|
|
|
|||||||||
Nghệ sĩ Việt NamSao gán ghép nhiều ý nghĩa thế?(SOI: Đây là cmt của bạn Mthanh trong bài “Dấu thăng: 7 nghệ sĩ đều thăng“. Soi xin đưa lên thành bài nhỏ để có thể đưa hình vào cho các bạn dễ theo dõi) Sao vẽ tranh mà lại có thể gán ghép nhiều ý nghĩa đến thế? Ý niệm chỉ được hình thành nhờ […] Ý kiến - Thảo luận
23:57
Thursday,6.1.2011
Đăng bởi: hoang baoTôi đọc bài của bạn mà cảm nhận thấy bạn hiểu theo kiểu phiến diện quá bạn mthanh ơi. Nếu mà gọi là sao y bản chính thì không thể gọi là ảnh hưởng được mà đó goi là SAO TRANH. Bạn đừng nhầm lẫn vậy. Bạn thử đi hỏi bất kì nghệ sĩ nào xem xem người ta trả lời thế nào bạn nhé... Còn về sự thông minh của Trí như bạn nói thì tôi thấy buồn cười quá, và khi bạn nói về anh TÔNG phải học hỏi thêm TRI tôi lại càng buồn cười. Nó chả khác gì bây giờ ai đó vẽ giống hệt NHẠC MẪN QUẦN kĩ thuật giống hệt nhưng nhỉnh hơn thì chắc NHẠC MẨN QUẦN phải học hỏi nhỉ. Thứ 3, điều bạn nói về VAN GOGH lại càng nhầm nữa. Van Gogh chép bức tranh đó nhưng với 1 tinh thần khác hẳn... Bức "Các cây mận đang nở hoa" là khắc gỗ. Đó là giai đoạn đầu của ông, nhưng rất nhiều tác phẩm sau này của ông đã định hình và được đánh giá cao thì không phải do vẽ lại tranh Nhật Bản. và bạn nên hiểu thành công của ông là do cái gì, là do ngôn ngữ mới mẻ của ông trong giai đoạn đó. Bạn nên đọc lại cả giai thoại và cuộc đời của ông đi. Hay trong quyển sách "Những ngôn ngữ và hình thức biểu đạt của những danh họa thế giới" nhé... Thân ái quyết thắng.
15:32
Thursday,6.1.2011
Đăng bởi: mthanhBạn Hoàng Bao à, tôi vẫn không thấy sự thuyết phục về cách mà bạn nói rằng Trí copy, vì nếu copy thì phải sao y bản chính, nhưng ở đây tranh Trí chỉ là những chân dung cận môi buông lỏng và được kết hợp với những đường vân cách điệu làm cho cái chân dung ấy khác đi rất nhiều so với chân dung thông thường, mà theo bạn đường vân là copy của Lê Trần Hậu Anh, tôi nghĩ bạn đang khen trí thì đúng hơn vì cái hay nhất của một họa sĩ là ở chỗ biến tất cả mọi thứ lượm lặt rời rạc được thành cái của riêng mình làm cho những thứ hoàn toàn khác biệt nhưng lại có thể nằm bên nhau một cách hợp lý trớ trêu!
1:00
Thursday,6.1.2011
Đăng bởi: hoang baoTôi xin trao đổi thẳng thắn với bạn về vấn đề này để chúng ta cùng tiến:
20:24
Wednesday,5.1.2011
Đăng bởi: mthanhCảm ơn bạn cung cấp cho mọi người một thông tin thú vị, có vẻ như bạn đã từng xem tranh và đọc ý tưởng của Trí vì thế bạn có thể đưa ra bức tranh cụ thể của Trí (bức tranh nào mà trí giống cả về ý tưởng lẫn bút pháp) rồi chỉ ra chỗ giống và khác cho mọi người xem được không? Vì nếu nói khơi khơi như bạn thì bất công cho Trí quá!
0:42
Wednesday,5.1.2011
Đăng bởi: hoang baoTrường hợp của Phương Quốc Trí dùng cả bút pháp lẫn ý tưởng của người ta thì được xếp vào thời kì gì hả bạn Dương ơi... hậu copy art à?
0:26
Wednesday,5.1.2011
Đăng bởi: hoang baoCám ơn cmt của bạn Dương... Tất cả điều bạn nói đều nằm trong sách cả, tôi muốn trao đổi với Mthanh một chút về trường hợp của họa sĩ Phương Quốc Trí mà thôi...
17:31
Tuesday,4.1.2011
Đăng bởi: duongTôi thấy cả hai người nói đều có ý đúng riêng, bạn Thanh đang bàn về "tư duy hậu hiện đại", người ta có thể dùng lại bút pháp cũ, phong cách vẽ cũ để nói về những chủ đề mới và những câu chuyện hiện đại, các nghệ sĩ này không quan điểm về vấn đề phong cách hay bề mặt mà họ chú trọng vào ý tưởng và thông điệp của hình ảnh đó, tất cả mọi thứ đều phục vụ ý tưởng thậm chí là kết hợp nhiều chất liệu cũ để tạo ra bức tranh. Những họa sĩ này phong cách luôn luôn thay đổi tùy vào chủ đề mà họ lựa chọn, còn những vấn đề của bạn Hoang Bao thì mọi thứ đã quá rõ từ thời Phục hưng đến thời kỳ hiện đại ấn tượng lập thể trừu tượng dã thú, các phong cách và bút pháp luôn kế thừa hoặc phủ nhận nhau, nhưng sau thời kỳ hiện đại quan điểm của các nghệ sĩ đương đại đã thay đổi nhiều, có lẽ nên tạo ra một diễn đàn về vấn đề này mặc dù bây giờ đã quá muộn so với quốc tế nhưng muộn còn hơn không. Chắc sẽ có nhiều bổ ích!
21:55
Monday,3.1.2011
Đăng bởi: hoang baoxin đính chính với bạn Mthanh 1 tí: những họa sĩ nổi tiếng tôi nhắc tới không nằm trong những họa sĩ bạn nói đâu nha...
21:53
Monday,3.1.2011
Đăng bởi: hoang baoBạn Mthanh ơi. Đầu tiên là tôi phải cám ơn bạn vì đã cùng nhau trao đổi.... nhưng thực sự có một số điểm liên quan đến tầm hiểu biết của bạn... Bạn có viết:
11:14
Monday,3.1.2011
Đăng bởi: mthanhTôi đồng ý với cách lập luận của Hoang Bao về Võ Duy Đôn và Luctan Fruded trong việc anh ta ảnh hưởng về thuyết phân tâm học nên dẫn đến cách vẽ đó, còn anh Đôn thì chỉ thấy được bề mặt thông qua xem hình ảnh mà không chịu đọc ý tưởng và ý niệm của tác giả, tôi nghĩ đây là hiện tượng phổ biến ở họa sĩ Việt Nam, ngay cả các thầy cô trong trường đều rơi vào tư tưởng đó. Đừng nói đâu xa xem lại các họa sĩ nổi tiếng Việt Nam như trường hợp Nguyễn Thanh Bình, Lê Thiết Cương, v.v... hoàn toàn chỉ thấy được bề mặt, trong tranh Nguyễn Thanh Bình thì thấy rõ hết mấy cô áo dài quay ra, vài cô áo dài quay vào, hình tượng ấy lặp đi lặp lại một cách nhàm chán đáng sợ.
0:51
Monday,3.1.2011
Đăng bởi: hoang baoBạn Mthanh nói củng nhiều cái đúng... Nếu nói vế bạn VÕ DUY ĐÔN thì ĐÔN ơi, bạn có hiểu một điều cốt lõi của nghệ thuật nằm ở đâu không? Tranh của bạn không khác gì LUCIAN FRUED, nhưng so sánh về độ nghề nghiệp thì bạn còn non, mà bạn có hiểu vì sao FRUED vẽ vậy không? Giai đoạn đầu ông không hề vẽ như vậy, do ảnh hưởng thuyết PHÂN TÂM HỌC của chú ruột SICMUN FRUED nên ông đã tìm ra lối bút pháp như vậy.. và sau này nó đi theo ông đến tận bây giờ.
17:25
Sunday,2.1.2011
Đăng bởi: van namThật là tiếc cho các nghệ sĩ có trình độ kỹ thuật cao mà không có ý tưởng và tư tưởng gì hết, hình như các anh cũng chịu đọc sách nhưng tự năm nảo năm nào rồi...! Tiếc! |
|
||||||||||