Bàn luận

"Chủ nghĩa Hậu hiện đại" là có hay không hả các bác?

Dương Trần Tôi có đọc một bài viết của bà Thụy Khuê, trong đó bà cho rằng “chủ nghĩa Hậu hiện đại” chỉ là một sự gán ghép đầu Ngô mình Sở giữa lý thuyết Hậu hiện đại của Lyotard với một rọ những triết gia, những nhà phê bình và những tác giả đặc […]

Ý kiến - Thảo luận

13:57 Tuesday,2.5.2017

Đăng bởi:  LC

Cờ Lay Tồ Dương
Có Hậu thì có nghĩa là sẽ phát triển chứ, bằng chứng là Việt nam có những gallery đương đại lớn, thế giới biết, chỉ có chúng ta không biết họ thôi.
Hậu cấu trúc tớ sẽ nghiên cứu rồi cmt dài ngoẵng, xem Soi có tải nổi không. Hi ha

11:23 Tuesday,2.5.2017

Đăng bởi:  Clayton Duong

CN Hậu hiện đại có liên quan như thế nào tới CN Hậu Cấu trúc? Các CN này đều thật khó có đất phát triển ở VN.

9:35 Sunday,30.4.2017

Đăng bởi:  admin

Có một cuốn về Hậu Hiện Đại rất hay, minh họa rất đẹp, đọc lại rất vui là cuốn "Nhập môn chủ nghĩa Hậu Hiện Đại" (Richard Appignanesi và Chriss Gattat đồng tác giả, Trần Tiễn Cao Đăng dịch, Bùi Văn Nam Sơn hiệu đính, do nhà xuất bản Trẻ phát hành). Các bạn có thể hỏi ở nhà sách của nhà xuất bản, có cả một bộ Nhập môn của nhiều chủ nghĩa, lý thuyết...

21:06 Saturday,29.4.2017

Đăng bởi:  Candid

@Nhất Linh: có lẽ hậu hiện đại giống như phụ nữ đúng không bác? Chỉ có thể sét đánh chứ không thể hiểu?

20:50 Saturday,29.4.2017

Đăng bởi:  Nhất Linh

Thế hóa ra "tình yêu sét đánh" là có thật và còn có cả lý thuyết nền tảng hẳn hoi bác nhỉ :)

18:26 Saturday,29.4.2017

Đăng bởi:  Candid

Cám ơn bác Nhất Linh, trước giờ em vẫn chỉ dựa vào bản năng và cảm xúc để xem. Thú thực cũng chỉ biết thích hay không thích chứ không biết tại sao. Có một cuốn sách của Friedman có đề ra lý thuyết điều mà trực giác mách bảo chúng ta trong 3s đầu tiên thường chính xác hơn các quyết định sau một thời gian dài nghiên cứu phân tích.

17:02 Saturday,29.4.2017

Đăng bởi:  Nhất Linh

@ Bác Candid và bác Dương Trần: em nghĩ là một tác phẩm dù thuộc về hệ thống nào thì nó cũng sinh ra từ cảm xúc của một người và cuối cùng đến với cảm xúc của những người khác thôi ạ. Nên mình cứ xem nó như quyển sách hay cái cây thôi, nếu nó cho mình một cảm xúc nào đó thì mới quan trọng còn không thì cũng chằng cần quan tâm nó thuộc về đâu ạ.

15:04 Saturday,29.4.2017

Đăng bởi:  Candid

@LC: mình có cần hiểu đâu? Vấn đề là để đừng có như xem bộ quần áo của hoàng đế thôi.

14:55 Saturday,29.4.2017

Đăng bởi:  LC

Vào nghệ thuật, mà mong hiểu rõ ràng cũng chết, các bác ạ. Em xin được hiểu một cách trừu tượng nhưng tuyệt đối tin tưởng. Tâm không phân biệt đẹp xấu , thì giá trị hay không là ở mình và do mình cả.
Sáng nay, em lội lách trong một dòng xe cộ đông nghẹt, về phía Nam, chỗ Pháp Vân. Nhà nhà về quê hoặc đi biển, nhưng mình thì đi xem vườn hồng. Giữa một vườn toàn hoa nở thơm ngát , có cái chòi bán nước uống, xôi gà và bánh tẻ. Ngồi ăn trưa sướng quá. Lúc đi về, quanh co giữa rặng tường vi, thì có một chị đang cắt bầu sao trên dàn, đem về ăn. Con mỏ nhọn dừng lại xin để cho một quả, rồi hí hửng đem về . Về đến nhà, mọi người hỏi " đi mua bầu lâu thế? " .Em cãi : đi vườn hồng đấy chứ !
Hồng hay bầu, đâu có khác gì nhau...

11:43 Saturday,29.4.2017

Đăng bởi:  Dương Trần

@ Bác Candid: Tôi mới sắm quyển "50 câu hỏi mỹ học đương đại" của Marc Jimenez, để nghiền hết xem quyển này có trả lời được phần nào câu hỏi của bác và cũng của tôi không :))

10:39 Saturday,29.4.2017

Đăng bởi:  Candid

@bác Tùng: hỗn loạn như thế thì có thứ gì như kim chỉ nam giúp người xem thưởng thức các tác phẩm hậu hiện đại không?

9:52 Saturday,29.4.2017

Đăng bởi:  phó đức tùng

Bác Dương Trần
thực sự không có một lý thuyết hậu hiện đại như là một lý thuyết thống nhất kiểu hiện đại, vì thế nó mới không có tên riêng, mà bao gồm một hệ thống tất cả các nỗ lực nhằm vượt qua, phản lại câu chuyện hiện đại. Không phải vì người ta lú lẫn ném nhiều thứ vào nồi lẩu, mà bản chất của hậu hiện đại là vô số dòng khác nhau, cái đó chính là sự khác nhau giữa cái đại tự sự và các tiểu tự sự. Cái chung duy nhất mà tôi đã đề cập là nỗ lực phản bác ý tưởng vũ trụ quan cơ học và tìm ra vị thế của con người cá thể, nhưng tất nhiên vì là cá thể nên mỗi con đường sẽ khác nhau. Deconstructivism cũng là một triết lý nhằm đả phá hình ảnh của một cỗ máy vũ trụ được xây dựng một cách chủ ý, từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao.

8:50 Saturday,29.4.2017

Đăng bởi:  Dương Trần

Cảm ơn bác Tùng đã đưa ra ý kiến của mình trong vấn đề này. Thực ra chỉ là tôi đọc thấy trong bài của bác Nhất Linh có nhắc đến những Derrida, Foucalt, Lyotard... như là những người xây dựng lý thuyết Hậu hiện đại. Trong khi đó như tôi được biết thì ngoài Lyotard có sử dụng từ "Hậu hiện đại" để chỉ thời kỳ từ sau những năm 50 của thế kỷ XX trở đi với đặc trưng là sự hoài nghi các grand récit, metarécit thì Derrida với thuyết Déconstruction hay Foucalt được gắn với Cấu trúc luận đều không có nhiều điểm gần gũi với nhau lắm. Đã thế nhiều người còn dồn chung cả những Eco, Barthes, Bakhtin, Blanchot... vào một rọ "Hậu hiện đại", biến nó thành một nồi lẩu thập cẩm tạp pí lù. Tôi nghĩ hiện nay người ta sính dùng chữ "Hậu" quá, cứ gắn thêm một chữ "Hậu" vào các lý thuyết đi trước là tự nhiên thành một lý thuyết mới trong khi chẳng thể phân biệt rõ ràng được nội hàm của các lý thuyết có sự khác biệt gì.

6:42 Saturday,29.4.2017

Đăng bởi:  admin

@ Phó Đức Tùng: sửa rồi Tùng nhé. Cảm ơn Tùng

6:22 Saturday,29.4.2017

Đăng bởi:  phó đức tùng

Soi ơi
cái tranh minh hoạ cuối cùng, nghĩa là vận động và tiến bộ không thể cưỡng được (không có đoạn lùi đâu). CN Hiện đại tin vào tiến bộ, chứ không phải là biến chuyển. chỉ có hậu hiện đại mới nói quan trọng là biến chuyển, không cần biết hướng nào, tương tự mô hình lượng tử.

22:28 Friday,28.4.2017

Đăng bởi:  dilletant

"... dẫn tới một trào lưu phản hiện đại" - Vâng, tôi đang tìm ý này, và thấy. Cảm ơn Soi và các anh.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả