy gợi nhiều liên tưởng về đời sống Nông Dân còn của anh Hải thì minh họa về sóng biển Đông và gợi sự đe dọa, dọa nạt, nanh vuốt của Biển. Nhưng từ đó mà vin vào, bảo là điêu khắc đó nói về lòng yêu nước hay tổ quốc gì gì đó thì khá là xa, mơ hồ, hơi lên gân và phải dùng nhiều thuyết minh.
Còn anh Việt Xù vẫn để tác phẩm cái Đe ở nhà, anh đã bày nó trước tác phẩm Dưới Đáy của anh Hải trong triển Lãm "Sóng Ngầm" ở VAC. Cái Dưới đáy của anh Hải to hơn.
Tranh của họa sĩ Lỹ Trực Sơn thì tôi lại thấy giống như là nền những tranh Chảy của anh Trần Lương (cũng loang màu và tan chảy, nhưng anh Lương có thêm nhiều con mắt dọc, mắt ngang, nòng nọc, phù du đang bơi và vì thế rõ nghĩa hơn). Nếu họa sĩ Lý trực Sơn mà thêm vài cái mắt bơi ngang nữa thì sẽ... ra sao nhỉ.?:)
Có chú lại bảo họa sĩ người Pháp Dominique de Miscault cũng vẽ trên lụa bằng màu tự nhiên và giống họa sĩ Lý Trực Sơn lắm, nhưng mà bà vẽ từ những năm 1990 cơ và bày ở trường Mỹ thuật rồi đấy ạ.

22:58 Wednesday,15.12.2010

Đăng bởi:  Hồng Trường

Nếu không có quá nhiều giải thích và tên triển lãm thì không thể nào liên tưởng hay hình dung được về Tổ Quốc và lòng yêu nước gì đó qua các tác phẩm bày ở triển lãm.
Nếu tách rời từng vật thể sắt riêng ra thì không có giá trị nghệ thuật độc lập đáng kể gì, còn coi là một tác phẩm sắp đặt thì chưa đến tầm. Nhưng mà to.
Nếu mà tách khỏi phòng và tên triển lãm thì tranh của họa sĩ Lý Trực Sơn lại giống tranh của họa sĩ Nguyên Cầm hồi đầu. Và đặt tên gì cũng được không nhất định là biển Đông. "Mỹ thuật là tiếng nói của sự im lặng" nhà văn Pháp nào đó nói thế.

22:40 Wednesday,15.12.2010

Đăng bởi:  nguoi hâm mộ

Em thấy ở triển lãm Nhà sàn từ mấy năm trước,anh Nguyễn Trần Nam đã ghép những lưỡi liềm lại vơí nhau thành một cái điêu khắc hình như hơi giống kiểu ghép lá thép của thày Đào Châu Hải trong triển lãm này . cũng như có bạn bảo là anh Lương Văn Việt Xù có làm tượng cái đe sắt và bày trước triển lãm Dưới đáy ở VAC. Không biết có đúng không? Soi và bạn nào có ảnh tác phẩm của hai anh thì cho mọi người xem chung với nhé.

17:18 Wednesday,15.12.2010

Đăng bởi:  Anne Sophie-TRẦN

Các chú không đơn độc, những trí thức và những tư tưởng tiến bộ luôn ở bên các chú.
Chúc các chú mạnh khoẻ và hẹn gặp lại. Bravo! Bon Courageux. Bisou.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả