Bàn luận

Khi nào ta nên bỏ tết âm ăn tết dương?

  Việc bỏ tết âm, gộp vào tết dương ban đầu là do giáo sư Võ Tòng Xuân, trong một dịp công tác Nhật Bản về đã nêu ý kiến. Từ đó đến nay, tết đến xuân về lại lôi việc này ra mổ xẻ. Trước hết thì mọi người cần hiểu ngày tết là […]

Ý kiến - Thảo luận

1:52 Monday,13.2.2017

Đăng bởi:  SA

Ở đây ta cũng chỉ nói chuyện vui ngàt Tết, kiểu nên thắt cà vạt như Louis thì ắt mới lấy được Tăng Hà.

Còn vấn đề cái gì cũng theo Nhật thì mới phát triển là 1 vấn đề lớn và nghiêm túc, trước hết có thể hỏi các bạn Hàn quốc. Nhưng hỏi người Hàn thì nên đứng ngồi ngoài tầm với của các bạn này!

Ngoài đề Tết nhất Tăng Hà, cà vạt là 1 phong trào do Louis lăng-xê, không phải Louis Nguyễn mà Louis 13. Trung đoàn kỵ binh vệ quân hoàng gia của ông này là người Croatia-Hrvat, quấn khăn trên cổ cravate-cà vạt.

19:45 Sunday,12.2.2017

Đăng bởi:  SA

Mình nghĩ là Nhật Bản một khi đã xuống tóc võ sĩ đạo và đến cửa Tây phương (cực lạc) để đi tu thì cái gì cũng bỏ hết, Hải quân thì theo Anh quốc, Lục quân thì theo Phổ còn nữ sinh Kogal (school girl)thì mặc váy ngắn kéo vớ lên đến gối và chỉ đợi ngày nghỉ để diện đồ công chúa Rorita (lolita).

Nói cách khác, Nhật bỏ Tết Ta rồi mới có hợp đồng xuất khẩu chứ không phải vì họ có hợp đồng xuất khẩu rồi mới bỏ Tết Ta.

Hàn quốc bị Nhật đô hộ và áp đặt đủ điều 1876-1945, nhưng ngày Tết ta Seollal vẫn ăn mừng tưng bừng và ăn mừng các ngày lễ âm lịch như tiết Lập Xuân hay Trung Thu (Chilseok). Dĩ nhiên, như mọi người trên thế giới họ cũng mua sô cô la vào ngày 14. 2 kèm với một bó hồng.

Ngày 14.2 ở Malaysia với thành phần quân đội, vợ hỏi hoa đâu thì trả lời, đi vào bếp đi, anh còn đang mài kiếm. Ngày lễ này năm 1942, thiếu úy Adnan Saidi, chỉ huy một trung đội thuộc Đệ nhất Trung đoàn Mã Lai (Anh quốc) cùng 41 quân nhân thuộc quyền bắn vào Sư 18 Phù tang viên đạn cuối cùng (theo nghĩa đen)và toàn bộ tử trận tại Bukit Chandu (gần Singapore). Hoa hoét gì, để yên anh mặc niệm!

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả