Ăn uống

Cốc chè của mùa hè

  Hình như các sông hồ đều đọng nhiều ký ức đẹp của tuổi lang thang, riêng với bọn sinh sống ở Hà Nội, thì hồ Tây làm dịu mát cái chật chội của phố xá. Đi chơi một ngày cũng khó tìm nơi nào gần gặn, thôi cứ đạp xe lên quận Tây hồ […]

Ý kiến - Thảo luận

21:36 Saturday,6.8.2016

Đăng bởi:  Candid

Nhìn thì giống nhưng lúc nấu lên hạt đậu nhìn trong trong, ngả màu hơi ngà ngà, đặc biệt ăn dai dai khá lạ. Em đọc thấy bác Tùng viết về ngâm nước gio nên không hiểu có phải do họ cũng làm thế. Lần sau sang Myanmar em sẽ tìm hiểu thêm.

20:45 Saturday,6.8.2016

Đăng bởi:  Đặng Thái

Thế bác Candid thử lên google gõ "chè đậu ngự" rồi vào phần hình ảnh xem có phải đúng là loại này không?

13:59 Saturday,6.8.2016

Đăng bởi:  Candid

Em hỏi vài người Việt sống ở đấy và họ bảo thế. Quán nói tiếng Tàu nên em cũng không rõ.

10:01 Saturday,6.8.2016

Đăng bởi:  Đặng Thái

Loại đậu mà bác Candid mô tả có lẽ là đậu ngự (tên khoa học: Phaseolus lunatus, tên tiếng Anh: lima bean). Đậu ngự trồng ở miền Nam nước mình, thường màu trắng nhưng cũng có màu đỏ hoặc vàng nhạt. Đậu ngự rất bổ dưỡng, người mình thường lấy nấu chè.

Bác cho em hỏi là tên gọi "đậu trường sinh" do bác đọc trên thực đơn hay là thế nào?

9:21 Saturday,6.8.2016

Đăng bởi:  candid

Nhân tiện nói đến đậu em muốn hỏi các bác xem có bác nào biết không. Ở Myanmar trong các nhà hàng kiểu Tàu em được ăn món rau xào trong đấy có hạt đậu gọi là đậu trường sinh. Hạt đậu này khá to, màu trắng, ăn dai dai, bùi bùi. Em tìm hiểu xem thì thấy ở Việt Nam không có. Không hiểu loại đậu này là đậu gì.

20:07 Friday,5.8.2016

Đăng bởi:  Hieniemic

Soi đang giữ bài tiếp theo của em nói về nước tro và dùng muối soda để luộc đậu, ngâm gạo đấy ạ. Chắc vài ngày nữa sẽ đăng.

18:27 Friday,5.8.2016

Đăng bởi:  Khánh

Gửi chú Tùng, cháu nghe còn có cách dùng muối NaHCO3 để nấu đậu mau mềm nữa, không biết nguyên lý ra sao. Chắc sau "nguyên tắc khi đun thịt" sẽ là "nguyên tắc khi hầm đậu" mất.

17:16 Friday,5.8.2016

Đăng bởi:  phó đức tùng

Nước gio có đặc tính làm cho thực phẩm mềm mà giòn. Bánh gio là một ví dụ. Người tàu ngâm các loại tôm cá vào nước gio, khi luộc, xào giòn tanh tách, không bị cứng, không bị bở. Hạt đỗ ngâm nước gio sẽ không bở tung ra, mà có độ dẻo, đồng thời lại không cứng. Mình chưa nấu chè bằng nước gio bao giờ, nhưng về nguyên lý sử dụng thì sẽ không cho nước gio vào chè, vì sẽ độc, mà chỉ dùng để ngâm hạt đỗ. Khi nào được thì sẽ lấy hạt đỗ đó nấu chè.
Còn cơ chế hoá học của phản ứng với nước gio thế nào thì mình không biết, chắc nhờ Hienemic giải thích giùm.

Chè đỗ đen phải nấu mật mới ngon. Đường thì nhạt nhẽo. Nhưng mật hay có vị chua, vị chát, lại dễ kết tủa tạo vẩn, chắc cũng phải có bí quyết chọn và nấu thế nào thì mới ngon được.

14:36 Thursday,4.8.2016

Đăng bởi:  LC

Gửi Khánh:
Mình cũng cố tìm hiểu về chỗ nước gio cho vào hầm đỗ mới nhừ kia. Nhưng có vẻ đó chính là bí quyết. Các bà già bảo: cho lúc nào và bao nhiêu, để đỗ bở vừa chứ không nát bét ra, mà nước không nồng không vẩn bọt. Thứ nước gio này phải chế riêng, mình chịu không thám thử thêm được. Còn mẹo phổ biến là cho 2 viên thuốc... cảm vào. Nhưng mình chưa bao giờ thử nấu thế, cứ thấy không yên tâm. Thôi thà hơi cứng hơi sượng, răng còn nhai được, chỉ thương dạ dầy lại ì ạch bao tiêu !

9:18 Thursday,4.8.2016

Đăng bởi:  Khánh

Hôm nào xin chị Linh Cao và chị Pha Lê hướng dẫn cách nấu đậu đen và các loại đậu khác ạ. Em nấu chè đậu đen rất nhiều lần, ngâm đun đủ kiểu mà không bao giờ mềm.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả