Khác

Họa sĩ nhà ta chú ý chương trình này nhé!

    (Trong thời gian 3 tháng làm việc tại Chương trình cư trú nghệ thuật Rimbun Dahan, Malaysia, họa sĩ Phạm Huy Thông đã có cơ hội tiếp xúc với môi trường nghệ thuật Malaysia, gặp gỡ các nghệ sĩ địa phương, tìm hiểu văn hóa bản địa… Bài viết “Thăm nhà của Matahati […]

Ý kiến - Thảo luận

9:59 Wednesday,23.3.2011

Đăng bởi:  em-co-y-kien

Hay quá, em cám ơn ý kiến gợi ý của anh Thông. Có thể chúng em sẽ thử sức vào một mùa hè nào đó... khi cảm thấy tay nghề đã cứng một chút. Với lại, chắc cũng phải "chiến đấu" để có một số thành tích" cho cái CV của mình nó oách tí, phải không ạ?

7:44 Wednesday,23.3.2011

Đăng bởi:  Pham Huy Thong

Ờ. Quên mất em-co-y-kien là sinh viên. Hôm tớ nói chuyện với Bayu, quên không hỏi việc sinh viên hiện đang học có được apply hay không. Không thấy họ dặn dò cụ thể gì về việc này. Thế nhưng tớ thấy phần lớn các chương trình residency trên thế giới họ có hỏi chuyện này đâu. Nếu cứ phải có tấm bằng mới được apply thì các bác họa sĩ tự học hết cơ hội à.

Cái chuyện trường không cho đi thì đương nhiên rồi. Nhưng mình có bắt buộc phải đi trong năm học đâu. Nghỉ hè mình đi thì ai cấm. Tớ nhớ lần đầu tiên tớ đi Thái vẽ tranh 1 tháng, phải đi đúng kỳ nghỉ Tết để tránh lịch dạy.
Bác nào dội nước sôi kệ bác ý nhé. Chỉ sợ em-co-y-kien tự dội nước sôi cho mình thôi.

20:17 Tuesday,22.3.2011

Đăng bởi:  em-co-y-kien

..."Em-co-y-kien nếu có hứng thú thì gửi thông tin trực tiếp cho nhóm House of Matahati nhé. Kiếm được chuyến đi mở mang thì vui biết mấy."...

Ôi, anh Thông ơi, anh nói thế làm em sướng hụt lên hụt xuống mất 1 tiếng. Hỏi các chú hay tham gia ở ASIA-ART-LINK (liên hoan nhóm nghệ sĩ thân hữu ASIAN + PLUS, gọi cho oai là ASIA), các chú dội cho một gáo 3 sôi 2 lạnh, tý sặc, với lại bồi thêm cho một câu rõ sợ: "chúng mày là sinh viên làm sao người ta mời, mà chúng mày có đựơc mời làm sao trường chúng mày cho đi, mà mày có đi thì đã biết vẽ đâu mà giao với chả lưu, rõ là...(em xin tự kiểm duyệt 2 từ cuối cùng của chú em văng ra, rất đúng khẩu khí họa sĩ gộc, nhưng không thanh lịch lắm như người Hà Nội ạ)"

Thế hóa ra rằng thì là chúng em phải chờ đến lúc ra trường mới gửi thư áp-lai được, phải không ạ (nếu muốn không bỏ học hay bị đuổi học sớm ạ?)

18:36 Tuesday,22.3.2011

Đăng bởi:  Pham Huy Thong

Bạn em-co-y-kien ơi. Có, tranh Việt Nam cũng được sưu tập bởi một số cơ sở ở Malaysia. Tớ không rõ Petronas Gallery (trụ sở ở tòa tháp đôi Petronas) có sưu tập tác phẩm Việt Nam không nhưng về phía các nhà sưu tập tư nhân cũng có một số người tậu tranh Việt. Nghe đồn có một nhà sưu tập cá nhân ở KL thậm chí còn có khoảng 3000 tác phẩm nghệ thuật từ Việt Nam (hình như hiện nay ông này đã dừng việc sưu tập lại rồi thì phải). Nhưng nhìn chung đó vẫn là lẻ tẻ số ít người. Để tạo sự hiểu biết, sự trao đổi văn hóa (kèm kinh tế), tạo được làn sóng sưu tập thường xuyên hơn thì chúng ta vẫn cần nhiều viên gạch lát đường hơn nữa.

Em-co-y-kien nếu có hứng thú thì gửi thông tin trực tiếp cho nhóm House of Matahati nhé. Kiếm được chuyến đi mở mang thì vui biết mấy.

Nhân cái chuyện này, xin bàn thêm về một từ chuyên môn là "Collector base" dịch nôm ra tiếng Việt là "Nền tảng các nhà sưu tập". Ở ta, đôi khi các họa sĩ không nhận rõ sự khác biệt giữa người mua tranh đơn lẻ "buyer", nhà sưu tập "collector" và nhà sưu tập nền móng thuộc về "collector base" của mỗi nghệ sĩ.

Sự nghiệp của mỗi họa sĩ (trừ Vangogh) như cái cây, trong đó các nhà sưu tập là bộ rễ. Việc các nhà sưu tập rỉ tai hoặc ganh đua nhau lùng mua tranh của họa sĩ sẽ như rễ cây lan rộng, tạo nền tảng cho sự nghiệp của họa sĩ vươn cao (tất nhiên có rễ tốt mà không có cái thân cây đầy trí tuệ và bản lĩnh thì chịu nhé). Cái bộ rễ đó gọi là collector base.

Người mua "buyer" là người cần mua một bức tranh nào đó về để bày trong nhà mình với nhu cầu cơ bản về thẩm mỹ, làm đẹp không gian, làm đẹp tâm hồn... Khi không gian của ngôi nhà trở nên đầy đủ, việc mua thêm sẽ dừng lại. Với những người này, việc mua một cái bình thời Trần hay một cái bình gốm Bát Tràng đôi khi không khác nhau là mấy. Nôm na mà nói, những buyer chỉ là những chiếc lá đóng góp vào cho cái cây chút xanh mướt ở phần ngọn thôi.

Nhà sưu tập "collector" là những người mua tác phẩm một cách có hệ thống hơn. Họ đầu tư không chỉ tiền nong, thời gian vào việc mua tác phẩm mà còn cất công tìm hiểu, học hỏi về những gì mình biết. Cũng giống như nhà sưu tập đồ cổ, họ có kiến thức về những gì họ thích, bỏ tiền ra chứng minh cho kiến thức và đam mê của mình. Họ không mua một cái bình chỉ đơn giản vì nó đẹp mà họ mua một cái bình còn vì nó đại diện cho một giai đoạn văn hóa nào đó đang còn thiếu trong trong bộ sưu tập của họ. Nôm na là như thế.

Trong số các nhà sưu tập "collector", quan trọng nhất đối với mỗi họa sĩ có lẽ là những nhà sưu tập thực sự yêu thích muốn giúp đỡ sự nghiệp của cá nhân họa sĩ đó. Những người này thường xuyên quay lại gallery, hoặc studio của họa sĩ, nghe ngóng xem họa sĩ có làm gì mới không để còn mua tiếp. Những người này kiên trì thu mua tác phẩm của một số họa sĩ cụ thể theo tiến trình thời gian, tạo nên nhu cầu thường xuyên, đảm bảo sự nghiệp của họa sĩ phát triển dài lâu, cũng như tạo động lực cho họa sĩ luôn làm mới mình. Những collector này là những rễ chính, những xương sống tạo nên collector base của họa sĩ. Ví dụ một họa sĩ có đội ngũ khoảng 5-7 nhà sưu tập thường xuyên theo dõi sự phát triển, mỗi năm mỗi ông mua một bức là coi như đủ sống.

Cũng không thể không kể đến các nhà đầu cơ nghệ thuật. Nhóm này cũng hay, họ có con mắt tinh đời nhìn ra những họa sĩ có tiềm năng, mua tranh lúc họa sĩ còn nghèo kiết xác, đôi lúc giúp lăng xê, đẩy giá tranh lên rồi bán lấy lời. Có nhóm này cũng hay, họa sĩ nếu có cơ hội nên tỉnh táo lợi dụng. Họ cũng có thể là một phần trong collector base của họa sĩ. Nhưng họa sĩ phải luôn chắc chắn rằng cái cây của mình vẫn có thể đứng vững nếu một ngày nào đó nhóm rễ này đột ngột biến mất.

Quay lại với thắc mắc của em-co-y-kien, tớ thấy việc tớ nói các nhà sưu tập Malasia (về quy mô rộng) vẫn chưa biết về nghệ thuật Việt Nam đúng là không ngoa đâu. Vẫn cần gạch lát đường bạn nhé.

17:11 Tuesday,22.3.2011

Đăng bởi:  em-co-y-kien

Anh Thông ơi, em thấy chú Trịnh Tuấn bảo cái bảo tàng của dầu lửa Mã-lai (Petorlimat hay gì gì đấy) nằm trong tòa nhà cao nhất thế giới họ có sưu một số tranh của các họa sĩ Việt Nam lắm mà, có mấy bức của chú Phạm An Hải rất to mờ. Cả bảo tàng mỹ thuật của Mã Lai cũng có tranh của họa sĩ mình mờ.

19:25 Monday,21.3.2011

Đăng bởi:  Pham Huy Thong

Theo tớ, hay nhất là một hoặc hai họa sĩ Việt Nam được mời sang đó, cuộn tranh từ nhà sang, treo lên triển lãm rồi đi chơi lòng vòng một tháng cho biết người và người biết ta.
Nhà sưu tập bên đó có nhiều, nhưng thực ra mong họ uỵch một phát mua tranh mình luôn thì khó lắm. Đợt tớ bày tranh trong xưởng, cũng có vài bác đến gật gù, nhưng họ hỏi CV, hỏi quá trình làm việc trước đó rất kỹ (và vẫn chưa ai mua). Để các nhà sưu tập Mã Lai bập vào mua nghệ thuật Việt Nam là điều khó. Cần phải có nhiều viên gạch lát đường là các nghệ sĩ "đi chơi", đi giao lưu trước đã. Mong các bạn nhiệt tình gửi thông tin, gửi CV cho nhóm HOM nhé.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả