Điện ảnh

Kong, Đảo Đầu Lâu: bắt lỗi nho nhỏ với một bộ phim to (tiền)

(Tôi xem bộ phim này ở rạp, có một lần, gọi là qua loa. Những nhận xét “vội” này dựa trên ấn tượng duy nhất đó, và có thể không chính xác.) Kể từ phim đầu tiên King Kong, đây là lần thứ 8 nhân vật này xuất hiện trên màn hình lớn. So với […]

Ý kiến - Thảo luận

13:06 Saturday,18.3.2017

Đăng bởi:  SA

@Dương Trần

Kong rất là thô thiển, chuyên chở ý thức hệ thực dân thế kỉ 19 của Âu + tính cách Mỹ là da đen chỉ chực hiếp đàn bà da trắng. Tính cách Mỹ, là vì Hoa Kỳ không có sang Phi châu đô hộ tại chỗ (như Âu) mà mang da đen về nhà để bóc lột. "The Birth of a Nation" (1915)là phim kinh điển về mặt này (về mặt điện ảnh, nó cũng kinh điển xuất sắc).

Phiên bản cuối của Kong này, phải thích hợp với hoàn cảnh mới và sửa đổi cho phù hợp với ngày nay và Kong cũng như thổ dân không còn là tiêu cực nữa, mà còn tích cực và nên để cho họ yên trên đảo này, ta đi. May cho đảo, không có tài nguyên hay vị trí chiến lược :-)

Nhân vật Kurtz của Joseph Conrad, ngược lại, tượng trưng cho sự tha hóa của chế độ Đế Quốc/Thực dân. Kurtz trở thành Kong và chính là Kong chứ bản xứ không có quái vật này. Trong truyện ngắn Orwell, nhân vật "tôi" trong thể chế này trở thành tha hóa, và chế độ Đế quốc không chỉ chà đạp hay làm xấu kẻ bị trị mà nó làm xấu cả người thi hành nó. Hai tác phẩm văn học này chẳng có gì để ví với kịch bản Kong nguyên thủy.

Về mặt điện ảnh giải trí thì lại khác, phiên bản nào của Kong cũng rực rỡ thành công. Trong Apocalypse now Redux (bản dựng thứ nhì năm 2001) Coppola thêm 49 phút (về đồn điền Pháp và soi thêm giai đoạn thực dân). Theo ông thì 20 năm trước ông sợ phảu ứng của dư luận nên không dùng đoạn này.

Về mặt phim ảnh thuần túy, theo mình thì 49 phút thêm (tức là 49 phút cắt bỏ năm 1979) làm loãng bộ phim ra. Phần Kong đầu hay Kong cuối (hay Kong sắp tới) thì có thể cắt bỏ toàn bộ phim cũng chẳng sao, nó thuộc dạng tào lao xem cho qua giấc và qua một giấc vui.

10:13 Saturday,18.3.2017

Đăng bởi:  Dương Trần

Bác SA, vậy nếu so sánh về khía cạnh mô tả thế giới "ngoài phương Tây" giữa loạt phim Kong với những trước tác kinh điển như "Heart of Darkness" hay phiên bản điện ảnh của nó là "Apocalypse Now" thì bác có ý kiến gì? Rất mong chờ được nghe.

8:32 Saturday,18.3.2017

Đăng bởi:  SA

@ Ivan Tung
Cả truyện Kong là phân biệt rồi, bản số 8 này đã đỡ lắm, có nhân vật lớn (vai trung tá) da đen, bạn xem còm trước của mình: cả châu Phi là khỉ, thờ vua khỉ, thần khỉ đợi người da trắng đến mở mang tín ngưỡng và tập quán. Đây là âm bản của truyện phản đế của George Orwell ´The shooting of an elephant' ( Việc bắn 1 con voi).

Đại liên 50 mình thấy 1 khúc ngắn, nhưng có nhân vật bảo rõ ràng " mang cây 50 ra" và nạp đạn, còn m249 là mãi về sau này, trong phim dùng cây m60 là vũ khí nặng của thời điểm.

1:07 Saturday,18.3.2017

Đăng bởi:  Ivan Tung

Em lại thấy phim này có màu phân biệt chủng tộc, tại sao cứ da đen lại phải đóng vai ác?
Nhân về khẩu súng, đúng là M51 thì khó mà mang theo được, có phải đạo diễn nhầm với khẩu M249 của Bỉ không? Nó là trung liên, đạn 100 viên, dễ mang vác, có cả chân xếp để dựng lên cho dễ được.

23:55 Friday,17.3.2017

Đăng bởi:  LC

Bác Vũ
Candid hắn thừa năng lượng ấy mà. Em gặp C mừng như bão táp rồi. Một cơn giông thông tin cao to đen hôi hềnh hệch.
Và C lại còn hay bị nhốt trong building, nên gục gõ rất chăm chỉ. May mà Soi không phải là phim 5D, 6D... không thì ngạt thở vì hơi nóng phả ra từ chàng!
Chà! Thật đáng yêu đáng quý lắm thay, càng ngày càng mê Soi, vì những người thế đấy

16:42 Friday,17.3.2017

Đăng bởi:  dilletant

Bài này SA viết về vũ khí như Tổng cục trưởng quân giới vậy, mà các thời điểm súng ông xuất hiện (Ả 15...) cũng chính xác, sure. Máy ảnh nữa, bác SA dĩ nhiên cũng là người siêu cả về lý thuyết lẫn thực nghiệm.
Nhưng chuyện phóng viên Miền Bắc không dùng Leica thì không có cơ sở. Một là máy này có đã lâu (từ khoảng 1920) nên xuất hiện ở miền Bắc từ thời Pháp. Thứ hai, Miền Bắc vốn không dư dả gì nên có gì dùng nấy thôi. Thứ ba, nói riêng, Miền Bắc (thời chiến) thực ra luôn chuộng đồ của phương Tây hơn của Nga - Xô (do cảm quan của các cụ tốt), dù về tuyên truyền có thể nói khác - để họ còn viện trợ (mà moa cũng ít thấy điều này).
Cái máy Leica cũ trông quen lắm, càng cũ càng quen. Hẳn vì các phóng viên (nhà binh) của miền Bắc trước và sau khi đi B (nếu còn sống - trời phù hộ các cụ) hay qua nhà tôi, vì ông bô là một chiến sĩ trên mặt trận tuyên huấn. Nhân đây thú một cái dốt: tôi cứ tưởng Leica đây là con chó Laica bay vào vũ chu. Rằng đây là máy của Liên Xô, vâng, quá là obscurant, nhưng là sự thật. Lại thú tiếp: hồi nhỏ nhìn ảnh con Laika trong vệ tinh tôi mê nó. Hỏi bố mẹ nó bay vào vũ trụ rồi đi đâu. Các cụ gần như là các chiến sĩ cách mạng kiên trung, nên nói thằng với tôi là Laika không về, và chắc đã chết. Tôi buồn, thương nó đến... bây giờ.

9:31 Friday,17.3.2017

Đăng bởi:  SA

Về tiếng động lớn nhỏ khi bấm máy:

Leica tiếng nhẹ hơn các loại Reflex vì Reflex có một miếng kính bật lên- màn trập đóng mở-kính bật xuống. Đây gây ra cái "lách-xì xập-cách" lúc chụp ảnh.

Leica (và các loại Rangefinder) không có bộ phận kính bật này, chỉ có màn trập (tốc độ) tiếng xì xập. Màn Leica êm hơn là Fed hay Zorki xô viết.

Rolleiflex (và các máy dùng khẩu độ "lá", leaf shutter) lại càng ít gây tiếng. Máy không có màn trập mà tốc độ được chỉnh bằng một cái "lá" đóng mở nằm trong đầu kính.

Mỗi loại có lợi hại riêng, nhưng phần tiếng động thì khẩu độ "lá" này kín đáo nhất, nghe một tiếng "líc" nhẹ (Haselblad 500C, Mamiya C khổ 120-220 và các máy bé khổ 135 như Rollei 35, Canonet QL 17...)

Phóng viên miền Nam hoặc làm cho quân đội, nhà nước hay làm công ty tư, cho mình (freelance). Như đã nói, giai đoạn 65-70 là giai đoạn sung túc về máy cũ mới vì hiện diện của người Mỹ. Nhãn (Asahi) Pentax thời đó rất thông dụng, được Hoa Kỳ phân phối ở Mỹ dưới hiệu "Honeywell".Nói chung thì cái gì cũng có, nhất là dạng đã sử dụng.

Nhưng thường như trường hợp của các thị trường nhỏ, kiếm được máy với đầu kính 50mm thì dễ nhưng phụ kiện thì khó, kiểu bạn có thể mua 1 cái Lexus mới ngày nay ở VN nhưng không kiếm ra cái thảm lót sàn xe mẫu đó và phải đặt mua nước ngoài.

Năm 1990, mình mua được ở SG 2 cái canon, 7P và 7S, (là của thập niên 50), một cái có đầu 50mm 1.2, nhưng không tìm ra đầu khủng 50mm 0.95

7:59 Friday,17.3.2017

Đăng bởi:  Candid

Em không bao giờ bàn về cái gì em không biết và không tìm hiểu. Ví dụ như vấn đề máy ảnh thời chiến tranh do ở miền Bắc thời ấy phim ảnh hiếm, lại không có thói quen tự sướng đề cao cá nhân như bây giờ nên tư liệu rất hiếm, các cụ cũng không có thói quen ghi chép lại tư liệu nên việc tìm hiểu mất rất nhiều thời gian.

Ví dụ như bác nói về phóng viên miền Bắc không dùng Leica vì ý thức hệ thì em khẳng định là em từng đọc là có nhưng hiện thời chưa tìm lại được tư liệu. Nhưng nếu là ý thức hệ thì Leica do Tây Đức sản xuất, Rolleiflex cũng do Tây Đuwsc sản xuất và 2 hãng chả hề thua nhau về danh tiếng. Trong chiến tranh em tìm hiểu ít nhất được 3 phóng viên miền Bắc dùng Rolleiflex, Hồng Long, Văn Sắc và Hứa Kiểm, 1 phóng viên Thanh Dương ở miền Nam. Văn Sắc có bức ngã 3 Đồng Lộc được chụp bằng Rolleiflex, Hồng Long thì có ảnh chụp chung với Cụ Hồ đeo Rolleiflex, quan trọng là Hứa Kiểm kể là bình thường ông chụp Prakticar nhưng khi đi B, đi chiến trường được cơ quan trang bị thêm 1 máy Minolta và 1 Rolleiflex.

Như vậy có thể thấy thời đấy mặc dù khó khăn nhưng các phóng viêb đi chiến trường hoặc làm công việc chụp chính trị gia đã được trang bị thiết bị tốt nhất. (Màn trập của Rolleiflex còn êm hơn Leica nhiều). Cụ Hồ là một chính trị gia rất lưu ý tới hình ảnh và việc chụp ảnh (Việt Nam tới nay chưa có lãnh đạo nào hơn cụ về mặt này) nên đương nhiên nhiếp ảnh gia chuyên chụp cụ được trang bị thiết bị tốt nhất (bất kể là máy ảnh đế quốc). Bức chụp cụ bắt nhịp bài ca kết đoàn cũng được chụp bằng Rolleiflex.

Tất cả các thứ em nói ở trên đều có thể kiểm chứng, nếu bác muốn từ từ em sẽ kiếm link. :D

2:35 Friday,17.3.2017

Đăng bởi: 

@candid: Hi hi. Buộc phải cười mỉm khi nghe những tranh luận của bác candid. Bác có vẻ như bằng mọi giá phải giành được thắng lợi trong các cuộc bàn luận, bất kể lập luận bác đưa ra có thể củ chuối đến như thế nào (như bạn Thu Nhi đã bình ở trên). Bác tỏ ra quá nguy hiểm so với quy định!
Không dám võ đoán nhưng tôi chắc là thời chiến tranh ở miền Bắc chắc bác còn chưa đẻ hoặc nếu đã ra đời thì chắc còn mặc quần hở mông,nên chẳng biết được là hồi ấy ý thức hệ nó chi phối đến như thế nào, kể cả từ việc dùng hàng của khối Sô viết trở đi (đồng hồ Liên Sô tốt hơn đồng hồ Thụy Sĩ).
Còn ở miền Nam thì bác cũng chẳng sống ở đó để mà biết là phóng viên họ lập hãng như thế nào. Dĩ nhiên là không nhất thiết cứ phải sinh ra trong thời ấy thì mới có quyền nói, nhưng vì xem ra như bác rất tự tin vào hiểu biết của bản thân nên cứ phán như đúng rồi.
Tôi không rõ việc phóng viên ở miền Nam có thể lập hãng riêng như thế nào (việc này chỉ có bác SA vốn từng sống thời đó nắm rõ), nhưng không hiểu có liên quan gì đến chuyện dùng hay không dùng Leica ở đây? Không lẽ cứ lập hãng riêng thì tất yếu được dùng Leica?
Tôi cũng không hiểu việc ông Hồ là thợ ảnh (từng được ông Khánh Ký hướng dẫn hồi ở Paris)thì liên quan gì đến việc ông Lâm Hồng Long dùng máy nhãn hiệu này hay nhãn hiệu kia?
Mà có việc này tôi cũng không hiểu nốt, là việc phóng viên chiến trường thích dùng Leica vì chất lượng cao cộng với tiếng động màn trập nhỏ (bản thân tôi dùng cũng thấy thế chứ đâu phải là huyền thoại) có liên quan quái gì đến việc nhiều loại máy khác nó cũng có tiếng động nhỏ tương tự (cái này thì tôi nghi ngờ, nhưng không dám kết luận vì chưa dùng đủ hết các loại máy nên không dám phán bừa như bác).
Nói tóm lại là nếu bác candid muốn khoe kiến thức xã hội hay về máy ảnh thì nên dự thi game show Ai là triệu phú hay Đừng để tiền rơi, chứ lên Soi chém làm gì, nhất lại là trước những người như bác SA!

23:21 Thursday,16.3.2017

Đăng bởi:  Candid

Cãi hay cái gì cũng phải dựa vào lý lẽ và dẫn chứng. Ví dụ như bảo Phóng viên đeo Leica chết nhiều thì phải có số lượng xem bao ông đeo nikon chết, bao ông đeo leica chết. Bảo Leica chụp êm thế nào lính không nghe thấy thì chắc lính bị điếc. Bản thân mình cầm Leica chụp ở Nhà hát lớn mà nghe nó nổ như bom nên ngượng không dám chụp nữa.

Chứ nói mà không có dẫn chứng thì dễ.

21:29 Thursday,16.3.2017

Đăng bởi:  Thu Nhi

Bác Candid cãi thế này thì tới Tết không xong. Người ta nói cái số đông, bắc đưa ra một nhân vật đặc biệt làm dẫn chứng phủ định toàn bộ cái số đông kia. Tỉ như tôi nói người Lào thích ăn xôi, bác đưa dẫn chứng một ông vua Lào không ăn xôi bao giờ chỉ ăn cơm tẻ, coi như dẫn chứng "nặng" phủ nhận tôi, thì thôi rồi, cãi làm gì cho nó mỏi :-)))

20:53 Thursday,16.3.2017

Đăng bởi:  Candid

Và cũng không có chuyện ý thức hệ ở đây, phóng viên Lâm Hồng Long không rõ có dùng Leica không nhưng ông dùng Rolleiflex một thương hiệu nổi tiếng khác của Đức. Ông có nhiều ảnh chụp Cụ Hồ bằng máy này nên nhớ dù sao Cụ Hồ cũng có thời làm thợ ảnh. :D

20:41 Thursday,16.3.2017

Đăng bởi:  Candid

Miền Nam thì phóng viên tự do cũng nhiều, lập cả hãng tin còn được thì có phải trông chờ vào tiền nhà nước đâu. Còn cái màn trập kêu nhỏ cũng là huyền thoại khác thôi bác ạ. Nhiều máy còn êm ái hơn nhiều.

19:30 Thursday,16.3.2017

Đăng bởi: 

@candid: phóng viên ảnh miền Bắc hay miền Nam trước 75 thì cũng nheo nhóc như nhau, máy ảnh đều do chính phủ mua cấp chứ không có chuyện bỏ tiền túi ra mua hàng khủng như nhiều phóng viên bây giờ (như bác SA nói thì chỉ có làm cho hãng nước ngoài như Nick Ut làm cho AP thì mới lủ khủ đeo mấy máy cùng một lúc như vẫn thấy trên ảnh).
Phóng viên ảnh miền Bắc không xài Leica lý do chính không phải vì tài chính eo hẹp (lúc dó mua máy nào cũng mắc cả) mà lý do chính là vì ý thức hệ,chỉ xài hàng Practika của Đông Đức sản xuất, hoặc Zenit của CCCP. Hàng nhái Leica của CCCP (hình như hiệu Fed-ded gì đó không nhớ rõ) đã là cực hiếm.
Dân chụp ảnh chiến trường hồi chiến tranh VN khoái xài Leica, ngoài lý do chất lượng đỉnh nhất thời đó, còn vì âm thanh màn chập của nó rất nhỏ, gần như im lặng (chưa có chế độ triệt tiêu âm thanh như hiện nay)nên khi theo các đơn vị tác chiến sẽ an toàn hơn, chứ chụp mà kêu rào rào bị địch quân phát hiện thì cầm chắc ngủm.

17:53 Thursday,16.3.2017

Đăng bởi:  SA

Mình xin phép không đồng ý với bạn Tuan Nguyen.

Nếu nói thế thì sao lại tốn công dựng lại các cảnh ở Mỹ đầy đủ chi tiết, từ cái cặp Samsonite nhựa đến cái máy phóng dương bản, chai bia Budweiser của thời điểm v.v. ?

Mình nghĩ là đạo cụ rất công phu và nghiên cứu kỹ ở 1 phim như thế này. Nhầm lẫn của họ là họ nghĩ chiến tranh Việt Nam "dừng" lại ở cao điểm 68-69. Khi tra cứu về giai đoạn này, họ dùng tài liệu Mậu Thân vì đây là giai đoạn ấn tượng nhất với quần chúng Mỹ.

Nói ra thêm, với người Mỹ, chiến tranh Việt Nam là đổ bộ 1965, đến Tết Mậu Thân là hết, di tản Sàigòn 1975 là phần phụ chú trong dấu ngoặc, sau khi có kế hoạch "Việt Nam hóa" vào 1969. Giai đoạn 1969-1975 như phát biểu của Kissinger chỉ là "khoảng cách vừa phải" (decent interval) 1 khi đã quyết định rũ áo về nhà.

Đây (theo mình thôi) mới là phát hiện lý thú trong Kong qua chi tiết đầu súng M16 chuốt / đầu súng M16A1 bịt, bạn ạ.

17:18 Thursday,16.3.2017

Đăng bởi:  candid

Phóng viên miền Bắc lâu rồi em có đọc tài liệu có người nhắc đến Leica mà không nhớ là ai nhưng hình như có vẻ là các đời Leica trước thế chiến hoặc copy Leica như Zorki thì chính xác hơn. Trên hình thì có thấy máy ảnh Rolleiflex ví dụ như trong ảnh của Lâm Hồng Long
hay là phóng viên Dương Thanh Phong ở miền Nam

17:12 Thursday,16.3.2017

Đăng bởi:  candid

Em nhớ có lần xem ảnh và bài viết về 1 phóng viên rất nhỏ tuổi ở miền Nam chỉ độ mười mấy tuổi tên là Lỗ Mạnh Hùng. Làm việc cho một hãng tin nhỏ do bố lập ra. Phóng viên Lỗ Mạnh Hùng cũng đeo mấy máy nhìn không rõ nhưng có vẻ như là Pentax Asahi.

Như hình này đồng nghiệp đứng đằng sau Lỗ Mạnh Hùng đeo 1 Leica góc rộng và 1 máy gắn Tele.

Ảnh này thì thấy các phóng viên VN trang bị cũng là máy của Nhật

17:03 Thursday,16.3.2017

Đăng bởi:  Tuân Nguyễn

Có phải phim lịch sử gì đâu. Phim giả tưởng thì khẩu súng M4a1 khán giả cũng chả quan tâm.

16:44 Thursday,16.3.2017

Đăng bởi:  SA

Phóng viên miền Nam trước 75, nếu làm cho thông tấn nước ngoài thì không nói, còn nếu làm cho báo VN thì phương tiện hình rất giới hạn.

Giai đoạn "Mỹ" (65-73) mình còn nhỏ và ở nước ngoài nên không rõ. Thời đó hàng Mỹ nhiều và tuôn ra vỉa hè, mặt khác có thể nhờ người Mỹ mua hàng đặt ở Hoa Kỳ hay qua các của hàng quân đội Mỹ.

Đầu 73 trở đi, kinh tế kiệm ước và lạm phát, hàng hình lại hiếm, khó mua phụ kiện như đầu kính rộng, tele...

4-1974, 1 Nikon F2 đầu 50mm f2 giá mới là 90.000 DVN nhập lậu hay là ăn cắp ở đâu ra thì không biết. Lương binh nhì là 15.600(chuẩn úy là 22.000?), trừ tiền cơm còn 10.200. Bao thuốc nội là 200, ly cafe vỉa hè là 50, tô phở 300. Như vậy 1 Nikon F2 tương đương với 6 tháng lương, hay 450 bao thuốc, 300 tô phở hay 1800 ly cafe, là 1 con số lớn.

1 phóng viên VN than là triệt thoái Cao nguyên anh trên trực thăng không có đầu tele, phầnlớn chỉ dùng 1 đầu 50mm và 1 máy.

Nick Út thấy trên ảnh 72-73 đeo cái Leica M4 đầu 35mm, 2 cái Nikon đầu 85-105mm và đầu 200mm nhưng anh làm cho nước ngoài.

12:04 Thursday,16.3.2017

Đăng bởi:  Candid

@Vũ: không chính xác đâu bác, phóng viên ảnh nước ngoài và phóng viên miền Nam thường nhiều máy. Mỗi máy gắn một loại lens chứ không phải dùng duy nhất lens góc rộng. Phóng viên miền Bắc điều kiện kinh tế eo hẹp hơn nên có rất ít Leica.

11:38 Thursday,16.3.2017

Đăng bởi: 

Đọc bài bắt lỗi của bác SA, cười rơi cả hàm không đỡ được. Bác bắt lỗi Kong mà bắt lỗi luôn cả sách ngôn tình Tây 50 sắc thái lẫn quyết định của Cục nghệ thuật biểu diễn cấm 5 bài hát trước 75, từ những mùa trăng vu quy cho tới chiến trường anh bước đi (chiến trường này là chiến trường nào???) Xin báo cho bác là tạp chí của bác Mai Quốc Liên đã cả quyết anh lính trong Ly rượu mừng của Phạm Đình Chương do sáng tác từ 1953 nên không thể là anh lính sau 1954 được, sắp tới có thể sẽ phát triển thêm là đoàn quân trong Tiến quân ca của ông Văn Cao, nếu xét theo thời điểm sáng tác, cũng không thể là đoàn quân sau năm 1945 được!
Nhưng bác bắt lỗi cô diễn viên Tây cầm Leica M3 và cô Tàu cầm súng sai quy cách thì chuẩn không cần chỉnh. Hồi chiến tranh Việt Nam, những ông phóng viên chiến trường xài Leica có tỷ lệ chết cao nhất vì Leica chủ yếu zoom bằng chân, phải tiến sát mới chụp được!
Còn cô Cảnh Điểm xuất hiện với vài câu thoại để phục vụ thị trường Hoa ngữ hơn 1 tỷ dân cầm súng kiểu đó, báng chui dưới nách, ngộ nhỡ quái vật bất thần xuất hiện mà cô nổ, báng nó giật lên thì mẫu nho ngồi trên cam của cô bể hết, nho đi đằng nho, cam đi đằng cam...

8:44 Thursday,16.3.2017

Đăng bởi:  candid

Thực tế thì thời kỳ chiến tranh ở VN thì một số phóng viên quốc tế (không dám nói nhiều vì không có số liệu thống kê) sử dụng Leica M3 vì tính tiện dụng của nó. Sau hơn 60 năm kể từ khi nó ra đời thì đến nay mỗi lần cầm chiếc M3 trên tay để đi chụp lại có cảm giác như cầm một thanh kiếm katana tốt, khi rút ra là không thèm chớp mắt, tả xung hữu đột tựa như Triệu Tử Long cầm đao.

Trong số các phóng viên dùng Leica M3 phải kể đến Larry Burrows phóng viên ảnh người Anh nổi tiếng với bức ảnh Reaching out, đã mô tả sự chân thực về sự khốc liệt mà lính thủy quân lục chiến Mỹ phải gánh chịu ở gần khu DMZ năm 1966.

Bức ảnh chân dung của Larry Burrows với chiếc Leica M3 gắn khung ngắm ngoài có lẽ vì ông dùng ống kính 21 mm.

Một bức ảnh khác chụp Larry với nhiều máy ảnh xung quanh người trong đó có 2 Leica M3.

Vào năm 1971 khi chiến dịch Lam Sơn (đường 9 Nam Lào) xảy ra, Larry Burrows đã cùng chiếc M3 lên trực thăng để đưa tin, không may chiếc trực thăng đã bị trúng tên lửa Larry đã tử nạn cùng với 3 phóng viên khác.

Năm 2008, người ta đã tìm thấy mảnh vụn của một chiếc Leica M3 tại vị trí trực thăng bị rơi, dựa vào số hiệu mà người ta đã xác định đấy là chiếc Leica của Larry

Và đây là một số mảnh vụn máy ảnh khác cũng được tìm thấy tại cùng vị trí

8:19 Thursday,16.3.2017

Đăng bởi:  SA

Tính Đế chế và thực dân rất cao (trên cả tuyệt vời) trong Kong nguyên thủy.

Đây mang ý "đại thiện xạ người da trắng" (the great white hunter) trị thú dữ, tức thiên nhiên đầy rủi ro (ví dụ núi lửa + Kong) hay chế độ cai trị truyền thống ("Vua" Kong), tín ngưỡng truyền thống ("Thần" Kong)và đem lại an bình (cầu đường, xe hỏa, văn minh (thể chế thực dân thay thế phong kiến hay bộ lạc) cho thổ dân da đen, da màu.

Ý thứ nhì là sự ham muốn Mỵ nương da trắng (Chiêu Quân, Huyền Trân) của người da màu là tư tưởng căn bản của kỳ thị tại Hoa Kỳ cho đến ngày nay.

Nhưng Đế chế và thực dân thay đổi thì Kong cũng phải thay đổi như trong phim chót này, lấy mốc từ chiến tranh Việt Nam trở đi (1973 dễ đề cập đến hơn và đã thành cổ tích) để kết luận (ngầm) là nên lên tàu ra khỏi Iraq, Afghanistan là hơn hết, quên tên nó đi ta về nhà với vợ xem bóng dã cầu!

16:30 Wednesday,15.3.2017

Đăng bởi:  candid

Cái mắt trái em do thói quen SLR sang nên vẫn nhắm không bỏ được, thôi coi như chấp Leica một mắt.

16:18 Wednesday,15.3.2017

Đăng bởi:  admin

@ Sáng Ánh: Cmt của anh vui quá, Soi cắt một đoạn đưa luôn vào bài nhé (đoạn châu Phi)

15:54 Wednesday,15.3.2017

Đăng bởi:  SA

Mình nhất trí với Candid!

Xem có 1 lần nên không nhớ là lúc chụp hình nàng có nhắm mắt trái hay không??? Nếu có thì dùng Nikon F cho tiện!

Đây là chuyện tiểu tiết, tuy vào vai nữ hiệp thì cũng nên tập cách cầm kiếm chẳng hạn. Ngoài ra, đây là 1 bộ phim kỹ xảo tốt, cảnh đẹp, xem rất là giải trí thư giãn 2 tiếng đồng hồ.

Điều quan trọng, nếu mình là người châu Phi thì mình rất mừng. Trước hễ cứ Kong là người châu Phi (trong óc khán giả là CẢ châu Phi nói chung)sụp xuống vái thần khỉ, mà thần thì chỉ mang lòng tơ vương phụ nữ tóc vàng! May mà có người da trắng đến cứu họ khỏi cái ách khỉ (gió) này! 2016, cũng có khá hơn chút ít.

Lạ nữa là, sao trước đây không thấy ai ở châu Phi đề nghị dựng tượng thần này để quảng bá du lịch?

1 phim tài liệu về khỉ đột (thật) ở Congo là Virunga, rất đáng xem (Netflix). Trong phim này cũng có 1 cô phóng viên da trắng tác nghiệp bằng Canon số nhưng kém xa cô Brie Larson!

http://virungamovie.com/

15:10 Wednesday,15.3.2017

Đăng bởi:  candid

Lỗi lầm nhất của Brie Larson là ở ngón tay cái trái nhưng thôi hãy tha thứ cho nàng vì nàng đẹp. :D

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả