Văn & Chữ

Giả mẫu (phần 2): đứa trẻ bất chấp và thiên vị

(Tiếp theo phần 1) Trong bài trước chúng ta đặt câu hỏi: Dựa vào đâu để nói rằng Giả mẫu vẫn giữ tính cách trẻ con? Thứ nhất, Tào Tuyết Cần đã tóm lược tính cách Giả mẫu một cách chính xác: “Giả mẫu tuy có tuổi, nhưng vẫn thích các cuộc vui”. Đọc Hồng […]

Ý kiến - Thảo luận

19:40 Saturday,3.7.2021

Đăng bởi:  Du

@bạn Meo Meo: thì bạn Anh Nguyễn đã viết rõ là cơn ác mộng rồi bạn. Bạn đọc kỹ mà xem. 

10:04 Wednesday,9.6.2021

Đăng bởi:  meomeo

đoạn Đại Ngọc cầu xin Giả Mẫu giữ lại phủ là trong giấc mơ của Đại Ngọc chứ đâu phải thực đâu. Dù cho là bạn dùng tình tiết này để bổ sung cho lập luận của mình cũng phải viết rõ ra chứ.

15:29 Thursday,11.10.2018

Đăng bởi:  Anh Nguyễn

@Quang Nguyễn: Bạn có thể vào mấy links này, kết hợp lại cũng khá đủ bộ ảnh. 
http://www.sohu.com/a/160487449_682363
http://blog.sina.com.cn/s/blog_4bc866bd01013sp5.html
http://blog.sina.com.cn/s/blog_5f2c83f50102ve95.html

7:56 Wednesday,10.10.2018

Đăng bởi:  Quang Nguyễn

Chào bạn Anh Nguyễn. Mình đã đọc hết cả series bạn viết về Hồng Lâu Mộng và rất tâm đắc với phân tích và kiến giải của bạn. Mình cũng để ý thấy bạn chọn tranh rất sát với bài. Cảm giác những bức minh họa này là cùng một tác giả. Mình rất thích nét vẽ và bố cục của những bức này.  Trình độ tiếng trung của mình lại hạn chế chưa thể tự tìm kiếm trên mạng được. Xin hỏi bạn có thể cho mình link để mình có thể tự xem và thưởng thức được không. Mình cảm ơn bạn rất nhiều.

0:07 Saturday,19.11.2016

Đăng bởi:  Ly

@Anh Nguyễn: như mình nói có nhiều chi tiết không ăn nhập lắm về tuổi tác. Nhưng tựu chung mình nghĩ Bảo Ngọc và Đại Ngọc gặp nhau lúc độ 10, 11 tuổi, ngay trước tuổi dậy thì. Bảo Thoa hơn Bảo Ngọc 1 tuổi, Tiết Bàn hơn Bảo Thoa 2 tuổi. Nếu lúc gặp nhau Bảo Ngọc 7 tuổi thì Tiết Bàn mới 10 tuổi mà đã tự đi mua con hầu, chỉ đạo việc nhà, dẫn mẹ và em vào kinh... e hơi vô lý. Chưa kể còn một số chỗ có thể so sánh dựa trên tuổi của các nhân vật khác như Hương Lằn, Giả Lan...

19:30 Friday,18.11.2016

Đăng bởi:  Anh Nguyễn

@Ly: Bảo Ngọc lúc xuất hiện ở chương ba có lẽ chỉ khoảng bảy tuổi thôi. Nếu bạn đọc chương hai mươi ba sẽ thấy có đoạn: "Thấy mấy bài thơ này là của một công tử mười hai mười ba tuổi ở phủ Vinh làm ra, những bọn xu phụ thế lợi lúc ấy tranh nhau biên chép truyền tụng khắp nơi..." Lúc này là sau khi Bảo Ngọc đã dọn vào vườn ở một thời gian rồi. Hồng Lâu Mộng có rất nhiều đoạn nói vắn tắt khiến người đọc tưởng thời gian trôi qua liên tục nhưng thực ra lại cách khá xa, như việc xây dựng vườn Đại Quan mất tròn một năm nhưng chỉ gói gọn trong một chương.

Còn Nguyên Xuân mất năm bốn mươi hai tuổi, Bảo Ngọc kém chị một giáp thì đúng là quá già so với hình dung thực tế. Có lẽ Nguyên phi mất năm ba mươi hai tuổi thì hợp lý hơn.

15:10 Friday,18.11.2016

Đăng bởi:  Ly

@Anh Nguyễn: mình cũng chỉ góp ý chung chung thôi chứ không nói riêng về bài này. Theo mình biết thì có kha khá nghiên cứu về phần kết "đáng lẽ ra phải như thế này", trong số đó thì nổi bật nhất là bản được dựng thành series 1987. Ngoài ra mình cũng có đọc là mấy năm trước có 1 cô gái trẻ chấp bút và được rất nhiều người ca ngợi. Tiếc rằng trình độ tiếng Trung của mình quá kém nên không thể tiếp cận những văn bản này.

Về phần tuổi tác nhân vật, HLM có nhiều điểm không được nhất quán. Ví dụ phần đầu nói Bảo Ngọc sinh sau Nguyên Xuân vài năm (và suy từ tuổi của Giả Châu, Giả Lan thì Bảo Ngọc chắc chỉ kém Nguyên Xuân độ 10 tuổi), nhưng Nguyên Xuân lại chết ở tuổi 40 (43?). Hoặc như Đại Ngọc lần đầu được giới thiệu là 5 tuổi, cha 40 tuổi. 1 đoạn sau, lúc Đại Ngọc chuẩn bị vào kinh ở thì cha gần 50 tuổi, tức là Đại Ngọc đã hơn 10 tuổi. Điều này hợp lí với chi tiết gặp Bảo Ngọc lần đầu: Bảo Ngọc được giới thiệu là đã ở tuổi thiếu niên và hơn Đại Ngọc 1 tuổi; nhưng không hợp lí với giai đoạn dạy học của Giả Vũ Thôn.

7:37 Friday,18.11.2016

Đăng bởi:  Anh Nguyen

@Ly: mình phân tích nhân vật theo tổng thể 120 hồi, nên không thể chỉ lấy 80 hồi đầu mà bỏ 40 hồi sau. Nếu bạn xem những bài trước sẽ thấy với Giả Chính, Hạ Kim Quế, Nguyên Xuân, Thám Xuân,... mình đều làm như vậy, và cả các nhân vật sau này. Truyện bị khuyết là điều không ai muốn, 40 hồi sau có người thích có người không, mình chấp nhận để viết vì cũng không có lựa chọn nào tốt hơn (trừ khi người ta tìm được các hồi bị đốt.)

2:06 Friday,18.11.2016

Đăng bởi:  Ly

Mình thích đọc loạt bài phân tích HLM của bạn, nhưng mình nghĩ sử dụng diễn biến trong 40 hồi cuối để "lật lại" tính cách được xây dựng trong 80 hồi đầu e là chưa được hợp lí. Nếu mình không nhầm thì chính Chu Nhũ Xương cũng không đồng tình lắm với cách phát triển và kết thúc của Cao Ngạc?

17:57 Saturday,5.11.2016

Đăng bởi:  Anh Nguyễn

@ Hương Giang: Mình đã từng đọc Faulkner nói quê hương bé chỉ bằng con tem, Camus lại nói quê hương rộng lớn như biển cả. Còn đối với người Trung Quốc thì quê hương được gói gọn trong Hồng Lâu Mộng, đi đâu cũng chỉ cần mang theo sách là như thấy "chùm khế ngọt." Bởi nó là chìa khoá mở tâm hồn dân tộc Trung Quốc, chứa đựng những gì tinh hoa nhất của nền văn hoá đó. Còn người như ông Chu Nhũ Xương dành cả đời nghiên cứu Hồng Lâu Mộng, viết hơn hai chục cuốn sách chuyên đề Hồng Lâu Mộng, mới xứng đáng gọi là nhà Hồng học. Mình chỉ là người dạo chơi mà thôi.

16:01 Saturday,5.11.2016

Đăng bởi:  Nguyễn Thị Hương Giang

@Anh Nguyễn: có lần một anh bạn mình nói đừng đọc Hồng Lâu Mộng vì nó vận vào người đấy, mình không sợ điều đó vấn đề có đủ kiên nhẫn đọc thôi, bái phục bạn vì đã đọc 3 lần. Bạn nói đúng Tào Tuyết Cần viết rất đơn giản, như là kể nhưng ý tứ, ẩn ý câu chữ của ông rất sâu sắc, thậm chí sâu cay. Ví dụ như món Cà xào, nếu không đọc, mình không hiểu hết được, chỉ nghĩ đơn giản là sự cầu kỳ, xa hoa thôi. Trong những bài viết về các nhân vật, bài viết về Thám Xuân mình cực kỳ tâm đắc, đọc lại nhiều lần, đây là nhân vật mình thích nhất, cá tính nhất. Bạn chắc phải đọc nhiều và nghiên cứu nhiều lắm, chắc thành nhà "Hồng Học" rồi.

23:42 Thursday,3.11.2016

Đăng bởi:  Anh Nguyễn

@bạn Giang: cảm ơn bạn. Thực ra đọc Hồng Lâu Mộng rất đơn giản. Có lẽ những sự ca tụng xung quanh khiến người đọc cảm thấy nó xa vời, phức tạp, khó chạm tới. Bạn hãy thử quên hết những điều đó và tiếp cận nó một cách nhẹ nhàng, kiểu lúc nào rảnh rỗi mở ra đọc 1, 2 chương cho vui vậy thôi. Đừng đọc với mục đích hiểu hết tác phẩm mà hãy đọc để yêu nó, bạn sẽ thấy Hồng Lâu Mộng duyên dáng và gần gũi lắm. Mình bắt đầu viết về Hồng Lâu Mộng cho Soi đã tròn 2 năm rồi, trong thời gian đó mình đọc lại toàn bộ tác phẩm khoảng 3 lần, mà mỗi lần đọc lại thấy có nhiều thứ mới, mỗi lần lại có sự thú vị riêng.

@bạn Cacao: mình xin phép trả lời tạm hai câu hỏi của bạn nè. Đại Ngọc mất mẹ lúc khoảng 5, 6 tuổi, sau đó là sang phủ Vinh luôn. Chương 22 là sinh nhật Bảo Thoa 15 tuổi, mà Bảo Thoa hơn Bảo Ngọc 1 tuổi, vậy là lúc đó Bảo Ngọc khoảng 14 tuổi. Từ chương 22 đến chương 37 (lúc sáng lập thi xã Hải Đường) thời gian khoảng 2, 3 năm, vậy là Bảo Ngọc khoảng 17 tuổi khi bắt đầu thi xã.

21:50 Thursday,3.11.2016

Đăng bởi:  Nguyễn Thị Hương Giang

Cám ơn bạn Anh Nguyễn, luôn chờ đợi những bài viết của bạn về các nhân vật của Hồng lâu Mộng, nhờ đó mình hiểu hơn về tác phẩm này, thật sự mình chưa đủ kiên nhẫn đọc hết không bỏ một chữ nào của kiệt tác này, mình nhận thấy chưa đủ tầm để hiểu được tác phẩm này nhưng những bài viết về các nhân vật Hồng lâu Mộng rất hay và sâu sắc.

21:22 Thursday,3.11.2016

Đăng bởi:  Frederic Cacao

Cảm ơn bạn Anh Nguyễn. Mình đọc rất kỹ các bài về Hồng Lâu Mộng của bạn. Lúc nào có thời gian bạn có thể phác qua độ tuổi các nhân vật chính trong HLM được không, cái này thỉnh thoảng sách có nhắc một hai câu nhưng không đầy đủ, làm mình phải suy đoán rất nhiều. Ví dụ, Đại Ngọc bao nhiêu tuổi lúc đến phủ Vinh, thi xã Hải đường là năm Bảo Ngọc bao nhiêu tuổi,... Thông tin này sẽ giúp cho mình nắm được tâm lý nhân vật hơn. Cảm ơn.

0:57 Thursday,3.11.2016

Đăng bởi:  hải phạm

Cảm Ơn Anh Nguyễn rất nhiều, mình luôn chờ đợi các bài phân tích về nhân vật Giả Mẫu trong HLM!

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả