Gẫm & Bình

Hirst rởm rít hay Hirst nhất quán và nắm được tinh thần thời đại?

Cảm ơn anh Phạm Long vì bài dịch. Cá nhân em thấy bài viết này hơi ngớ ngẩn, nó chê Hirst nhưng chẳng đặt trên một luận điểm nào cụ thể hay gợi ra được điều gì đó để người đọc có thể tìm thấy điều gì lý thú hay học thêm được điều gì […]

Ý kiến - Thảo luận

14:46 Friday,1.6.2018

Đăng bởi:  art_coffeeQ1

Long về dưới quê rồi Soi ơi, mãi chưa thấy lên. Dưới vườn không biết có xài 3g không nữa mà lặn mất tiêu cả FB luôn. Hôm nọ coi thấy Soi có cái còm men bảo nếu tụi nghệ có tranh mà chụp choẹt và bo chu đáo có thể gửi Soi, sao hôm nay lại không thấy nữa nhỉ? Mà hỏi là hỏi vậy thôi chứ hồi này anh em cũng hơi nhát nữa. Nói thì hay nhưng tới lúc hành động là lại chùn bước. Mà còn lo cơm áo nữa, Sài Gòn hoa lệ mà. Hoa cho người này lệ dành người kia nữa.

20:37 Sunday,22.4.2018

Đăng bởi:  Longplay

Mừng Soi trở lại, bà con xóm nghệ quận Nhứt mừng mừng tủi tủi mà sướng rêm Soi à.
Đọc lại loạt tranh luận này vui quá, người đọc cũng tự thấy được thêm nhiều điều. Tiếc rằng các Anh dừng lại sớm quá. Chiến tiếp đi các Anh ơi !!!!!!!!
Trong đây tụi em cũng hay tụ tập với nhau, mới đầu cũng nghĩ  để học hỏi nhau, toàn bạn bè thôi mà nhiều khi hăng tiết vịt lên tưởng đánh nhau đến nơi nhưng hết chuyện, hết rượu xong xuôi lại bình thường ạ.

12:09 Sunday,30.4.2017

Đăng bởi:  Ham Quiếu Phạng

Chỉ là cách "chơi bài ngửa" thôi mà! Kiểu: tôi đang lừa bạn đấy, he he, và bạn, dù biết rõ mình bị lừa, vẫn trả rất nhiều tiền cho tôi!

Có thể ý tưởng của ông ta cũng đơn giản: Cố gắng tốn nhiều tiền nhất có thể để ...tạo ra những thứ rởm rít nhất có thể. ông ta muốn biến mình (vaf tác phẩm) thành một tấm gương phản chiếu xã hội. Nhưng việc này cũng chẳng mới mẻ gì và cái mà ông ta muốn phản chiếu cũng cũ rích. Người ta có thể tạo ra những thứ rởm rít với rất ít tiền và đám đông thì thời nào mà chả sến sẩm.

Cái mới ở đây ( và rất ít người có khả năng làm được) có lẽ là ở chỗ ông ta muốn-tốn-rất-nhiều-tiền vào những thứ rởm rít này :v đấy rất có thể là chủ ý của ông ta, ai mà biết đươcj :p

Và ông ta sẽ còn thành công mỹ mãn khi người ta đổ xo tới xem và móc hầu bao trả rất-nhiều-tiền cho những thứ rởm rít ấy.


Chắc cũng có sự liên quan tới tác phẩm "Fool" trong bài Soi mới đăng :))))

Cũng là trò trí xảo thôi mà! Một ảo thuật gia đại tài chăng phải là một kẻ luôn khiến người-biết-rõ-mình-bị-lừa cảm thấy thích thú, kinh ngạc và khấm phục?

11:19 Sunday,30.4.2017

Đăng bởi:  Di

Anh Tùng,

Em tình cờ có đi qua triển lãm này, nên muốn xin phép kể anh nghe mấy ý, mặc dù em không biết gì về nghệ thuật đương đại và cũng không biết mấy về nghệ thuật. Trước khi đi qua triển lãm này, em cũng có biết về Hirst sơ sơ nhưng không rõ lắm, chủ yếu qua tài liệu chứ chưa bao giờ coi tác phẩm của ông trực tiếp.

Đầu tiên em đi ngang qua và trông thấy tấm biển và bức tượng. Bức tượng nhìn chả giống gì được đào từ dưới biển lên, nên nó gây ra thắc mắc, làm người ta tò mò muốn chui vào xem kho báu bên trong ra sao. Ở bên trong không có chỗ nào ghi là cuộc triển lãm này là thật hay giả, giải thích dụng ý hay gì gì. Nên người đến xem nếu không đọc trước những bài phê bình và không biết gì mấy (như em), ban đầu có khi vẫn nghĩ đây là một triển lãm thật, về một con tàu đắm thật. Chị Lan có hỏi là, nếu đi xem về thì có cái gì khác với một cuộc vớt đồ từ con tàu đắm thật? Em thấy cái khác chủ yếu là cảm giác giả giả ngay khi bước vào, chuyển rất nhanh sang nghi hoặc rồi thành ra buồn cười vì biết mình bị "lừa".

Sau khi biết mình bị "lừa" thì em nghĩ không biết những người khác đi xem thấy thế nào, có ai tin là thật không, mất bao lâu thì mọi người biết nó là giả, tác giả làm đống này ý muốn nói gì. Em nghĩ tổng thể mauvais gout cũng chỉ là một gợi ý (tương tự như cái nhãn Made in China in trên một món đồ) để người xem đi tới mấy câu hỏi này và ý niệm hay tương tác của triển lãm chính là cái cảm giác và mấy câu hỏi này. Giống như khi nào thì nhận ra hoàng đế đang cởi truồng vậy.

Câu hỏi tiếp theo là ý niệm và tương tác đó có hay không? Thì riêng cá nhân em cảm thấy không hay. Em nghĩ nếu hay thì người xem chỉ chạm tới cái cảm giác giả giả, hoài nghi và mấy suy nghĩ đó khi đi đến gần cuối triển lãm, và phải có cả một món đồ hay một khu để "chốt" lại suy nghĩ đó, theo kiểu ban đầu tin, đi một nửa bắt đầu gợn, đi 2/3 thấy sai sai, đến đúng chỗ đó thì ngẫm nghĩ và bật ra. Triển lãm này của Hirst giống như một câu chuyện cười bị phô và nhạt, bước vào đã cười rồi đi đến cuối cùng thì không còn gì đọng lại hay gợi suy nghĩ xa hơn ngoài câu hỏi tiền đâu mà đổ vào đây. Cái cười phô lẫn với sự nhiều tiền, làm cho em cảm thấy như là, tôi giàu, tôi nhiều thế lực nên tôi có quyền. Bản thân em nghĩ có khi tác giả muốn đi xa hơn, muốn cười những người không biết gì (như em), muốn nói cái giả được hậu thuẫn lớn thì cũng như cái thật, nhưng mà vì cái cảm giác giả đó nó bao trùm quá nên đâm ra gợi thêm được suy nghĩ gì nữa.

Những cái hints mà Hirst để lại em cũng thấy không có duyên, kiểu duyên để mà tới cuối cùng nhận ra bị lừa thì người xem có thể quay lại từ đầu vừa xem vừa suy nghĩ coi hints ở đâu, sao mình không nhận ra ban nãy, v.v. Điều này làm em thấy tác giả cũng chả dụng công gì, ý em là chí ít muốn lừa người khác (để cười người khác) thì cũng phải dụng công một tí.

Sau khi đi về em có tìm một số thông tin về triển lãm, thì có biết là sau khi triển lãm ở Venice xong tác giả sẽ triển lãm tiếp ở Mỹ. Sau khi triển lãm ở Mỹ thì tất cả sẽ đem đi bán (lẻ hoặc trọn bộ). Em lại nghĩ không biết có khi nào "tác phẩm" thật sự của Hirst vẫn chưa được chưng ra hết, có khi nào ý niệm, tương tác chỉ hoàn tất khi Hirst bán xong hết đồ (và sẽ viết gì đó trong sách). Nên em nghĩ có khi mình nên chờ tới tận lúc bán xong xem thế nào.

Nhưng nói chung mấy cái này đều là suy nghĩ riêng của em thôi ạ. Em có đọc một số bài phê bình đều rất khen. Có lẽ vì suy nghĩ của em vẫn theo kiểu "cấu trúc" nên không hợp với Hirst.

Có cái này em thắc mắc, mong anh Tùng và mọi người có thể chỉ giúp em. Hirst khi bán những tác phẩm này, có cần phải nói là đây là đồ giả không, có cần phải ghi chú đâu đó cho người mua là các món đồ này là do tôi làm không phải vớt từ dưới biển lên thât không? Hay là tác giả có quyền nói đó là ẩn ý của tôi, là ý niệm mang lại giá trị thật của tác phẩm nên tôi không cần nói ra. Có một điều luật khi làm experiment trong nghiên cứu là đối tượng nghiên cứu nếu là người thì phải nói cho người ta biết đây là experiment và không được cố tình lừa người ta. Em không biết trong nghệ thuật có điều khoản giống vậy không ạ? Mở rộng ra hơn tí, như bạn Linh nói, nghệ thuật đương đại là phi tâm, có thể chuyển động về mọi hướng, vậy có ranh giới nào cho việc chuyển động mọi hướng đó không?

9:14 Sunday,30.4.2017

Đăng bởi:  Candid

@LC: đã định ở với Thủ đô để bám trụ với cổ điển và lãng mạn mà không tránh khỏi sự điên rồ và xô bồ của hậu hiện đại cuốn đi. :D

7:58 Sunday,30.4.2017

Đăng bởi:  phó đức tùng

bạn Hiệp
bạn nói sao cũng được, thực ra mục đích của mình không phải tranh luận, mà là muốn hiểu về triển lãm của Hirst, điều mà mình vẫn không thấy được sáng tỏ. Đành rằng cái hay của tác phẩm có thể không nằm chính tại bức tượng, mà ở tương tác, ở ý niệm v.v. nhưng cũng phải chỉ ra được. Khi đó, tác phẩm không phải chính ở bức tượng, mà là ở tương tác, nhưng như thế thì cái tương tác vẫn là tác phẩm. Vì thế, mình đã tránh rất kỹ việc hỏi bức tượng hay ở đâu, mà chỉ hỏi tác phẩm hay ở đâu.

Nếu một vật thể hiển nhiên là mauvais gout, chỉ là do manipulation mà được người ta đổ xô vào mua thì chưa có lý thuyết nào cho rằng một bối cảnh như vậy có thể được coi là tác phẩm nghệ thuật. Ngay Hirst cũng nói rằng tiền nhiều không thể tạo ra giá trị tác phẩm của ông. Còn nếu bạn cho rằng như vậy chính là nghệ thuật đương đại đó: từng đơn nguyên mauvais gout trong một tổng thể mauvais gout đồng nhất, nhất quán thì gọi là tác phẩm đương đại, thì cũng có thể nói xem lý thuyết nào đưa ra điều đó. Còn nếu nói đó là do nghệ sỹ tự giải thích, chỉ có tin thôi thì ta không bàn được.

Còn về nguyên tắc tranh luận. ta đang bàn cụ thể về triển lãm Hirst, bạn có thể mở rộng phạm vi tác phẩm đến đâu thì mở, nhưng vẫn phải bàn về tác phẩm. Nay kể cả cmt của bạn không làm rõ hơn vấn đề nằm ở đâu, mà chỉ chụp mũ cá nhân, rằng tôi sợ thua, lại còn suy được ra cả lò nhà trí thức vn cũng vậy v.v. đó là một lỗi nguỵ biện sơ đẳng. Tôi là ai, tôi nghĩ gì thiết nghĩ chẳng đáng để ai quan tâm. nếu bạn có cao kiến về vấn đề được nêu ra thì giải thích cho tôi và mọi người được mở rộng tầm mắt.

7:57 Sunday,30.4.2017

Đăng bởi:  LC

Candid
thế Candid cũng đang trong dòng người đổ về biển, hay ngược lên ngàn ? Nếu là đi phượt xa xôi hẻo lánh, thì may ra thoát. Kiếm đỡ miếng thịt bê, nướng mọi ăn tạm vậy... coi như ăn kiểu Hậu hiện đại, hihi

7:50 Sunday,30.4.2017

Đăng bởi:  LC

" không biết gì" chính là bộc lộ quan điểm đấy ABC
Kính mời tất cả mọi người, mình chờ trong quán nhé. Tầng 2 nhà cổ, cầu thang gỗ, giờ Ngọ, hihi ....

6:18 Sunday,30.4.2017

Đăng bởi:  Candid

@LC: khéo thế toàn rủ khi đang đi chơi. :D

2:02 Sunday,30.4.2017

Đăng bởi:  ABC

Không biết gì về nghệ thuật có được đi hóng không chị Linh Cao ơi?

22:39 Saturday,29.4.2017

Đăng bởi:  Hiệp HN

Tôi thấy vấn đề không nằm ở chỗ ấy N H Phương Lan ạ.

Theo từng diễn biến câu chuyện thì mình không thích cách đối thoại của Tùng, vì sao thế?

- Đầu tiên bài viết chủ của bạn Linh có ý rằng trọng tâm vấn đề không nằm ở chất lượng tốt xấu nơi các tác phẩm của ông Hirst, mà là việc ông ấy làm ra nó Kitchs hay mô ve gu nhưng khiến người ta ham muốn sở hữu.

- Bạn Tùng vào bẻ rằng phải phân tích tác phẩm đi chứ
- Bạn Linh tiếp tục ví dụ để nhắc lại ý đó
- Tùng đòi phân tích lần nữa.
- Linh bảo rằng các tác phẩm đương đai thì ý nghĩa của nó không gói gọn trong tác phẩm (cặp quan hệ biểu đạt)

- Đến đoạn này Tùng bảo bạn ấy nghiên cứu lý thuyết từ 20 năm nay rồi, và bạn ấy biết thừa là tác phẩm không chỉ nằm ở chỗ cái tranh. Nhưng sau đó lại tiếp tục khăng khăng đòi phân tích cái hay của từng tác phẩm. (sick)

Mình thấy Tùng đúng là điển hình cho một bộ phận trí thức Việt: có kiến thức nhưng rất bảo thủ và luôn luôn sợ thua thiệt khi tranh luận, không bao giờ chịu lùi một li một lai.

22:05 Saturday,29.4.2017

Đăng bởi:  LC

Chị Lan đúng rồi!
Hitst muôn năm!
Soi cũng rứa!
Em muốn happy ending, em mong được thấy mọi người trên Soi đều hoan hỷ. Diễn đàn Hậu hiện đại quá hay và thực ra chưa có hồi kết. Để tiếp thêm năng lượng, em mời mọi người (nếu cùng ở Hà Nội), trưa mai 11h gặp nhau ở quán Bêtô, số 1B phố Hai Bà Trưng. Chúng ta vừa nói chuyện, vừa ăn bít tết...
Đội nào đi có đôi thì nhớ đem theo chai vang, he he

21:11 Saturday,29.4.2017

Đăng bởi:  N.H.Phương Lan

Mình theo dõi từ đầu thấy anh Tùng chỉ có một đề nghị ai đó chê là ông Tây kia chê sai hãy chỉ ra thế thì ông Hirst đẹp/hay ở chỗ nào mà bảo là chê sai. Thế mà từ anh Linh đến chị Linh không ai bày tỏ được chính kiến về triển lãm này. Nếu rút gọn câu hỏi này lại cho mọi người: "Anh/chị thấy sao về triển lãm này, qua hình xem trên mạng thôi cũng được, rằng nó hay hay không hay? và đừng liên hệ tới các triển lãm khác" thì mình tò mò không biết anh Linh và chị Linh thấy sao?
Riêng mình khi xem triển lãm này thấy triển lãm này đúng là mua vui tốn tiền. Bịa ra một câu chuyện về con tàu đắm (đại dương bao giờ chả bí ẩn vì có mấy ai xuống được mà thẩm tra), làm ra một lô những đồ giả quái vật, áp đảo người xem bằng hàu bám và rong rêu, bày tràn lan trên một diện tích cũng áp đảo luôn. Giả sử đi xem về thì có cái gì khác với một cuộc vớt đồ từ một con tàu đắm thật? Và mình không thấy có gì là nghệ thuật ở đây, với mình, vì nó không làm mình phải nghĩ ngợi gì nhiều mà cũng chẳng làm cho mình phải giật mình về một góc cạnh gì mà nghệ thuật đã nhìn ra còn mình không nhìn ra. Nó cũng chẳng có gì đẹp, với mình.
Riêng Hirst thì mình thích ông này từ trước, trừ triển lãm này, vì ông ấy điên ra tấm ra món, chẳng cần lấy lòng ai. Những xác ướp bồ câu, cá mập, cừu là sự thách thức đạo đức của người xem. Khi xem vừa hơi kinh kinh vừa muốn xem kỹ... Những thứ kiểu ấy bắt người xem phải có thái độ lựa chọn. Nhưng cái triển lãm này trong bài gọi ông ấy là kẻ dân túy mình thấy đúng lắm. Nghệ sĩ nào đến lúc hết tài cũng chuyển sang dân túy cả, chỉ ve vuốt đám đông dễ dãi thôi :-)
Hy vọng triển lãm tới ông ấy chuyển sang làm những thứ thật li ti, đến mức phải dùng kính lúp xem, cho nó đổi khác :-)

20:52 Saturday,29.4.2017

Đăng bởi:  Nhất Linh

Anh Tùng thân mến,

Em có lòng vòng đâu ạ, mấy cái phương trình đấy cũng là nỗ lực của em để rút gọn ý kiến của mình ngắn gọn nhất có thể đấy chứ ạ :)

17:51 Saturday,29.4.2017

Đăng bởi:  phó đức tùng

Nhất Linh
bạn cứ giải thích lòng vòng mãi. mình thì chẳng tự ái, vì mình chẳng phải chuyên gia phê bình nghệ thuật, bạn bảo mình không hiểu gì cũng không sao. Mình chỉ muốn nghe ai đó giải thích về cái hay trong bộ sưu tập mới của Hirst nằm ở đâu, thế thôi. Vậy mà mình được nghe toàn những âm dương với thừa số với lằng nhằng dây cà ra dây muống.

17:05 Saturday,29.4.2017

Đăng bởi:  Nhất Linh

Anh Tùng nhìn dáng Phật thế mà toàn đổ tiếng ác cho em mấy lần : ) Lúc thì bảo em chê là lạc hậu, lúc thì bảo em “kiên quyết bảo không hiểu thế nào là đương đại thì khỏi giải thích”. Mà hình như anh tranh thủ đọc Soi trong lúc đang làm việc hay sao ấy nên không đọc kỹ mấy các trao đổi.

Em từ đầu chỉ nhận định và phản hồi dựa trên nội dung cmt của anh đấy chứ ạ và luôn cố gắng để hiểu nhau hơn. Còn từ phía em, lúc nào em cũng luôn nghĩ rằng thêm một người hiểu những thứ này thì chỉ có lợi thêm cho bọn em thôi, đặc biệt là những cá nhân elite trong xã hội Việt Nam. Nhưng em phải nói ra cái này, mong là anh không giận, hiểu về một hệ thống lý thuyết là một việc, chưa chắc nó đã đồng nghĩa với việc áp dụng nó trong những trường hợp cụ thể. Ngay bản thân em cũng từng ngày theo thời gian khám phá và hiểu công việc này hơn, nên một người không hiểu về nó chả có gì là không hay cả anh ạ.

Em hơi tiếc vì lần đầu nói chuyện với nhau lại là một trường hợp khá dị biệt như nhân vật Hirst. Nó có những vấn đề không theo cơ chế thông thường và vượt ra ngoài trải nghiệm của em trong nghệ thuật để em có thể nắm được và trao đổi với anh một cách thật là chi tiết. Ví dụ như hệ thống đằng sau Hirst, với các sưu tập gia, tài phiệt…. Con đường mà em đi đơn giản hơn, có những mối quan tâm một cách tự nhiên, rồi tạo ra các tác phẩm, khi nó có đủ cảm xúc và cũng gây được cảm xúc cho người khác thì sẽ có người đến với mình để tạo ra các triển lãm, có người đưa nó về bộ sưu tập.

Em đọc cmt gần nhất của anh thì thấy là anh em mình cũng có những điểm chung trong suy nghĩ về vấn đề này rồi. Có điều em không nghĩ trong nghệ thuật thì truyền thông có thể chi phối được nhiều, thực tế nó không có tác dụng mấy đâu ạ. Hệ thống sau Hirst mà em nói không phải là chỉ là hệ thống truyền thông mà em nghĩ nó phức tạp hơn thế.

Nói chung trong câu chuyện này, em nghĩ Hirst đã thực hiện một phương trình tích có dạng là X = -23 x -3

Em thấy ông Tây kia đi vào việc phân tích giá trị của 2 thừa số, và kêu ca rằng thừa số -3 nhỏ hơn 0, rồi -23 cũng nhỏ hơn 0 nốt.

Em chỉ muốn nói rằng vấn đề không phải ở chỗ đó, vì cuối cùng X của Hirst = -23 x -3 = 69

7:03 Saturday,29.4.2017

Đăng bởi:  phó đức tùng

Nhất Linh
ý anh không muốn bàn về giá trị vật chất, mà là về việc manipulation của hệ thống truyền thông. Theo như em nói thì một tác phẩm của Hirst có thể không có chút giá trị nghệ thuật nào, mà hoàn toàn do truyền thông dựng đứng lên thành một giá trị trên trời. Cũng tương tự như một thực phẩm độc hai, có nghĩa là giá trị sử dụng thực là âm chứ không phải dương, mà nhờ truyền thông người ta vẫn đổ xô vào mua.

Riêng anh thì anh không tin vào năng lực đổi trắng thay đen của truyền thông, mà chỉ là năng lực thổi phồng. Giá trị nghệ thuật của Hirst bằng con ếch, truyền thông bơm lên bằng con bò, chứ nếu không có giá trị thì rất khó.

Anh thực sự chưa nhìn ra giá trị các món triển lãm trong con tàu huyền thoại này như thế nào, nên muốn ai đó chỉ ra cho. Anh thấy những critic của ông tây kia có lý. Tuy nhiên không thể coi thường Hirst được, không hiểu ông ta làm vậy là ý gì. Nhưng nếu em kiên quyết nói rằng: hiển nhiên là thế, Hirst vẫn thế, và nếu biết thế nào là đương đại thì đương nhiên hiểu, không biết thế nào là đương đại thì đương nhiên không thể hiểu, khỏi giải thích, thì anh cũng đành chịu thôi. anh nghĩ phê bình nghệ thuật ở VN có thể cũng mở ra thành một chi phái trong hội phật giáo cho nó u linh huyền bí là được.

1:57 Saturday,29.4.2017

Đăng bởi:  Nhất Linh

Anh Tùng,

Điều anh thắc mắc thực ra rất đơn giản ạ. Ngô, thịt bò và cả mật ong trong chuyện của anh em mình khác với đồ của Hirst ở chỗ này ạ: để quy đổi được chúng thành tiền thì phải có một điều kiện được đáp ứng là chúng phải mang một giá trị phẩm chất bằng X. Nếu coi loại mật huyền thoại anh vẫn nhắc có phẩm chất X=10. Thì giá trị của chúng là 10 ≥ X > O. Trên thực tế, X càng gần 10 thì càng khả thi, và nó có thể xuống đến 6, cùng lắm đến 5 là có vấn đề, và chắc chắn một điều X luôn phải lớn hơn 0.

Nhưng X của Hirst hoàn toàn có khả năng có thể bằng 0 hoặc X nhỏ hơn 0 cho tới X bằng Âm vô cùng: 10 ≥ X ≥ − ∞.

9:49 Friday,28.4.2017

Đăng bởi:  candid

Em thấy trong bài của ông Tây có nói đến sến kiểu Game of thrones, em thích xem GOT nên chắc thế thấy khoái triển lãm này.

9:07 Friday,28.4.2017

Đăng bởi:  LC

Anh Tùng gõ vào Tìm kiếm của Soi, nội dung Đương đại, tác giả Bình Nhất Lang (!)... đọc cho đỡ mệt
Đọc xong rồi lại quay về với Hirst, mới thấy rất nhiều niềm vui đó .

8:11 Friday,28.4.2017

Đăng bởi:  phó đức tùng

Nhất Linh
Cám ơn bạn giải thích, nhưng đúng là mình vẫn không thể thấy thoả mãn lắm được. Việc mình không thể hiểu được nghệ thuật đương đại thì rõ rồi, nếu hiểu thì mình đã không hỏi, mà đã giải thích xem thực ra các tác phẩm này hay ho thế nào.
Theo mình hiểu bạn đến giờ thì như sau: ông kia chê các tác phẩm của Hirst là mauvais gout. và bạn thì cho rằng bởi ông ta không hiểu thế nào là nghệ thuật đương đại. nếu một thứ mauvais gout rõ ràng, trong một tổng thể mauvais gout mà dân tình lại đổ xô vào mua thì cái đó chính là nghệ thuật đương đại? Và lý do của việc đổ xô vào mua đó có thể là do hệ quả của một hệ thống truyền thông đầy khôn ngoan. như vậy việc thế giới vẫn lao vào mua ngô biến đổi gen, ăn thịt bò điên v.v. thì cũng có thể coi như đó là những tác phẩm nghệ thuật đương đại? Tình trạng thị hiếu đương đại tồi tệ như đống cứt, và tôi là nghệ sỹ, tôi cũng lặn ngụp trong đó và ỉa thêm một đống nữa cũng thối, và bảo đó là tinh thần thời đại?
Trở lại với Hirst, bối cảnh hiên nay như vậy có nghĩa là ông ta không thể có khả năng không tạo ra tác phẩm đương đại vĩ đại, vì bất kể ông ta làm gì, đánh phát rắm thôi thì cũng có cả hệ thống thổi phồng lên và một lũ quần chúng bu vào ngửi. Nói cách khác, bản thân sự tồn tại của ông ta bây giờ là một tác phẩm đương đại bất khả kháng. Như vậy, mọi phản biện, chê bai Hirst đều là mù về khái niêm đương đại?

23:17 Thursday,27.4.2017

Đăng bởi:  Nhất Linh

Anh Tùng thân mến,

Bây giờ thì em thấy dễ connect hơn nhiều rồi ạ. Lúc trước em đánh giá sai khi mặc định là anh hoàn toàn hiểu nguyên lý của nghệ thuật hiện đại cho tới nay, vì vậy mà bối rối khi không sao giao tiếp được, như kiểu một bên dùng wifi một bên bật bluetooth. Khi anh đưa ra nhiều ý kiến và câu hỏi hơn thì giúp em nhận ra anh đang đứng trọn vẹn trong vùng nghệ thuật hiện đại trở về trước.

Khi đó thì các tác phẩm nghệ thuật giống như một cấu trúc, và người ta đánh giá các tác phẩm qua việc xem xét nó giải quyết mối quan hệ giữa cái biểu đạt (signifier ) và cái được biểu đạt (signified).

Những câu hỏi của anh phản ánh rõ điều này:
1-Các tác phẩm trong triển lãm này của Hirst là tốt hay không về mặt nghệ thuật. Tốt thì tốt thế nào, dựa trên lý luận nào để nói là tốt. Nếu nói nó tốt vì phản ánh được tinh thần thời đại thì tinh thần đó là gì, được phản ánh thế nào, khác với những tác phẩm kém hơn cũng phản ánh cùng tinh thần đó thế nào?
2- Ông tây kia chê tác phẩm đó dở là thực ra chê cái gì, tại sao lại chê như vậy?

Nhưng nghệ thuật Hậu hiện đại về sau thì nó không còn là một cấu trúc và người ta hoàn toàn không quan tâm gì nữa đến mối quan hệ nói trên kia.

Khi có viên gạch supreme, số người từ ABC đến KLM là mua theo bản năng, vì thương hiệu, vì con ghẹ thằng bạn nó mua, abcxyz … khi đó số người từ NOP đến VWX mua vì họ thấy viên gạch đó đã có giá trị đầu tư. Tiếp theo em và anh mỗi người làm một cục, nhưng mình mua vì thấy lúc này nó là hiện thân của câu chuyện xu thế, trào lưu...

Trở lại với Hirst và câu hỏi của anh. Có tác phẩm nào phản ánh cái tinh thần đó tốt bằng việc làm ra những xuất phẩm nằm trong một tổng thể mà cả nó và tổng thể đó đều “Mauvais gout” Nhưng người ta lại vẫn muốn sở hữu nó. Như vậy thì mình phân tích về tính thẩm mĩ hay giá trị của từng vật phẩm làm gì nữa. Ở câu hỏi 2 của anh, ông Tây kia cũng xuất phát từ góc nhìn tương tự như anh nên ông ấy đi vào việc chê những vật phẩm và câu chuyện của Hirst

Tất nhiên làm được điều bên trên là điều cực kì khó, nó bao gồm rất nhiều thứ: từ xuất thân của Hirst (YBA), vị trí phát ngôn của Hirst (dù nghệ thuật đương đại luôn có tính Phi tâm hóa nhưng không phủ nhận được việc vị trí để đưa ra tác phẩm rất quan trọng. Anh xem trong quyển 7 ngày trong thế giới Nghệ thuật của Như Huy dịch mới đây – một cuốn sách rất hay; có chi tiết nhỏ nhưng rất chính xác về điều này), hệ thống đằng sau Hirst… và vô vàn thứ mà em còn rất nhỏ để hiểu…

Nói chung em thấy trường hợp của Hirst rất đặc biệt và lý thú, dù dưới góc độ một người thực hành em không học được điều gì. Type đến đây tự nhiên thấy cái title ở bài ngay bên cạnh của Soi hay quá "Phản anh hùng đạt được mọi thứ mà anh hùng khó có”

23:14 Thursday,27.4.2017

Đăng bởi:  Nhất Linh

@ Boong: Xem tranh anh Minh Thành có thấy chìm trong một cảm giác mềm mại và ướt át không? Xem tranh anh Lê Quảng Hà có thấy bật lên chất gai góc, dương tính mạnh không?

Nghe giọng “thanh niên” mấy lại “chiên cần” thì khoanh vùng được 3 cái tên, để thử sms xem chuẩn không nhé :D. Anh thì năm nay nếu không có thêm gì nữa thì có 2 triển lãm, một ở Tokyo làm với Nation Art Center Tokyo và Mori Museum. Còn một vụ nữa thì đang thi công tác phẩm.
Hehe, vào Soi mà lấy tên Boong dị vãi, cho cái boong này: https://www.youtube.com/watch?v=1pyfe_IHov8.

20:36 Thursday,27.4.2017

Đăng bởi:  Candid

Em thì chả hiểu quái gì nhưng chỉ tiếc là không được xem triển lãm này tận mắt. Sống ở vùng trũng thế giới khổ thế.

17:27 Thursday,27.4.2017

Đăng bởi:  Aristocratie Rurale

Ngồi đọc còm men của hai bạn Tùng Linh buồn cười ra phết. Bạn Tùng thì rất chi là tròn vành rõ chữ và rành mạch logic nhưng lại logic một cách chi tiết, cứ bám theo các chi tiết mà không nắm được tổng thể câu chuyện. Bạn Linh thì hiểu bạn Tùng nhưng không sao khiến bạn Tùng nắm được binh tình thành ra đối thoại rơi tòm vào ngõ cụt. Giọng bạn thì nhã nhặn nhẹ nhàng nhưng chắc đang vừa rê chuột vừa cười tủm. Mình lâu nay vẫn hâm mộ bạn Tùng qua những trang viết và giờ vẫn vậy nhưng đúng là đọc nhiều biết rộng và hiểu về một lính vực cụ thể nào đó là hai việc rất khác nhau. Pha trà ngắm mưa đi các bạn ơi, Hà Nội chằng còn nhiều ngày mát nữa đâu

17:27 Thursday,27.4.2017

Đăng bởi:  Raumuong Noigian

Hoan hô! Bra vồ. Người ta bảo đừng đùa với đám đông. Nhưng có những kẻ lỡm bỡn được đám đông, thì đó là siêu nhân. Tuy luôn luôn làm người tỉnh táo khó chịu. Có cái là khi đám đông tỉnh táo trở lại thì cũng cực kỳ khó chịu.

15:42 Thursday,27.4.2017

Đăng bởi:  Boong

Hehe thanh niên chuyên cần dạo này biến đi đâu mất tăm mất tích cả năm trời tự nhiên hôm nay xuất hiện thế ??? Biết em là ai không ?Năm nay có dự án hay triển lãm gì không anh ơi? Giọng điệu nghe vẫn lắm nhọt quá keke .Thế nào là tác phẩm mềm và ướt, thế nào là tác phẩm cương dương, nói nghe xem nào :)))))

15:41 Thursday,27.4.2017

Đăng bởi:  Boong

Hehe thanh niên chuyên cần dạo này biến đi đâu mất tăm mất tích cả năm trời tự nhiên hôm nay xuất hiện thế ??? Biết em là ai ko ?Năm nay có dự án hay triển lãm gì hok anh ơi? Giọng điệu nghe vẫn lắm nhọt quá keke

14:00 Thursday,27.4.2017

Đăng bởi:  LC

Hít là Hít còn mật ông bạc Hà là anh Tùng, hoàn toàn khác nhau. Bạn chép lại câu ấy dán lên trán đi Bàng ca!

12:35 Thursday,27.4.2017

Đăng bởi:  phó đức tùng

Nhất Linh
cũng có thể mình không hiểu ý bạn. vậy bạn hãy làm rõ mấy ý sau:
1- Các tác phẩm trong triển lãm này của Hirst là tốt hay không về mặt nghệ thuật. Tốt thì tốt thế nào, dựa trên lý luận nào để nói là tốt. Nếu nói nó tốt vì phản ánh được tinh thần thời đại thì tinh thần đó là gì, được phản ánh thế nào, khác với những tác phẩm kém hơn cũng phản ánh cùng tinh thần đó thế nào? (nên nhớ, nếu tinh thần thời đại là sự nông choèn, phù phiếm thì một tác phẩm nghệ thuật tốt phản ánh tinh thần đó là tác phẩm rất sâu sắc, thấm thía, cho người ta thấy rõ tinh thần đó chứ không phải là một tác phẩm cũng nông choèn, phù phiếm)
2- Ông tây kia chê tác phẩm đó dở là thực ra chê cái gì, tại sao lại chê như vậy? (cần phải hiểu nghiêm túc ông ta muốn nói gì, đừng hiển nhiên coi là ông ta nói linh tinh)

11:32 Thursday,27.4.2017

Đăng bởi:  Nhất Linh

Hic, anh Tùng đúng là vẫn chưa hiểu ý em thật rồi. Để em đi kiếm cốc cafe cho tỉnh táo rồi tìm cách cmt lại vậy ^-^

8:29 Thursday,27.4.2017

Đăng bởi:  phó đức tùng

Kenzo
- Hirst tạo được tác phẩm phản ánh tinh thần thời đại: đó mới là khẳng định của tác giả, chưa có lập luận, tương tự như ông kia nói Hirst không phản ánh được cái gì ngoài sự tâm thần.
- Hirst nhất quán: không để làm gì, vì ông kia không bảo Hirst không nhất quán
- Hirst cố tình: cũng không để làm gì, vì ai cũng biết ông ta cố tinh.

câu "toàn bộ câu chuyện từ trước tới nay..." chỉ nói là từ xưa tới nay ông ta vẫn làm vậy, từ đó không suy là là cái bây giờ tất nhiên phải tốt. Việc thời đại thích sở hữu đám đông, phù phiếm v.v. không chứng minh giá trị nghệ thuật của các tác phẩm cụ thể đang được trưng bày.

Mình không nói Nhất Linh sai, vì Nhất Linh chưa có lập luận nào để bàn là đúng hay sai cả. mà là phản biện của Nhất Linh chưa phải là phản biện.

7:13 Thursday,27.4.2017

Đăng bởi:  Kenzo

Anh Tùng: Em nghĩ là Nhất Linh lập luận đúng đấy chứ:
- Hirst tạo được tác phẩm phản ảnh tinh thần thời đại này
- Hirst nhất quán trong mọi dự án
- đến dự án này cũng thế
- xét Hirst nên xét theo chuỗi "cố tình" đó
Nhất Linh có đoạn thế này ạ:
"toàn bộ câu chuyện của Hirst từ trước đến nay, cách ông ta tạo ra những vật phẩm cầu kỳ, cách ông ta bán chúng, cho tới dự án này; nó giống như một cú đùa dai nhưng rất ra tinh thần của thời này – thời mà người ta có thị hiếu kiểu đám đông, ham muốn sở hữu rất cao nhưng cũng rất phù phiếm"
*
Cơ mà đọc các phản biện của anh Tùng em thấy rất hay. Em kịp thời sửa trong bài luận của em đang làm :-))) Cảm ơn anh.

0:36 Thursday,27.4.2017

Đăng bởi:  phó đức tùng

Nhất Linh
Anh không nghĩ là anh hiểu sai cậu. Ý cậu là Hirst nổi tiếng vì ông ta thống nhất từ đầu tới cuối, kiểu làm ăn có uy tín, và vì đám đông tin vào ông ta. Nhưng điều đó không phản biện được là những tác phẩm lần này bầy có thể là không ra gì.
Nếu bạn nắm được các lỗi nguỵ biện thì phải biết một trong những lỗi cơ bản nhất là lẫn lộn giữa tác phẩm và tác giả. Ông tây đang chê một tác phẩm, thì bạn phải phản biện lại chính lời chê đó, với chính tác phẩm đó, chứ không thể xoay sang nói nhưng con người tác giả thể này, ngày xưa ông ta đã làm thế kia, cho dù nhận định của bạn về con người tác giả có đúng hay không. Việc có người muốn sở hữu một tác phẩm không biến nó thành nghệ thuật, nằm ngoài khả năng phê bình. Nếu vậy thì cứ đại gia mua cái gì thì cái đó là nghệ thuật cao.
Ví dụ với chai mật cũng không hợp chỗ. Chai mật của cậu nói là về cơ bản chất lượng tốt, gần như không phân biệt được với loại hảo hạng, công thêm danh tiếng lâu đời của người bán thì người mua có thể trả giá bằng giá mật hảo hạng. Nhưng bây giờ có người bảo đó không phải mật, mà là nước cống, thì trước tiên ta phải chứng minh nó là mật, thậm chí ít nhất là mật loại A đã.

22:33 Wednesday,26.4.2017

Đăng bởi:  Nhất Linh

Anh Tùng ơi, chắc tại em viết cmt hơi thiếu cụ thể nên anh em mình chưa hiểu ý nhau thôi anh ạ. Nhiều lúc nếu cần viết một cái gì đó có tính công cộng, thực sự là em sợ nó sẽ cụ thể quá, cảm thấy như thể là thiếu tôn trọng những người vô tình sẽ đọc nó bằng cách coi thường khả năng hiểu của họ. Nhưng một người như anh Tùng không hiểu thì tức là lỗi diễn đạt của em rồi.

Em đã đọc bài của bác Tây mà anh Long dịch mấy lần, quả là nó không có nhiều nội dung anh ạ. Nó chỉ có mấy điểm là chê câu chuyện của Hirst là bốc phét, cả chiều dài của nó là liệt kê và chê tính thẩm mỹ mấy món đồ của Hirst, cuối cùng là chê cái dự án này tốn tiền :D

Nên ở cmt của em mà Soi đưa thành bài này, em chỉ muốn nói rằng câu chuyện của Hirst không phải là câu chuyện thẩm mĩ kiểu như thế. Hirst đã là một kẻ coi “cứt làm gì có thật” thì bàn về chuyện ấy làm gì nữa :) Như bạn LC ở trên có ý như vậy cũng đúng.

Case của Hirst thực ra theo em rất lý thú. Ví dụ thế nào bây giờ nhỉ. Nói một cách ngây ngô, giả sử mai anh đầu tư một cơ sở làm mật ong, không ai biết bên trong như thế nào, mật anh làm ra tất nhiên chất lượng cũng tốt, không hóa chất, thơm ngon, tóm lại là nó cũng là thứ mật ổn nhưng nó chưa phải một thứ mật huyền thoại như loại mật bạc hà kia. Nhưng em là một người đi mua, qua cảm nhận của em về con người anh, cộng với loạt bài về mật kia không khó dẫn đến việc em nhìn nhận chai mật mua về tương đương với chai mật huyền thoại ở trên. Có số lượng n người như em mua mật, chai mật trở thành một giá trị. Khi đó tất nhiên vẫn có những người, họ biết chai mật của anh phẩm chất không đến mức huyền thoại nhưng khi có một cộng đồng đủ lớn coi nó là huyền thoại, họ cũng sẽ hài lòng với việc mua nó như thế.

Trở lại trường hợp của Hirst, em thấy nó phức tạp và hấp dẫn hơn nhiều chuyện chai mật. Đến một lúc, tác phẩm của Hirst dù Kisch như bài kia chê, mà vẫn có người muốn sở hữu nó, khi đó thì chính câu chuyện đó trở thành nghệ thuật. Tác phẩm của Hirst trở nên có giá trị nghệ thuật bằng tổng thể câu chuyện đó.

Em không có khả năng để đi sâu vào vấn đề này, ban đầu em cmt chỉ là vì thấy bài viết kia hơi lệch với đối tượng mà nó đề cập thôi ạ.

20:45 Wednesday,26.4.2017

Đăng bởi:  LC

Hirst đã là một thứ phản lý luận một cách trầm trọng như thế, thì còn phân giải làm gì cho thúi nhỉ ?

19:08 Wednesday,26.4.2017

Đăng bởi:  phó đức tùng

Thực ra bạn Linh hoàn toàn không nhắm vào vấn đề là những phê phán của bài trước sai ở chỗ nào, cũng không phân tích được Hirst hay ở chỗ nào. lý do du y nhất là sự nhất quán thì không phải là lý luận thực sự để bàn về giá trị của ông. toàn bộ tàu đắm cả ngàn hiện vật, tất nhiên là nhất quán, cũng không tránh khỏi bị chê, thì sự nhất quán với những thứ khác nữa cũng không cứu được. Việc nói tác phẩm của ông rất thời đại quá chung chung, không rõ nó thời đại ở chỗ nào. Nếu tinh thần thời đại nằm ở gu adua đám đông, ham sở hữu và phù phiếm thì cái gì khiến chỉ riêng Hirst đặc biệt thành công? cái gì khiến cho việc đáp ứng những thứ thấp kém kia lại khó như vậy?
Không có nhà nghiên cứu nghệ thuật nghiêm túc ở VN nào bàn về Hirst được sao?

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả