Ăn uống

Nước hầm (phần 1): nếu hầm đúng, trong nước hầm có gì bổ?

Mấy tuần nọ lởn vởn trên Facebook nhà Soi thì bị cuốn vô đề tài… tập thể dục, sau đó nói xọ sang đề tài xương người, rồi xọ tiếp đến đề tài nước hầm xương. Hầm xương lấy nước là một hoạt động cơ bản nhất của các kiểu cơ bản trong ngành ẩm […]

Ý kiến - Thảo luận

15:17 Friday,11.9.2020

Đăng bởi:  phale

@Phê La: FB mình ở link này nhé

11:40 Tuesday,8.9.2020

Đăng bởi:  Phan Phan

Bài này hay quá, toàn kiến thức y khoa Pha lê ơi :)
 

16:39 Monday,24.8.2020

Đăng bởi:  Phê La

Pha lê ơi cho mình xin fb được không ^^

13:02 Monday,21.1.2019

Đăng bởi:  phale

@Nhã Anh: Cái này mình có viết trong bài phần 3 nhé. Bạn có thể đọc phần 3 tại link này: http://soi.today/?p=229597

21:17 Monday,14.1.2019

Đăng bởi:  Cấn Nguyễn Nhã Anh


Chào bạn,

Bài viết của bạn rất hữu ích. Mình có một thắc mắc muốn hỏi bạn: liệu dùng nồi pressure cooker, slow cooker để hầm nc dùng thì cái nào tốt hơn? Cám ơn

19:29 Wednesday,11.1.2017

Đăng bởi:  phale

@Ooker: Bài bạn thấy chỗ nào chưa ổn thì đó là ý kiến riêng của bạn, mình tôn trọng và không thấy phiền gì, công mình bỏ ra thấy hài lòng, cảm ơn bạn đã lo lắng hộ.

Nhưng vụ ngũ cốc đổ sữa mà bạn thấy trẻ con Tây nó ăn là cái hình thức ăn hiện đại bạn nhé, làm ơn đừng nghĩ vì họ không có phở bún như mình mà họ làm vậy cho nó nhão ra dễ nhai. Ngũ cốc công nghiệp đấy đầy đường, chất phụ gia, SPI (soy protein isolate) và góp phần làm béo phì ở trẻ em.

Truyền thống ngũ cốc lúc nào cũng phải xứ lý. Ngay cả gạo trước giờ đều là ngâm rồi mới nấu. Thời nay trừ vài nhà dưới quê ra là chẳng còn ma nào ngâm mới nấu cơm nữa (dù vài nước như Nhật và Hàn vẫn còn giữ thói ngâm gạo). Ngũ cốc, bắp, yến mạch ăn sáng của Tây cũng là loại ngâm, sau đó nặn thành bánh đem nướng. Bánh này trẻ con lấy ăn sáng và xách theo ăn trưa, tối về thì phần ngũ cốc còn lại lấy nấu súp. Bánh khá cứng nhưng vị ngon ngọt khác với ngũ cốc công nghiệp, và là thứ (cùng bánh mì) dân Tây ăn cả ngàn năm, vô cùng dễ tiêu và dễ hấp thụ. Nó không giống gì với bánh mì thời nay và ngũ cốc thời nay. Nên ngày nay khi ăn đồ công nghiệp, ngoài bị bệnh ra là còn phải đổ chất lỏng vào ăn cho nó bớt khó chịu. Chứ truyền thống bên Tây các kiểu báng mì rye, bánh ngũ cốc, bánh yến mạch có cứng nhưng vẫn dễ nhai và ăn vô cùng dễ dàng. Bánh bắp của dân da đỏ có mềm đâu và cũng có đổ sữa vào ăn đâu, họ phải xử lý bắp bằng cách ngâm nước tro hoặc nước chanh để giải phóng niacin rồi mới nặn thành bánh ăn. Cái cornflake là đồ công nghiệp thời nay của dân da trắng, có đổ sữa vào cũng là món hại chứ chả hấp với thu được gì cả.

Cái gì cũng thế thôi. gạo lứt bảo khó nhai nhưng chính mình mua gạo lứt trồng hữu cơ, luân canh đa canh không phun xịt tầm bậy về ngâm, ngâm xong nấu ra là gạo dễ ăn vô cùng. Ông bà nhà này toàn chín mươi mấy nhưng vẫn ăn cơm gạo lứt được nếu tìm đúng gạo và xử lý đúng cách. Cái vụ hấp thu nó chẳng liên quan gì đến mềm hay rắn, có chất cho bạn hấp thu, hỗ trợ hấp thu, và không có chất độc để bạn hấp thu vào là lăn ra bệnh mà thôi.

19:03 Wednesday,11.1.2017

Đăng bởi:  Ooker

@Frederic: vấn đề là, tỉ lệ người thật sự cần là bao nhiêu? Vì Soi là một trang thiên về nghệ thuật, nên mình có thể đưa ra giả định với độ tin cậy cao dù chưa qua lấy mẫu là chỉ có vài người đã có khái niệm về proline, glycine, arginine, threonine, glutamine và cần biết chi tiết hơn về công dụng của nó trong cơ thể, còn 99% người còn lại chỉ cần biết "à, trong nước xương hầm có chất này chất này, và khi ăn thì người bệnh sẽ khỏe hơn". Không chỉ vậy, một nửa thông tin sẽ bị quên ngay trong vòng một tiếng đầu sau khi tiếp nhận thông tin, sau một ngày chỉ còn 33%. Viết một bài viết mà chỉ đọng lại mang máng trong đầu đa số độc giả chỉ sau một ngày, liệu có xứng đáng với công sức mình bỏ ra không?

Quên là điều tất yếu. Cả những người đã biết về proline, glycine, arginine, threonine, glutamine cũng sẽ quên bài viết này chỉ sau một ngày. Nhưng nếu những chi tiết trong bài liên quan tới của độc giả nhiều hơn nữa, khiến nó bám chặt vào tâm trí và cảm xúc của họ, thì dù trong đầu họ chỉ còn một cái gì đó mang máng, cảm xúc của họ về bài viết này vẫn sẽ còn mạnh mẽ. Đó mới thật là nhớ.

Còn chuyện cháo súp, ý mình là húp cháo thì dễ nuốt hơn là nhai cơm. Không phải không có lý do mà bánh ăn sáng cho trẻ con của Tây lại phải đổ sữa vào, vì họ không có món phở hay hủ tíu.

4:04 Tuesday,10.1.2017

Đăng bởi:  Frederic Cacao

Ơ, bạn Ooker này rõ hay, bạn thấy không cần thiết chứ vẫn có người cần, những bài liệt kê vắn tắt thì trên mạng có đầy, còn bài tỉ mỉ khách quan như thế này bằng tiếng Việt chưa chắc đã đếm được trên đầu ngón tay.

Cháo/súp liên quan đến việc dễ hấp thu thì cũng phải có gì mà hấp thu chứ, nếu nấu với nước lã tinh bột trắng rồi nêm bột ngọt thì hấp thu được gì đâu.

0:44 Tuesday,10.1.2017

Đăng bởi:  Ooker

Em nghĩ việc nấu cháo hay súp thật ra liên quan hơn đến việc dễ hấp thu hơn là việc có dinh dưỡng hay không. Với lại em nghĩ việc nói chi tiết công dụng của các amino acid là không cần thiết lắm, liệt kê ngắn gọn để người đọc có chút khái niệm về nó là được, tập trung vào những quan niệm sai lầm thì có vẻ hay hơn. Em nghiệm ra là người ta thường chỉ muốn biết mình sai chỗ nào hơn là muốn biết cái nào đúng hơn =))

9:18 Saturday,7.1.2017

Đăng bởi:  Minh Trần

Chị ơi, khi nào thì ra phần 2. Mong mong

17:16 Sunday,1.1.2017

Đăng bởi:  Ngọc Chiếu

@chị Pha Lê: Dạ em cảm ơn chị đã cho ý kiến.

15:06 Sunday,1.1.2017

Đăng bởi:  phale

@Ngọc Chiếu: Loài người là loài ăn tạp mà bạn, mình có phải loài ăn cỏ như bò đâu :) ăn thuần rau củ sẽ không bao giờ đủ chất bạn nhé nên nước hầm rau củ không đủ axít amin như nước xương. Bạn thuần chay thì bạn bổ sung vitamin, đặc biệt là B12 vào.

Một cô ăn chay mình rất mến cũng nói một tháng cô bơm đủ thứ vitamin vào người khoảng 1, 2 lần. Cô bảo không làm vậy thì sức đâu mần công việc, và nhờ thế thì cơ thể của cô mới không bị thèm thịt, cô nhanh nhẹn minh mẫn lắm. Mình chưa gặp ai ăn chay khỏe mạnh mà không uống hay bơm vitamin, ít nhất cũng phải có B12.

10:42 Sunday,1.1.2017

Đăng bởi:  Ngọc Chiếu

Thưa chị Pha Lê cho em hỏi: vậy rau củ hầm để lấy nước có những loại axit amin được nêu không chị? Nếu ăn thuần chay thì phải bổ sung bằng viên thực phẩm chức năng hả chị? Em cảm ơn chị

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả