Văn & Chữ

Tôi đi gặp “bảo mẫu ác thú”

Vào một buổi sáng cuối năm 2016, tôi thấy mình ngồi sau một chiếc taxi từ Cần Thơ tới Kiên Giang. Tôi mới hoàn thành Thiện, Ác và Smartphone, cuốn sách về văn hóa lăng nhục và những cơn bão căm ghét trên mạng. Nguyễn Lê Thiên Lý, quê ở Kiên Giang, là một trong […]

Ý kiến - Thảo luận

8:09 Tuesday,14.3.2017

Đăng bởi:  Nguyễn Huy

Cám ơn admin đã nhắc nhở, tôi xin được rút lại ý kiến đó. Chúng ta không nhất thiết phải dùng tên thật để bày tỏ ý kiến ở đây, xin được xin lỗi bạn Ai đó trong đám đông

7:58 Tuesday,14.3.2017

Đăng bởi:  Nguyễn Huy

Anh Phó Đức Tùng,em nghĩ nếu như theo ý kiến của anh thì chúng ta cứ phải viết về những điều " thơm tho" chứ không nên đưa những thứ xấu xí, những mặt trái ra (cụ thể ở đây là những tiêu cực của đám đông) và lờ chúng đi. Như vậy chúng ta làm sao có thể đấu tranh, thay đổi và triệt tiêu cái xấu ở quanh ta và trong xã hội này được hả anh? Trân trọng !

7:56 Tuesday,14.3.2017

Đăng bởi:  admin

@ Nguyễn Huy: Bạn cần một ý kiến đàng hoàng hay một cái tên đàng hoàng? Làm sao tôi biết bạn tên thật là Nguyễn Huy và làm sao tôi biết Nguyễn Huy là cái tên đàng hoàng? Cho dù Nguyễn Huy có là tên thật, lấy gì để nói Nguyễn Huy "đàng hoàng" hơn, có giá trị hơn người có tên "Ai đó trong đám đông"?
Quên cái màn tên thật đi bạn. Hãy nói ý nghĩ thật, tên chẳng là gì cả. Miễn đừng ký nhiều tên để nói cùng một ý nghĩ.

7:40 Tuesday,14.3.2017

Đăng bởi:  Nguyễn Huy

Ai đó trong đám đông mà đàng hoàng thì lấy tên thật đi tại sao phải dùng nick để ném đá giấu tay thế?
Nguyễn Huy

19:02 Monday,13.3.2017

Đăng bởi:  Ai đó trong đám đông

Còn một vấn đề nữa mà tôi thấy khó chịu ở bài viết này. Đó là sự phiến diện.
Tôi không nghĩ rằng một trí thức ở cái thời đại này, khi nhìn nhận một vấn đề nào đó lại chỉ thấy có một chiều. Và nếu có một vị đó, nếu không phải bằng cấp học vị của anh ta là đồ giả, thì tôi buộc phải nghi ngờ hoặc sức khoẻ tinh thần của anh ta, hoặc mục đích của anh ta có vấn đề!
Ngay cả khi chủ đề chính của cuốn sách là cái tiêu cực của hiệu ứng đám đông, thì mặt tích cực của nó trong việc cải tạo xã hội (như một số còm ở đây) cũng nên được đề cập, dù chỉ chục phần trăm và dù chỉ để cho người đọc thấy tác giả còn đủ... tỉnh táo. Tất nhiên, đó là trong trường hợp tác giả nhận thức được và động cơ trong sáng.
Vả lại, không biết tác giả có nhận ra không, nhưng cái thiện và cái ác không phải lúc nào cũng dễ nhận ra đâu... gần như chả có ranh giới gì giữa chúng cả và bộ mặt của chúng biến đổi khôn lường lắm! Không có hành vi nào tuyệt đối là thiện hay ác, chúng biến đổi tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có cả yếu tố cách nhìn. Như hành vi đến gặp cô gái của tác giả đối với chính tác giả và nhiều người khác thì nó là hành vi thiện, nhưng đối với tôi nó là hành vi ác, vì nó giả dối, tôi không cảm nhận được lòng trắc ẩn chân thật mà chỉ thấy một trò mượn hoa cúng Phật.
Sẽ là bình thường nếu tác giả có khả năng tha thứ cho đám đông (thể hiện ở cách nhìn nhận và đặt vấn đề) trước khi đòi hỏi sự tha thứ của họ cho cô gái. Ngược lại thì cái "nghi lễ tái hoà nhập" kia chỉ là một vở diễn tồi.

16:53 Monday,13.3.2017

Đăng bởi:  Ai đó trong đám đông

Chỉ trích cái ác của đám đông không phải không đúng. Nhưng đặt nó cạnh hành vi đến thăm cô gái mà tác giả thánh hoá lên thành "nghi lễ tái hoà nhập" làm cho bài viết có một gì vừa giả tạo, vừa trịch thượng, lại có gì đó dường như là...hằn học!?
Trong câu chuyện này, tôi không cảm nhận được sự khoan dung hay lòng trắc ẩn của tác giả, mà lại thấy rất rõ cái động cơ hoàn toàn cá nhân của anh ta. Cô gái chỉ là bàn đạp để tác giả cùng lúc thực hiện hai hành động: tự thánh hoá mình qua dáng vẻ của cái thiện và hạ nhục đám đông mà anh ta dán lên nó nhãn hiệu cái ác.
Có lẽ cái đám đông ấy đã từng làm tổn thương anh ta. Và bài viết này cũng như cuốn sách nọ chỉ là một hành vi trả đũa. Cũng bình thường. Vấn đề ở chỗ tác giả đề cập đến quá nhiều những phẩm chất mà chính mình không có. Sự cương cứng, lên gân lên cốt của cái thiện không giúp cho ai tốt đẹp hơn, không làm cái ác bớt ác đi, và cũng chẳng giúp gì cho cô gái, đối tượng mà thực ra anh ta chả quan tâm gì hơn một cục đá bên đường mà anh ta dùng để đạt được mục đích của mình.

7:01 Monday,13.3.2017

Đăng bởi:  Phương Lịch N.H

Trần Hùng viết: “tôi cảm thấy một hành động thiện lương dũng cảm lại không được nhìn nhận khoan dung, cổ vũ, mà lại bị lôi ra vặn vẹo ngay.”

Xin Trần Hùng cho biết, hành động thiện lương dũng cảm (của tác giả Đặng Hoàng Giang) theo bạn là gì? Phải chăng là đi gặp lại kẻ thủ ác đã đánh trẻ con rồi thực hiện một nghi lễ tái hòa nhập cho kẻ ấy, và tự ca ngợi: “Nghi lễ tái hòa nhập nâng người phạm chuẩn lên, nó ngược lại với nghi lễ hạ nhục mà xã hội đã làm với cô cách đây ba năm qua phiên tòa lưu động và hàng trăm phiên tòa cuồng nộ khác trên mạng.”

Nghi lễ ấy chẳng có gì sai, làm âm thầm như cha cố và chồng cô Thiên Lý là được rồi. Nhưng tiến sĩ Đặng Hoàng Giang phải làm ầm ĩ bằng một bài viết để còn in sách, và trong lúc ca ngợi nghi lễ ấy, chính ông đã sỉ nhục những người ngày trước đã phản ánh kịp thời trước một hành động xấu, bằng những từ như “hạ nhục”, “cuồng nộ”.

Trong cả bài không hề đọc thấy ông Giang tả về động cơ và cảm xúc của bảo mẫu Thiên Lý khi đánh trẻ. Rõ ràng ông ta không quan tâm đến chuyện ấy. Ông ta chỉ quan tâm đến Thiên Lý vì đó là đối tượng để ông viết sách.

Chúng tôi nói, khổ cho Thiên Lý, tội ác của cô đã được lưu danh bền vững, nhờ “kền kền” Đặng Hoàng Giang. Những người như Trần Hùng thì khen kền kền có tác dụng là dọn dẹp xác chết, điều xú uế. Ta tôn trọng công dụng ấy vậy. Phúc cho kẻ thấy thế và tin thế.

23:08 Sunday,12.3.2017

Đăng bởi:  Trần Hùng

Gửi bạn Phó Đức Tùng:

Quả thật, khi đọc bài viết này của ts Đặng Hoàng Giang (ĐHG), tôi ban đầu có bối rối, bởi nếu nhắc tới vụ "bảo mẫu ác quỉ" thì cách đây vài năm chính mình cũng là người cảm thấy phẫn nộ, căm ghét kinh khủng trước những người này.

Và tôi cho có cảm xúc như vậy là đúng. Biết ghét những gì đáng ghét, cảm xúc của con người lắm khi dẫn đến nhiều sự đổi thay tích cực trong cuộc sống.

Nhưng tôi cho cách hành xử của ts ĐHG cũng rất đúng, chí lí chí tình. Anh gặp lại cô Lý sau BA NĂM từ khi vụ việc diễn ra. Người ta nói "thời gian mới là kẻ phán xét tất cả" Đọc những dòng này, mới thấy quả thực: Ngôn từ có sức mạnh lớn. Cái sức mạnh của sự nhân hậu và dũng cảm từ câu chữ nó truyền vào tim mình, làm dịu lòng mình lại. Chưa bao giờ mình lại được thoải mái như thế khi soi vào tấm lòng của người đối đãi với người.

Bác PĐTùng viết "Cô Lý làm nhục đứa trẻ. Cộng đồng sỉ nhục cô Lý. Và nay thì TS Đặng Hoàng Giang sỉ nhục cộng đồng." và bác lại "sỉ nhục" ts ĐHG (nói chữ thôi) lặp lại cái vòng tuần hoàn này khiến chuyện bình luận cmt càng ngày càng mệt. Đây đơn giản chỉ là trích yếu từ bài viết của một người có tâm, giữa lúc một câu chuyện ồn ào đã chìm xuống và cơ bản đã chẳng còn "giá trị thương mại truyền thông" nữa, mới lặn lội đi tìm, hỏi thăm, để nhìn lại vấn đề đa chiều hơn, chẳng đúng mà cũng chẳng sai, chỉ là "đa chiều" hơn.("Mặc dù hành vi phạm chuẩn bị lên án, nhưng con người phạm chuẩn không bị hắt hủi.")

Bác viết: "Tại sao lại cho rằng CÓ cái văn hoá sỉ nhục, cái văn hoá xấu, có khi nào bởi lẽ mình chỉ nhìn thấy cái xấu?"
theo tôi, dạ, là "văn hoá sỉ nhục", vâng nó CÓ đấy ạ. Nó đang hiện hữu cơ đấy ạ, xung quanh chúng ta, đừng giấu diếm...

Bác lại viết: "Tại sao không nhìn thấy cái tốt rồi chia sẻ cái thơm tho, hay hớm cho mọi người đều vui, mà cứ phải chọc cứt ra ngửi rồi lại dạy người ta cách bịt mũi?"
Nói cái xấu đâu phải để nói đến việc xấu điều xấu. Nói ra để mà thức tỉnh chính chúng ta chứ ai???Trong nhà mình có cứt (xin lỗi mọi người) thì phải đem ra mà dọn, chọc ra mà ngửi (lại xl...), chứ cứ ôm khư khư vì ngại điều xấu điều thối, thì bao giờ mới khá lên được.

Rồi bác kết luận: "Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu, phải chăng cái sóng trong tâm ta cũng xấu như vậy?"
Cái này thì quả có phần báng bổ, đặt điều người khác! Quá thiếu suy nghĩ

Tôi xin lỗi nếu có điều gì mạo phạm

Ở đây tôi không định moi từng câu chữ của bác Phó Đức Tùng ra mà mổ xẻ, phản bác. Như đã nói, chúng ta đừng lao vào cái vòng xoáy bình luận "chặt chém" nhau mà quên đi vẫn đề chính.
Chỉ là tôi tức giận,tức giận vô cùng khi đọc bình luận của bác. tôi cảm thấy một hành động thiện lương dũng cảm lại không được nhìn nhận khoan dung, cổ vũ, mà lại bị lôi ra vặn vẹo ngay. Sao lúc phẫn nộ trước người khác ta "đoàn kết" như thế, nhưng khi xem một việc tử tế, ta lại hoài nghi, phỉ báng! (trích: "mà cứ phải chọc cứt ra ngửi rồi lại dạy người ta cách bịt mũi?" )
Làm ơn đi, tôi cũng muốn nói điều hay điều đẹp lắm chú, tôi cũng muốn chuyện "thơm tho" lắm chứ. Nhưng tôi phải tự ngập ngụa cuộc đời mình trong những chuyện buồn, chuyện xấu, trong những mảnh đời tan nát, bởi có thế tôi mới thấy được những điều đẹp đẽ thực sự, chân quí thực sự. Sen thì nở trong bùn, hãy bình luận một cách hiểu biết và khoan dung!

0:14 Thursday,9.3.2017

Đăng bởi:  Dương Trần

Bác Tùng: "Điều tôi trách cứ cuốn sách của ông, là cái thiện quá thiếu vắng. Tại sao trong cuốn tiểu thuyết này không có dù chỉ một nhân vật có bản tính ngõ hầu an ủi, làm người đọc ngơi nghỉ nhờ một chân dung tốt đẹp?" - mấy nhời cmt của quan bác làm em nhớ đến lời phê bình cuốn "Bà Bovary" của ông "ngự sử văn đàn" Sainte-Beuve quá.

23:28 Wednesday,8.3.2017

Đăng bởi:  phó đức tùng

tôi thấy bản chất câu chuyện vẫn không ra ngoài văn hoá sỉ nhục. Cô Lý làm nhục đứa trẻ. Cộng đồng sỉ nhục cô Lý. Và nay thì TS Đặng Hoàng Giang sỉ nhục cộng đồng.
Trên đời luôn có những ví dụ tốt, và ví dụ xấu. Tại sao lại cho rằng có cái văn hoá sỉ nhục, cái văn hoá xấu, có khi nào bởi lẽ mình chỉ nhìn thấy cái xấu? Tại sao không nhìn thấy cái tốt rồi chia sẻ cái thơm tho, hay hớm cho mọi người đều vui, mà cứ phải chọc cứt ra ngửi rồi lại dạy người ta cách bịt mũi? Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu, phải chăng cái sóng trong tâm ta cũng xấu như vậy?

23:10 Wednesday,8.3.2017

Đăng bởi:  Dương Trần

Tôi chú ý tới khía cạnh dư luận trong bài viết này hơn là khía cạnh chị Lý, và theo tôi phần đấy bác Giang viết cũng sắc hơn. Có lẽ bác hợp với kiểu cầm dao mổ xẻ, phê phán chứ không hợp cầm phất trần kêu gọi hòa bình với thứ tha.
Tôi mạn phép suy diễn tiếp ý của bác Giang thế này: Cách phản ứng của xã hội với những "án điểm" kiểu này thường thường là lên án mạnh mẽ, coi đó KHÔNG PHẢI hành vi của con người. Hàm ý trong phản ứng đó là "tôi KHÔNG BAO GIỜ làm như thế". Nhưng trên thực tế, thực hiện những hành vi bị lên án đó cũng là những con người bình thường như chúng ta. Trong những hoàn cảnh bất thường, ngay chính chúng ta cũng có nguy cơ làm ra những hành vi như vậy. Buổi sáng bạn vừa chửi mắng chị Lý, đến chiều đi đón thằng con đi học về, đường thì đông mà nó cứ ỉ eo đòi mua siêu nhân, giãy đành đạch trên xe, bạn có muốn quay lại cho nó vài cái tát hay không?
Vì thế, thay vì lên án hay kêu gọi tha thứ, tôi nghĩ rằng chúng ta cần tìm hiểu rõ hoàn cảnh gây ra những hành vi đó để tự cảnh giác bản thân.

21:15 Wednesday,8.3.2017

Đăng bởi:  Phạm Lam Phương

Tha thiết mong ad tổng hợp các ý kiến về bài của tiến sĩ Đặng Hoàng Giang thành một bài và mong tiến sĩ sẽ đọc được những cmt ấy. Trân trọng.

17:30 Wednesday,8.3.2017

Đăng bởi:  Phan Minh

Tôi thấy tác giả đang bịa ra cái nghi thức tái hòa nhập thì đúng hơn. Chúa tha tội cho cô Lý vì cô nhận tội cùng Chúa và quỳ xuống xin tha tội. Tội cô phạm cùng ai thì người ấy có quyền tha, cô phạm cùng đứa bé đó thì cô phải xin đứa bé đó tha tội. Xã hội lên án cô do chưa bao giờ cô Lý công khai xin lỗi vì hành động của mình, và cái cách anh Giang trình bày nhân vật cô Lý ở đâu vô hình trung biến cô Lý thành nạn nhân để cầu xin sự thương xót cho cô, trong khi cô chẳng cầu xin ai thương cả vì cô chấp nhận tội lỗi của mình.

Câu hỏi của tôi là anh Giang đang làm điều tốt hay điều xấu?

16:29 Wednesday,8.3.2017

Đăng bởi:  candid

@Phan Minh: Thế ạ? Em không biết chuyện này để em tìm đọc thử xem sao.

Em lại cố đọc lại bài viết này kỹ lưỡng một lần nữa nhưng thú thật vẫn không hiểu logic của bài này lắm.

Ví dụ như chi tiết về bằng mừng tho của ông cô bé này, ai có tội thì người nấy chịu, kể cả ngay tại thời điểm xảy ra vụ đó thì ông cũng không thể chịu tội thay cho cháu mình được. Cư dân mạng em nghĩ trừ một số quá khích còn cũng đủ công tâm.

Thứ hai: việc cô bé này phạm tội đã có tòa án xử, cô chấp hành xong hình phạt nghĩa là cô đã trả giá đủ cho hành vi đấy và không cần ai phải làm nghi thức tái hòa nhập cho cô hay tha thứ cho cô. Chúng ta đâu có quyền hành gì để cho phép mình làm cái việc xa xỉ ấy?

16:13 Wednesday,8.3.2017

Đăng bởi:  Phan Minh

Candid thân mến

Chúa nói là nếu người ta tát mình má này thì đưa má kia ra. Nhưng Chúa cũng chỉ thằng vào mặt tên Pharisee mà mắng "Tên đạo đức giả".

15:35 Wednesday,8.3.2017

Đăng bởi:  Siêunoob

Một người có thể không tha thứ, nhiều người có thế không tha thứ được cho cái cô kia, nhưng ở mức cả xã hội, cả cuộc đời, hay là đến level của God, thì cần phải tha thứ chứ.

Còn cách tha thứ thế nào thì cũng khó nói lắm. Chưa chắc cứ im lặng quên đi là tha thứ đâu. Có khi cái cô kia lại chỉ có thể tự thấy yên được khi bị chính nạn nhân cho một cái tát thật đau...

15:30 Wednesday,8.3.2017

Đăng bởi:  candid

@Mơ: Phật bảo Tâm, khẩu, ý là tạo nghiệp rồi nên thảo nào không thể tu nổi. Các đại ca như Phật, Chúa đều bảo đại ý phải biết tha thứ nhưng mấy ai bị tát má phải mà giơ má trái ra được. Thôi thì cứ kệ đi. :D

14:25 Wednesday,8.3.2017

Đăng bởi: 

Candid tốn chữ quá rồi. Gọn nhẹ là :
Luân hồi Lên Tiếng oan dư luận
Quả báo Khui Ra giận miệng đời

14:04 Wednesday,8.3.2017

Đăng bởi:  CHỮ KHẮC DẤU

Văn tự để đời. Các cụ xưa nói vậy. Khi đã in ra thì chữ nó tồn tại, khắc dấu vào thời gian dù có hay có dở, rởm.
Tớ không thích các chiết tự định nghĩa nhưng thiển nghĩ thì VĂN HÓA theo cách hiểu thông dụng có lẽ là chỉ cái gì hay, đẹp, thiện, phát triển chứ đã Văn hóa lại còn có "Văn hóa lăng nhục" như bác Đặng Hoàng Giang viết thì nó làm rẻ rúng và đánh đồng ý nghĩa quá.
Tương tự, có vị nói ông bộ trưởng bộ Dục "lói ngọng" nà do ảnh hưởng từ Văn hóa địa phương nơi sinh ra...? liền bị thiên hạ họ tổng xỉ vả cho túi bụi.
Đồng ý với bạn Phan Minh, nhiều khi người ta vô tình mắc lỗi, đã chịu đủ hình khổ đủ rồi, nay lại được "chiên gia", đạo đức học cất công về địa phương lôi tội lỗi của họ ra ngắm nghía, bình luận để giao giảng bài học về Tính THIỆN. Cho ai đây? cho mọi người hay vì danh lợi một người?
Như thế, bằng đẩy người ta vào vòng xoáy tù ngục lương tâm lần nữa.
Vậy có cần thiết những lời rao giảng to tát không?

13:08 Wednesday,8.3.2017

Đăng bởi:  Anh Nguyễn

Lòng trắc ẩn là một thứ tốt đẹp và quý báu nhưng nó không phải thứ để ban phát vô tội vạ. Tôi chỉ thương những người hiền lành tử tế, làm gì biết suy tính đúng sai, không hại ai bao giờ. Còn tội hành hạ trẻ em thì bất kỳ xã hội văn minh nào cũng lên án, bởi trẻ em là những thành viên ngây thơ, yếu đuối, cần bảo vệ nhất. Ở một đất nước mà kẻ ấu dâm trẻ em như Minh béo vẫn nhơn nhơn lên báo, rồi lão già Vũng Tàu xâm hại trẻ em vẫn sống tự do trong khi mẹ con nạn nhân phải bỏ ra nước ngoài,... thì lên án những hành động thế này chẳng bao giờ là thừa. Vào thời điểm xảy ra vụ việc người dân phẫn nộ là chuyện thường tình, họ không phẫn nộ mà coi như việc hiển nhiên mới đáng lo chứ. Còn tác giả muốn thực hành cái thiện thì có lẽ nên dành nó cho ai đánh đập con mình, rồi viết về nó, thì mới có ý nghĩa. Tha thứ cho kẻ đánh con của người khác rồi viết thành sách kiếm tiền thì dễ quá.

12:29 Wednesday,8.3.2017

Đăng bởi:  Candid

Đầu tiên là có cái ác, dư luận lên tiếng, rồi cái thiện lên tiếng về sự lên tiếng, rồi dư luận lại lên tiếng về việc lên tiếng cái sự lên tiếng, rồi lại lên tiếng về dư luận lên tiếng về cái sự lên tiếng của lên tiếng... Oan oan tương báo!

11:04 Wednesday,8.3.2017

Đăng bởi:  Phan Minh

Người ta hay nói là cái gì qua thì cứ để cho nó đi qua, tội lỗi được tha thì quên đi. Nhưng tôi nói là tội lỗi dù có được tha thì nó còn nguyên đó. Cô Lý phạm tội là một sự thật, và cô phải chấp nhận cái sự thật đó. Cư dân mạng nói quá hay không thì nó cũng xuất phát từ cái sự thật là cô Lý tấn công một đứa trẻ 3 tuổi. Anh Giang có thể vị tha với cô ấy nhưng tôi không chắc cha mẹ của đứa trẻ có thể nào quên con mình từng bị đối xử như thế nào. Họ vị tha tới cỡ nào thì họ cũng không thể nào không giận dữ khi con bị hành hạ cỡ đó. Anh có thể từ tầm cao đạo đức của bản thân yêu cầu sự tha thứ từ xã hội, nhưng tội nhân phải có thái độ của tội nhân và họ phải chấp nhận mình có tội trước khi họ được tha thứ.

9:23 Wednesday,8.3.2017

Đăng bởi:  Minh Tinh

Anh Đặng Hoàng Giang chính ra rất ác. Cha xứ đã lẳng lặng làm lễ tha tội cho cô Lý. Chồng cô ấy cũng đã lẳng lặng cưới cô ấy. Mọi người không nhắc nữa để quên đi. Quên đi mới sống được chớ. Anh Giang lại nhắc lại, đưa cô thành sách thế này thì có mà muôn đời sau tội ác của cô ấy không ai quên được. Thử hỏi con anh mà bị bảo mẫu tát cho đến sưng má lên anh có nhảy chồm chồm lên không, đòi luật pháp phải ra tay không. Không thấy anh đi gặp em bé bị tát và gia đình em xem chấn thương tinh thần thế nào, hòa nhập làm sao với thế giới không bị tát, chỉ thấy anh đi gặp nhân vật thủ ác để viết sách và tự nâng anh lên một tầm cao mới của cái Thiện.

9:15 Wednesday,8.3.2017

Đăng bởi:  Dương Trần

Cũng may ở xứ mình tin tức lan nhanh mà tan cũng nhanh, sau một thời gian là người ta lại ầm ào đi theo những tin tức mới nóng hổi hơn. Bác Giang không nhắc lại khéo cũng chả ai nhớ "bảo mẫu ác thú" là vụ nào.
Chớ không có như nước ngoài, các bác xem phim "Boy A" (2007) thì thấy, một cựu tù - kiểu như Lê Văn Luyện ở ta - sau khi được thả thì phải có danh tính mới, có cảnh sát bảo vệ vì sợ bị dân phòng săn lùng và xử theo "công lý".

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả