Chính trị

Lại phải đố vui, đố buồn

Hiện có một số dư luận người Mỹ gốc Việt bất bình vì người da đen làm loạn tại xứ sở của “chúng ta”, biểu tình trước Tòa Nhà trắng khiến tổng thống còn phải tạm trốn, tạm tránh xuống hầm (theo New York Times) và dọa thả chó dữ với lại dùng vũ khí […]

Ý kiến - Thảo luận

17:28 Thursday,9.7.2020

Đăng bởi:  Dương Trần

Nhân nói chuyện về Sing, tôi thấy có bài Justifying Colonial Rule in Post-Colonial Singapore” của Thum Ping Tjin (Đàm Bỉnh Hâm) là một phân tích tương đối đầy đủ về quá trình tạo lập nên các thiên kiến mà người ngoài hay mặc định về Sing, bao gồm 3 "huyền thoại" chính là: thế lực thù địch (trong trường hợp này là cộng sản), sự phát triển kinh tế thần kỳ và chế độ nhân tài. Các bác có thể đọc tại đây 

12:03 Tuesday,23.6.2020

Đăng bởi:  Phong

Luxemburg thì không biết nhưng mà so sánh Qatar, Macau với Sing là không hợp lý. Kinh tế Sing đa dạng và nhiều chất xám hơn xa 2 ông kia.
Qatar: dịch Vũ Hán, giá dầu giảm khiến dự báo GDP 2020 giảm 5,5%. Khoảng 90% giá trị xuất khẩu của Qatar là về dầu mỏ. 98% giá trị xuất khẩu là dầu, đồng, sắt, muối, phân bón, nhựa. Qatar có 2,8 triệu dân và trữ lượng dầu mỏ hàng đầu thế giới, ngang Tàu. Cái nền kinh tế đào múc xúc bán này thì có gì đáng kể để so với Sing?
Macau: doanh thu từ cờ bạc đóng góp 88% GDP Macau. Trong đó khách từ Trung Quốc phải chiếm 60-70% doanh thu từ cờ bạc. Tập Cận Bình đẩy mạnh chống tham nhũng là nền kinh tế Macau lao đao, vì làm gì còn nhiều quan chức hay con ông cháu cha dám lộ liễu sang đó xả tiền? Xem bảng xếp hạng trường đại học toàn cầu của Time thì Macau có 2 trường ở vị trí 250-350, Sing có 2 trường top 50.
Sing: không có dầu nhưng lại là 1 trong những trung tâm lọc hóa dầu lớn nhất thế giới. To hơn Phú Quốc 1 chút nhưng đón khách du lịch hàng đầu thế giới, thu về 27 tỷ đô. Là trung tâm tài chính top thế giới, niêm yết ở đây vẫn là ước mơ của nhiều doanh nghiệp VN. Ngành bán dẫn cũng chiếm gần 10% GDP Sing. Ngoài ra Sing còn trở thành văn phòng chính của các tập đoàn muốn vào sản xuất ở châu Á.
Cuộc sống ở Sing mà tồi sao các tỷ phú giàu nhất thế giới thi nhau nhập tịch vào Sing : chủ Haidilao, ông trùm máy thở Li Xiting, Lý Liên Kiệt, Saverin- 1 trong những người sáng lập Facebook bỏ quốc tịch Mỹ nhập tịch Sing...
Qatar, Macau thế giới hắt hơi cái là nháo nhào ngay, còn Sing thì rất vững chắc. Không phải người tài không làm được thế. 
Còn về kiện cáo, ít nhất cũng là cái tốt, tôn trọng luật pháp. Phần lớn các quốc gia châu Á, dân mà chửi nguyên thủ có được kiện hay không?

18:46 Friday,19.6.2020

Đăng bởi:  SA

Chuyện về Sing lúc nào cũng rôm rả. Theo IMF ước tính 2020, GDP bình quân (PPP) là USD1-Qatar: 138.9102-Macau: 113.3523-Luxemburg: 112.0454-Singapore:  105.689

Phần Macau, từ lúc trở về TQ (1999) đến nay GDP tăng trưởng 10 lần, có năm lên 25%! Vậy có phải là nhờ gia tộc sếng sáng nào đó sáng suốt đời cha đến đời con? Qatar có phải nhờ các vương Al Thani biết tuyển hiền tài?

Năm 1965, Singapore độc lập, trước đó nằm trong liên bang Mã Lai. Sing là thành phố giàu nhất nước, trung tâm tài chánh của khu vực và cảng thứ nhì trên thế giới. Vậy GDP bình quân liên bang Malaysia hiên nay là bao nhiêu? $34.567, tức chỉ 1 phần 3 của Sing. Giờ, nếu tách Sài Gòn ra khỏi cả nước thì tân quốc gia này giàu gấp bao nhiêu lần GDP bình quân của phần còn lại? Nó cao gấp 3 lần của GDP cả nước (kể cả SG trong đó). Năm 2005, với 7,5% dân số, TP HCM sản xuất 20,2% GDP của VN.

Họ Lý không phá nát Sing nhưng cũng chẳng có gì xuất chúng so với Malaysia. Cái xuất chúng cũng vẫn so với Malaysia là tự do báo chí (RSF 2020) Sing xếp hạng 158/180 và Malaysia xếp hạng 101/180. Cái xuất chúng so với Malaysia là các nhiệm kỳ quốc hội từ ngày độc lập tại Sing, số đại biểu đối lập (trên khoảng 100) là 0, 1, 2, 3 và nhiệm kỳ nhiều nhất đối lập là 4 người. Malaysia làng nhàng như ta biết, năm 2018 đối lập thắng cử và xét nhà phu nhân thủ tướng xiết 284 túi đầm hàng hiệu.

Thế phu nhân thủ tướng Lý Hiển Long có bao nhiêu túi đầm hàng hiệu? Ta không biết. Bà chỉ là chủ tịch của quỹ Đầu tư Quốc gia Temasek ($225 tỉ). Quỹ này kiểm soát dự trữ tiền tệ của quốc gia cùng với Quỹ đầu tư GIC ($380 tỉ). Ai kiểm soát GIC? Lý Quang Diệu, Ngô Tác Đống và Lý Hiển Long. Thế thì đã sao? Chủ tịch nước Devan Nair năm 1985 bị đuổi khỏi nước và lưu vong sang Mỹ vì ông muốn rõ quỹ tiền tệ quốc gia có bao nhiêu tiền và điều hành ra sao.

Năm lên 19, tuổi đăng trình, Lý Hiển Long đi vào quân đội. Ô tốt nghiệp sĩ quan là quân đội gửi ông đi Anh đi Mỹ học văn (chứ không học võ). 10 năm sau, Ô trở về, mang hàm thiếu tướng! Em trai ông là Lý Hiển Dương cũng thế.

Họ nhà này thích đi thưa kiện. Trái ý họ xa gần là họ đi thưa sạt nghiệp. Cuối cùng hết người để kiện thì hiện Lý Hiển Dương và em gái Lý Vĩ Linh đi kiện Lý Hiển Long!

11:46 Wednesday,17.6.2020

Đăng bởi:  Vũ Anh

Mình comment vì thấy so sánh của bạn Minority Lives Matter hơi lệch. Như bạn nói (hay anh Huấn nào đấy nói) "có làm thì mới có ăn", những người da đen ở Mỹ có làm bao nhiêu cũng không đủ ăn, và không thể nói họ làm biếng khi có rất nhiều chính sách ưu tiên người da trắng như chính sách nhà ở. Bên cạnh đó còn là hệ quả của trăm năm nô lệ, chế độ nô lệ kết thúc thì sản sinh các chính sách kỳ thị kềm hãm phát triển. Họ bị bắt ép đi khỏi quê hương, sống lưu vong nhưng không sống khá hơn trước là bao nhiêu. Người Việt ngày xưa cũng thế, nhưng ít nhất ở Pháp hay ở Vanuatu, họ có thể làm và có thể ăn, chứ không phải kiểu người da đen ở Mỹ là làm rồi bị cướp mất thành quả lao động, cũng không như người da đen ở Mỹ đang ngủ trong nhà thì bị cảnh sát tông cửa vào bắn chết và cảnh sát cứ thế thoát tội, còn người chết có thể là trụ cột gia đình, rồi gia đình đó làm gì mà đủ ăn? Và tại sao người Việt người Ấn không đập phá nhà thờ, công trình của thực dân, đế quốc? Thực ra là có, đã từng có công trình thực dân bị đập bỏ ở Hà Nội và cả Sài Gòn, nhưng sau cùng người Việt và người Ấn đang sống trên quê hương của họ, những công trình đó phục vụ cuộc sống của họ, làm bằng chứng không thể chối cãi cho tội ác đô hộ. Còn người da đen ở Mỹ đang sống giữa một mối đe dọa mạng sống cụ thể, những bức tượng phân biệt chủng tộc không làm lợi gì cho họ mà còn như một lời nhắc nhở về gốc gác thân phận họ, hơn hết các công trình kiến trúc ở đó, các di sản văn hóa, sự phồn vinh của nước Mỹ cũng tay họ góp phần xây nên.

23:43 Tuesday,16.6.2020

Đăng bởi:  Phong

Mấy ông da đen làm quá lên thôi. Lên báo kể lể các kiểu phân biệt này nọ, từ đó dẫn đến đói nghèo là chém gió quá đà. Các ông cứ vin vào cái cớ từng làm nô lệ để mà lười làm, nhận trợ cấp. Một năm vài chục ngàn người tị nạn vào Mỹ chả lẽ đều không tìm được việc làm, cuộc sống khó khăn? Thu nhập thấp nhất, tỷ lệ giáo sư bác sĩ thấp nhất, căng mắt cả cái thung lũng Sillicon, phố Wall mới thấy lèo tèo vài ông da đen là thấy có vấn đề rồi. Nước Mỹ ngày nay vẫn còn phân biệt nhưng mà không thể đến mức không tạo ra nổi cơ hội cho họ- lợi thế dân bản địa, ngôn ngữ. Bằng chứng là dân gốc Á như Ấn, Tàu đều rất thành công. Thậm chí có người lúc sang Mỹ tiếng Anh cũng chỉ lèo tèo vài từ, như lão CEO của ZOOM.
Về Sing, không có tài mà nằm trên đống vàng thì 1-2 thế hệ cũng sạch. Thế giới vô khối nước nằm trên đống vàng to hơn Sing nhiều kinh tế cũng không khá nổi: Venezuela, Nga, Iran( thôi cứ đổ tại Mỹ cho nhanh). Việc của Lý Quang Diệu là phải chọn người tài lãnh đạo đất nước. Và ông thấy Lý Hiển Long là người như vậy. Thực tế gần 20 chục năm nắm quyền cũng cho thấy Lý Hiển Long là người tài. Thế sao không khen khả năng nhìn xa trông rộng của Lý Quang Diệu đi? Có thằng chửi Lý Hiển Long trên facebook và lão kiện thằng đó ra tòa. Ở châu Á này chắc không nước nào khá hơn thế.

21:09 Friday,12.6.2020

Đăng bởi:  SA

Mình xin lỗi không đi sâu như bạn Minority Lives Matter nhwng xin phép tán thêm về ông Lý mà bạn nhắc đến ở đây:Sing hay được mang ra ví von thành đạt tuy nó chỉ là TP cảng giàu nhất của Mã Lai ở tại eo biển nhiều tàu qua lại nhất thế giới thôi. Nói kiểu "không có nước sạch" này giống như bạn ở biệt thự đại lộ Foch Paris, than phiền là gần rừng Boulogne không nuôi được lợn vì lỡ chó sói nó đến bắt.

Ô Lý có câu trong hồi ký mà mình rất phục: Khi làm thủ tướng dọn vào dinh, con ông chới bóng có người đi nhặt khién ông bảo bà là không chấp nhận được chuyện có người nhặt bóng cho con. Sau này ông lại sai Goh Chok Tong Ngô Tác Đống giữ ghế thủ tướng cho cậu Lý Hiển Long vì cậu còn trẻ quá, tuy 29 tuổi đi học Anh Mỹ về cậu đã làm ngay thiếu tướng oai phong. Thế đấy,  giữ ghếcho con họ chứ không phải giữ bóng. Đây là chuyện mình nghe trong nhà họ, Hai anh em là Lý Hiển Dương và Lý Vĩ Linh nói thế chứ sao mình biết được.

6:42 Wednesday,3.6.2020

Đăng bởi:  Minority Lives Matter

Cám ơn tác giả đã trích dẫn 1 phần lịch sử đau khổ của người da đen, dẫn chứng quá khứ bị áp bức của họ để giải thích cho tình trạng của người Mỹ gốc Phi ngày nay. Nhưng nhiều người học lịch sử Mỹ lại quên đi lịch sử thế giới hoặc lịch sử Việt Nam. Trước khi có trật tự khá ổn như ngày hôm nay thì lịch sử thế giới là những trang hỗn loạn cả ngàn năm không dứt. Lịch sử hiện đại được viết bởi người da trắng & công cuộc thực dân của họ, dĩ nhiên "di sản" của họ là súng ống, khai phá, truyền giáo ... Những nước thua cuộc bị sống kiếp nô lệ theo quy luật mạnh được yếu thua thời đó. Không chỉ có người da đen, cả thế giới đều nằm dưới gót giày của thực dân da trắng: Đông Á, Ấn Độ, thổ dân ... Người da đen ở Mỹ bị đối xử tồi tệ thì những kẻ thua cuộc khác cũng không khá hơn; người Pháp cũng hành hình, đánh đập, hãm hiếp, bắt lính, bắt phu ... ở nước ta. Di dân cưỡng bách cũng là "di sản" của thực dân, người châu Á cũng bị đi phu xứ người, cũng bị lùa ra trận tuốt châu Âu trong thế chiến. Nhưng ít ra người da đen ở Mỹ cũng đã được lựa chọn hồi hương lập quốc (Liberia) hoặc được nhập tịch & đi bầu. Chính phủ Mỹ đã công khai xin lỗi & có nhiều chính sách ưu đãi cho người da đen trên mọi phương diện; chính thức ra luật cấm kì thị chủng tộc dưới mọi hình thức. Ngược lại, người châu Âu chưa bao giờ làm như vậy; dân châu Á phải tự giành lấy quyền sống cho chính mình, thực dân đến rồi đi, thứ họ để lại là hoang tàn chiến tranh & người bản địa khốn khổ; họ chẳng bồi thường gì đáng kể cho chúng ta cả. Nhưng sau đó vẫn phải bắt tay với họ & xây dựng lại từ đầu; các nước châu Á hiện nay cũng đã ổn định & phát triển kinh tế khá rực rỡ. Riêng người Việt Nam vừa đánh Pháp xong thì lại chiến tranh hơn 20 năm kinh khủng, sau đó nhiều người đi nước ngoài chỉ vì bữa cơm có thịt; họ tới Mỹ không tiền, không biết tiếng (nhiều vị chỉ biết tiếng Pháp), không hậu thuẫn, bị kì thị là lũ chinks. Nhưng chỉ trong 1 thế hệ mà họ đã gần như bắt kịp người Mỹ về thu nhập; người Tàu, Nhật, Hàn thì thu nhập còn cao hơn người Mỹ da trắng nữa. Nói chung ở đâu cũng vậy "có làm thì mới có ăn", không thể đổ lỗi cho quá khứ vì những thất bại của hiện tại. Nếu đem quá khứ để đòi hỏi quyền lợi thì người Việt ở Pháp cũng có thể xuống đường đốt nhà Đức Bà, người Ấn ở Anh có thể đốt điện Windsor, người Hàn ở Nhật có thể đốt tháp Tokyo ... vì họ cũng là nạn nhân của chế độ thực dân, như vậy có đúng hay không? Việc những người làm nail chửi rủa người da đen có thể thông cảm, vì trước đó họ đã là nạn nhân thường xuyên bị quỵt tiền & tấn công vô cớ, nay kế sinh nhai lại bị kẻ xấu đập phá. Giấc mơ Mỹ của họ bị phá hoại như vậy nên thiếu kiềm chế trong lời nói là bình thường, nhưng họ chưa bao giờ nhắm đến người da đen để trả thù. Mình nhớ ông Lý Quang Diệu từng nói "the world does not owe us a living and ... we cannot live by the begging bowl", vậy là Singapore thành 1 quốc gia thịnh vượng dù tài nguyên & nước sạch cũng không có.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả