|
|
|
|||||||||
Ăn uốngMón Việt tinh thần Nhật: Cá mó ướp giấy dóTôi chơi với một nhóm có bạn làm gốm và một bạn chuyên làm xà phòng thủ công, bạn làm gốm bảo hay phải mua giấy dó về bán cho bạn kia… gói xà bông (để đỡ bao bì nhựa, bớt hại môi trường), xong còn dư giấy, bạn gốm bán tiếp ở tiệm gốm […] Ý kiến - Thảo luận
1:54
Saturday,25.5.2019
Đăng bởi: phale@Minh Trang: Nếu là Xanh thì ok nhé bạn tại họ đông cá lúc mới bắt luôn :) đem về bạn rã đông rồi ướp giấy dó thôi. Mình có lúc mua đông lạnh của Xanh, lúc mua tươi ở VG Food. Mấy con chụp trong ảnh của bài này là cá của Xanh đó.
16:05
Wednesday,22.5.2019
Đăng bởi: Minh TrangPhale ơi, cho mình hỏi cá mó trong bài viết là bạn mua cá tươi, chứ không phải cá đông lạnh đúng không ạ? Mình thi thoảng có mua cá của Xanhshop (thường là cá đông lạnh) thì có hướng dẫn là không rã đông hết và rã đông trong tủ lạnh. Như vậy thì khó có thể ướp cá đúng không ạ?
10:19
Tuesday,26.2.2019
Đăng bởi: phale@Long Hoà: Cái này là từ của Tây :) Tiếng Anh kêu bằng aging. Văn hoá Á Đông không rõ có từ chỉ chuyện này hay không, bản thân Lê thấy cụm từ gần nhất trong tiếng Việt cho hình thức chế biến này có lẽ là "ngâm ủ lâu ngày", nhưng cũng chỉ giống sơ sơ thôi, vì ủ của mình thường là món lên men, còn lên tuổi của Tây có khi chẳng phải lên men mà đơn giản chỉ là trữ lâu trong nhiệt độ/môi trường phù hợp để đạm trong thịt có thời gian phân huỷ thành các axit amin làm mềm thịt và giúp ngon miệng. Bên Tây chữ này hay dùng cho rượu (aged wine) và thịt, lâu lâu áp dụng cho cá. Bạn có thể đọc thêm về một số bài lên tuổi cho thịt ở 2 link này nhé:
20:06
Monday,25.2.2019
Đăng bởi: Long HòaPha Lê ơi, cái thuật ngữ "lên tuổi" trong bài nghe hay quá. Liệu nó có phải là thuật ngữ phổ biến trong nấu ăn không ha? Và trong tiếng Việt có từ chuyên môn nào khác ngoài "lên tuổi" không?
2:41
Saturday,1.12.2018
Đăng bởi: Phạm Đức@phale là em đọc chưa kỹ . Cảm ơn chị ạ
18:56
Tuesday,30.10.2018
Đăng bởi: phale@Phạm Đức: Trong bài cũng có giải thích đấy bạn. Khi rút bớt nước ra khỏi cá thì lúc chiên nó ít khi bị bể. Bạn châm nước vô dầu sôi thì dầu nó bắn tung toé, vậy con cá có thịt vốn lắm nước đụng chảo dầu nóng cũng sẽ phản ứng vậy thôi. Áp chảo còn châm chước chứ chiên ngập dầu thì tránh để nước trong thịt cá tiếp xúc trực tiếp quá nhanh hoặc quá nhiều với dầu nóng. Bạn đọc lại bài, nhất là từ cái đoạn "Cá bọc giấy 2 lần sẽ vô cùng săn... " trở đi dùm mình nhé.
5:31
Tuesday,30.10.2018
Đăng bởi: Phạm ĐứcChị Pha Lê cho em hỏi làm cách nào chị chiên con cá còn nguyên hình dạng như vậy em chiên toàn bị biến dạng. T_T
12:24
Friday,26.10.2018
Đăng bởi: phale@ThIên Phương: Mình nghĩ trên đời này không có cách nào phơi cái gì giòn ra không khí 1 tiếng mà nó vẫn giòn đâu bạn ạ. Mọi thứ phải theo quy luật tự nhiên thôi. Bạn muốn ai ăn sau vẫn ăn được cá giòn thì bạn làm giống mấy quán bán chả giò ấy, tức ăn ngay thì chiên 1 lần cho chín, phần còn lại chiên sơ thôi, rồi ai ăn sau người đó tự chiên lần 2. Nhà mình làm chả giò toàn làm thế.
20:52
Thursday,25.10.2018
Đăng bởi: ThIên PhươngChào chị,
20:24
Thursday,25.10.2018
Đăng bởi: Kim trânTớ cảm thấy lên tuổi khi đọc bài. Love you |
|
||||||||||