Đi & Ở

Những điều thất truyền: từ “con đĩ đánh bồng” tới chiếc đèn lồng màu đỏ

Có không ít các tục lệ của nước ta khi xưa đã bị thất truyền trong một thời gian khá dài. Ngày nay có nhiều nơi đang cố khôi phục lại các phong tục đã mất của địa phương mình. Nhưng các nỗ lực đáng quý trọng này đôi lúc cũng làm cho phong tục […]

Ý kiến - Thảo luận

13:40 Sunday,24.2.2019

Đăng bởi:  Nguyễn P. Khanh

@abc: Bạn đã có thể nói về sự khác nhau, không có gì cao hay thấp, thì sao trong cmt đầu tiên lại phê phán khi người khác bảo nỗ lực phục hồi điều thất truyền là nỗ lực đáng quý? Bản thân bạn trong cmt đầu đã dùng toàn những từ negative như "lạc hậu", "hủ tục", "đài thải".... cho những thứ mà có người khác thấy quý. Đến cmt này lại đòi người khác không được quyền bình phẩm? Đòi người ta phải tôn trọng sự khác biệt. Sao bạn bất nhất vậy?

Mình chỉ nói anh phóng viên kia khi không thấy gu ăn uống cổ hợp với mình thì ngay lập tức dùng vị thế phóng viên của mình đòi "bỏ tù" hết các món ăn cổ vào bảo tàng. Theo mình thế là không nên.  Mình không chế nhạo. Mình chỉ lý giải về việc anh ấy ăn không thấy ngon các món cổ không nấu với mì chính và bột nêm: anh ấy quen nhậu ngoài quán rồi, và các nụ vị giác của anh ấy cũng đã khác với các nụ vị giác của lưỡi người xưa không uống bia. Nhưng đừng vì thế mà bảo là món ăn của người xưa lạc hậu, nên bỏ quách đi cho rồi.

12:03 Sunday,24.2.2019

Đăng bởi:  abc

Thích bia bọt, không biết thế nào là ngon( theo lối cũ) không có nghĩa là các bô lão cao cấp, văn hóa hơn nhé. Trải nghiệm cuộc sống khác nhau thì đánh giá sẽ khác nhau, một thằng nhóc suốt ngày đế chế, dota, liên minh khác đứa suốt ngày ô ăn quan, nhảy dây, vậy thôi, chẳng có đúng sai hay cao thấp ở đây, nên chế nhạo người ta khác mình thì thật vớ vẩn.

9:20 Sunday,24.2.2019

Đăng bởi:  Nguyễn P. Khanh

Hôm nay tôi có vào Soi, đọc thấy một vài cmts cho bài này mà buồn cho một số đầu óc, thí dụ như cho là đã thất truyền thì là lạc hậu rồi.

Các bạn hẳn cũng hiểu rằng thất truyền là rất nhiều khi, có thể nói là hầu hết, chỉ vì lý do lịch sử và lý do "chính sách". Và vì kiến thức bị mất, hay bị kém đi.

Hãy xem các triều phục hay vải vóc cung đình cao cấp bị thất truyền tuy cũng cùng thời với nhiều lễ hội đình làng. Khi khôi phục lại được thì cả nước, và cả quốc tế ào ào lên ca ngợi. Các đèn lồng trung thu sau nửa thế kỷ bị thất truyền, nhưng từ khi khôi phục lại được hồi năm ngoái thì bây giờ cung không lúc nào đủ cầu... Rồi ca trù, chầu văn, hát xẩm,... và quá nhiều thứ nữa.

Lại nhớ câu chuyện một người viết báo còn trẻ, lúc đầu rất hăm hở đi tìm tòi về các món ăn xưa. Nhưng vì bạn ấy lớn lên trong hoàn cảnh không bao giờ được nếm thử một cái gì, chỉ biết bia bọt thôi, cho nên mãi không phân biệt được thế nào là ngon (theo lối cũ). Kết cục là bây giờ bạn ấy suốt ngày đòi cải cách ẩm thực, còn các món cỗ bàn xưa thì cho hết vào bảo tàng đi cho rồi...

23:21 Friday,22.2.2019

Đăng bởi:  Hoàng Hồi

@abc: Bác đọc lại câu của bác đi: "Bị thất truyền thời gian dài tức là đã trở thành lạc hậu..." Ý tôi là đâu phải cứ mai một, thất truyền, bị quên tức là do/đã/sẽ trở thành lạc hậu.
Còn tác giả nói "nỗ lực đáng quý" ở đây, trong đoạn đầu bài, là nói chung về nỗ lực làm cho cái đã thất truyền được sống lại dù chút ít và được hiểu đúng. Nỗ lực ấy là đáng quý, vì như người khác thì đã "buông tay", tâm lý mất rồi thì thôi, khôi phục làm gì... Theo tôi hiểu ý tác giả nói "đáng quý" là vậy.

20:14 Thursday,21.2.2019

Đăng bởi:  abc

Hoàng Hồi: tác giả bảo đó là những nỗ lực đáng quý trọng, còn tôi thì thấy vô nghĩa, quan điểm cá nhân chứ ai bắt nhau cái gì. Còn Hội An, Angor, Machu Picchu... thì dân địa phương đều biết cả, chưa được gọi là thất truyền, chỉ có mấy ông tây balô là ngạc nhiên rồi rủ nhau đi du lịch thôi.

19:38 Thursday,21.2.2019

Đăng bởi:  Candid

Một bài viết có thêm một số thông tin về trò "con đĩ đánh bồng".

Nam giả nữ không hề xa lạ trong văn hoá một số nước. Ví dụ trong nghệ thuật tuồng Kabuki của Nhật Bản nữ không được tham gia biểu diễn. Mọi nhân vật nữ đều do các diễn viên nữ đóng và đeo mặt nạ nữ. Các diễn viên đóng vai nữ rất được coi trọng. Kinh kịch của Trung Quốc cũng không ngoại lệ.

Không chỉ ở châu Á, ngược lại dòng lịch sử trong các nhà hát ở Anh thời Trung Cổ vai nữ cũng do nam đóng. Trong vở kịch của Shakespeare Juliet cũng là do diễn viên nam mà thôi.

Lần ngược lại xa nữa thời Hy Lạp việc nam giả nữ cũng là điều đương nhiên.

8:35 Thursday,21.2.2019

Đăng bởi:  Le Lex

Đám rước với đoàn ngọc nữ trang phục áo mão với sắc màu cổ kính, có giải nghê thường... đi đầu nghiêm trang vỗ cái trống cơm giầu nét tâm linh và nghệ thuật thì đẹp quá và làm phong phú thêm nếp sống thôn quê hay tỉnh lẻ vốn bình thản thì hay, nên phục hồi. Nhưng phục hồi phải ra trò, quần áo không luộm thuộm, vỗ trống phải nhịp nhàng bài bản .... khiến mọi người ưa thích, hàng năm háo hức đến ngày lại đợi.
Nếu có hãng sản xuất làm đèn củ ấu, giá rẻ thì phục hồi cũng dễ, đánh bại mấy cái lồng đỏ Trung Hoa nhan nhản đâu cũng thấy đâm thường...
Làm sao tránh những cảnh tranh nhau dành giựt bổng lộc mê tín như cảnh lấy lộc chùa Hương, rút ấn đền Trần. Xem rước Lễ trang trọng, linh thiêng vời quá khứ Tiên  Rồng....

17:04 Wednesday,20.2.2019

Đăng bởi:  Hoàng Hồi

@abc: Ai bắt bác phải quý trọng? Và đâu phải cái gì thất truyền ắt là do lạc hậu đâu?

Lấy thí dụ Hội An, một thời đã chìm lỉm chẳng ai biết tới cho tới khi ông Kazik phát hiện lại thì nay du khách đổ về ầm ầm (và quay đi trở lại nhiều lần)

Hay Angkor đã chìm lỉm bao thế kỷ rồi một ngày ông Henry Mouhot phát hiện lại, thế có phải do Angkor lạc hậu và không nên quý trọng nữa không?

11:11 Wednesday,20.2.2019

Đăng bởi:  abc

Bị thất truyền thời gian dài tức là đã trở thành lạc hậu, nhiều cái trở thành hủ tục, bị xã hội đào thải, khôi phục lại thì có gì mà đáng quý trọng.

11:40 Tuesday,19.2.2019

Đăng bởi:  Nghiêm Toàn

Vì bất cứ nguyên nhân gì, lý giải gì thì em cũng thấy trò con đĩ đánh bồng là thứ bôi nhọ phụ nữ kèm với xỉ nhục đàn ông.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả