Đi & Ở

Một ca cấp cứu tại Hoa Kỳ (chuyện thật)

Tôi hoàn toàn không có hiểu biết gì về bảo hiểm y tế hay an sinh tại Hoa Kỳ. Đây chỉ đơn cử một trường hợp cá nhân mới xảy ra để cùng chia sẻ với những người quan tâm đến mặt này trong cuộc sống tại Mỹ. Xin không đề cập những người lớn […]

Ý kiến - Thảo luận

23:37 Monday,11.3.2019

Đăng bởi:  Le Lex

Dân chúng Mỹ cũng lo lắng về những giá khủng khiếp đợi đúng lúc khách bệnh khẩn cấp đến bệnh viện, đúng là bị búa 2 cú. Cú đầu xây xẩm vừa hoàn hồn thì bị tiếp cú thứ hai, Mỹ gọi là Surprise Medical Bills, tái người trả nợ....nhưng chẳng nhẽ lúc khẩn cấp lại có thì giờ hỏi giá và mặc cả giá cả chăng?. Nghe nói vài tháng nữa, Quốc Hội Mỹ sẽ ra luật về Surprise Medical Bills này.

2:05 Monday,4.3.2019

Đăng bởi:  SA

;Bài trên National Public Radio (Phát thanh quốc gia) về 1 bà cho mèo hoang ăn  tại bang Florida, bị mèo cắn ngón tay. Bang đang có dại nên bà đi chích ngừa, vào cấp cứu 2 tiếng.

Tiền bệnh viện là 48.512 Usd cho việc này, nhưng bà có bảo hiểm của công chức liên bang. Bảo hiểm trả 34.618 Usd, phần còn lại bà phải chịu. Bà bảo, phải tôi chết đi, thì tiền đám tang còn nhẹ hơn.

11:41 Tuesday,30.10.2018

Đăng bởi:  SA

@Dang Tran

GDP đầu người của mỗi nước tùy thuộc về nhiều chuyện, hay năng xuất cũng thế. Nhưng 1 trong những yếu tố đơn giản của GDP là số giờ lao động. Tại Mỹ số giờ này là 1780 giờ/năm, tại Thụy Điển là 1609 (Đức 1356, Pháp 1514)

Năng xuất của Hoa Kỳ cao ($34.02) nhưng thấp hơn Na Uy ($52.20) hay Thụy Sĩ ($50.08) vì Thụy Sĩ đi ra ngân hàng rất gần còn Na Uy với tay là đụng giếng dầu biển Bắc.

Cám ơn bạn, mùa đông Bắc Âu thì tuổi 20 còn OK, tuổi 60 thì mùa mưa ở Thái Lan vui hơn chứ.

0:35 Tuesday,30.10.2018

Đăng bởi:  Dang Tran

@SA

Cám ơn bác SA. Câu chuyện của bác rất tuyệt, gợi lại kỷ niệm của tôi với Thụy Điển. Một đất nước văn minh, đẹp và rất sạch nhưng cảm giác nếu sống ở đây thì hơi buồn. Không biết bác SA vượt qua mùa đông ở Thụy Điển như thế nào.

Theo bác, tại sao người Thụy Điển có thể sống thong thả như vậy (so với người Mỹ)? Thu nhập đầu người của Thụy Điển vẫn thấp hơn Mỹ trong khi thuế thu nhập rất cao. Người Mỹ ngay cả khi không phải trả viện phí, con học trường công cũng không thể rảnh rang như vậy.

Có một điều an ủi là về cường độ và thời gian lao động thì người Mỹ còn thua xa người Nhật: (Tôi hoàn toàn đồng ý với bác SA là tới khi có thu nhập nào đó thì nên đổi tiền bạc lấy thời gian.

14:06 Monday,29.10.2018

Đăng bởi:  Le Lex

Đọc trong mạng thì biết dân Thụy Điển thích đóng thuế dù cao so với nhiều nước vì tin vào sự minh bạch và hiệu lực của sở thuế làm việc đúng đắn.

Còn lý do di dân  bạo động, đốt xe.... thì họ nghi là có thể có lý do là..... luật của Thuỵ Điển bảo vệ việc làm nghĩa là nếu hãng xưởng hay Công ty nào mướn ai làm việc đã vài tháng thì phải mướn cả đời trừ khi đóng cửa, vì thế họ tuyển lựa nhân viên rất kỹ và có lẽ ưu tiên cho người bản xứ.  Vì thế chính sự chênh lệch cao về có nghề nghiệp hay không khiến di dân trẻ vô công dỗi nghề đâm có mặc cảm hèn kém, buồn chán đâm nổi loạn.....như trích:

Sweden has generously welcomed immigrants into its borders. But there is another border — around its jobs market — and it is heavily fortified.
The result? Young men with nothing to do and nothing to lose, standing on the outside, looking in, with a sense of worthlessness, humiliation and boredom. It’s not the first time that such a situation has ended in violence. When this happens in Sweden it shocks the left, because it shows that money isn’t everything. A government can supply you with goods and services, but not with self-worth and the respect of others. A government can fulfil all your material needs, but it can’t give you the sense that you accomplished this yourself.

Không hiểu Thuỵ Điển giải quyết sao đây?.

10:40 Monday,29.10.2018

Đăng bởi:  SA

@ Dang Tran

Thời gian 1971-1974, lúc tập tễnh vào đời, duyên đưa đấy mình dến gắn bó với cộng đồng Thụy Điển tại Paris, sinh hoạt mật thiết với họ tại những nơi họ lui tới, đi lễ nhà thờ Thụy Điển (!) Mình sang Thụy Điển nhiều bận trong thời gian này và mùa đông 1972 (âm 15 độ) là trải qua ở đó.

Tháng trước, gặp một ông người Na Uy định cư ở Thái Lan, mình ngạc nhiên là vẫn còn trao đổi bằng tiếng này với ông được vài câu. Qua các bạn của mình và gia đình họ, chuyện khoe thuế  và tỵ hiềm, không phải là 1 huyền thoại. Tâm l‎y về thuế nhà nước này là 1 đặc điểm của Bắc Âu, việc này rất được tôn trọng và nhân viên sở thuế được liệt vào hàng… linh mục. Tại các nước Bắc Âu, số thuế mỗi công dân trả có thể tham khảo bởi bất cứ ai . Hàng năm, báo toàn quốc hay địa phương lập danh sách những người trả thuế nhiều nhất nước hay nhiều nhất huyện. Thành phần thu nhập cao, đến mức nào đó trong năm thì đi chơi 6 tháng, như 2 cô tôi biết, sắm cái xe VW Van, lái sang tận Ấn Độ.

Đây là một lựa chọn sống tại Âu châu nói chung. Tại Pháp chẳng hạn theo luật định, lao động Pháp có 5 tuần phép và 35 tiếng 1 tuần. Những người lao động 40 tiếng/ tuần thì lấy 5 giờ này cộng lại để trừ đi, và như thế được phép thêm 6 tuần nữa, tức là 11-12 tuần phép trong năm, so với Mỹ thông thường là 2 tuần và không có luật định. Tại Pháp, nghỉ phép còn thiêng liêng hơn là linh mục (hay sở thuế Thụy Điển).

Thụy  Điển có 480 ngày phép khi sanh con, 240 ngày cho người cha và 240 ngày cho người mẹ, với mức lương 80%. Bạn thất nghiệp, không có việc làm, thì sanh con cũng được trả lương (ở 1 nơi rất xa Thụy Điển, là Lybia dưới thời Gaddafi, có chính sách này).

Nói chung, đến một mức thu nhập nào đó, ta có thể đổi tiền bạc để lấy thì giờ nhìn con lớn lên hay nhìn mặt trời lặn.

2:58 Monday,29.10.2018

Đăng bởi:  Dang Tran

@SA

Bác lại gãi đúng chỗ ngứa của tôi.

Đúng như bác nói, Thụy Điển thời Olof Palmer đã ủng hộ mạnh mẽ các nước bị áp bức và còn chống lại cả Hoa Kỹ lẫn Liên Xô. Khác với Đan Mạch và Na Uy, Thụy Điển đã từ chối gia nhập NATO.

Chuyện hãnh diện vì đóng thuế nhiều hơn hàng xóm theo tôi chỉ là một huyền thoại. Với người châu Âu, những gì liên quan đến tài chính là vấn đề riêng tư nên không thể biết ai đóng hơn ai. Sự hào phóng của người Thụy Điển với các hoạt động nhân đạo là không phải bàn cãi. Tuy nhiên, đất nước này đang phải đối mặt khó khăn từ chính sự hào phóng của họ. Các vụ nổ súng xảy ra như cơm bữa và bạo lực từ những người nhập cư đã vượt quá mức trung bình của châu Âu.Nói lại chuyẹn nước Mỹ, khi mà phần đông người Mỹ càng ngày càng nghèo đi thì thăng thuế thu nhập là không khả thi. Khi tôi mang đủ thứ nợ trên đầu thì không thể có tâm trí đâu mà nghĩ đến chuyện làm từ thiện. Hơn nữa, chuyện làm từ thiện với là quyết định riêng tư của mỗi người. Với tôi, đóng góp cho một tổ chức từ thiện phi chính phủ thì có lý hơn là đóng thêm thuế mà không biết tiền đó sẽ đi về đâu.

22:25 Sunday,28.10.2018

Đăng bởi:  SA

@ Dang Tran
Ngày xửa ngày xưa, giờ thì không biết thế nào, công dân Thụy Điển thấy không khoe hàng hiệu hay xe con mà lấy chuyện họ trả nhiều thuế là một điều hãnh diện, hơn hàng xóm là ở chỗ đó.

Với con cháu ta, ta «đóng thuế» hơi bị nhiều và lo cho giáo dục, sức khỏe, của chúng thì mình nghĩ,  bổn phận của một quốc gia cũng thế, và quốc gia này thành nơi đáng sống và giàu mạnh nhờ đầu tư này chứ có phải đói kém thêm đâu.

Ngoài phúc lợi giáo dục y tế, giáo dục, an sinh, các nước Bắc Âu đóng góp vào giúp đỡ các nước kém mở mang, theo tỷ lệ cũng là cao nhất thế giới.

Một hôm (1972), mình ra bưu điện thấy một cụ bà khó khăn chống gậy đi trên tuyết. Cụ này, không ở trong nhà ôm lò sưởi mà uống trà chấm smorrebrod mà phải run rẩy mặc quần áo vào, leo xuống cầu thang. Cụ cất thân già vào bưu điện sáng mùa đông trơn trợt làm gì, chỉ để gửi tiền giúp Việt Nam, lúc đó có mẫu in sẵn tại bưu điện kêu gọi, điền vào đóng tiền xong rồi cụ đi về !

Mình ít khi nào dám đại diện hay thay mặt cho bất cứ gì. Mãi sau này, một bận đi xe đò chung với hai cô ba lô Thụy Điển, xe qua bệnh viện Hải Phòng có bảng tri ân giúp đỡ của Thụy Điển, mình nhớ đến cụ bà đó mà đánh bạo chỉ cho các cô xem và xin nhân danh người Việt để cảm tạ đất nước của các cô.

17:02 Sunday,28.10.2018

Đăng bởi:  Dang Tran

@SA
Tôi rất thích cách bác dẫn dắt người đọc để họ chấp nhận y tế Hoa Kỳ đội sổ trong các nước OECD.  Điều này hợp lý vì người Mỹ cũng đóng thuế ở mức đội sổ trong các nước này

Tôi thì sốc với mức thuế phải đóng của người dân ở "thiên đường an sinh xã hội" như Đan Mạch. Gần 50% thuế thu nhập là một con số điên rồ.

Một điểm khác nữa của Mỹ so với các nước trên là phải nuôi báo cô nhiều bà con của Obama. Sự nhân đạo y tế với họ cũng nên có mức độ. Có những tội phạm bị cảnh sát bắn nhưng vẫn được truyền cả trăm đơn vị máu (cỡ vài trăm ngàn đô) mà hầu hết không qua khỏi.

Chuyện mua nhà và tiêu xài, bác SA nói rất hay. Hôm nay bạn đồng nghiệp người Mỹ mới khoe với tôi là đã trả hết nợ cho chuyến du lịch trả góp. . Tôi phục người Mỹ ở cách họ lo xa trong công việc, trong làm ăn vì lúc nào cũng có back-up plan. Thế nhưng trong tiêu xài thì nói như người Việt là 'hoang", "ăn bữa nay không lo bữa sau".  Nợ nhà, nợ xe, đến khi con vào đại học cũng vay tiền học. Công việc thì làm gì có biên chế như ta, có khi sáng đi làm chiều đã bị đuổi. Có một bác SA hiểu rõ hơn tôi về chuyện này.

23:19 Saturday,27.10.2018

Đăng bởi:  SA

@Dang Tran

Bình luận giúp làm sáng tỏ thêm vấn đề, mình cũng hay bình luận lắm! Chuyện phải bán nhà là như sau, xin lấy thí dụ cụ thể 1 căn hộ $500.000 trung bình tại Westminster, Cali (Bolsa, phố Việt ở Quận Cam).

Người mua bỏ ra 20% là $100.000. Số trả góp mỗi tháng là $2.700 với phân lời 4.6% (thí dụ trên liên kết này là “dụ” khách mua, hiện khó ai có thể mượn tiền 4.6% trừ thành phần tinh hoa Nhà Hát của chế độ tín dụng). Sao thì 80% của căn hộ là sở hữu của ngân hàng.

Thời gian trả góp là 30 năm. Trong khoảng 5 năm đầu, số tiền 60 tháng chỉ đủ trả tiền lời trên 30 năm của $400.000 còn lại. Sang năm thứ 6 bạn mới bắt đầu trả phần vốn.

Luật thuế của Hoa Kỳ cho phép bạn trừ số tiền lãi trả cho ngân hàng vào thuế lợi tức cá nhân nhưng không cho trừ tiền vốn. Trong thời gian 5 năm đó, thường thì thu nhập của bạn lại gia tăng, từ phó phòng bạn lên trưởng phòng gì đó. Vậy bạn chẳng những sẽ phải trả thêm thuế mà lại không còn được trừ tiền lãi. Cho nên bạn đi mua 1 căn hộ mới giá cao hơn cái cũ là $500.000.

Việc này 5-10 năm xảy ra 1 lần và phần lớn chủ nhà ở Mỹ đều nợ ngân hàng. Nhà họ ở thì càng ngày càng to. Cuối đời lao động, thu nhập xuống khi phục viên, họ bán nhà to đang ở để mua 1 căn nhà tí xíu (vẫn nợ 80%) chứ ít ai mà sở hữu hoàn toàn 100%.

Mô hình trả góp này áp dụng cho mọi tiêu dùng, từ di động, TV đến xe con. Khi gặp hoàn cảnh bất hạnh, như đau ốm, mất việc, ly dị, thua độ bóng đá, thì bạn phải bán xe, rồi nhà. Nếu không bán thì chủ xe, chủ nhà là ngân hàng xiết và bán đấu giá. Con số này trong thập niên vừa qua là 3% hay 4% mỗi năm, sau khủng hoảng kinh tế 2007.

Dĩ nhiên, đây là đủ thứ ly do, chẳng phải riêng gì thanh toán tiền bệnh viện. Số hộ phá sản vì tiền thuốc năm 2009 được ước tính là 62.1% theo 1 điều tra của ĐH Harvard. Năm 2009 có 1,4 triệu hộ phá sản. Như vậy là 877.000 hộ phá sản vì tiền thuốc, tức 2,5 triệu người tại Mỹ (1 hộ =3 người). Năm 2013, 1 điều tra khác loại số người phá sản và mất việc (vì bệnh tật) ra khỏi con số này và tính có 57% hộ thôi tức là 2 triệu người ở Mỹ.

Đi vào chi tiết, vẫn có thể bàn lên cãi xuống, nhưng sao thì việc trả tiền thuốc dẫn đến phá sản không phải là hi hữu ở Hoa Kỳ . Việc này là không có ở các quốc gia phát triển khác có mạng lưới y tế và an ninh xã hội. Ám ảnh về chi phí y tế là có thật tại Hoa Kỳ và hoàn toàn không có ở những nước phát triển khác, và chi phí cao này, cao nhất thế giới lại khiến các biện pháp phòng ngừa kém hữu hiệu hơn, như trường hợp tử vong trẻ sơ sinh đã nói đến và khiến y tế Hoa Kỳ đội sổ trong các quốc gia OECD.

Nếu nói về “sốc văn hóa” thì đây là sốc lớn với người Âu “Sao, ở Mỹ phải trả tiền bệnh viện à?”, sốc lớn thứ nhì là số tiền phải trả! Đây không phải là quan tâm của người ở Pháp chẳng hạn. Nếu bệnh thì chữa và chữa cả đời, nếu bệnh thì nghỉ việc và duy trì lương bổng ở 1 mức nào đó cho đến khi hết bịnh hay cả đời. Chuyện này đã trở thành tự nhiên và được coi là nhân quyền căn bản trong xã hội. Sốc lớn thứ 3, hoàn toàn ngoài đề bài viết, là ở hồ bơi, phụ nữ không được để ngực trần.

9:14 Saturday,27.10.2018

Đăng bởi:  Dang Tran

Tôi nể bác Sáng Ánh vì cách phản hồi rất quân tử. Nhiều người tự cho là có học nhưng khi tôi vào comment thì cứ nhảy dựng lên dù chưa rõ đúng sai ra sao. Bác đã viết một bài hay và theo thiển ý của tôi thì bình luận thường dễ hơn là viết bài.

Nhân có cơ hội được bác hồi đáp, tôi xin được bàn thêm một số điểm.

Thứ nhất, về trường hợp của Beau Binden và Leon Lederman, theo phỏng đoán của tôi họ đã chữa bệnh tại private practice/hospital nên không có trợ giúp tài chính như tại các bệnh viện công. Tất nhiên chất lượng y tế ở những nơi đó thường là tốt hơn vì các bác sỹ giỏi thường mở phòng mạch riêng cũng như các bệnh viện tư thường tranh giành bác sỹ giỏi để lấy tiếng.

Tuy nhiên, căng đến mức phải bán nhà thì tôi không hiểu, có thể bác hiểu rõ hơn tôi. Ngay cả các công ty đòi nợ ở Mỹ cũng không bao giờ đòi trả hết một lúc mà cho trả góp dần.

Thứ hai, đúng như bác viết , khác biệt giàu nghèo ở Mỹ là rất cao. Nhân tiện bác đề cập tới tỷ lệ tử của trẻ da trắng ở Washington DC và Na Uy, tôi muốn nói thêm một chút. Ngay cả người Mỹ trắng cũng có sự chênh lệch rất lớn, đặc biệt là giữa người trong thành phố (nói chung thu nhập thấp hơn) và ngoại ô. Người nghèo thì không đủ tiền vào bệnh viện tư. Theo tôi biết thì Na Uy chỉ có bệnh viện công, thế nên tôi không thấy sự thống kê này đem lại nhiều ý nghĩa.

Tôi có ý này không biết bác nghĩ sao. Theo tôi, middle class ở Mỹ đã gần như biến mất. Chỉ có nhóm siêu giàu (1%) và nhóm nghèo. Nhiều người nhận mình là middle class vì có single house, có xe, một năm đi vacation đôi lần. Tôi nghĩ họ là người nghèo vì nhà , xe và nhiều thứ khác vẫn phải trả góp. Nhiều đồng nghiệp của tôi thu nhập cả gia đình cỡ trăm ngàn (income thừa tiêu chuẩn middle class) và vẫn phải tiêu kiểu paycheck by paycheck, thậm chí mượn thêm credit card. Họ sẽ phải làm việc như vậy đến gần hết đời và nếu mất việc thì không khác gì tự sát. Khoảng 60% người Mỹ có tiền tiết kiệm ít hơn $1000.

Tôi nghĩ middle class chỉ là cái label của giới chủ dán cho phần đông người làm công, làm họ ảo tưởng về vị thế của mình trong xã hội. Trên thực thế , ngưòi lao động ở Mỹ phải đóng thuế 2 lần: thu nhập và tiêu dùng. Morgage và credit card là hai chiếc vòng kim cô khiến không ai có thể ngừng làm việc, ngừng đóng thuế. Tiền thuế thu được lại được dùng cho các corporate của giới chủ cho "an sinh xã hội" và các corporate được rất được ưu đãi về thuế. Người giàu lại càng giàu thêm.

Có lẽ tôi viết hơi dài. Cám ơn bác Sáng Ánh.

22:28 Thursday,25.10.2018

Đăng bởi:  SA

Cám ơn bạn Dang Tran đã quan tâm. Về « mang tính tượng trưng là chính » thì mình không nghĩ là ngành y Hoa Kỳ sống trên sự tượng trưng. Việc « hầu như không ai trả nổi » nếu không có bảo hiểm tương ứng là chính xác. Hai thí dụ không trả nổi này là : 1 bộ trưởng tư pháp bang Delaware nhưng sau khi từ chức thì không còn bảo hiểm. Ông mang bệnh ung thư não, và việc điều trị đã khiến bố ông phải nghĩ đến việc bán nhà để chạy thuốc cho con. Một người bạn và sếp của bố ông biết được bèn ngăn không được bán, cần bao nhiêu thì tôi cho mượn,. Ông này là Beau Biden, và bố ông lúc đó là phó tổng thống Joe Biden. Bạn và sếp của bố ông là Obama . Việc bán nhà không phải là tượng trưng. Có gì bán nấy, là trường hợp của ông Leon Lederman. Năm 2015, ông đã phải bán đấu gia mề đay Nobel được 765.000 USD là 1 con số bình thường trong việc chữa trị . Đây là 2 thí dụ đặc biệt thôi, và hẳn là đặc biệt vì không phải ai cũng có bạn tốt, lại làm tổng thống, cũng như hông phải ai cũng có giải Nobel.

Mình không hề nghi ngờ chất lượng của y tế Hoa Kỳ trong trường hợp 1 người có việc làm tốt và bảo hiểm tốt, ngụ tại 1 phố tốt và được điều trị ở tại 1 bệnh viện tốt. Ở đâu cũng có khác biệt giàu nghèo nhưng khác biệt này ở Mỹ cao hơn là Âu châu, Úc châu, Nhật bản, Canada và các quốc gia phát triển khác. Hoa Kỳ hạng thấp về y tế vì tuổi thọ thấp hơn, tỷ lệ tử vong trẻ em sơ sinh cao hơn (170/225, tức là hạng 55/225 ) các nước kỹ nghệ khác. Đây, một lần nữa, là tính mặt bằng thôi, và 1 trẻ em da đen lỡ sinh lầm tại bang Wisconsin (14,28/1000 tử vong) nên tham khảo để biết là tỷ lệ tử vong của em cao gấp 6 lần 1 trẻ em da trắng tại Washington DC (2.52/1000) . Nói tóm lại, ta không nên than phiền mà chỉ nên tham khảo và tỷ lệ tử vong trẻ em da trắng tại Washington DC cũng thấp đấy chứ, đạt ngang mặt bằng của cả nước Na Uy (2,5/1000) hay là CH Czech ! Trong khi đó, tỷ lệ trẻ em tử vong của trẻ em da đen tại bang Wisconsin (14,28/1000) sao thì vẫn còn cao hơn tỷ lệ mặt bằng tại Syria (14,8/1000), than phiền chi.

Xin nói rõ hơn về chuyện cá nhân của người viết. Thứ nhất, bảo hiểm của mình chọn, không có bồi hoàn việc khám định kỳ hay bất cứ y phí gì cho tới $7000 đầu. Lí do cá nhân như đã trình bày trong bài viết là $7000 này mình có thể trang trải, còn điều trị cao hơn thì sẽ phải bán nhà. Cho nên $7000 mỗi năm này, mình có thể lấy để trả tiền vé sang Thái (hạng Business vào dịp cuối tháng 10 này $2188), ở 1 tuần KS 5 sao (Dusit Thani $95/ngày) trừ tiền khám tổng quát $1500 đi vẫn còn dư uống trái dừa xiêm ($1) vui vẻ.

Việc này, nếu ở Mỹ, mình sẽ phải hẹn bác sĩ điều trị, gặp ông bà này để lấy giấy khám. Sau đó, gọi hẹn thử máu (thừ 2 tuần tới 3 :45 pm). Sau đó hẹn quang tuyến (may ra là cùng chỗ cùng ngày), hẹn scan, echography, MRI gì đó v.v. Tại Thái, 11giờ sáng bước vào viện, nói tôi muốn khám tổng quát, 6 giờ chiều bước ra, còn được tặng quà khuyến mãi là 1 cái chậu kiểng hay là 1 cái valy con (để kéo theo về KS 5 sao). Nói thế thôi, chứ đi hạng economy $555 và quà chọn nên lấy cái chậu kiểng mang về tặng cho nhà trọ $7/đêm vì đã là dân ba lô thì cần gì va ly kéo.

Thứ hai, mình không có ‎y kiện nhà thương Thái. Nói qua, gánh nặng bảo hiểm hành nghề  (bị thưa kiện) của BS Mỹ và bồi hoàn ít ỏi khiến bang Nevada (nhiều người hưu trí) đang thiếu vắng ngành y.Mình tin tưởng BS Thái chí ít là ở việc khám nghiệm này, qua so sánh không chuyên của mình về cung cách làm việc, cảnh quan của bệnh viện và thiết bị. Chuyện điều trị mình chưa có kinh nghiệm gì cá nhân và không có chuyên môn gì để thẩm định.

Thứ 3, tại Philippines, khám nghiệm để lấy giấy đi lao động nước ngoài là việc rất phổ thông, do lực lao động của nước này 1à 10% xuất khẩu. Theo mình, thì nó cũng sáng sủa và sạch sẽ. Năm 1974, máu mình thuộc loại A+ nhưng bị nhầm thành máu 0 trên thẻ bài, nhưng đó là do khám nghiệm của quân lực VNCH.

Thứ 4, mình không rõ chi tiết và BS Y người Thái nói, đến mình chỉ bắt chuyện trong khi khám vì thấy ông trương bằng UCI trên tường cùng 1 lô bằng khác, chẳng hiểu có phải là chuyên khoa tim tại đó hay không hay là biết đâu bằng giả  vì mình không có lại gần nhìn và soi chữ k‎y của thống đốc tiểu bang? Riêng phần trường Y UCI không nhận người nước ngoài thì chính xác là trường này chỉ nhận công dân Mỹ, thường trú Hoa Kỳ và thành phần DACA (còn gọi là «Dreamer», không có giấy thường trú nhưng hiện vẫn còn được đi làm tại Mỹ). Ngoài ra, trường này chỉ trao đổi sinh viên Y với lại ĐH Y khoa Jishi ở Nhật Bản theo hợp đồng song phương. Nước Mỹ là nơi bạn có thể đăng lính mà không cần phải có quốc tịch.

21:01 Wednesday,24.10.2018

Đăng bởi:  Dang Tran

Bài báo này đúng ở khía cạnh nó đề cập: tác giả là người có bảo hiểm tư, tức là tự mua không có ai trợ giúp. 

 Tôi muốn cung cấp thêm thông tin để mọi người có cái nhìn rộng hơn về y tế ở Mỹ. 

-Thứ nhất, chi phí y tế của Mỹ mang tính tượng trưng là chính, vì hầu như không ai trả nổi. thêm một số ví dụ: đỡ đẻ 20.000, mổ tim 50.000. Lí do? Bảo hiểm cho các bệnh viện và công ty dược, bảo hiểm nghề nghiệp cho các bác sỹ, thuế... quá cao. Các bệnh viên cũng biết điều này nên có một bộ phận chuyên giúp bệnh nhân đi xin tiền trợ cấp hoặc miễn viện phí. Phần lớn các ca cấp cứu của người nghèo sẽ được miễn phí đơn giản vì họ không thể trả nổi.

-Thứ 2, chất lượng y tế cũng như bất cứ dịch vụ nào ở Mỹ có sự khác biệt rất lớn giữa những khu dân cư khác nhau. Một bệnh viện bệnh viện tư ở khu trắng giàu có so với bệnh viện công khu đen là rất khác biệt ( tuy nhiên ở khu đen cũng phải đạt chất lượng của sở y tế bang). Đây cũng là lí do mà trong bất cứ bảng xếp hạng nào Mỹ không bao giờ đứng đầu, thậm chí còn ở mức trung bình so với thế giới. Các bảng xếp hạng chỉ có ý nghĩa tham khảo vì  ở đâu cũng có sự phân biệt giàu nghèo rất lớn. Quan trọng hơn là căn nhà mình ở, phường mình ở nó ở đâu so với mặt bằng chung. Người giàu thì có điều kiện tiếp cận với chất lượng y tế cao còn người nghèo cũng chẳng có lí do gì phải phàn nàn vì họ không phải trả tiền.Tuy nhiên, các bệnh viện chuyên khoa (reserch hospital) đều có trình độ hàng đầu thế giới, nơi mà người giàu và nghèo đều được vào. Cũng giống như VN, vì số bệnh viện này ít nên dẫn đến quá tải, phải đợi hàng tháng mới hẹn được bác sỹ. 

Trở lại bài viết, có một số chi tiết không hẳn là thuyết phục:

-Thứ nhất, tác giả mua bảo hiểm ở Mỹ mà mấy chục năm không đi bác sỹ. Lí do là hẹn lâu và chi phí $5000-7000. Thông tin này đã lỗi thời không chính xác. Các bệnh viện hiện nay đã có phòng khám nhanh (Urgent care), không cần tới vài tuần để tới lượt khám, một số bác sỹ gia đình có dịch khám tổng quát trong ngày không cần hẹn, chỉ phải xếp hàng. Chi phí 5000-7000 là chi phí trên giấy tờ, tuy nhiên bảo hiểm trả phần lớn, người khám chỉ phải trả thêm khoảng $30-50 (Co-pay).

-Thứ hai, nếu khám bệnh ở nước ngoài ví dụ Thái Lan, sẽ rất khó cho người bệnh nếu phải kiện về sai sót y tế (Malpractive). Ở Mỹ, đây là ngành ăn nên làm ra của các luật sư, ví dụ mổ sai có thể phải đền đến vài trăm ngàn. Tác giả nhấn mạnh về sự tiện lợi của y tế Thái Lan nhưng đã bỏ qua chất lượng y tế.  Có lẽ tác giả đã hơi vội khi mặc định bệnh viện tư Thát Lan có chất lượng cao.

-Thứ ba, về việc thử máu ở Philippin với chi phí thấp. Có lẽ tác giả lại bỏ qua chất lượng y tế. Chi phí thử máu ở Mỹ rất cao phần lớn là do chí phí kiểm tra chất lượng trang thiết bị và hoá chất. Một chiếc máy thử máu tổng quát sẽ phải kiểm tra 3 lần một ngày nếu không đạt sẽ không được thử máu bệnh nhân. Nếu phát hiện gian dối có thể bị đóng cửa vĩnh viễn. 

-Thứ tư, bác sỹ tốt nghiệp trường y ngoại quốc -kể cả người Mỹ (international medical graduates) rất ít có cơ hội được làm bác sỹ chuyên khoa ở Mỹ vì số suất nội trú chuyên khoa có giới hạn và được ưu tiên cho bác sỹ tốt nghiệp trường  y Mỹ. Trường hợp bác sỹ tim thái Lan trong bài, nếu không có quốc tịch Mỹ thì viẹc học y ở UCI  là không thể vì UCI medical school không nhận người nước ngoài. Nếu gọi là tập huấn thì có vẻ có lý hơn.

21:41 Wednesday,10.10.2018

Đăng bởi:  SA

@HNXBV có phòng cấp cứu phải nhận bệnh nhân nguy kịch và được liên bang, tiểu bang tài trợ. Bổn phận của họ là giúp qua cơn nguy kịch, không phải là điều trị. Các BV thua lỗ về cấp cứu (nghĩa là tài trợ không bằng chi phí) thì đóng cửa phòng cấp cứu, nghĩa là không nhận việc đó nữa.

BV Mỹ cấp cứu trước, đòi tiền sau. Nếu bạn trên răng dưới xà lỏn thì chẳng sao. Nếu bạn có công việc (lương), trương mục, nhà, xe... thì sẽ bị đòi, xiết.

Trường hợp của GS Lederman, giải Nobel Vật Lý và hẳn là có bảo hiểm, 2015 đã phải bán mề đay Nobel được $765.000. Số tiền này để chữa chạy tại Mỹ không phải là lớn nếu 1 ca cấp cứu là $15.000 (và trường hợp tôi, sau bảo hiểm là trả $5.000).

Nếu bạn không có Nobel thì bạn bán nhà vậy.

Trường hợp 1 người Việt sang Mỹ du lịch, vào BV tốn trên $100.000 tiền cấp cứu. Đòi tiền ở Mỹ không được, họ thông báo cho sứ quán ở VN. Có thể người đó sẽ không được cấp visa nữa, mình không rõ.

17:57 Wednesday,10.10.2018

Đăng bởi:  HNX

Thưa bác SA, có khi nào người Mỹ bị bệnh, không có tiền cũng như bảo hiểm, người nhà cứ mang đến trước bệnh viện thả ở đó nằm hổn hển không? Bệnh viện xử lý thế nào??

12:40 Saturday,15.9.2018

Đăng bởi:  SA

Để so sánh, con mình có bảo hiểm sinh viên tại Malaysia. Vừa rồi cậu có chuyện, cũng vào cấp cứu bệnh viện của ĐH UM ở Kuala Lumpur, nhưng bằng phương tiện Grab lúc 1/2 đêm nên chuyện này không đè cập đến. Cậu không mang theo thẻ bảo hiểm, và cũng không biết nó ở đâu, không khai báo gì về việc bảo hiểm này nên phải thanh toán tất cả chi phí. Gặp bác sĩ cấp cứu, thử máu, nước tiểu và siêu âm rồi gặp bác sĩ chuyên khoa. Vô nước biển, sang kháng sinh và cho thuốc 1 tuần mang về nhà, đại khái cũng như trường hợp của bố nó, tổng cộng nếu ở Mỹ tốn $14.000 thì ở Malaysia tốn $38.

Mình có người bạn ở Pháp mới qua giải phẫu. Bạn gửi selfie đeo ống, dây nhợ và mặt nạ, ý là muốn dọa, nhưng mình chỉ thấy toàn tiền là tiền! Bạn không mất 1 xu, trong khi ca giải phẫu của bạn ở Mỹ mấy trăm ngàn?

Con gái của bạn, đi học về, tay ôm vở và chào bác. Cô này học ĐH ở Pháp, mình thấy cháu đi mà túi rơi ra mấy tập $10.000 là học phí ở Mỹ cho 1 năm. Ở Pháp, cháu tốn $400 tiền ghi danh thôi.

13:04 Monday,10.9.2018

Đăng bởi:  Ivan Tung

Chúc bác Sáng Ánh mạnh khỏe an khang. Chẳng bù cho em đi khám BHYT ở viện Thanh Nhàn, nổi tiếng là viện lởm ở Hà Nội, vậy mà khám chụp đủ kiểu xét nghiệm, từ sáng tới trưa mà tốn có 20k tiền mua cuốn sổ khám bệnh và 10k tiền gửi xe.

15:34 Saturday,8.9.2018

Đăng bởi:  SA

@Le Lex Kỹ nghệ du lịch y tế chỉ có thể khám bệnh tổng quát hay phục vụ các ca mổ, ca đẻ v.v. chứ khó mà điều trị vì đây cần quan hệ lâu dài với các bác sĩ chữa trị. Chuyện khám bệnh tổng quát ở Thái, Philippines rất phổ biến, Thái là cho người nước ngoài, Phi là vì lao động Phi xuất cảng ai cũng cần 1 hố sơ bệnh lyy (Khi hai cha con đi thuê nhà ở Manila, họ hỏi từ đâu đến, cháu trả lời là từ Malaysia khiến họ đoán nhầm ngay là nhân viên của các văn phòng tuyển lao động từ Phi sang Mã). Ngoài giải phẫu thẩm mỹ, là business nha khoa, chất lượng cao và rẻ so với Tây phương. Đây cũng là trường hợp Macau-Hong Kong với Trung quốc vì khác biệt giá cả. Mình từ Áo Môn sang Châu Hải, vừa qua cửa khẩu là thấy đề đầy bảng hiệu, viết chữ Hán thì không hiểu nhưng đọc được là “M.R.I.” ở khắp nơi, chụp ảnh cộng hưởng từ.

12:44 Saturday,8.9.2018

Đăng bởi:  Le Lex

Chúc bác SA sức khoẻ, chắc chỉ bệnh thường do tuyến giáp trạng?.

Quả thật tiền vô chữa trị ở bệnh viện bên Mỹ rất đắt nên ai cũng mua bảo hiểm ngừa khi bệnh thật. Và mấy hãng bảo hiểm sức khỏe cũng biết vậy nên bán cũng rất đắt.

Nhưng bệnh cấp tính thường bất chợt, khiến đầu quay mòng mòng, chóng mặt ngại đi máy bay.... phải cấp cứu ngay và sợ sang Thái, Phi... dù rẻ hơn nhiều tốn phí, dành cho uống nước dừa hay ra mấy quán bar uống bia đã hơn?.

Mô hình nghỉ dưỡng kết hợp chỉ dành cho sửa sắc đẹp.... tân trang dáng hình hay khám bệnh tổng quát....; mà quét ra bệnh lại đâm lo, phân vân không hiểu y tế kêu mời như quán bar lẻ ở Thái, Phi.... có đáng tin hay làm tiền. Nghi ngờ thôi nghe mà trong chữa trị phải có lòng tin vào chẩn đoán và chữa trị.

10:03 Saturday,8.9.2018

Đăng bởi:  riengchung

Quý hóa quá ạ. Hôm nay thứ Bảy, ngày mai Chủ Nhật. Em chúc Soi và bác Sáng Ánh nghỉ cuối tuần vui vẻ.

8:35 Saturday,8.9.2018

Đăng bởi:  admin

Riengchung đợi chút, Sáng Ánh trả lời câu hỏi của bạn bằng nguyên một bài nhé, Soi sẽ đưa lên nay mai.

22:12 Friday,7.9.2018

Đăng bởi:  riengchung

Bác Sáng Ánh cho em hỏi với ạ. Liệu có xu hướng người Mỹ sang Thái sang Phi sang v.v.. để khám sức khỏe hoặc chữa bệnh cho ... rẻ không ạ? Chẳng hạn mô hình du lịch kết hợp khám chữa bệnh, nghỉ dưỡng. Nếu chỉ xét mỗi tiêu chí rẻ thôi thì em suy từ bài viết của bác ra thấy hình như rất hợp lý.  Em cảm ơn bác.
Kính chúc bác luôn "rủng rỉnh" sức khỏe ạ.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả