Bàn luận

Nói nhăng nói cuội về Tết (bài 3): Nhưng sao mà khó thế?

(Tiếp theo bài 1 và bài 2) Sau tất cả những lý luận ở các bài trước, câu hỏi đặt ra là: “Nhưng sao khó có thể dịch chuyển để ăn Tết to, nghỉ lễ dài sang ngày Tết dương lịch, còn ngày “Tiết nguyên đán” thì chỉ nên nghỉ một ngày kỷ niệm như […]

Ý kiến - Thảo luận

7:46 Tuesday,28.2.2017

Đăng bởi:  Candid

Bác lacrangcavo: tưởng ai hoá ra là cố nhân. Bác Trương Thái Du em có biết trước kia trên một số diễn đàn lịch sử, những giả thuyết của bác ấy luôn làm giang hồ dậy sóng. :D

Về đoạn dịch nói về lịch, em thấy bác Du đã sử dụng cả phần mềm sao để giả lập bầu trời về thời điểm cách đây mấy ngàn năm xem mô tả có đúng không. Chi tiết thì còn đợi các học giả bàn tiếp nhưng đại thể thấy người TQ xưa đã xác định các điểm mốc quan trọng nhờ mặt trời và cách tính bù trừ giữa âm lịch và dương lịch để tạo nên âm dương lịch.

20:16 Monday,27.2.2017

Đăng bởi:  Lacrangcavo

Bác Candid: nick "Esca Trương" là của một bác tên là Trương Thái Du, sống ở TP HCM. Bác ấy không quá nổi tiếng, nhưng cũng không hoàn toàn vô danh. Em biết vì trước có theo dõi blog của bác ấy.
Em nhớ có lần một bài viết của bác ấy, nói về sự căm ghét, căm thù nhau giữa hai dân tộc Triều Tiên (bao gồm cả hai nước Bắc & Nam) và Nhật Bản.
Trong bài có câu đại loại: giá mà họ biết Nhật Hoàng đầu tiên có gốc từ Triều Tiên. Em thấy thông tin này thú vị nên có comment lại hỏi tư liệu liên quan. Bác ấy có trả lời, em 0 nhớ chi tiết, chỉ nhớ là chưa hoàn toàn thuyết phục.

14:42 Monday,27.2.2017

Đăng bởi:  candid

Vừa đọc ở trên mạng đoạn dịch này của một người tên Esca Trương. Qua đoạn dịch thấy được cách tính lịch âm của người Trung Quốc, thực chất là âm dương lịch cũng dựa theo thiên văn quan sát mặt trời, các ngôi sao cũng với thiên nhiên.


"Đây là bản dịch đoạn quan trọng nhất của phần Nghiêu Điển, sách cổ Thượng Thư. Sách này có tầm quan trọng khá lớn, suốt lịch sử tiền hiện đại Trung Hoa và vài nước lân cận, nó tương đương với Kinh thánh trong nền văn minh phương Tây.
Đoạn này mô tả cách thức thực hành thiên văn để tính năm tháng, ngày Phân, tiết Chí, quan sát trăng - sao - mặt trời... Ngôn ngữ cổ, rất cô đọng và tuyệt đối không mờ ám, mê tín dị đoan (cực điểm là trò tử vi nhảm nhí mà người Việt cho rằng họ quá rành, cực cận như ghi chép mờ ảo điềm báo linh tinh của Thiên Quan Thư tại Sử Ký Tư Mã Thiên sau này).
Tôi tin đây là bản nháp tiếng Việt chuẩn nhất mà người ta từ hôm nay có thể tìm được trên mạng :-)
---------------
Bèn lệnh cho họ Hi và họ Hòa, nghiêm cẩn quan trắc bầu trời, khảo sát nghiên cứu qui luật vận động của mặt trời, mặt trăng và các tinh tú, làm lịch tượng, trân trọng bố cáo cho mọi người đều rõ.
Sai Hi Trọng đến miền đông di xa xôi hẻo lánh, gọi là Dương Cốc. Cung kính đón mặt trời mọc. Đo đạc vầng dương phương đông. Khi ngày và đêm dài bằng nhau. Chòm sao Chu Điểu / Chu Tước (μGemini, θCancer, δ-α- υHydra, αCrater và γCorvus) mọc ở phương nam từ hoàng hôn đến quá nửa đêm. Đó là ngày Xuân Phân. Dân chúng tỏa ra làm việc đồng áng. Chim thú sinh sôi.
Lại sai Hi Thúc đến Nam Giao, đo đạc cao độ mặt trời thay đổi hằng ngày, cung đón thái dương (từ phương nam) trở về. Lúc ngày dài nhất trong năm, mặt trời mọc cùng sao Hỏa (Mars), chính là Hạ Chí. Xóm làng nhộn nhịp, chim thú thay lông.
Lại sai Hòa Trọng đến vùng phía Tây tăm tối hoang dã, gọi là Muội Cốc, cung kính tiễn mặt trời lặn, đo đạc vầng dương phương tây. Khi đêm dài bằng ngày, chòm sao Hư (Aquarius) mọc lúc chiều tối, lặn khoảng nửa đêm ở phương nam, đó chính là ngày Thu Phân. Người người (thu hoạch mùa màng) trở về nhà. Chim thú thay xong quần áo mới.
Lại cử Hòa Thúc đến vùng Sóc Phương miền bắc lạnh lẽo , gọi là U Đô, quan sát mặt trời dịch chuyển dần về phương nam. Khi ngày ngắn nhất trong năm, chòm sao Mão (Taurus) mọc ở bầu trời phía bắc từ hoàng hôn đến nửa đêm, đó chính là ngày Đông Chí. Dân chúng (tránh rét) ở cả trong nhà, chim thú có bộ lông đầy đặn nhất.
Vua Nghiêu nói: Này hai khanh họ Hi họ Hòa, một năm mặt trời có ba trăm sáu mươi sáu ngày. (12 tháng trăng chỉ có 354 ngày) Nên dùng phương án tháng trăng nhuận để xác định bốn mùa trong một năm. Do đó trăm quan điều chỉnh cho đúng, (và dựa vào đây) trăm họ bắt đầu sắp xếp công việc (mùa màng) ổn định."

10:36 Thursday,16.2.2017

Đăng bởi:  dilletant

Lần đầu tính lại lịch âm là cuối 1967 (có phải là nỗ lực thoát Trung đầu tiên, ra mặt?) một "kết quả" là phối hợp đánh trong tết Mậu Thân bị trục trặc giữa Quân khu 5 và Mặt trận Tây Nguyên (nghe đài miền Bắc), còn Đặc khu SG - Gia Định thì giật mình nghe tiếng súng sớm hơn so với giờ G một đêm (do vẫn theo lịch của Sài Gòn lúc đó, không dịch lên 1 ngày như Miền Bắc).

10:32 Thursday,16.2.2017

Đăng bởi:  dilletant

"Chợt thương người đi ngàn dặm
Ra Giêng biết có về chăng?"
câu này hay nhưng tôi là một tay ghét Tết (đã thành khẩn nhận trong 1 còm trước, và đã khai ra một số vị khác cũng can tội ghét tết). Vì thể không thương người không có Tết ở xứ xa, mà (hạnh phúc) nhớ ngày nào ở bển, đang đêm đi tàu vềmột thành phố, vào bấm chuông nhà đồng nghiệp. Thằng bạn bảo, mịa, cậu xông đất nhà tôi mà không biết à. Xin kể thật lòng không có ý chơi trội.

11:11 Sunday,12.2.2017

Đăng bởi:  candid

Mà góp ý với Vũ Lâm về cách dùng từ trong comment của Lâm, trước khi phê phán người khác là "khoa học nô" thì thử phê phán xem bài viết của người ta sai ở đâu về mặt khoa học đã, đừng vội sản xuất mũ.

9:20 Sunday,12.2.2017

Đăng bởi:  Ivan Tung

Bài em đăng FB, gửi lên Soi cho thêm xôm tụ

Việc bỏ tết âm, gộp vào tết dương ban đầu là do giáo sư Võ Tòng Xuân, trong một dịp công tác Nhật Bản về đã nêu ý kiến. Từ đó đến nay, tết đến xuân về lại lôi việc này ra mổ xẻ.
Trước hết thì mọi người cần hiểu ngày tết là gì. ‎
Tết không phải là đầu năm như mọi người tưởng. Tết tây ăn từ 24 tháng 12, đến 01 tháng 01 tức là dịp cuối năm. Tết ta, hay năm mới Trung Quốc là từ ngày 01 đến 03 tháng Dần, tức là tháng thứ 3 trong năm âm lịch vào dịp đầu xuân. Tết người Việt cổ là ngày 10 tháng 03 âm, tức là ngày 10 tháng Thìn vào tiết cuối xuân, gần với tết té nước của người Cam, Lào, Thái là dịp bắt đầu mùa mưa. Người Mường, người Mông ở Sơn La, Hoà Bình tuy về mặt hành chính thì vẫn nghỉ tết âm lịch theo người xuôi, nhưng ngày tết họ lại tổ chức vào Tết độc lập tức ngày 02/09 lịch Dương.
Như vậy thì bản chất của Tết không phải là ngày đầu năm mới, mà nó là một kỳ lễ ‎hội, thường để kết thúc hoặc bắt đầu một mùa vụ mới. Châu Âu sẽ bắt đầu đi trồng trọt khi tuyết tan, lúa mỳ, lúa mạch Trung Quốc sẽ trồng vào dịp đầu xuân, lúa nước thì cấy khi nước về nên vào dịp cuối xuân. Người Mường sẽ ăn tết khi mơ và mận chín, những đoàn xe chở mơ mận về xuôi hoặc ngược lên phương Bắc, để lại cho người dân những xấp tiền để đổi lấy xoong nhôm, chậu nhôm, lợn, gà tiền thừa để đánh bạc và mua rượu.
Giờ do tập quán canh tác thay đổi, biến đổi khí hậu nên mùa vụ không còn đúng vào dịp tết. ‎Tết là ngày nghỉ theo quy định hành chính.

Vì sao người Nhật Bản chuyển tết âm sang tết dương. Vì tết thực sự phải dựa vào tập quán kinh doanh, làm ăn của người dân. Với nước Nhật, việc kinh doanh, buôn bán cùng Trung Quốc rất hạn chế, đối tác chính của Nhật là Mỹ, Anh, Úc, châu Âu và Bắc Mỹ. Như vậy, kỳ nghỉ đông của phương tây sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất lao động của Nhật. Vào kỳ nghỉ đông, email gửi đi không có trả lời, họp hành, hợp đồng sẽ giãn sang năm mới. Nhà máy, công nhân hoạt động cầm chừng do hợp đồng chưa chốt, tiền chưa chuyển. Ngược lại, vào dịp tết âm, thì mặc kệ đối tác phương Tây thúc giục, người Nhật còn bận với hoa anh túc và rượu sake. Dần dần do sự cám dỗ của đồng tiền, nhân viên trong tết đến văn phòng để check mail, chốt hợp đồng. Sếp tranh thủ nghỉ tết bay sang nước ngoài đàm phán, tìm thị trường. Nhà máy, chợ nông sản trong tết âm vẫn sản xuất, thu hoạch, đóng hàng chuyển đi, để không mất hợp đồng. Vậy thì để thuận tiện cho sản xuất, Nhật Hoàng anh minh thần võ sẽ hạ chỉ đổi lịch nghỉ tết, ngân hàng, công sở sẽ phục vụ người dân vào tết âm, nghỉ tết dương để thuận lợi cho kinh doanh, sản xuất.
Người Việt muốn ăn tết dương, giảm tết âm thì ít nhất kim ngạch XNK sang phương Tây phải chiếm ít nhất 30%. Lúc đó thì dù Thánh thượng hạ chỉ, đứa nào đi làm trong tết sẽ bị phạt tiền, bỏ tù thì các công ty vẫn sẽ đóng cửa, tắt đèn ngồi làm việc với nhau. Nhà máy, nông dân vẫn lẳng lặng bỏ mâm rượu thịt ở nhà mà đi làm hàng xuất khẩu. Công an có ập vào phạt chúng nó vẫn chối là "gặp mặt đầu năm" chứ có đi làm đâu.
Bạn nào muốn ăn tết dương, bỏ tết âm thì nên chơi với anh Đỗ Nam Trung, dì Năm, mà phải chơi thân vào. ‎

21:26 Saturday,11.2.2017

Đăng bởi:  Candid

Nói chuyện về bỏ Tết thì là cảm tính nhưng nói về lịch, thiên văn thì phải dùng khoa học chứ không phải cảm tính.

21:04 Saturday,11.2.2017

Đăng bởi:  Phô Sinh Từ

Tôi lại thấy bài thơ của Vũ Lâm hay. Không khí Tết như tranh dân gian. Cái hóm hỉnh cũng dân gian. Chen lẫn những hoạt động xôi thịt là cái bảng lảng của hương xuân, tình xuân. Đọng lại cuối cùng là tâm trạng của một người thơ thẩn đi trong vườn sau khi đã hơi chìm trong men rượu mơ chẳng hạn, còn thừa chút tình nghĩ đến người vắng mặt mà không liên lạc được nên càng buồn.

20:57 Saturday,11.2.2017

Đăng bởi:  LC

Lâm ơi thơ phải khác phóng sự chứ nhể ? Hay thơ này chẳng qua là phóng sự có vần ?
còn bài thì hay, vì làm cho người đọc đỡ buồn tủi. Đến Tết còn thế nữa là vận mệnh bé nhỏ cái đứa mình. Thật là tiên dược !

18:51 Saturday,11.2.2017

Đăng bởi:  Ong bắp

"Chùa bái đính" không nên xem là chùa. Nó là khu du lịch thôi.

16:56 Saturday,11.2.2017

Đăng bởi:  vũ lâm

@-Candid: Bạn à, lịch là do con người làm ra! Mình nghĩ là thế thôi. Chứ còn đã tự tay làm ra, thì cũng có thể tự tay thay đổi. Sau đó bảo mấy bác khoa học nô nó lý luận thế nào mà chả được! Nhớ một cái câu Giáo hoàng mới an ủi tay khám phá mật mã trong truyện "Thiên thần và ác quỷ" cũng đại khái thế, là tôn giáo do con người làm ra, thì khi nào còn con người, tôn giáo cũng còn có chỗ sai nhầm... đại khái thế. Chúc vui!
@LC: Úi, việc nào ra việc đó bạn nhỉ! Không thể nói giảm nói tránh theo kiểu nhã vớ vẩn được. 

15:55 Saturday,11.2.2017

Đăng bởi:  Mai

năm nay mình hỏi một bạn mông cổ thì họ bảo sư tăng của họ tính kiểu gì mà họ ăn tết muộn 1 tháng. hóa ra là vậy. cám ơn candid nhé.

10:10 Saturday,11.2.2017

Đăng bởi:  LC

Có thể sửa một câu này chăng : Gà bị giết đến heo phải chọc tiết
... thành : Dân làng ngả lợn gà tíu tít
Chứ thơ Lâm nghe võ biền và lãng tử lắm nhe !

4:05 Saturday,11.2.2017

Đăng bởi:  Candid

http://vietsciences.free.fr/timhieu/khoahoc/quadiacau/cachtinhamlichvangaytet.htm

Đây là một bài viết rất chi tiết về cách tính âm dương lịch của ta và Trubg Quốc và cách tính ngày Tết. Trong bài cũng giải thích tại sao năm 1985 ta ăn Tết lệch với TQ 1 tháng, chứ không phải như huyền thoại ta làm thế vì ghét Trung Quốc.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả