Nghệ sĩ Việt Nam

Võ Trân Châu kỳ công neo lại Kỳ Lâu

‘NEO LẠI KỲ LÂU’ Triển lãm cá nhân của Võ Trân Châu Tại Hà Nội: khai mạc vào 18h30, thứ Bảy, ngày 4 tháng 3.2017 Manzi Art Space, 14 Phan Huy Ích, Hà Nội Mở cửa từ 4. 3 – 3. 4. 2017 Vào cửa tự do Tại TP. Hồ Chí Minh: khai mạc ngày […]

Ý kiến - Thảo luận

21:37 Saturday,19.8.2017

Đăng bởi:  Nguyễn Bích Trà

Cảm ơn anh (?) Đặng Thái ạ. Đầu tiên là thông tin về quy chế Long cổn đúng là từ thời nhà Minh (1368-1644) chứ không phải thời Đại Thanh. Khi viết em bị sai và sau đó có đính chính trong bản in nhưng tiếc là không đính chính được trên các phương tiện truyền thông khác. Em cảm ơn anh đã nêu ở đây :)
 
Thứ nữa là bài viết em viết tiếng Việt trước rồi mới nhờ người bạn siêu nhưn dịch ra tiếng Anh và em biên tập lại. Có lẽ ý tứ, ngôn ngữ và biên tập phần dịch thuật còn lủng củng. Em cảm ơn anh đã cho ý kiến để mốt em làm được tốt hơn. :) 
 
Hôm nay bỗng đọc được ý kiến vầy để mốt cẩn trọng hơn, thiệt là vui :)
 
@LC Trà nghĩ là bạn cũng có ý kiến xây dựng theo phong cách hóm hỉnh. Trà cảm ơn :) mốt nếu có viết bài gì nữa mong lại được nhận ý kiến từ bạn :)

22:17 Friday,3.3.2017

Đăng bởi:  LC

Bác Đặng Thái!
Bác đem một vòm trời trí thức căn bản và chất lượng ra, để nâng đỡ vẻ đẹp nghiên cứu uyên thâm của Mỹ thuật Đương Đại, thì khác nào lấy gậy vàng nạm ngọc ra chống một cọng mồng tơi?
Bí quyết để hiểu và thông linh với những "thông tin từ BTC" như thế này, có hai cách:
1- dịch ngược từ bản tiếng Việt ra tiếng... Lào, rồi cố gắng trung chuyển qua tiếng Đức, hoặc tiếng nào xa lắc. Ghi âm lại rồi nghe bằng tai nghe, trong lúc đảo qua đảo lại giữa các tác phẩm. Đến khi thật sự thấm thía, thì nhảy múa co giật như anh Khánh hoặc nằm lăn ra sàn mà ngủ thiếp đi. Tác phẩm thế là thành công rồi!
1- đọc nguyên tác nhiều lần, nối tiếp nhau, rì rầm như tiếng tụng kinh hoặc ê a như trẻ vỡ lòng. Đọc đến khi nào cảm nhận và nhớ láng máng được những từ khóa, ví dụ như bài này là: Thuỷ ảnh - hư ảo - tâm thế - mờ ảo - thủy trình - giải trãi... Đến khi óc mình bị lẩm bẩm những từ nào chất nhất thì đó chính là chân lý, là sáng tạo mà tác giả đã che nhiều lớp vải để giấu đi. Mà bới ra được thì sẽ phải tiêu hoá thôi. Chất đổi do lượng đổi và đời cũng đổi do đọc được cái bài viết này.
Đó, rất đơn giản, dễ hiểu và dễ thực hiện. Chứ như bác Đặng Thái thì sai hoàn toàn rồi, bác tỉnh lại đi bác ơi!

10:51 Thursday,2.3.2017

Đăng bởi:  Đặng Thái

"“Khuyết” cũng là một lời đề nghị" đọc câu này lên thấy khó hiểu và lạc lõng vô cùng. Có lẽ là do dịch từ tiếng Anh? Vào san-art.org thì thấy viết "‘Khuyết (The Thing That’s Not There)’ is also a suggestion". Suggestion ở đây nghĩa là sự gợi mở, tạo ra liên tưởng. (Mặc dù dùng theo nghĩa này thì suggestion không đếm được, nên tác giả dùng mạo từ "a suggestion" cũng không chính xác). Không rõ là tác giả viết bằng ngôn ngữ nào nhưng đọc bài này thì thấy giống như một bản dịch lủng củng hơn.

"thêu một chiếc áo dạng Long cổn" cũng không chuẩn. Bản gốc viết "This work of embroidered silk depicts Long cổn" tức là miêu tả chính chiếc Long cổn chứ không phải "áo dạng Long cổn". Nguyên mẫu của tác phẩm này là Áo Long cổn Tế giao triều Nguyễn, đã được Chính phủ công nhận là Bảo vật quốc gia.

Áo được thiết kế theo quy chế Tống-Minh chứ hoàn toàn không phải "Mượn hình ảnh chiếc áo từ thời Đại Thanh". Đơn giản nhất có thể nhận ra (trong phim cổ trang Trung Quốc) là quan phục nhà Thanh không có cái áo nào ống tay rộng như vậy cả.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả