Tạp hóa - Xã hội

Trâm anh thế phiệt

Một đêm trăng tròn cuối Xuân năm Tân Dậu (1921), mọi tâm ý trong gia trang của cụ Đông Các trí sỹ Vũ Quang Nhạ ở Trung Lao, Nam Định đều dồn về việc chào đón người con của quan Tri phủ Vũ Ngọc Thúy, con trai cụ Đông Các, sắp chào đời. Đông Các […]

Ý kiến - Thảo luận

21:15 Monday,13.6.2022

Đăng bởi:  Luong Le Huy

cô Hòa Vân di cư vào Nam, có  con gái là Luật sư và vượt biên sang Canada sau 75, rồii bảo lãnh cô Hòa Vân

0:52 Tuesday,25.2.2020

Đăng bởi:  Lương Phước hậu

Xin cho biết về hành trạng và năm sinh mất Thượng thư Nguyễn Hữu Toản trên ,,,,cảm ơn

14:05 Saturday,3.3.2018

Đăng bởi:  Ivan Tung

 Nói ra lại bảo mê tín, em chính là họ Nguyễn Hữu làng Tây Mỗ đây.

22:05 Sunday,25.6.2017

Đăng bởi:  Khu vườn bí mật

Đoạn cô Hoà Vân về nhà chồng và theo đạo, hình như có chút nhầm lẫn, không phải là quy y cửa Phật. Em có chút góp ý. :)

21:43 Tuesday,9.5.2017

Đăng bởi:  chu khắc hoài dương

Bài viết chi tiết về một trong rất nhiều người ưu tú thuộc dòng tộc này.Xin cám ơn cậu đã cung cấp thông tin.

12:12 Thursday,27.4.2017

Đăng bởi:  bảo

cuộc cách mạng nào cũng có tính hai 2 mặt của nó, diệt nền văn hóa cũ, thay đổi trật tự xã hội cũ để tạo nên nền văn hóa mới và một xã hội mới, tuy nhiên nếu cách mạng chỉ có mục đích đơn giản là bạo lực, mâu thuẫn giai cấp và giải quyết sinh tồn thì đó chỉ là một cuộc cách mạng tầm thường nhưng lại được phủ bên ngoài những khẩu hiệu đẹp đẽ "Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc - Công Bằng - Dân Chủ" và sau khi đã làm "cách mạng" rồi thì người "cách mạng" sẽ quay lại "làm thịt" lẫn nhau để tiếp tục nhân danh "cách mạng" ấy. cái tầng lớp trâm anh thế kiệt ấy, tư sản, tri thức, dòng họ lớn, tây học hay nho học lại có những người xuất thân từ đó mà ra ủng hộ tham gia cách mạng, tham gia kháng chiến, họ cũng muốn dùng tài của mình mà đóng góp, đấu tranh giành độc lập, tự do cho nước nhà khỏi tay ngoại bang, dù là công chức, nhà giáo, họa sĩ, nhà văn, thương gia, địa chủ, quan lại, tư sản...đều cất lên tiếng nói chung là muốn giành độc lập, tự do xây dựng một xã hội tiến bộ, dân chủ trên đất nước của chính mình, không ngại từ bỏ cuộc sống giàu sang, địa vị cao mà đi theo kháng chiến, nghe theo lý tưởng ở trong nhận thức của họ, thử hỏi xem những người lãnh đạo cách mạng là những người xuất thân từ đâu ? chẳng lẽ đều là công - nông hết à ? sau cách mạng, sau kháng chiến những con người xuất thân từ tầng lớp tư sản thành thị, trí thức tây-nho ngày xưa và nền văn hóa đẹp kia biến đi đâu hết rồi ??

11:35 Thursday,27.4.2017

Đăng bởi:  SiêuNoob

Trâm anh thế phiệt thì đúng là luôn tồn tại ở Vn, cái em không rõ là liệu nó có liên quan đến gốc văn hóa của nước mình không?

Ví dụ như với xã hội Nho giáo, hay nói rộng ra là xã hội mà việc tiếp xúc với các tài nguyên (common resource) văn hóa, tinh thần, tri thức cơ bản không được bình đẳng (mà phụ thuộc nhiều vào điều kiện gia đình/cha mẹ) thì để tầng lớp dưới gây dựng được cái gọi là danh gia vọng tộc sẽ cần rất lâu, rất nhiều đời. Ngược lại, ở xã hội phương Tây, ví dụ như bên Thiên chúa giáo, có vẻ có rất nhiều trường hợp 1 anh đời trước bố mẹ còn là coolies, đời sau mà vì lý do gì đó thành tỷ phú là đã biết làm từ thiện, thưởng thức nghệ thuật, và tham gia chính trị rất sành rồi.

9:24 Thursday,27.4.2017

Đăng bởi:  candid

Bác Tùng nhắc đến Khổng Tử làm em nhớ đến mấy câu

Phú quý bất năng dâm, Bần tiện bất năng di, Uy vũ bất năng khuất.

Cái cốt cách của người quân tử thì hoàn cảnh nào cũng không bị lu mờ, che lấp.

8:44 Thursday,27.4.2017

Đăng bởi:  phó đức tùng

anh Dũng
từ Culi tôi không dùng để chỉ người làm thuê, ai sống ở trên đời cũng có lúc phải làm thuê, cũng như ai tham gia vào một xã hội cũng phải có cái cống hiến cho xã hội, vì những phúc lợi anh ta được hưởng từ xã hội. Culi ở đây nói lên cái tư duy nô tài, mà Khổng tử gọi là tư duy tự coi mình như đồ vật. Khổng tử cũng có câu: thất phu bất khả đoạt chí. Người quân tử dù chăn bò, rửa bát, ngồi tù v.v. đều vẫn có cùng một tinh thần như khi làm vua, làm quan, làm đại gia. Ý chí con người không bao giờ phụ thuộc vào việc kiếm cơm của anh ta, vào đồng lương của chủ. Thời đại ngày nay, đứa trẻ đi học, rồi đến đại học, cao học, đã đặt ngay câu hỏi: để làm gì, sau này làm nghề gì, kiếm được bao nhiêu tiền. Đó chính là tư duy nô tài, mong biến bản thân thành một công cụ cho ai đó thuê, chứ không phải học để mà đơn giản làm làm người, làm chủ cuộc đời mình.

Nhắc lại lần nữa: bài anh Trịnh Bách kể rất rõ sự khác biệt của một người trâm anh thế phiệt chính nằm ở chỗ không phụ thuộc vào điều này, chứ không phải trâm anh thế phiệt là không được đi làm thuê cho ai. Bài viết kể về một chuyện rằng trên thực tế tác giả biết có người không phải nô tài, không sống như nô tài, và theo tác giả, điều đó cần có căn cốt nhiều đời, tạm gọi tên là trâm anh thế phiệt. Biết đâu, câu chuyện đó tạo nên tia hy vọng le lói cho ai đó, để biết mục đích của con người có thể là gì đó khác với việc là công cụ cho kẻ khác thuê.

8:37 Thursday,27.4.2017

Đăng bởi:  LC

Trăm anh thế phiệt tản mát ra viễn xứ, hoặc đang âm thầm sống nốt tuổi già trong một con ngõ xa ... thôi cũng đủ để lưu trữ dữ liệu về một giới quý tộc. Mặc dù giới quý tộc ấy sa sút nhiều thế kỷ chưa bao giờ có được phục hưng.

7:44 Thursday,27.4.2017

Đăng bởi:  Nguyễn Trọng Dũng

Cu li? Anh Tùng dùng từ này rất đắt. Cu li là từ miệt thị chỉ người làm thuê. Trên phạm vi quốc gia thì Việt Nam chắc còn lâu mới thoát được phận làm thuê. Nhưng quay lại thời thuộc địa thì, theo định nghĩa, thì toàn dân là cu li. Tuy nhiên tôi thấy ý kiến cho rằng trong khi đại đa số dân chúng là cu li thuần chủng hay cu li cu li thì vẫn có một lớp nhỏ elite tạm gọi là cu li trâm anh thế phiệt là hoàn toàn có lý.

22:58 Wednesday,26.4.2017

Đăng bởi:  Candid

Còn hay không thì em không rõ nhưng cứ phải đốt đuốc đi tìm, có thể tìm không thấy nhưng không tìm thì sẽ chả bao giờ thấy.

21:57 Wednesday,26.4.2017

Đăng bởi:  Lệ Hằng

Cái gì xấu là đổ cho Cách mạng. Cái gì hỏng cũng đổ cho Cách mạng. Dân chết đói xương cao chất đống không có cách mạng thì còn cao nữa sao không nói. Thành mốt mất rồi, phải chê Cách mạng mới là hợp thời. Trong số những người chỉ kể tội Cách mạng đã mấy người biết sòng phẳng công của Cách mạng (xin phép Soi cho cmt này lên, tôi hứa không vào cmt nữa kẻo lại cãi nhau chính trị chính em làm loãng chủ đề).

21:30 Wednesday,26.4.2017

Đăng bởi:  phó đức tùng

Claymore
Cách mạng không mạnh đến thế, cũng không tác hại đến thế đâu. cái gì là văn hóa, kể cả trong dìm dập vẫn còn là văn hoá. Còn cái quê mùa, dù vào ở lâu đài vẫn cứ là quê mùa. 36 phố phường xưa, người thanh lịch vốn cũng không phải nhiều, còn lại cũng là dân chợ búa tứ chiếng. Ngày nay, số người thanh lịch chẳng tăng lên, nhưng lại có đông dân gấp cả trăm lần, thì tìm ra người thanh lịch phải khó hơn. nhưng mà đã là giá trị thì không mất, đã mất thì không phải giá trị.

21:10 Wednesday,26.4.2017

Đăng bởi:  claymore

Anh Candid: dạ em có đọc bài đấy. Thế hệ ông chú của em cũng đa nghệ đa tài, trưởng thành từ nhưng mốc thời gian đấy rồi người thì ở lại bám trụ cũng có người ra hà nội theo nghiệp xây dựng, lại có người theo đường binh nghiệp.

Chú Phó Đức Tùng: dạ ý con là cách mạng là nguyên nhân làm mai một những giá trị tốt đẹp của Hà Nội 36 phố phường thưở nào ròi dần dần bị cào bằng bằng tem phiếu, chỉ tiêu, bao cấp. Bây giờ giàu đa phần chỉ có trọc phú mới nổi nhưng cái gốc thì vẫn chân đất thôi ạ. Có những giá trị nhân văn không bao giờ tìm lại được.
(Em xin lỗi vì comment có thể sẽ hơi động chạm)

18:27 Wednesday,26.4.2017

Đăng bởi:  candid

@LinhFloyd: Khi xưa em đọc trên Người đô thị nhưng giờ tìm lại không thấy, âu cũng là cái liễn. Rất may là còn tìm thấy trên một số trang khác, xin gửi bác link để biết về một lớp quý tộc văn hóa từng tồn tại ở nước ta.

18:10 Wednesday,26.4.2017

Đăng bởi:  phó đức tùng

phố cổ Hà nội ngày xưa không hề quá đông, đủ không gian cho thú chơi tao nhã nếu muốn, nhất là đối với những dòng dõi trâm anh thế phiệt. còn cu li cu leo thì chẳng bàn chuyện thú chơi làm gì. Hà Nội ngày nay tuy chật chội, đông đúc, nhưng nếu nói 5% đầu thì điều kiện sống không thể nói là tồi đi. Bởi thế, ai trâm anh thì vẫn trâm anh, ai tao nhã vẫn cứ là tao nhã. ý của bài viết này cũng rất rõ đó. dòng trâm anh thế phiệt nhận ra ở nụ cười sáng láng ngay cả khi cơ cực bần hàn, chứ công dung ngôn hạnh mà thay đổi tuỳ theo điều kiện toilet thì cần gì mấy đời trâm anh thế phiệt.

17:29 Wednesday,26.4.2017

Đăng bởi:  LinhFloyd

Anh Candid cho em xin link bài của bác Nguyên Ngọc được không ạ? Em có tìm nhưng không ra.

Cảm ơn anh.

16:46 Wednesday,26.4.2017

Đăng bởi:  Nguyễn Trọng Dũng

Có lẽ cuộc sống con người antebellum thật đậm chất tiểu thuyết nếu không vướng những cái toilet và nhà tắm vô cùng khiếp đảm, ở quê còn thoáng chứ nhưng nơi đất chật người đông như phố cổ Hà Nội thì không công dung ngôn hạnh nào bù lại được. Thú thật mỗi khi nghe nhắc đến cuộc sống lịch duyệt hay thú chơi tao nhã khi xưa cảm xúc nostalgia trong tôi bao giờ cũng lẫn ít nhiều sự ghê sợ :D

16:06 Wednesday,26.4.2017

Đăng bởi:  phó đức tùng

claymore
mình không nghĩ là có gì phú quý giật lùi đâu. những dòng trâm anh thế phiệt như tác giả nói, phải trải nhiều đời, và đếm trên đầu ngón tay thôi. bây giờ tin là vẫn còn ít nhất là số lượng như vậy, nếu không muốn nói là phải nhiều hơn nhiều. Còn hội trọc phú mới nổi vì buôn đất thì đã ai coi là trâm anh thế phiệt đâu mà so sánh.

14:40 Wednesday,26.4.2017

Đăng bởi:  candid

Bác Claymore có biết bài của nhà văn Nguyên Ngọc về những con người một thời ở Hội An chưa? Bài ấy cũng hay.

14:24 Wednesday,26.4.2017

Đăng bởi:  claymore

Ôi "cách mạng"!
Phú quý giật lùi.

14:08 Wednesday,26.4.2017

Đăng bởi:  Nguyễn Quỳnh Trang

Rất cám ơn tác giả về bài viết này ạ.

11:24 Wednesday,26.4.2017

Đăng bởi:  Quang Vinh

Tôi theo dõi các cmt của Đại Ngu thấy bác này bị sao ý nhỉ, nhìn đâu cũng chỉ thấy cái đen tối, cái giãy chết của những người hơn mình, chẳng học hỏi được gì cả. Thế thì sao làm cách mạng được hở Trời?
Đại Ngu nhận có xuất thân "nông dân quê kệch thấp kém". Tôi đề nghị bác bỏ 4 chữ "nông dân quê kệch" đi. Bác chỉ cần nói "Tôi xuất thân thấp kém" là mọi người hiểu ngay, thông cảm ngay lập tức, lại còn thương nữa ấy chứ - mãi chẳng thoát ra được, cứ thấp kém và đố kị mãi thôi.

11:12 Wednesday,26.4.2017

Đăng bởi:  candid

Em thấy lời admin Soi hôm nọ hoàn toàn có lý. :)

10:03 Wednesday,26.4.2017

Đăng bởi:  Đại Ngu

Tôi xuất thân nông dân, quê kệch thấp kém nhưng cũng hiểu cái gọi là "ý tại ngôn ngoại" của cái bài này!!! :))))))

Quý tộc thật thì nó cũng có cái hay cái đẹp của nó mà tui không so được, nhưng tui cũng thấy nhiều hạn chế ở tầng lớp này. Họ khốn quá, khéo quá nên chả bao giờ làm nổi cái gì đó gọi là "cách mạng". Đã làm cách mạng thì phải chấp nhận hy sinh, mà lớp người này lúc nào cũng bo bo giữ quyền lợi!! Tuy vậy họ vẫn còn hơn cái bọn trưởng giả học làm sang, giàu xổi bạo phát vội vàng vơ vét mọi cái vẻ ngoài của quý tộc!

Đọc cái đoạn tả áo dài Le Mur hở lưng thì tôi hơi ngạc nhiên. Ảnh tư liệu giờ thiếu gì cơ chứ! Đến thời Sài Gòn cũ áo dài hở cổ hơi sâu đã là cách tân sexy kiểu phương Tây rồi, chứ thời đó tôi khó mà tin nổi gái Hà Nội gọi là có học thức gia giáo mà dám mặc áo hở lưng ra đường!!!

Ngày xưa mẹ tôi chơi với một cô là con nhà tư sản Hà Nội cũ. Nghe cô kể chuyện nhà tư sản đài các dạy con mà thấy mệt! Cấm đoán ne nẹt đủ thứ để được tiếng mà đài các cao sang. Ăn giá thì phải bỏ đầu bỏ rễ từng cọng. Cười không được hở răng... Đại loại là đủ thứ kìm hãm bản tính tự nhiên của con người. Tự do thoải mái quá trớn như gái Tây bây giờ dĩ nhiên là tôi không thích, nhưng cái kiểu đe nẹt cấm đoán đủ thứ như cái xác ướp thế cũng là cực đoan.

Nguồn cơn gây nên những nỗi khổ của Giả Chính chỉ do số phận một phần, phần còn lại do chính bản thân Giả Chính, hay nói rộng ra là tư tưởng Khổng Mạnh bó buộc khiến con người ta không được sống theo xu hướng tự nhiên. Nếu Giả Xá tiêu biểu cho việc để cái tôi tung hoành đến mức lấn át đạo lý, thì Giả Chính là một trường hợp đè nén bản tính con người.

8:13 Wednesday,26.4.2017

Đăng bởi:  Candid

Những bài như bài này đúng là "ý tại ngôn ngoại".

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả