Văn & Chữ

Hồng Lâu Mộng: bi kịch của đàn ông thấy mình đầu thai thành đàn bà

Có người cmt hỏi Anh Nguyễn, “Từ khi Bảo Ngọc làm mất ngọc thì gia đình họ Giả bắt đầu sụp đổ. Tại sao lại mất ngọc?” Mình mạn phép chuyên gia Anh Nguyễn tán phét một chút. Mình không phải chuyên gia về Hồng Lâu Mộng, nhưng cứ suy theo logic thì không phải […]

Ý kiến - Thảo luận

6:10 Saturday,11.9.2021

Đăng bởi:  Huyền bế

em không có khiếu ngôn ngữ, nhưng yêu tác phẩm này. 13-18-22-26 tuổi đều có đọc lại, mỗi lần đọc quan điểm nó lại khác nhau. 
Nhưng lần đọc những phân tích gần đây nhất và đọc cả bài viết này của anh em thấy thế này: con người luôn tìm điều có lợi cho mình, tài tử văn nhân cũng thế, chính khách con buôn cũng thế. Mấy ông đàn ông luôn ủng hộ quan điểm phong kiến, đơn giản vì nó tôn sùng đàn ông, có lợi cho các anh.
 
Tác phẩm này ở thời phong kiến, hai nhân vật chính là Bảo Ngọc - Đại Ngọc, họ vô cùng tài năng, nhưng ghét sự giả dối của xã hội phong kiến
 
Họ không sống được, như anh nói là gặp bi kịch, rồi kết luận là do "những giá trị đảo ngược trong tác phẩm này đi lối sai lầm, nên cuối cùng quay về tôn sùng trật tự đúng" - đó là bởi vì họ thụ động, họ không có điều kiện vượt thoát được cái sự giả dối kia.
 
Ở xã hội bây giờ thì khác nhiều rồi. Không có cái nào gọi là trật tự đúng cả, người tài năng sẽ có cách để không nằm trong hệ thống bi kịch đó. Kể cả nam lẫn nữ. 
Kẻ nào ngáng con đường ấy thì chỉ cần đơn thuần đẩy họ ra khỏi cuộc sống thôi.
 
Vả lại, hệ thống nhân vật tôn sùng hệ tư tưởng đúng theo ý anh, cũng không thoát được bi kịch, ví dụ nếu Bảo Ngọc chọn người vợ phù hợp, mà không chọn người vợ anh ta yêu, thì sống hằng ngày nghĩa lí gì? 
Bảo Thoa đạt được quyền lực, nhưng không có được trái tim người chồng, vậy sống có nghĩa lí gì?
 
Nếu chỉ bàn về thực tiễn, với em, Hồng Lâu Mộng chỉ là sự phản ánh, tiếng lòng, nhưng không phải là sự giải thoát, cái chết không giải thoát, đi tu cũng không giải thoát.
 
Nó là lời cảnh tỉnh cho những người mang tư tưởng tự do, muốn tự do phải tự cứu mình.
 
 

14:30 Thursday,6.4.2017

Đăng bởi:  phó đức tùng

NMH
nói là đàn bà thấy mình đầu thai trong thân xác đàn ông cũng đúng, nhưng vô nghĩa, chẳng qua chỉ là chút bất cập về thể xác. Xét về ngữ cảnh thì ai là đàn bà, và khi mộng rơi vào xác đàn ông thì từ điều đó không rút ra cái gì?
Còn Bảo Ngọc vốn là hòn đá từ triệu năm, đó là biểu tượng của nam tính. Khi nó nằm mơ thì hoá thành đàn bà, chỉ còn lại cái vỏ vẫn là nam thôi, toàn bộ bản chất là nữ tính. và câu chuyện là khi trong xã hội, đàn ông bị hoá hết thành đàn bà, xã hôi chỉ còn giá trị đàn bà thì sẽ như thế nào. Và khi tỉnh mộng, hòn đá lại trở về làm hòn đá, đàn ông vẫn phải là đàn ông.

23:25 Wednesday,5.4.2017

Đăng bởi:  NMH

Em/cháu nghĩ bác PĐT nói ngược: đàn bà thấy mình đầu thai trong thân xác đàn ông chứ nhỉ.
Tâm hồn, tính cách, tư tưởng, kể cả tình cảm đều là nữ trong thân xác là nam.

16:55 Thursday,16.3.2017

Đăng bởi:  Nguyễn Thanh Lộc

Cho hỏi mọi người có facebook không để liên lạc cho tiện?

9:15 Monday,13.3.2017

Đăng bởi:  admin

Sửa rồi nhé MH. Cảm ơn bạn.

9:03 Monday,13.3.2017

Đăng bởi:  MH

Nhờ Soi sửa lại lỗi chính tả "trước tác" chứ không phải "chước tác" cho bài.

21:10 Sunday,12.3.2017

Đăng bởi:  Thái

Góc nhìn thú vị đó bác Tùng, chờ ý kiến của chuyên gia Anh Nguyễn.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả