Bàn luận

Hóm hỉnh hồng, kiểu
Trần Hoàng Sơn…

Đi dự buổi khai mạc triển lãm “Gia phả + +” của họa sĩ Trần Hoàng Sơn (giảng viên trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam) chiều tối ngày 18. 2. Về, tôi mới nảy ra cái tiêu đề như trên rồi không nghĩ gì được gì tiếp. Tối nọ, trong một cơn “khi tỉnh […]

Ý kiến - Thảo luận

15:01 Saturday,12.10.2013

Đăng bởi:  Chũm Chọe

1. Em vẫn thường đọc bác Vũ Lâm, cũng có chung một cảm giác với anh Huy Thông khi đọc bài bác viết là nó không quá chát và hóm hỉnh. Hihi. Em thường thích như vậy, viết về nghệ thuật kiểu như thế sẽ giúp cho độc giả đỡ bị nặng đầu, phỏng ạ. Tuy nhiên, trong bài viết này, em lại đoán, hình như bác "vì nể (bạn thân, người thân) mà viết", em nói thế khí không phải, mong bác bỏ qua. 
2. Bác Vũ Lâm trong bài này lại còn đọc tranh hộ khán giả? Nhẽ đâu, khán giả cần phải đọc diễn giải của bác thì mới hiểu được tranh anh Trần Hồng Sơn nói gì? Việc này, khiến em liên tưởng đến một số "nhà thơ" hiện nay, trang đầu tập thơ thế nào cũng có một bài viết của nhà thơ "có tiếng" nào đó về nội dung các bài thơ trong tập. Mà, chắc gì, cảm nhận của mỗi khán giả hoặc độc giả đã giống nhau? Chẳng biết em so sánh thế có khập khiễng không? Nhưng hình như thơ và hội họa cũng có tên gọi chung là nghệ thuật. 
3. Giá như bài viết này, bỏ hẳn cái đoạn cuối trích nguyên văn của nhà thơ (có được gọi là nhà thơ không nhỉ?)  Lương Tử Đức thì khách quan hơn nhiều. 
Kính bác! 
 

21:34 Wednesday,23.3.2011

Đăng bởi:  Pham Huy Thong

RaumuongNoigian nói đúng lắm. Tuy bạn nói chuyện với Han nhưng tôi chầu rìa cũng xin học tập rút kinh nghiệm từ comment của bạn. Cám ơn.

17:45 Wednesday,23.3.2011

Đăng bởi:  Raumuong Noigian

Có một chút trao đổi với bạn Han. Tôi không bình luận gì về bình luận của bạn. Nhận thức đến đâu thì con mắt mở được ra tới đó. Đẹp xấu là một sự tương đối và đa phần ở tầm trung bình là theo ý thích chủ quan. Ai cũng có quyền khen chê. Tuy nhiên, tôi có góp ý là bạn không nên dùng chữ "các họa sĩ" với câu "Các họa sĩ bây giờ có lẽ nên học viết hơn là vẽ". Bạn đại diện cho ai để "khuyên bảo" câu đó. Tôi thấy rất buồn cười khi các bạn trẻ hay phát biểu: "họa sĩ Việt Nam ta", hay "các họa sĩ Việt Nam" thế này thế khác. Nguyên các thành viên trong Hội Mỹ thuật, đa số người có tuổi, đại diện cho một loại mỹ thuật, đã lên tới vài nghìn người. Chưa kể những họa sĩ trẻ độc lập, họa sĩ tự do, rồi họa sĩ ngoài luồng đủ kiểu. Thế nên, để khiêm tốn và thật sự hơn, có lẽ bạn chỉ nên đại diện cho chính bạn là đủ. Nên nói là "có lẽ chính tôi, tôi nên học viết hơn là vẽ". Về điều này, nếu như thế thì tôi hoàn toàn tán thành. Hoan nghênh bạn!

5:33 Thursday,17.3.2011

Đăng bởi:  han

Các họa sĩ bây giờ có lẽ nên học viết hơn là vẽ. Mỹ thuật hiểu nôm na là nghệ thuật về cái đẹp. Hội họa thuộc nghệ thuật thị giác chứ không phải thính giác (tức là tán xung quanh nó) Tranh là phải đẹp đã. Dĩ nhiên nhiều kiểu đẹp nhưng xấu thì không thể nói là đẹp được. Chả có lời lẽ cao sang hay lý luận rối rắm tung hỏa mù phủ quanh bức tranh (hay triển lãm) có thể biến xấu thành đẹp được. Thông điệp hay ý tưởng có hay bằng giời thì cũng không thể chuyển tải đến người xem qua một bức tranh xấu. Tranh đẹp không cần phải tán tụng, giải thích, trình bày quanh co nhiều. Xem tranh bằng mắt chứ không bằng tai. Theo tôi tranh Trần Hoàng Sơn tính nghệ thuật yếu (như có người nói giống tranh truyền thần, cổ động...) ngay cả chuyện đưa những vật thể hay hình ảnh liên quan đến tính cách hay con người của nhân vật vào nền phía sau cũng là minh họa một cách quá thô.

0:17 Wednesday,16.3.2011

Đăng bởi:  Pham Huy Thong

Cách viết của anh Lâm làm em thấy rất thích, nó không chát như trà mạn, không ngọt khé như bánh đậu xanh Hải Dương (dù đôi khi hai thứ đó hợp với nhau thì rất tuyệt). Cách viết của anh Lâm có cái bỗ bã gợn gợn, có cái ảo diệu mê man. Rõ là phải so sánh với rượu nếp, ăn vào thì sướng mà say lịm đi lúc nào không biết. Thiu thiu ngủ, lúc tỉnh dậy chợt mắng mình mất tỉnh táo.
Khi nào em có triển lãm, rõ là phải mời anh Lâm nấu cho một bát rượu nếp đãi bà con.
Kính thưa.

18:21 Tuesday,15.3.2011

Đăng bởi:  em-co-y-kien

1. ... "Thay đổi là bước đầu của sự thành công, hay nói cách khác, cứ thay đổi là một thành công cái đã."

Chúng em được dạy rằng: trên đời này không có cái gì là bất biến cả. Mọi sự vật đều luôn biến đổi trong từng phút giây. Chỉ có điều, thay đổi theo chiều hướng nào: tiến hóa hay suy đồi? Nếu theo như anh Lâm bảo thì hóa ra thay đổi kiểu gì cũng vui ạ? Thật là một tuyên bố rất "dũng cảm", cổ xúy cho mọi thứ biến đổi, miễn là biến đổi, tốt xấu mặc bay.

2. ..."bức tranh Tứ đại đồng đường trong triển lãm của các giáo viên trường mỹ thuật cổ động cho 1000 năm Thăng Long ở Viet Art Centre, 42 Yết Kiêu. Bốn “mầu cờ sắc áo” của bốn thế hệ lồng trong một khung vuông."

Theo chúng em hiểu: bức tranh này không nói về 4 thế hệ đâu ạ, mà thầy Sơn muốn nói về 4 loại " chế độ-tín ngưỡng" cùng tồn tại ở nước ta hiện nay đấy ạ: phong kiến, quốc gia, Phật giáo, Thiên Chúa giáo.

3 ... "Phép đồng hiện đó là những tín hiệu, ký hiệu xuất hiện ở họa sĩ Trần Hoàng Sơn. Hôm nay chúng ta đứng trước những bức tranh thiêng liêng này và sau sự sợ hãi đó, chúng ta được nở một nụ cười đẹp nhất."

Chúng em nghĩ rằng một khi bác Đức - bố vợ thầy Sơn - khen con rể hết sức là "thiêng liêng" và "đẹp nhất" như thế (em xin lỗi bác và thầy), liệu có ổn không ạ. Chúng em thấy trong làng họa sĩ hiện nay chiều hướng con vẽ bố khen hay hơi nhiều, (nhà em cũng bị hiện tượng đáng xấu hổ này :-<). Cho nên kính mong các bác các anh các chị các thầy sớm tha cho chúng em cái tội "bị khen" trong tư thế là con là cháu trong nhà. Rất là phản tác dụng ạ.

Xin các thầy, các anh các chị chỉ bảo ạ.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả