Điện ảnh

“Đồ tể”: đạo đức nào và khoảng cách nào cho người làm phim tài liệu?

“The Act of Killing” (Hành vi hạ sát, tựa Indonesia là “Jagal”, Đồ tể) là một bộ phim xem xong thì khó ngủ. Độ dài 159 phút là một lý do làm người xem có thể bị quá giấc. Đấy là đang nói ‘Bản dựng của Đạo diễn’ (Director’s Cut) Joshua Oppenheimer, tức bản đầy […]

Ý kiến - Thảo luận

14:22 Thursday,1.8.2019

Đăng bởi:  SA

@Le Lex

Nếu có án mạng và 1 người bị giết thì việc diễn tiến như sau. Công an cảnh sát tìm hiểu phía nạn nhân, thân nhân của họ và nhân chứng. Đồng thời, cũng thế, họ tìm hiểu phía bị cáo là thủ phạm v.v. Họ so sánh các lời khai và làm công việc điều tra kiểm chứng. Dùng các bằng chứng, lời khai này, phía luật sư biện hộ cho bị cáo và phía công tố kết tội. Tòa án và bồi thẩm đoàn nghe 2 bên và ra phán quyết. Nhưng giết 1.000, 1 vạn hay 1 triệu người thì kết quả nó khác! Tuy nhiên 1 hay 1 vạn thì phương pháp cũng thế thôi nếu cái ta tìm là công lý hay sự thật.

Trường hợp CCRĐ có rất nhiều tài liệu từ phía các nạn nhân và dư luận ủng hộ họ, ngay sau khi sự cố xảy ra và sau này trong các nghiên cứu học thuật. Đây là điều rất tốt. Về phía bị cáo, chuyện cũng không phải là dấu diếm mà còn hô hào thành tích. Đáng tiếc là đến giờ vẫn chưa có công nhận nghiêm túc và tài liệu đầy đủ từ phía bị cáo (có thời kêu gọi và vỗ ngực) này.

Trường hợp Indonesia có hơi khác. Thông tin từ phía các nạn nhân bị dấu kín. Phía bị cáo có khi khoe thành tích là 1,5 triệu người (!) nhưng đây có thể là huyênh hoang, chẳng biết. Nghiên cứu về việc này rất hiếm, từ lúc xảy ra cho đến ngày nay. 2 bộ phim nói đến là 1 khởi điểm hiếm hoi từ 2010.
Trường hợp Nam Hàn 1948-1953 lại khác nữa. Có giết người nào giống giết người nào đâu. Số nạn nhân 150.000-300.000 cho đến 2006-2010 mới được Ủy ban Sự thật và Hòa giải của nhà nước Nam Hàn ước lượng. Đây là 1 công việc nghiêm túc, Ủy ban nhận được 115.000 đơn kiện của gia đình các nạn nhân và điều tra từng hồ sơ một, khai quật các hố chôn tập thể. Việc đang tiến hành thì 2010 Ủy ban này bị chính quyền thiên hữu cắt quỹ và giải tán. Cho đến khi Ủy ban thành lập và làm việc, các cuộc tàn sát tại Nam Hàn vẫn được đổ vấy cho phía Triều Tiên! Theo Ủy ban này, quân Triều Tiên trong cuộc chiến chỉ giết hại có mấy chục tù binh Mỹ và đây là là tội ác chiến tranh duy nhất của miền Bắc. Giờ, chế độ nhà Kim có sau đó và hiện nay có giết hại bao nhiêu người khác là chuyện khác và ta mong sẽ có ngày sáng tỏ nhưng 149.950 người còn lại 1948-1953 là tội ác của Hàn quốc.

Trường hợp chính quyền Dân quốc Đài Loan thủ tiêu 5.000-30.000 người năm 1947 là 1 trường hợp khác. Việc này cũng bị dấu kín và năm 1995 chính quyền Đài Loan mới công nhận nhưng vẫn chưa có 1 ủy ban chính thức để làm việc đày đủ (có 2 ủy ban điều tra nhận diện 2,800 nạn nhân).

Nói thêm, điều trớ trêu là thành phần bị sát hại 1947 là thành phần đòi Đài Loan tự trị hay độc lập với Trung quốc, lúc đó là Trung hoa Dân quốc của Tưởng và họ bị chính quyền Trung ương quốc gia đàn áp về tội cộng sản! Nếu họ không bị tàn sát thì Đài Loan đã độc lập với Đại lục, dù là quốc hay là cộng.

8:45 Wednesday,31.7.2019

Đăng bởi:  Le Lex

Lịch sử nước nào cũng có những cảnh tận diệt đau đớn. Nhớ vụ cải cách ruộng đất 1953-56, theo Wiki có đến 15 ngàn người bị gọi là địa chủ, nhiều người chỉ là chủ nhân vài sào ruộng mà bị bắn. Không kể một số đông gấp chục lần bị cách ly bị bỏ đói hoặc tự vẫn, gần như tận diệt nhóm địa chủ, những người sống sót nhờ chòm xóm thương tình ném đồ ăn cứu sống.  Cũng nên làm thành phim, nói ra. Đạo Đức phải là lòng nhân đạo, sai phải sửa.

15:11 Monday,29.7.2019

Đăng bởi:  SA

@Le Lex
Bộ phim này (ở Mỹ có trên Amazon Prime https://www.amazon.com/Act-Killing-Joshua-Oppenheimer/dp/B00GO9SA30)không nói về cuộc thảm sát mà nhìn 1 góc phía tay dao cho nên nhờ đó có quần chúng khán giả nhờ dạng tâm lý này và như vậy cũng giúp nhắc nhở đến sự việc.
Nó rất khác "Absence without leave" (https://www.amazon.com/Absent-Without-Leave-Lau-Huat/) về cuộc phiến loạn Malaysia có nói đên ở đây :
http://soi.today/?p=232084

Về từ Preman-Free Man, "tự do" anh chị này có nghĩa không bị xã hội và luật pháp ràng buộc, gần với nghĩa giang hồ hảo hán kiểu Lương Sơn Bạc hay băng đảng cướp ngày cướp cạn Trung quốc nhưng đây là cách tự gọi lãng mạn thôi.

Các bạn này ở Indo truyền thống là bảo kê tống tiền buôn lậu nhưng là thành phần quân đội dựa vào sau khi đảo chánh vì tiện lợi.

Cuộc thảm sát tại Indonesia khác với tại Hàn quốc chẳng hạn là chính quyền ít trực tiếp nhúng tay vào, số bị bắn tại Indonesia rấi ít so với số bị đâm bị chém. Quân đội ít khi trực tiếp giết hại, chỉ giữ an ninh cho các cuộc tàn sát và đóng vai đàn anh, mày giết nó cho tao. Tại Hàn quốc, 1948-1953, quân đội là thành phần bắn giết (100.000-300.000 người)

23:02 Sunday,28.7.2019

Đăng bởi:  Lex


Từ " du côn" du kề bác SA nghĩ có xuất xứ từ Freeman  cũng có lý. Các cụ mình ngày xưa phong kiến, kính lão đắc thọ...đối xử theo trên dưới kỹ lắm thì gặp một ông quen phong thái Tây phương tuổi trẻ cỡ con mình, hoặc khố rách áo ôm, theo các cụ,mà trước mặt mình có cử chỉ tự do, không khúm núm, nói năng thẳng thắn... là dễ cho là du côn lắm??. Có đúng vậy không?.

4:14 Sunday,28.7.2019

Đăng bởi:  Le Lex

Phim đồ tể này là tài liệu lại dùng những tay đồ tể thật diễn lại những cảnh cũ hoặc lại là tài tử thích thú đóng những hư cấu do đạo diễn dựng lên như vậy có thể lái tư tưởng khán giả theo ý tác giả Oppenheimer không???.
Cuốn phim này ăn khách nhưng có nói vào thời đó không?. Dĩ nhiên Sử được viết bởi người thắng nhưng người thua cũng ngược vậy¿¿

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả