Tạp hóa - Xã hội

Ở Hoa Kỳ, muốn tiết kiệm thì sang Thái chữa xổ mũi?

(Tiếp theo bài trước và để trả lời câu hỏi của riengchung) Thái: đi khám bệnh như đi du lịch Điều chắc chắn là kỹ nghệ du lịch y tế tại các nước như Thái Lan, Malaysia là một kỹ nghệ phát triển tuy khách Mỹ không hiểu chiếm tỷ lệ bao nhiêu. Tại Thái, […]

Ý kiến - Thảo luận

23:52 Saturday,15.9.2018

Đăng bởi:  Candid

@SA: chuyện nọ xọ chuyện kia, dự án cũ của em từng cố tình dùng chuyên gia gỡ mìn Việt Nam mà không làm nổi lại thuê chuyên gia Cam bốt.

10:29 Saturday,15.9.2018

Đăng bởi:  SA

@riengchung

Thu nhập thấp của giáo viên ở Mỹ là nói đổ đồng, không riêng gì địa phương nào. Năm 1994, nghề này thu nhập còn ngang ngửa các nghề khác (đòi hỏi đào tạo tương đương). Hiện thu nhập giáo viên thấp hơn các nghề khác 20% và kết quả là SV kém cỏi hơn các bạn mới chọn nghề giáo viên. Hoa Kỳ không có văn hóa tôn sư, và thực dụng, trọng các nghề lương cao. Việc đào tạo phổ thông tại Mỹ vì thế yếu kém hơn các nước phát triển khác.

Ngược lại, ở cấp nghiên cứu và giảng dạy ĐH, các trường có quỹ tài trợ của các công ty và chiêu hiền đãi sĩ được đào tạo tại các quốc gia khác. 2016, trong 6 giải Nobel được trao cho người Mỹ, 5 GS gốc Anh quốc và người thứ 6 gốc Phần Lan. 1901-2015, 42% Nobel được trao cho người nước ngoài nghiên cứu tại Mỹ và 31% người Mỹ được giải Nobel là sinh ra ngoài nước Mỹ.

Hoa Kỳ là nơi có môi trường nghiên cứu thuận tiện, khiến có câu đùa là "bọn nước ngoài sang đây giành hết việc Nobel của người Mỹ". Các ông Albert Einstein hay Werner von Braun (tên lửa không gian) không được đào tạo tại các ĐH Mỹ.Nhưng điều này cũng đang thay đổi, hiện các nghiên cứu sinh Trung Quốc sang học tại Mỹ hầu hết hồi hương và trong lãnh vực năng lượng tái tạo chẳng hạn, Trung Quốc bắt đầu thu hút hiền tài từ các ĐH Hoa Kỳ. Trung Quốc hiện dẫn đầu thế giới về mặt này sau khi ô nhiễm hàng đầu. Chuyện dễ hiểu, chuyên gia gỡ mìn vất vưởng và chuyên gia lắp chân giả là ở Cam Bốt.

0:26 Thursday,13.9.2018

Đăng bởi:  riengchung

@bác SA. Cảm ơn bác kể chuyện ạ. Đọc văn bác như là nghe các con số kể chuyện rôm rả, vô cùng hấp dẫn. Chuyện chiến tranh nghe mà cũng muốn ... phì cười. Hay là có những chiến dịch quân sự kiểu "giải ngân" ạ?

Chuyện giáo viên Mỹ nghèo lên báo của Anh, chắc tương quan giống giáo viên trường làng ở VN. Không so được các cô giáo trường điểm các quận nội thành của thủ đô, được phụ huynh "yêu quý vô cùng". Mỹ chắc cũng có giáo viên tiểu học trường xịn, sống với đầy trọng vọng phải không bác?

@bác Candid. Những giáo viên Mỹ nghèo mà còn tự mua quà tặng học sinh. Đến lúc nhỡ may có thằng vác súng vào trường xả đạn còn thấy có thầy cô che chắn cho học sinh nữa. Thật cảm phục.

20:02 Wednesday,12.9.2018

Đăng bởi:  Le Lex

Vô thường ở đây ám chỉ những người nghèo khổ, vô gia cư.... Tùy theo nhiều điều kiện mà họ được trợ cấp về ăn ở, bảo hiểm sức khỏe miễn phí. Hoặc nếu không có bảo hiểm, không tiền trả thì nếu bệnh nặng, khẩn cấp... nhập vào bệnh viện thì theo luật là phải được chữa trị cho qua cơn nguy kịch, phí tổn sẽ tính sau với nhà nước.
Dùng chữ "vô thường" vì nghĩ cuộc đời thay đổi, người giầu sang cũng như nghèo khó... cuối cùng cũng trở thành cát bụi, chẳng còn gì thì bảo hiểm của chính phủ Mỹ mới lo là thế.

10:40 Wednesday,12.9.2018

Đăng bởi:  Hoàng Hồi

@ Le Lex: Sao ở Mỹ chỉ vô thường mới khỏi lo? Dùng chữ "vô thường" ở đây có đúng không?

8:32 Wednesday,12.9.2018

Đăng bởi:  Le Lex

Viện phí nếu không mua bảo hiểm ở Mỹ có lẽ theo đúng luật Vô thường của Phật chăng?, lột sạch cho đến căn nhà kỳ cụi xây đắp cả đời nếu không trả đủ viện phí. Chỉ khi trần trụi vô thường, trên răng... thì chính phủ mới trả viện phí dùm cho tới chết.
Thành thử, dân trung lưu có mỗi căn nhà đành cắn răng mua bảo hiểm. Đã thế, mọi người khi bệnh vẫn mong đi nhanh, đừng liệt giường để bị chăm sóc cả mấy ngàn đô một tháng, do cũng rất ít người mua thêm bảo hiểm longterm care này, mà càng cao tuổi càng đắt với giá thường trên ngàn đô xót xa mỗi tháng.
Ở Mỹ chỉ vô thường là khỏi lo?.

19:30 Tuesday,11.9.2018

Đăng bởi:  Candid

https://www.theguardian.com/us-news/2018/sep/05/american-teachers-second-jobs-how-i-survive
 
Em thấy bộ ảnh này về giáo viên Mỹ vật lộn kiếm sống. Ở Châu Âu em cũng nghe nhiều giáo viên kêu là lương thấp và kém được tôn trọng hơn hồi xưa.

11:57 Tuesday,11.9.2018

Đăng bởi:  SA

@ Mai B
Thuốc ngậm Nicotine ở Mỹ rất đắt, có bận ở Anh mình mua 3 hay 4 hộp, anh nhà thuốc (vì không biết mình người nước ngoài) bảo mua 1 hộp dùng đỡ thôi, rồi xin toa BS miễn phí!

@Đặng Thái
Lao động Hoa Kỳ,làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm!
Thập niên 80, mình biết mấy bạn Việt Cali, rủ nhau đi bang Alaska làm nhà máy cua trên tàu biển. Lúc đó lương tối thiểu Cali là $3.50, nhà máy Alaska là $10/giờ, có bạn (như 0,32% lao động ở Mỹ) làm luôn 2 ca, tức 16 tiếng, được 10 ngày lăn ra bệnh, trở về Cali nắng ấm!

8:05 Tuesday,11.9.2018

Đăng bởi:  Đặng Thái

Nhiều người Việt Nam gần đây, kể cả các thế hệ lớn tuổi hơn dường như không hiểu sâu về nước Mỹ, hay tô hồng và đổ xô ra đường chào đón cả Obama lẫn Trump. Trong khi chính các thế hệ đó, mới mấy chục năm trước vẫn còn được nghe ra rả "Mỹ là nước cầm đầu phe tư bản chủ nghĩa" mà giờ quên sạch.

Trên thực tế điều ấy không có gì là sai, bởi Mỹ có lẽ là nước tư bản chủ nghĩa cuối cùng còn lại trên thế giới. Hệ thống phúc lợi xã hội, giáo dục, y tế, đãi ngộ người lao động (ngày nghỉ phép) cho toàn dân quá tồi tàn so với các nước phát triển khác.Nói riêng về y tế, quan điểm thị trường tự do quyết định giá cả đã không thể điểu khiển nổi giá dịch vụ y tế ở Mỹ. Và các công ty y tế, dược, bảo hiểm đã thao túng thị trường, thổi phồng giá cả và bóp cổ cả các chính trị gia (bao gồm Obama và Clinton), vẫn y hệt các nguyên tắc của chủ nghĩa tư bản sơ khai ở  Mỹ từ cả trăm năm trước.

Ở đây có mấy video trên Youtube dành cho ai nghe/đọc được tiếng Anh để hiểu thêm về hệ thống y tế với giá cho người giời của Mỹ:

(Video Nghiêm túc) The real reason American health care is so expensive

(Video hài hước và dễ hiểu) Adam Ruins Everything - The Real Reason Hospitals Are So Expensive

Và video tiếng Việt của "Một Việt kiều Mỹ về hưu sống ở Đà Nẵng" từ phút 16:00 có chia sẻ người thật việc thật về việc đi mổ ở Việt Nam và so sánh với hệ thống của Mỹ.

Còn chuyện thực tế mình thấy, là hồi học đại học ở Úc, có thằng bạn đi trao đổi sinh viên ở Mỹ, và nó kêu oái giời làng nước vì giá bảo hiểm y tế ở Mỹ quá cắt cổ (như 1500USD bác Sáng Ánh trả là gấp 3-4 lần mức tương đương ở Úc và chỉ dành cho ai có tiền, muốn nằm bệnh viện tư, còn viện công miễn phí). Cuối cùng nó phải vay tiền từ quỹ của Bộ giáo dục, không phải để trả tiền học mà để trả tiền bảo hiểm y tế Mỹ, nó mua loại rẻ nhất, chỉ bao gồm xe cấp cứu và trọn gói chi phí mang xác hoặc tro cốt về Úc nếu chẳng may bỏ mạng trên xứ Cờ hoa!

3:17 Tuesday,11.9.2018

Đăng bởi:  Mai B

Em xin góp giỗ thêm vụ thuốc men ở Anh. Như tác giả Sáng Ánh mua thuốc không toa thì nếu mua những cái supermarket own brand/value thì còn rẻ hẳn hơn mua thuốc có thương hiệu.

Còn nếu có toa thì ở England mỗi toa vậy là 8 đồng 8 (thuốc gì cũng vậy). Ở Wales, Scotland và Bắc Ai-len thì có toa cũng không tốn tiền. Ngoài ra nếu ở England mà thuộc một số diện nhất định (trẻ con, học sinh, tàn tật, người già, v.v...) thì có toa cũng phờ ri.

Dịch vụ y tế quốc gia của Anh (NHS) hoạt động theo nguyên tắc là free at the point of use - tức miễn phí ở thời điểm dùng,  (đi bác sĩ gia đình hoặc đi viện đều không tốn gì hết). Hai món đi phòng khám không miễn phí  là mắt và răng (thực ra hồi xưa hai món này cũng phờ ri luôn).

Gần như không có ngày nào trên báo lại không có bài ta thán nào bệnh viện quá tải, danh sách chờ dằng dặc, bê bối y tế, khi nào thì NHS sụp đổ, rồi thì bác sĩ mới ra trường bị ép  làm việc quá sức bỏ đi Úc hết... Một nguyên nhân rất lớn là do giờ người ta .... sống dai quá, cứ mỗi mùa đông là bệnh viện quá tải, toàn mấy ông bà già 8x, 9x đi ra đi vô như đi chợ.

Nhưng nhìn chung NHS vẫn là một niềm tự hào rất lớn của người Anh. Năm nay ở Anh kỷ niệm 70 thành lập, ti vi suốt ngày làm phim tài liệu và đến cả chương trình thi nấu ăn cũng lấy NHS làm đề thi.

Nhân viên NHS thì được khá nhiều ưu đãi như...đi nhậu ở quán giảm 20%!

19:52 Monday,10.9.2018

Đăng bởi:  SA

@riengchung:

“Mua lậu” thuốc ở Mỹ là chuyện phổ cập, mua trên mạng ít có biện pháp trừng phạt hay ngăn ngừa, nếu Google « Canadian pharmacy » sẽ ra mấy tá. Vùng biên giới, con bệnh sang Canada đều đặn và hợp pháp, mỗi bận vào nước Mỹ được mang dưới 100 viên thuốc, mà thuốc có loại $20-$30/viên, cách biệt đủ cho việc vác thân lội tuyết. Cạnh Mexico thì có cả nhà cao tuổi sát bên kia biên giới, chăm sóc với giá rẻ hơn.

Việc đào tạo BS, chuyên viên y tế rất tốn kém cho quốc gia. Ấn Độ (0,758 bác sĩ /1000 người), Philippines (1,1/1000)chẳng khá giả gì, đào tạo xong thì lại mất tiệt cho Mỹ (2,568/1000). Trường hợp Cuba là nước nhiều y sĩ nhất thế giới (7,519/1000) nên xuất cảng y tế mang về $8 tỉ ngoại tệ, trong khi đường mía là $341 triệu. BS ở vùng sâu vùng xa Brazil  (1,852/1000) là Cuba, y sĩ địa phương thì thích ở thành phố và nâng mông tại Copacabana.

Thái Lan phát triển là y tế du lịch, giỏi phần đón tiếp nhiệt tình khách có ngoại tệ thôi chứ số y sĩ (0,47/1000) so với VN (0,821/1000) còn kém xa, trong khi về bóng đá họ đã lại bắt kịp mình.

Con số WHO, ở đây http://gamapserver.who.int/gho/interactive_charts/health_workforce/PhysiciansDensity_Total/atlas.html

Thù lao và lương người nước ngoài trong lãnh vực cũng như người Mỹ thôi, BV Mỹ nào mà chẳng có y tá Philippines ( là 1 y tá trên 5 tại Hoa Kỳ). Nhưng hẳn là nó giảm nhu cầu đào tạo giá rất cao tại Mỹ. Năm 1983 chính quyền Reagan xâm lăng siêu cường quân sự vùng Carib là quốc gia-đảo Grenada (dân số 90.000) đang nghiêng về phe Cuba. Lý do nêu ra là để giải cứu mấy trăm sinh viên Mỹ đang theo học trường thuốc của ĐH St George.

Tại sao một quốc gia 90.000 dân số mà lại có một đại học Y đào tạo mấy trăm sinh viên Mỹ ? Grenada trước thuộc Anh, giáo dục hệ Anh và trường Y tại đây là kỹ nghệ chính của đảo, ở gần Mỹ và học phí 1/3 của Hoa Kỳ (mỗi năm tiền Y là $16.000, mỗi năm y khoa thực nghiệm là $30.000). Ngày nay ĐH này đến 4.000 sinh viên trường Y, đại đa số là Hoa Kỳ. (Hoàn toàn ngoài đề nhưng Chiến dịch Urgent Fury (Thịnh nộ khẩn cấp) này không kể không được. Tiểu đoàn 2/75 Biệt động Mỹ giải cứu con tin đi lạc tìm không ra khuôn viên đai học. Đến nơi họ dũng mãnh đè bẹp sức kháng cự của mấy an ninh bảo vệ trường, Một trực thăng bị rơi vì đụng phải cây dừa! Khi di tản 233 sinh viên Mỹ, họ bỏ quên sinh viên tại một khuôn viên khác của trường mặc dù được sinh viên nhắc nhở. Khi hấp tấp di tản, Biệt động bỏ quên lại 1 tiểu đội 11 người. Các chiến sĩ này, vì có qua huấn luyện thoát hiểm nên bèn chèo thuyền phao ra biển! Các nhóm SEAL (Hải kích người nhái) trong trận này làm nên huyền thoại. Trong đêm lội vào đảo, tại vì có nhiều nước mà nước lại sâu nên 4 hải kích chết chìm mất xác. Nhóm đổ bộ bằng trực thăng giải cứu Thống đốc (đại diện Anh quốc) thì quên máy vệ tinh ở trên tàu, mày truyền tin có nhớ mang theo thì lại hết pin. Họ bèn dùng điện thoại trong dinh để gọi về Mỹ xin yểm trợ bằng phi pháo. Nhóm SEAL chiếm đài phát thanh thì máy mang theo lại không liên lạc được, bèn bỏ mục tiêu để bơi ra biển mà không sợ chết chìm. 2 tiểu đoàn nhảy dù ào ạt tấn công mục tiêu quân sự tại phi trường và phát hiện địch đã bỏ rơi mục tiêu này, không ai canh giữ. Thủy quân lục chiến 2 ngày sau mới đạt khách sạn Ross Point, để gỉi thoát 400 người nước ngoài. Tại đây họ chỉ thấy có 20 người, phần lớn là Canada và không muốn được di tản đâu hết ! Trong trận này Hoa Kỳ huy động mẫu hạm Independence và 19 chiến hạm yểm trợ, cách lãnh thổ Mỹ 850 km, đổ bộ 8.000 quân tinh nhuệ nhất chống 1,200 dân phòng-vệ binh Grenada có 50 quân nhân Cuba cố vấn (và 650 công nhân xây dựng Cuba biết bắn súng). 2 ngày trước chiến dịch này, tại Beirut doanh trại Thủy quân lục chiến Mỹ bị đánh bom chết 241 binh sĩ khiến ông Reagan phải rút quân ra.)

Về  giáo viên Mỹ phải làm hai việc thì giáo viên ở đâu lương cũng thấp, tại Hoa Kỳ là nghiệp hay là lực chọn thấp của sinh viên ra trường. Văn hóa Mỹ là một văn hóa tiêu dùng hàng hóa và xài trước trả sau nên số người lao động làm 2 công việc hoặc hơn là khoảng 5%, Hai công việc bán thời gian hoặc hơn là 2% số người lao động, 1 công việc toàn thời gian thêm 1 công việc bán thời gian là 4.3%, làm 2 việc toàn thời gian là 0.3%. Việc số giáo viên có 2 việc cao có lẽ tại họ nhiều ngày nghỉ lễ hè, các ngành khác không có bằng ấy ngày phép kiểu 3 tháng 1 năm.

Tại Pháp, luật lao động giới hạn số giờ làm việc. Khi so sánh GDP đầu người giữa Âu và Mỹ, nên nhớ Âu toàn thể lao động có ít nhất 4 tuần lễ phép, ở Mỹ không có luật này và tùy hỉ các công ty, 2 tuần phép được coi là hậu hĩ. GDP Pháp thấp hơn Mỹ, lyy do đầu tiên là người Pháp làm 35 giờ/tuần với 5 tuần lễ phép  hay 40 giờ tuần với 10 tuần lễ phép. So với người  Mỹ 40 giờ/tuần và 1-2 tuần phép thì khác biệt về số giờ lao động đã là 16% trở lên. Văn hóa sống tại Pháp (và Âu châu) thiên về hàng quán, nghỉ hè trong khi văn hóa Mỹ thiên về mua sắm, nói gọn là người Âu đi đây đi đó, người Mỹ ở nhà xài di động đời mới và phải đi làm thêm.

@Ivan Tung:
Cám ơn bạn và các bạn khác quan tâm đến sức khỏe của mình. Mình đi cấp cứu cũng như là đi Đồ Sơn thôi, chưa đi thì chưa biết !

@Candid:
Bạn hoàn toàn chính xác. Có lúc mình làm phụ giáo ở Mỹ trong một khu phố nghèo, tuần nào cũng bỏ tiền túi đi sắm tẩy sắm bút làm quà thưởng cho các em vì cha mẹ họ thu nhập thấp!

17:43 Monday,10.9.2018

Đăng bởi:  candid

@Riengchung: Em không sống ở Mỹ nhưng có vài ngừoi bạn làm giáo viên tiểu học ở Mỹ thì thấy họ thường xuyên chia sẻ những câu chuyện cười về việc lương thấp. Ví dụ như làm giáo viên là nghề duy nhất không lấy trộm được văn phòng phẩm mà lại mang văn phòng phẩm ở nhà đến chỗ làm. Cũng có lần thấy họ chia sẻ về một bức thư một giáo viên viết khi bỏ việc vì lương thấp và không được tôn trọng.

22:22 Sunday,9.9.2018

Đăng bởi:  riengchung

Cảm ơn bác Sáng Ánh kể về bức tranh y tế và bảo hiểm y tế ở Mỹ. Thảo nào, em nghe nói rất nhiều sinh viên TQ sau khi xin được học bổng sau đại học ở Mỹ, thì một việc quan trọng trước khi sang Mỹ là chữa răng, cho rẻ.

Vụ "nhập khẩu" nhân viên y tế nước ngoài vào Mỹ có giúp giảm con số trên hóa đơn điều trị của người Mỹ không ạ? Kiểu như bệnh viện nào dùng nhiều y tá "nhập khẩu" thì tiền điều trị rẻ hơn; hoặc phòng khám của bác sĩ Ấn Độ sẽ lấy phí bằng 1/2 phòng khám bs Mỹ? Em nghĩ hình như không phải vậy?

Về chuyện thuốc Canada rẻ bèo so với Mỹ, nếu ở VN hay TQ v.v... kiểu gì cũng có buôn lậu qua biên giới. Mỹ hẳn là phải có hệ thống hải quan và mạng lưới công quyền mạnh đến nỗi chặn được (phần lớn?) buôn lậu. Em đoán có khi chi phí cho hệ thống ngăn chặn này phần nào đó lấy từ chính các hóa đơn y tế đắt đỏ kia. Kiểu chính quyền "tái phân phối thu nhập", và cũng gần giống câu "mỡ nó rán nó". Dùng chính mức thu rất cao để ngăn chặn việc hạ giá nó.

Nhân tiện cho em hỏi thêm một việc ạ. Hôm nay báo điện tử Zing ở VN có đăng bài lược dịch từ The Guardian về hiện tượng giáo viên phổ thông (đa phần là tiểu học) Mỹ phải làm thêm công việc (phần nhiều là việc chân tay)  theo giờ vì lương thấp, không đủ tiền trả cho những hóa đơn như sửa toilet, thay cửa, sửa hiên nhà hoặc mua các thứ cho con cái. Cứ 5 giáo viên có 1 người làm thêm nghề khác. Có phải giáo dục tiểu học ở Mỹ không lệ thuộc quá nhiều vào giáo viên, nên lương họ thấp không ạ? Hay đây là câu chuyện ở một số bang đặc thù nào đó? Nếu được mong bác Sáng Ánh kể chuyện thêm ạ. Em cảm ơn bác.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả