Ăn uống

Ngàn năm xử lý thịt heo

Trư Bát Giới là bạn hay thù Người Hồi giáo nói: Thịt heo không tốt, nghiên cứu bảo thế. Đạo của họ cũng khuyên không nên ăn thịt heo. Một số nhánh nhỏ khác của Thiên Chúa giáo, ví dụ dòng Cơ Đốc Phục Lâm, cũng kỵ thịt heo. Nghiên cứu ấy có thật hoàn […]

Ý kiến - Thảo luận

8:22 Sunday,19.6.2022

Đăng bởi:  phale

@Nghĩa: Về tài liệu thì bạn Chiến trong phần comment có chu đáo đưa lên rồi ạ, bạn có thể xem còm của bạn Chiến nhé. Ngoài ra bác Rubik có khá nhiều nghiên cứu, bạn đến thẳng trang web của bác ấy mà xem (https://www.brubik.com/publications.html). Trong danh sách có cả bài này, từng xuất bản trong tạp chí Wise Traditions.

13:53 Saturday,18.6.2022

Đăng bởi:  Nghĩa

Vụ này Ad có xác minh tài liệu trong bài viết chưa? Chứ mình tìm thử không thấy nhe. Chỉ tìm được bài viết của bà Beverly Rubik về tác hại của sóng điện thoại đến máu thôi. Hình trong bài viết cũng khá giống với bài nghiên cứu này. Cẩn thận fake news nhe Ad.
https://www.researchgate.net/.../293657260_Human_short...

1:27 Tuesday,21.4.2020

Đăng bởi:  Trang Thuỳ

Em cảm ơn chị Pha Lê. Em đang đọc cuốn Ăn gì cho không độc hại của chị, thấy chị nhắc nhiều đến bò, gà nên em cũng thắc mắc vì sao heo không được nói gì đến? 
Đọc sách của chị rồi, thôi thúc em chia sẻ thông tin đọc được đến nhiều người ạ. Vì em thấy có quá nhiều thói quen ăn uống hiện nay bị sai, ít nhất là trong gia đình em. 
Em mong rằng soi.today và cuốn sách Ăn gì cho không độc hại sẽ được đến tay nhiều người hơn. Cũng như mong rằng sớm đọc nhiều cuốn sách mới của chị ạ.
Chúc chị sức khoẻ và dành thêm nhiều thời gian bỏ công "nhúng tay" vào đề tài rắc rối, phức tạp nhưng vô cùng bổ ích này.

16:09 Sunday,1.3.2020

Đăng bởi:  phale

@Ngô tẹo và lui: Cảm ơn hai bạn

17:59 Sunday,23.2.2020

Đăng bởi:  Ngô Tẹo

Cám ơn Pha Lê. Bài viết Pha Lê khi nào cũng cung cấp các thông tin về ẩm thực tinh tế quá.
Cảm nhận ẩm thực là không phải mỗi cách chế biến, mà nó là cả một nghệ thuật và khoa học.
ps: hình như có lần đâu đó nhận ra Pha Lê là con của đạo diễn nổi tiếng LH..:)

15:24 Saturday,22.2.2020

Đăng bởi:  lui

Cám ơn bài viết của Pha Lê nhiều. Thịt heo kho truyền thống cho ngày Tết mà Pha Lê chỉ bí quyết ở một bài trước cũng rất hay nữa.

9:39 Wednesday,19.2.2020

Đăng bởi:  phale

@Thuý Anh: Bạn cứ ăn như bình thường, vì thực ra bài này chẳng có cái gì mới :) Nó chỉ nhận xét rằng cách xử lý thịt heo của ông bà Á Đông và ông bà Tây Âu là đúng, và nhấn mạnh rằng nên xử lý bằng gia vị tự nhiên, truyền thống thay vì đốt cháy giai đoạn hoặc thêm nhiều hoá chất vào. Thực ra cũng là biết để đấy chứ làm được tới đâu hay tới đó trong thời đại 8 tỷ dân này. Bài này cũng đăng vào dịp Tết nên mình xem nó như một cách hướng về ông bà thôi.

9:26 Wednesday,19.2.2020

Đăng bởi:  Thúy Anh

Vậy là bài nói có sách mách có chứng rồi, còn sách đáng tin tới đâu, chứng đáng tin tới đâu thì tùy vào mỗi người đọc thôi :-) Khi nào kiếm được bài viết nào phản bác lại nghiên cứu trên Soi nhớ đăng lên luôn nhe cho rộng đường tham khảo. Còn hiện giờ nghiên cứu đó mới là một ý kiến, tuy là có thí nghiệm đàng hoàng, nhưng chưa có phản biện/phản bác bằng một nghiên cứu khác,  thì ta cứ đi hai hàng vậy hỉ? Vừa ăn thịt luộc vừa ăn thịt kho!

9:25 Wednesday,19.2.2020

Đăng bởi:  phale

<p>@Chiến: Mình không bịa ra nghiên cứu này và trước đây mình đọc nó trong sách, sách nhắc đến thì mình nhắc lại, còn bạn có quyền tin hay không tin. Người nghiên cứu cũng là một người có thật, giờ vẫn còn sống.</p>

<p>Mình hỏi bạn, trên đời này có bao nhiêu nghiên cứu ăn nọ bổ kia, cả những lời truyền miệng như củ cải trắng phải ăn với gừng hay phụ nữ sau sinh nên ăn nếp cẩm hạ thổ mà bao người làm theo với đủ kết quả khác nhau, có cái có nghiên cứu cái không mà thiên hạ vẫn làm. Một số nghiên cứu thì lịch sử cũng cho thấy rằng nó bị xếp xó, mấy chục hoặc thậm chí cả trăm năm sau mới có người để ý, còn lúc nó chào đời là tác giả của nó bị cho là hâm.  Ví dụ cái nghiên cứu bảo đậu nành không tốt, nhiều hóc môn nữ nọ kia, sau đó mới có nghiên cứu bảo thực ra cho lên men là đậu nành tốt hết cả, và đấy là hình thức xử lý đậu tổ tiên châu Á làm cả ngàn năm nay chứ khó khăn gì đâu.

<br />Nếu bạn vẫn lăn tăn, bạn tự bỏ tiền hoặc mời các khoa học gia ở Việt Nam hay ở đâu đó, tài trợ họ thịt heo và làm một nghiên cứu hoành tráng hơn để phản bác cái nghiên cứu này cũng được. Mình chỉ đơn giản là đọc, viết cho Soi, và biết chắc rằng Soi không đủ vốn để làm cái việc này. </p>
<p> </p>

1:12 Wednesday,19.2.2020

Đăng bởi:  Chiến

Ah tôi đã tìm ra bài báo gốc về nghiên cứu này của bà Rubik B. https://www.westonaprice.org/health-topics/food-features/how-does-pork-prepared-in-various-ways-affect-the-blood/ . Một nghiên cứu có cỡ mẫu là 3 ( 2 nữ 37, 60 tuổi và 1 nam 52 tuổi). Với cách thiết kế nghiên cứu, cỡ mẫu như vậy, kết quả "nghiên cứu" này không thể áp dụng cho quần thể được, dễ hiểu khi nghiên cứu này không được công bố trên bất cứ tạp chí uy tín nào. "Không đủ tin cậy"

0:49 Wednesday,19.2.2020

Đăng bởi:  Chiến

Nghiên cứu này thực hiện với liều lượng thịt heo là bao nhiêu/ người. Sự thay đổi về Hồng cầu ghi nhận sau bao lâu. Sự thay đổi này có hồi phục không ? Mình đã tra cứu về tác giả Beverly Rubik trên trang tra cứu tài liệu Pubmed thì chẳng tìm thấy nghiên cứu nào của bà này về thịt heo và Hồng cầu được công bố cả, có lẽ nghiên cứu này không đủ tin cậy để phụ lục trên các tạp chí khoa học uy tín hoặc đơn giản nó quá tầm phào

20:52 Tuesday,18.2.2020

Đăng bởi:  Anh P Pha

Xin ông/bà Pha Lê chỉ cần cho biết nghiên cứu của bà "Rubik Quack" mà bạn đề cập có đăng trên tạp chí có bình duyệt "peer-reviewed" hay không thôi?

20:40 Tuesday,18.2.2020

Đăng bởi:  phale

@Anh: Kết quả trước sau có trong bài mà bạn. Hình chụp hồng cầu trước khi ăn và sau khi ăn. Nghiên cứu của bà Rubik (Thấy là học PHD ở Berkeley, chưa có gặp nên không rõ là người thế nào). Cái Viện của bà thì thấy chỉ nghiên cứu thôi chứ không có dạy. Vụ thịt heo là một tổ chức bỏ tiền ra cho viện bà này nghiên cứu, với bà là người trực tiếp làm, chứ không phải viện tự bỏ tiền ra  làm nên đọc qua thì chỉ thấy ghi nguồn là thực hiện từ viện, nên mình cũng ghi nguồn là do bà Rubik thực hiện từ viện.

18:00 Tuesday,18.2.2020

Đăng bởi:  Anh

Tác giả rất cẩn thận ghi nguồn của hình ảnh các món ăn nhưng "vô tình" quên cho  kết quả thí nghiệm ảnh hưởng thịt lợn/heo trên hồng cầu của tiến sĩ nghiên cứu "trường sinh học" "Rubik Quack"! 

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả